Sách giáo viên môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)

Sách giáo viên môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)

NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN ĐẠO Đức LỚP 2

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỂ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 ^ • • •

1. Chương trình môn Đạo đức lớp 2

7.1. Định hướng chung về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chương trình Giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cắn đạt về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, các yêu cẩu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho HS tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau Trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hoá, bảo đảm HS được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi HS.

1.2. Đinh hướng chương trình môn Đạo đức

Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, Giáo dục công dân bồi dưỡng cho HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực cẩn thiết của người công dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin và cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quỵ định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh vững vàng để tiếp tục pháttriển và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Ởgiai đoạn giáo dục cơ bản, môn Đạo đứcởTiểu học là môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học này là giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kĩ năng sống. Các mạch nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đổng, nhằm hình thành cho HS thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu môn Đạo đức

2.7. Mục tiêu chung

Bước đẩu hinh thành, phát triển ở HS những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cẩn thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đổng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đổng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đổng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân.

Giúp HS bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân, hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.

 

docx 106 trang Hà Duy Kiên 6102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo viên môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN THANH BÌNH - PHẠM QUỲNH (đóng Chủ biên) TRẤN THỊTHUỲ DUNG - NGUYỀN HÀ MY NGUYỄN HUYỂN TRANG - LÊ PHƯƠNG TRI
bức
VII/
TRẲN THANH BÌNH - PHẠM QUỲNH (đồng Chủ biên) TRẤN THỊ THUỲ DUNG - NGUYỄN HÀ MY NGUYỄN HUYỀN TRANG-LÊ PHƯƠNG TRÍ
ĐẠO ĐỨC
Sách giáo viên ±J I &M. Taitíeu.
\L
i ■ V
Quy ước viết tắt
GV: giáo viên HS: học sinh SGK: sách giáo khoa
com
Tailieu
Cuốn Đạo đức 2- Sách giáo viên được biên soạn để hỗ trợ các nhà trường và giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2 đáp ứng ỵêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đồng thời thực hiện tốt chương trình môn Giáo dục công dân. Cuốn sách gồm hai phần:
Phần một: Những vấn đề chung về dạy học môn Đạo đức lớp 2 giúp giáo viên, các nhà quản lí giáo dục hiểu rõ hơn về môn Đạo đức lớp 2 trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạỵ học, con đường hình thành và phát triển năng lực của học sinh cũng như cách đánh giá kết quả hoạt động của các em. Đồng thời ở phần này còn giới thiệu cách kết cấu các bài học trong sách giáo khoa Đạo đức2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo, cấu trúc, cách thức dạy của từng bài học đó.
Phần hai: Hướng dẫn thực hiện các bài học trong sách giáo khoa môn
Đạo đức lớp 2. Sách giáo khoa Đạo đức 2 thuộc bộ sách Chân trời sóng tạo gồm 8 chủ đề được thiết kế thành 15 bài học. Trong Phần hai, chúng tôi làm rõ hơn mục tiêu của từng bài học với các nhiệm vụ dành cho học sinh và cách tổ chức hoạt động dạy học mà giáo viên có thể thực hiện trong và ngoài lớp, để hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ đó. Trong từng bài học, chúng tôi gợi ý giáo viên tìm cơ hội để học sinh được tăng cường hoạt động trải nghiệm, thực hành, vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, qua đó củng cố nhận thức và rèn luyện kĩ năng hướng đến các phẩm chất và năng lực cần hình thành. Sau mỗi bài học, chúng tôi gợi ý giáo viên tăng cường hoạt động rèn luyện cho học sinh thông qua nhiểu hình thức đa dạng, phong phú ở trường cũng như ở nhà.
Xin lưu ý, nội dung của Phần hai chỉ mang tính chất gợi ý, tham khảo. Các thầy, cô giáo hoàn toàn có thể sáng tạo, tổ chức hoạt động dạy học theo cách riêng của mình, nhưng cần đảm bảo đạt được những mục tiêu do Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đưa ra.
Chúc các thầy, cô dạy tốt, dạy haỵ!
CÁC TÁC GIẢ
ОДзЦдз
Phẩn°mọd NHUNG van để CHUNG VE DẠY iiọc MON ĐẠO ĐỨC LOP 2IIZ.IZZ.5
NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN ĐẠO Đức LỚP 2
#
KHÁI QUÁT CHUNG VỂ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 ^ • • •
Chương trình môn Đạo đức lớp 2
Định hướng chung về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Chương trình Giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cắn đạt về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, các yêu cẩu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho HS tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau Trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hoá, bảo đảm HS được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi HS.
Đinh hướng chương trình môn Đạo đức
Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, Giáo dục công dân bồi dưỡng cho HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực cẩn thiết của người công dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin và cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quỵ định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh vững vàng để tiếp tục pháttriển và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Ởgiai đoạn giáo dục cơ bản, môn Đạo đứcởTiểu học là môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học này là giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kĩ năng sống. Các mạch nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đổng, nhằm hình thành cho HS thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Mục tiêu môn Đạo đức
Mục tiêu chung
Bước đẩu hinh thành, phát triển ở HS những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cẩn thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đổng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đổng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đổng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân.
Giúp HS bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân, hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.
Yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức lớp 2
Chủ đề
Yêu cầu cẩn đạt
Quý trọng thời gian
Nêu được một sổ biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
Biết vì sao phải quý trọng thời gian.
-Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
Nhận lỗi và sửa lỗi
Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi.
Biết vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi.
Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi.
Đổng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đổng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi.
Bảo quản đổ dùng cá nhân và giơ đình
Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đổ dùng cá nhân và gia đình.
Biết vì sao phải bảo quản đổ dùng cá nhân và gia đình.
-Thực hiện được việc bảo quản đổ dùng cá nhân và gia đình.
Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đổ dùng cá nhân và gia đình.
Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Kính trọng thây giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè
Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thẩỵ giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.
Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thẩỵ giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.
sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.
Thể hiện cảm xúc bản thân
Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buổn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,...).
Biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.
Biết kiểm chế các cảm xúc tiêu CƯC*
^ £ ' COffl
Tim kiếm sự hỗ trợ
Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ.
Biết vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ.
Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cẩn thiết.
Quê hương em
Nêu được địa chỉ của quê hương.
Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
-Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương;...
Tuân thủ quy định nơi công cộng
Nêu được một số quỵ định cẩn tuân thủ ở nơi công cộng.
Biết vì sao phải tuân thủ quỵ định nơi công cộng.
Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.
Đổng tình với những lời nói, hành động tuân thủ quỵ định nơi công cộng; không đổng tình với những lời nói, hành động vi phạm quỵ định nơi công cộng.
Nội dung môn Đạo đức lớp 2
Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 2 được xây dựng cho 35 tuần, tương đương 35 tiết (1 tiết/tuần)
Trong 35 tuần sê thực hiện 8 chủ đề giáo dục cơ bản; hoạt động trải nghiệm môn học và các hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Đạo đức.
Các nội dung được xây dựng dựa vào 4 mặt giáo dục cơ bản với 8 chủ đề:
Các mặt giáo dục
Nội dung giáo dục
Các chủ đề
Giáo dục đạo đức
Yêu nước
Quê hương em
Nhân ái
Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè
Chăm chỉ
Quý trọng thời gian
Trung thực ^
Nhận lỗi và sửa lối
Trách nhiệm
Bảo quản đổ dùng cá nhân và gia đình
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân
Thể hiện cảm xúc bản thân
Kĩ năng tự bảo vệ
Tim kiếm sự hỗ trợ
Giáo dục pháp luật
Chuẩn mực hành vi pháp luật
Tuân thủ quy định nơi công cộng
Giáo dục kinh tế
-
-
Phương pháp dạy học
Theo định hướng về phương pháp giáo dục của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó GV sắm vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS,tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
Các hoạt động học tập của HS bao gổm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn để có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đổ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, trò chơi, sắm vai, dự án nghiên cứu; tham gia seminar (thảo luận), tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi HS đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Vì vậy, trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 có thể vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học. Tuy nhiên, có một số phương pháp có thế mạnh trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 - đối tượng HS nhỏ, mới làm quen với hoạt động chủ đạo mới - hoạt động học tập.
Kể chuyện	■	i	ỉ	I	Iị/1
í
Kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại một câu chuyên nhằm giúp HS rút ra bài học đạo đức từ nội dung câu chuyện. Phương pháp này thường được dùng nhằm giới thiệu cho HS một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học.
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho HS trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ về những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập/giáo dục trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Phương pháp thảo luận nhóm tạo cơ hội cho HS có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
Trò chơi
Trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những thao tác, hành động phù hợp với bài học đạo đức thông qua trò chơi nào đó.Trò chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho HS tiểu học.Tham gia trò chơi, HS thực hiện được những thao tác, những hành động đạo đức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là phương pháp tạo ra tình huống có vấn đề và kích thích, điều khiển HS huy động những kiến thức, kĩ năng đã biết có liên quan để giải quyết tình huống đó. Tinh huống có vấn đề là loại tình huống tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ đặt ra và một bên là trình độ hiện tại còn hạn chế. Vì vậy, với vốn kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm sẵn có, HS chưa thể ngay lập tức giải quyết được mà cẩn phải vận dụng hệ thống kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có dưới sự hướng dẫn của GV và sự nỗ lực của bản thân mới có thể giải quyết được tình huống (tìm ra tri thức mới, cách thức hành động mới).
Rèn luyện
Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết vào việc thực hiện những hành vi, việc làm trong cuộc sống hằng ngày theo bài học đạo đức nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng và hình thành thói quen đạo đức cho HS.
Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong dạy học đạo đức là hình thành cho HS thói quen đạo đức. Điều đó chỉ có được khi HS vận dụng một cách thường xuyên những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thường ngày.
Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện phương pháp dạy học. Phương tiện dạy học môn Đạo đức là tập hợp các đối tượng vật chất và tinh thẩn được GV và HS sử dụng để tổ chức, thực hiện các hoạt động trong quá trình dạy học môn học này.
Phương tiện dạy học vừa chứa đựng nội dung dạy học vừa hỗ trợ GV vận dụng phương pháp đạt hiệu quả cao hơn. Phương tiện còn giúp HS học tập môn Đạo đức thuận lợi, dễ dàng hơn.
Phương tiện dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, phong phú, có thể chia thành hai nhóm: nhóm phương tiện vật chất và nhóm phương tiện tinh thần.
Nhóm phương tiện vật chất
Nhóm phương tiện này rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại hình: tranh; ảnh; băng hình; phim về các hành vi, việc làm, vể các tình huống đạo đức hoặc minh hoạ cho các câu chuyện đạo đức; các bảng viết; phiếu học tập; máy chiếu đa năng; máy tính; mô hinh; vật mẫu;... Trong dạy học môn Đạo đức lớp 2, có thể sử dụng và khai thác các loại phương tiện vật chất sau:
Các phương tiện in, vẽ
SGK, Sách GV, Vở bài tập Đạo đức và các sách tham khảo khác cho GV và HS. Các loại tranh ảnh minh hoạ truyện đạo đức, minh hoạ tình huống đạo đức, minh hoạ các hành vi, việc làm phù hợp hoặc không phù hợp với chuẩn mực xã hội (được cung cấp hoặc do GV và HS SƯU tẩm phục vụ quá trình học tập).
Các loại phiếu học tập (phiếu giao việc, phiếu rèn luyện): Phiếu học tập có thể sử dụng để tìm hiểu tri thức mới, các tình huống học tập, các bài tập cẩn thực hiện, các chỉ dẫn HS cách làm sản phẩm, dùng để ghi chép lại những quan sát, những công việc đã làm được.
Hệ thống phiếu này, GV có thể tham khảo trên website: hanhừangso.nxbgd.vn.
Các phương tiện là đồ vật mô hình, vật mô phỏng
Mẫu vật, mô hình, đổ vật thường được sử dụng trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 thông qua trò chơi sắm vai, qua các hoạt động quan sát để HS có biểu tượng thực tế.
Các loại dụng cụ này được dùng chủ yếu trong quá trình thực hành, rèn luyện của HS.
Các phương tiện nghe nhìn
Bao gồm phần mềm dạy học; phim đèn chiếu; băng đĩa, video clip minh hoạ truyện kể đạo đức, mô tả tình huống đạo đức và các cách hành động, ứng xử; bài giảng điện tử;... máy tính (nối mạng Internet); máy chiếu (projector); ti vi; máy chiếu vật thể;...
Trong dạy học môn Đạo đức lớp 2, các phương tiện nghe nhìn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để GV và HS có thể khai thác, tìm kiếm thông tin, phát triển năng lực sáng tạo của HS và tạo hứng thú cho HS trong quá trình hoạt động.
Ngày 3/11/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tưsố43/2020/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, trong đó có Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 môn Đạo đức (8 bộ tranh về giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật bám sát 8 chủ đề; 8 bộ video clip về giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật bám sát 8 chủ đề).
Nhóm phương tiện tinh thần	?u.cotrĩ
Nhóm phương tiện này bao gồm ngôn ngữ sư phạm, cảm xúc - tình cảm, hành vi, lối sống,... của GV được sử dụng trong quá trình dạy học môn Đạo đức.
Hai nhóm phương tiện này cẩn được sử dụng phối hợp trong quá trình dạy học mới mang lại hiệu quả.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh
Đinh hướng về kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức
Ngày 4/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học, theo đó: "Đánh giá HS tiểu học là quá trình thu thập, xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của HS tiểu học".
Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của HS về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cẩn đạt của mỗi lớp học, cấp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi HS tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân; đồng thời cung cấp thông tin để GV điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục môn Đạo đức phải bảo đảm các yêu cầu:
Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập 
nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đổng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với HS.Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để HS được thể hiện phẩm chất và năng lực. Việc đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của HS trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và ở cộng đồng cán dựa trên phiếu nhận xét của GV, HS, gia đình hoặc các tổ chức xã hội.
Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của phụ huynh HS và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất và cẩn coi trọng đánh giá sự tiến bộ của HS.
Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức lớp 2
Kiểm tra và đánh giá qua lời nói: Qua việc trả lời của HS trên lớp, qua cách trao đổi,
chia sẻ với bạn bè khi hoạt động.	-| r/tsf
Kiểm tra và đánh gió qua bài viết: Qua việc thực hiện các bài tập, phiếu thảo luận,...
Kiểm tra và đánh giá qua hành động, việc làm, sản phẩm hoạt động của HS: Qua các phiếu đánh giá, bảng theo dõi hoạt động, phiếu rèn luyện, các sản phẩm (nhật kí học tập, tranh vẽ,...).
Kiểm tra, đánh giá thông qua cóc lực lượng xã hội: Đánh giá của gia đình qua thư gửi các bậc cha mẹ HS, phiếu xin ý kiến,...
Một số yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh
-Đỏm bảo tính toàn diện:Theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức lớp 2, HS đồng thời phải đạt được các năng lực chung và năng lực đặc thù. Do đó, khi kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo tính toàn diện trên tất cả các năng lực.
Đảm bảo tính khách quan, công bàng: Các thông tin thu thập để đánh giá phải đúng như trong thực tế, đánh giá phải dựa vào mục tiêu, điều kiện và khả năng thực hiện của HS.
Đảm bảo tính phát triển và nhân văn: GV phải xác định được sựtiến bộ, mức độ phát triển của HS qua từng thời kì, giai đoạn, coi trọng sự tiến bộ của HS.
Đảm bảo tính rõ ràng: Việc đánh giá phải rõ ràng, tức là HS hiểu được tại sao GV lại đánh giá như thế.
Đâm bảo sự phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá: Việc phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá sẽ giúp thực hiện được những yêu cầu sư phạm nêu trên.
CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA, BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
Căn cứtheo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn Đạo đức, nội dung của SGKĐạo đức2 được cụ thể hoá bằng ma trận nội dung dưới đây:
Nội dung giáo dục
Giảo dục đạo đức (55%)
Giáo dục kĩ năng sống (25%)
Giáo
dục
pháp
luật
(10%)
Giáo
dục
kinh
tế
Yêu
Nhân ái
Chăm
Trung
Trách
Kĩ năng
Kĩ năng
-
-
nước
chỉ
thực
nhiệm
nhận thức, quản lí bản thân
tự bảo vệ
-Em
-Kính
Quý
Nhận
- Bảo
- Những
-Tim
-Thực
yêu quê
trọng
trọng
lỗi và
quản đổ
sắc màu
kiếm sự
hiện quy
hương
thẩỵ
thời
sửa lỗi
dùng cá
cảm xúc
hỗ trợ
định nơi
- Giữ
giáo, cô
gian
nhân
- Kiềm
khi ở
công
gìn cảnh
giáo
- Bảo
chế cảm
nhà, ở
cộng
đẹp quê
-Yêu
quản đổ
xúc tiêu
trường
hương
quý bạn bè
Quan tâm, giúp đỡ bạn
Chia sẻ yêu thương
dùng gia đình
cực
-Tim kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng
Cấu trúc sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 2
Theo yêu cầu của chương trình, môn Đạo đức lớp 2 tập trung vào 4 quan hệ cơ bản: bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Các tác giả đặt HS vào trung tâm của các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Từ các mối quan hệ đó, các tác giả xây dựng các bài học theo hướng hoạt động để hình thành phẩm chất, năng lực (chung và đặc thù), kĩ năng cho HS.
Xuất phát từ quan điểm đó, nhóm tác giả xây dựng thứ tự bài học như sau:
STT
Tên bài
Số tiết
STT
Tên bài
Số tiết
Học kì 1
Học kì II
1
Quý trọng thời gian
2
9
Những sắc màu cảm xúc
2
2
Nhận lỗi và sửa lỗi
2
19
Kiểm chế cảm xúc tiêu cực
2
3
Bảo quản đồ dùng cá nhân
2
11
Tim kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường
3
4
Bảo quản đổ dùng gia đình
2
12
Tim kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng
2
5
Kính trọng thầy giáo, cô giáo
2
13
Em yêu quê hương
3
6
Yêu quý bạn bè
1
14
Giữ gìn cảnh đẹp quê hương
2
7
Quan tâm, giúp đỡ bạn
1
15
- * í Thực hiện quy định nơi
công cộng
4
8
Chia sẻ yêu thương
1
Ôn tập tổng hợp
Ôn tập tổng hợp
Cấu trúc bài học môn Đạo đức lớp 2
Cơ sở xây dựng cấu trúc bài học:
-Theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 (gọi tắt là Thông tư số 33) quỵ định cấu trúc bài họcgồm4thành phần: Mởđâu,Kiến thức mới, Luyện tập, Vậndụng.
-Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể - hướng tới các loại hoạt động học tập: khám phá, thực hành, vận dụng.
Dựa theo đặc thù của môn Đạo đức - một môn học hướng tới các giá trị, kĩ năng cần khơi dậy cảm xúc đúng đắn, tích cực cho HS.
-Tham khảo các lí thuyết tâm lí giáo dục trên thế giới.
Các tác giả xây dựng cấu trúc bài học tương ứng với yêu cầu của Thông tư số 33 như sau:
Thông tư số 33
Cấu trúc nhóm tác giả xây dựng
Mở đẩu
Khởi động
Kiến thức mới
Kiến tạo tri thức mới
Luyện tập
Luyện tập
Vận dụng
Vận dụng
Chương trình môn Đạo đức lớp 2 quy định ba mạch nội dung: Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống và Giáo dục pháp luật. Các cụm bài cũng được phân chia một cách tương đối theo ba mạch nội dung đó. Trên cơ sở cấu trúc bài học chung gồm 4 giai đoạn trên đây, GV căn cứ vào đặc thù của từng cụm bài, khai thác nội dung SGK và tổ chức hoạt động dạy học phù hợp để đạt hiệu quả giáo dục tốt hơn. Cụ thể:
CÁCH TỔ CHỨC BÀ! HỌC ĐẠO ĐỨC
Giai đoạn Khởi động
GV tổ chức hoạt động Khởi động, yêu cẩu HS khai thác kinh nghiệm, khơi gợi cảm xúc đạo đức của các em về vấn để thực tiễn liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức. Hoạt động này giúp HS nhận ra chuẩn mực hành vi cắn hình thành, từ đó thúc đẩy việc tìm hiểu và suy nghĩ về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức đó trong những hoạt động tiếp theo. Nghiên cứu khoa học và thực tiễn cho thấy, việc giáo dục đạo đức phải xuất phát từ cảm xúc đạo đức, khơi dậy lương tri trong mỗi con người thì mới đạt hiệu quả giáo dục.
Câu hỏi đặt ra trong giai đoạn này hướng tới khai thác, khơi dậy cảm xúc đạo đức trong lương tri của các em, thường là:
Em cảm thấy thế nào về...?
-Cảm xúc của em sau khi nghe/xem... thế nào?
Giai đoạn Kiến tạo tri thức mới
GV tổ chức hoạt động Kiến tạo tri thức mới, từng bước yêu cẩu HS đưa ra ý kiến, phán đoán, nhận xét về những hành động có thể xảy ra trong các tình huống và quyết định hành động nào là phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức nhất, từng bước hình thành tư duy phản biện về các hành vi đạo đức. Từ đó, HS nhận diện được các biểu hiện cụ thể của chuẩn mực hành vi đạo đức và hiểu được sự cắn thiết của việc thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hoặc bày tỏ thái độ (đồng tình/không đồng tình) trong cuộc sống hằng ngày.
Câu hỏi đặt ra trong giai đoạn này định hướng cho HS suy nghĩ, phán đoán về nguyên nhân, kết quả của những hành vi đạo đức, từ đó nêu ra những việc cắn phải làm, nên làm, thường là:
-Điều gì sẽ xảy ra nếu em thực hiện/không thực hiện...?
-Vì sao em phải/không được...?
Những việc em nên/cần phải làm là gì?
Giai đoạn Luyện tập
Trên cơ sở nhận thức rõ được nguyên nhân, kết quả, việc nên làm, giai đoạn này, GV tổ chức cho HS vận dụng kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đã được kiến tạo ở hoạt động trước vào các tình huống cụ thể để xác định được hành động phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức. Hoạt động Luyện tập cần thể hiện được động cơ đạo đức được thúc đẩy từ lương tâm của HS, các em thực hành đưa ra những lựa chọn của bản thân khi phải cân nhắc giữa việc ưu tiên các hành vi đạo đức với những mục tiêu và nhu cẩu khác nhau.
GV tổ chức cho HS thực hành, luyện tập lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với những tình huống đạo đức có thực hoặc giả định.
Giai đoạn Vận dụng
GV tổ chức cho HS thực hiện các hành động đạo đức bằng cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống đạo đức trong thực tiễn (bao gồm cả việc rèn luyện sau giờ học).
Hoạt động này giúp HS hình thành và rèn luyện thói*quen thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày. ■ '
CÁCH TỔ CHỨC BÀI HỌC Kĩ NĂNG SỐNG
Giai đoạn Khởi động
GV tổ chức hoạt động Khởi động nhằm khai thác kinh nghiệm của HS, khơi gợi cảm xúc vốn có của các em về những vấn đề thực tiễn liên quan đến kĩ năng sống, phù hợp với lứa tuổi và ỵêu cầu của chương trình môn Đạo đức. Hoạt động này giúp HS nhận ra được kĩ năng sống cắn được trang bị để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, từ đó thúc đẩy việc tìm hiểu và suy nghĩ về cách thức thực hiện các kĩ năng sống tương ứng.
Câu hỏi đặt ra trong giai đoạn này thường là:
Em đã từng tham gia/chứng kiến/ thực hiện/... chưa?
Kết quả/hậu quả/... thế nào?
Em thấy mình đã làm tốt/chưa tốt điều gì?
-Điều gì em cần tiếp tục học hỏi/hoàn thiện?
Những câu hỏi, cách đặt vấn đề cẩn một mặt khai thác xem HS đã biết những gì, biết đến đâu về những kiến thức, kĩ năng liên quan đến nội dung bài học; mặt khác kích thích, khơi dậy nhu cầu tìm hiểu, hoàn thiện các kĩ năng sống còn thiếu hụt trong mỗi HS, tạo động lực để HS hứng thú học tập trong giai đoạn sau.
Gỉai đoạn Kiến tạo trí thức mới
GV tổ chức hoạt động Kiến tạo tri thức mới nhằm hướng dẫn HS liên kết kinh nghiệm thực tiễn với những tri thức liên quan đến kĩ năng sống cẩn được trang bị, từ đó xác
định được cách thức thực hiện kĩ năng sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Các kiến thức về kĩ năng được trang bị trong giai đoạn này. Với những bài học kĩ năng sống, việc nhận thức, nắm bắt các kĩ năng cần được chú trọng.
GV đóng vai trò là người hướng dẫn, HS là người phản hồi, trình bày quan điểm/ý kiến, đặt câu hỏi/trả lời.
Câu hỏi đặt ra trong giai đoạn này định hướng cho HS nhận thức về nguyên nhân, kết quả của việc thiếu hụt kĩ năng sống, từ đó nêu ra những việc cần phải làm và cách làm cho phù hợp, thường là:
-Điều gì sẽ xảy ra nếu...?
-Vì sao phải thực hiện...?
-Các bước/cách thức/... nên làm là gì?
Giai đoạn Luyện tập
GV cẩn tổ chức các hoạt động cho HS có cơ hội thực hành kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/hoàn cảnh/điều kiện có ý nghĩa. Thông qua hoạt động luyện tập, GV định hướng cho HS thực hành đúng cách, điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn chưa đúng. Qua đó, HS có thể tiếp tục học hỏi, điều chỉnh kĩ năng của mình cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.	];*	rj
Các hoạt động học tập của giai đoạn này thường tập trúng vào cách làm:
Làm/nói/nghĩ/... thế nào cho đúng/cho phù hợp?
-Các bước/quy trình/... thực hiện như thế nào?
Giai đoạn Vận dụng
GV tổ chức hoạt động để tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đã được luyện tập, thực hành ở hoạt động trước vào các tình huống/bối cảnh mới. GV tổ chức các hoạt động để HS gắn kết các tình huống thực tiễn của chính các em. Hoạt động này giúp HS thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của bản thân khi phải cân nhắc lựa chọn các kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống cụ thể theo cách hiệu quả nhất, đổng thời hình thành các kĩ năng sống cẩn thiết, rèn luyện thói quen sống lành mạnh.
Cấu trúc bài học này bám sát tiến trình nhận thức của HS theo từng mạch nội dung, chú trọng đến việc khai thác kinh nghiệm, khởi tạo cảm xúc, tăng cường tính trải nghiệm, thực hành, vận dụng kĩ năng,... và từ đó thúc đẩy động cơ học tập, hành động thực tiễn của HS; giúp HS nhận định rõ các giá trị, chuẩn mực, hành vi,... hình thành động cơ được biểu hiện ra bên ngoài bằng sự lựa chọn thực hiện những hành động cụ thể phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Phân tích cấu trúc bài học và hướng dẫn tổ chức dạy học
Mỗi bài học gồm các nội dung chính sau:
Mục tiêu
Khởi động
Kiến tạo tri thức mới
Luyện tập
-Vận dụng
Ngoài phần Mục tiêu bám sát yêu cầu cẩn đạt của chương trình, các phần lại có các hoạt động được tổ chức theo thứ tự, bám sát các giai đoạn (Khởi động, Kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docxsach_giao_vien_dao_duc_lop_2.docx