Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019
TOÁN
TIẾT 164: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đếm hình, kẻ, vẽ hình.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: Bài tập 1,2,4.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
TUẦN 34: Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019 TẬP ĐỌC (2 TIẾT) NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng củ bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 5 (M3, M4). 2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Chú ý các từ: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn . 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý và kính trọng Bác Hồ. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. *KNS: GD HS có kĩ năng giao tiếp; Biết thể hiện sự thông cảm; Biết ra quyết định. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. Một số con vật nặn bằng bột - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TIẾT 1: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) -TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện -Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc lòng , TLCH bài thơ Lượm - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - GV kết nối ND bài mới: ghi tựa bài lên bảng: Người làm đồ chơi -HS tham gia chơi - HS bình chọn bạn thi tốt nhất - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc: (30 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn .. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: ế hàng, hết nhẵn. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài: Lưu ý giọng đọc cho học sinh. + Giọng kể, nhẹ nhàng, tình cảm. + Giọng bạn nhỏ, xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố: Nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác. + Giọng bác bán hàng trầm buồn khi than phiền độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác: Vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của bác. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp. -Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn . + Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Giải nghĩa từ: ế hàng, hết nhẵn. . - Giáo viên Kết hợp với HS hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp *Dự kiến một số câu: + Tôi suýt khóc nhưng cố tỏ ra bình tĩnh. + Bác đừng về Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu. + Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. + Cháu mua và sẽ rủ bạn cháu cùng mua (giọng sôi nổi). Lưu ý: Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm g. Đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh lắng nghe, theo dõi. -Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm + HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp). -HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm) +Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó + Đặt câu với từ: ế hàng, hết nhẵn. - Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài. Học sinh chia sẻ cách đọc (Dự kiến): + Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.// + Bác đừng về/ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu// (giọng cầu khẩn). + Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn). + Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua// (giọng sôi nổi).// - Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Lắng nghe. - Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc. TIẾT 2: 3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc) -YC trưởng nhóm điều hành chung - GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2 µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp. * Mời đại diện các nhóm chia sẻ - Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: + Bác Nhân làm nghề gì? +Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào? + Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế? + Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? + Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân quyết định chuyển về quê? + Thái độ của bác Nhân ra sao ? +Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? + Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào? + Thái độ của bác Nhân ra sao? + Qua câu chuyện con hiểu điều gì? + Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng. (M3, M4) * KNS: GD HS có kĩ năng giao tiếp; Biết thể hiện sự thông cảm; Biết ra quyết định: - Qua câu chuyện trên muốn gửi đến chúng ta điều gì? µGV kết luận: - Bạn nhỏ trong truyền rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân. - HS nhận nhiệm vụ - Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm - HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm - Đại diện nhóm báo cáo - Dự kiến ND chia sẻ: - Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè. - Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn. + Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ. - Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa. + Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu. + Bác rất cảm động - Bạn đập con lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác. + Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./ + Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình. + Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động. - (M3, M4) Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./ -Mỗi chúng ta cần có tấm lòng nhân hậu, tình cảm chia sẻ, quý trọng đối với mọi người đặc biệt là những người hàng bác hàng xóm của chúng mình - Học sinh lắng nghe. -HS M4 -Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện. 4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: - Giáo viên đọc mẫu lần hai. - Hướng dẫn học sinh cách đọc. - Cho các nhóm tự phân vai đọc bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất. Lưu ý: - Đọc đúng:M1,M2 - Đọc hay:M3, M4 - Lớp theo dõi. - Học sinh lắng nghe. - Các nhóm tự phân vai đọc lại bài. + Mỗi nhóm 3 học sinh (Người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). - Lớp lắng nghe, nhận xét. -HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn. 5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Hỏi lại tựa bài. + Con thích nhân vật nào? Vì sao? => Em thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác. => Em thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp. - Hai em nhắc lại nội dung bài. - Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải có tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 6.HĐ sáng tạo (2 phút) - Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật. Người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé -- Tìm những văn bản có nội dung về tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động để luyện đọc. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau: Đàn bê của anh Hồ Giáo. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................. TOÁN TIẾT 161: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TIẾP THEO) I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm. - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có dấu nhân hoặc dấu chia; nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học.) - Biết giải bài toán có một phép chia. - Nhận biết một phần mấy của một số. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: Bài tập 1,2,3. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Bút, vở. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, TC học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - GV kết hợp với TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn -+Nội dung cho học sinh chơi: TBHT đọc một vài phép tính có phép nhân, chia để học sinh nêu kết quả tương ứng. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép nhân và phép chia (Tiếp theo). - Học sinh tham gia chơi. -HS nhận xét - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2 HĐ thực hành: (25 phút) *Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm. - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có dấu nhân hoặc dấu chia; nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học.) - Biết giải bài toán có một phép chia. - Nhận biết một phần mấy của một số. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp + Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS +GV trợ giúp HS hạn chế + TBHT điều hành hoạt động chia sẻ Bài 1: Làm việc cá nhân – N2- Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả. /?/ Khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao? - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả. - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài. - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 3: Làm việc cá nhân – N4- Chia sẻ trước lớp - Có tất cả bao nhiêu bút chì màu? - Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia như thế nào? - Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy chiếc bút chì màu ta làm như thế nào ? - Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả. Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập - Tổ chức cho học sinh nhận xét bài trên bảng. - Giáo viên nhận xét chung. µBài tập chờ: Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. Bài tập 5: - Hỏi: Mấy cộng 4 thì bằng 4? - Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất? - Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì sẽ xảy ra? - Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì điều gì xảy ra? - Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. -HS nhận nhiệm vụ -Trưởng nhóm điều hành cho nhóm thực hiện theo yêu cầu-> chia sẻ trong nhóm -Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp *Dự kiến nội dung chia sẻ: - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Kiểm tra chéo trong cặp. - Học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả. Dự kiến đáp án: 4 x 9 = 36 5 x 7 = 35 36 : 4 = 9 35 : 5 = 7 - Có thể ghi ngay kết quả 36 : 4 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả. Dự kiến đáp án: 2 x 2 x 3 = 4 x 3 = 12 3 x 5 – 6 = 15- 6 = 9 40 : 4 : 5 = 10 : 5 = 2 2 x 7 + 58 = 14 + 58 = 72 . - Học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Chia sẻ bài trong nhóm + Có tất cả 27 bút chì màu. + Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau. + Ta thực hiện phép chia 27 : 3. - Học sinh lên bảng chia sẻ kết quả (dự kiến): Bài giải Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là: 27 : 3 = 9 (chiếc bút) Đáp số : 9 chiếc bút - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên. -> 0 cộng 4 bằng 4. - Điền 0. - Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả chính là số đó. - Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0. - Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên: 4 + 0 = 4 0 x 4 = 0 4 – 0 = 4 0 : 4 = 0 4. HĐ vận dụng (2 phút) - Trò chơi: Xì điện + Nội dung chơi: Đọc một số phép tính trong bảng nhân, chia 2,3,4,5. - GV tổng kết trò chơi, khen - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy. 5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Giải bài toán sau: Có 50 bông hoa sen cắm đều vào 5bình. Hỏi mỗi bình cắm mấy bông hoa sen? - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Ôn tập về đại lượng. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................. ................................................................................................ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM( Tiết 3) ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................. Thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2019 KỂ CHUYỆN NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng củ bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. - Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT2) (M3, M4). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,... II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - TBHT điều hành TC: Kể đúng, kể hay -Nội dung chơi: học sinh thi đua kể lại câu chuyện Bóp nát quả cam - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. - GV kết nối nội dung bài: Giờ Kể chuyện hôm nay các con sẽ tập kể câu chuyện về anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản qua câu chuyện Người làm đồ chơi. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia thi kể. - Lắng nghe. - Lắng nghe. 2. HĐ kể chuyện. (22 phút) *Mục tiêu: - Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT2) (M3, M4). *Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp. Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp * GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Giáo viên YC. HS nêu yêu cầu của bài. -Trợ giúp HS hạn chế Việc 1: Hướng dẫn kể chuyện - Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1, sách giáo khoa. - Giáo viên mở bảng phụ viết sẵn nội dung tóm tắt từng đoạn. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (M3, M4) - Yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. Lưu ý: - Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2 - Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4 * HS HĐ nhóm - Nêu YC và thực hiện theo YC, tương tác với bạn - HS HĐ dưới sự điều hành của nhóm trưởng -HS chia sẻ trước lớp *Dự kiến nội dung HĐ chia sẻ: - 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung tóm tắt từng đoạn. - Lớp đọc thầm lại. - Thi kể từng đoạn truyện trong lớp. - Quan sát tranh minh hoạ. - Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. -Học sinh các nhóm cùng tương tác -Lắng nghe - Học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện. - Học sinh lắng nghe. 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút) *Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng củ bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp -GV giao nhiệm vụ -YC HS thực hiện theo YC -GV trợ giúp HS còn lúng túng -TBHT điều hành chia sẻ /?/ Câu chuyện kể về việc gì? /?/ Câu chuyện nói lên điều gì? Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2 - Dự kiến ND học sinh chia sẻ: - Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng củ bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. - Trong cuộc sống Có lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút) - Hỏi lại tên câu chuyện. - Qua bài học, bạn biết được điều gì? - Hỏi lại những điều cần nhớ. - Giáo dục học sinh: Có lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động thì cuộc sống xung quanh ta sẽ nhiều niềm vui. 5. HĐ sáng tạo: (2 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe -Tìm những câu chuyện có chủ đề có lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động để đọc. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................... CHÍNH TẢ: (Nghe-viết) NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Người làm đồ chơi. - Làm bài tập 2a, 3a. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt. -TBHT bắt nhịp cho lớp hát tập thể - GV kết nối nội dung bài - Ghi đầu bài lên bảng. - Lắng nghe. - Học sinh hát bài: Em nặn đồ chơi - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn. - Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý: *TBHT điều hành HĐ chia sẻ: - Tìm tên riêng trong bài chính tả? - Tên riêng của người viết như thế nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ khó. - Yêu cầu học sinh viết từ khó. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh. Nhận xét bài viết bảng của học sinh. - Học sinh lắng nghe - Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý: +Dự kiến nội dung chia sẻ: - Nhân. - Viết hoa chữ cái đầu tiên. - Đọc: Nặn, chuyển, ruộng, dành. - 2 học sinh lên viết bảng lớp. học sinh dưới lớp viết vào nháp. - Lắng nghe. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh nghe viết chính xác bài chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. Lưu ý: - Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe. - Học sinh viết bài vào vở. 4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa. - Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài. - Nhận xét, đánh giá nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập: (6 phút) *Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr. *Cách tiến hành: + GV giao nhiệm vụ + GV trợ giúp HS M1 +TBHT điều hành HĐ chia sẻ Bài 2a: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên gắn giấy ghi sẵn nội dung bài tập lên bảng. - Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu 2 nhóm thi điền nối tiếp. Mỗi học sinh chỉ điền vào một chỗ trống. Nhóm nào xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc. - Gọi học sinh chia sẻ bài làm. - Chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3a: TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng. - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3a, tổ chức cho học sinh thi điền vào chỗ trống. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. * HS thực hiện theo YC + Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài, tương tác với bạn -HS chia sẻ trước lớp - Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ - Đọc yêu cầu bài tập. - Đọc thầm lại bài. - Làm bài theo hình thức nối tiếp. - 4 học sinh tiếp nối đọc lại bài làm của nhóm mình. Dự kiến đáp án: Trăng, trăng, trăng, trăng, chăng. - Học sinh tham gia chơi. Dự kiến đáp án: Trồng trọt, chăn nuôi, trĩu quả, cá trôi, cá chép, cá trắm chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp. - Học sinh lắng nghe. 6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Cho học sinh nêu lại tên bài học. /?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì? - Đọc lại các quy tắc chính tả ch/tr. /?/ Qua bài học, bạn có ý kiến đề xuất gì? - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp tham khảo 7. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Ghi nhớ các quy tắc chính tả: ch/tr. - Viết tên một số tên cây cối có phụ âm: ch/tr. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu các em viết sai lỗi chính tả trong bài về nhà viết lại bài cho đúng. Xem trước bài chính tả sau: Đàn bê của anh Hồ Giáo. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................... THỂ DỤC: CHUYỀN CẦU I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm 2 người. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn. 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao. II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Còi, mỗi học sinh 1 quả cầu, bóng ném. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU - Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước. - Giáo viên nhận xét. - Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, II/ CƠ BẢN: Việc 1: Chuyền cầu - Phân tích kỹ thuật chuyền cầu đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nắm được kỹ thuật của động tác - TBTDTT điều khiển cho học sinh thực hiện –GV quan sát nhắc nhở, động viên Hs hoàn thành nội dung tiết học. - Đánh giá Việc 2: Trò chơi “Ném bóng trúng đích” - - Phân tích lại và gợi ý cho học sinh nắm được cách chơi. - Sau đó cho học sinh chơi thử. - Nêu hình thức xử phạt -Tổ chức cho Hs chơi thật (TB.TDTT điều hành) - HS chủ động tham gia chơi vui vẻ, an toàn, hiệu quả -GV tổng kết trò chơi (Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực) III/ KẾT THÚC: - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát. - Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân. - Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà ôn chuyền cầu đã học. 4p 26p 13p 2-3 lần 13p 2-3 lần 5p Đội Hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình xuống lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN TIẾT 162: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉvào số 12, số 3, số 6. - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. - Biết giải bài toán có gắn liền với các số đo. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xem đồng hồ và giải toán về đại lượng. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: bài tập 1a, 2, 4 (a,b). 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng phụ, phiếu bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, TC học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - GV kết hợp với Ban CT.HĐTQ tổ chức Trò chơi: Đố bạn +TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi +Nội dung chơi: đưa ra một số phép tính có phép nhân, phép chia để học sinh nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về đại lượng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉvào số 12, số 3, số 6. - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. - Biết giải bài toán có gắn liền với các số đo. *Cách tiến hành: -GV gia
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_34_nam_hoc_2018_2019.doc