Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 24

Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 24

Kể chuyện

Quả tim khỉ

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện

 HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2).

 2. Kỹ năng : Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.

 3. Thái độ : BVMT: Bảo vệ nguồn nước, môi trường tự nhiên cho muôn vật có nơi sinh sống.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh. Mũ hoá trang để đóng vai Cá Sấu, Khỉ.

 - Học sinh : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 43 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày tháng năm 
Tập đọc
Quả tim khỉ (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu Nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn (trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
 2. Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 3. Thái độ : BVMT :Bảo vệ nguồn nước, môi trường tự nhiên cho muôn vật có nơi sinh sống.
 KNS: Ứng phó với căng thẳng - Ra quyết định - Tư duy sáng tạo (không để cá sấu hại)
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa trong bài Tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Nội quy Đảo Khỉ
- 2 HS lên bảng kiểm tra bài Nội quy Đảo Khỉ 
- Nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Cá Sấu và Khỉ có chuyện gì với nhau mà cho đến tận bây giờ họ nhà Khỉ vẫn không thèm chơi với Cá Sấu? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài tập đọc hôm nay. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (33’) Luyện đọc 
Mục tiêu : HS đọc trơn, đọc đúng từ, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Phương pháp : Quan sát, thực hành.
- GV đọc mẫu toàn bài - 1 HS khá đọc lại bài.
- HS đọc từng câu.
- HS tìm các từ khó.
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
- Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
- Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Dài thượt là dài ntn?
- Thế nào gọi là mắt ti hí?
- Cá Sấu trườn lên bãi cát, bạn nào hiểu, trườn là gì? Trườn có giống bò không?
- Đây là đoạn giới thiệu câu chuyện, phần đầu, các em cần chú ý ngắt giọng sao cho đúng vị trí của các dấu câu. Phần sau, cần thể hiện được tình cảm của nhân vật qua lời nói của nhân vật đó. (Đọc mẫu lời đối thoại giữa Khỉ và Cá Sấu)
- 1 HS đọc lại đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2.
- HS đọc lại 2 câu nói của Khỉ và Cá Sấu, sau đó nhận xét và cho HS cả lớp luyện đọc 2 câu này.
-Trấn tĩnh có nghĩa là gì? 
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 2.
- HS đọc phần còn lại của bài.
- Gọi 1 HS khác đọc lời của Khỉ mắng Cá Sấu.
- Gọi HS đọc lại đoạn cuối bài.
- GV cho HS thi đua đọc trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Đọc đồng thanh
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Chuẩn bị : tiết 2
- Hát
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 2
- Một chú khỉ đang ngồi trên lưng 1 con cá sấu.
- Mở SGK, trang 50.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp 
- Tìm từ và phân tích từ : quả tim, leo trèo, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên, hoảng sợ, trấn tĩnh, 
- 2 đến 3 HS đọc bài cá nhân.
- Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Khỉ và giọng củ Cá Sấu.
- Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Một ngày nắng đẹp trời ăn những quả mà Khỉ hái cho.
+ Đoạn 2: Một hôm dâng lên vua của bạn.
+ Đoạn 3: Cá Sấu tưởng thật giả dối như mi đâu.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1 HS khá đọc bài.
- Là dài quá mức bình thường.
- Mắt quá hẹp và nhỏ.
- Trườn là cách di truyền mà thân mình, bụng luôn sát đất. Bò là dùng chân, tay để di chuyển.
- Luyện đọc câu:
+ Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?// (Giọng lo lắng, quan tâm)
+ Tôi là Cá Sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (Giọng buồn bã, tủi thân)
- 1 HS đọc bài. HS khác nhận xét.
- 1 HS khá đọc bài.
- 3 đến 5 HS đọc bài cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh câu:
+ Vua của chúng tôi ốm nặng,/ phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi.// Tôi cần quả tim của bạn.//
+ Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.// Mau đưa tôi về,// tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// (Giọng bình tĩnh, tự tin)
- Trấn tĩnh là lấy lại bình tĩnh. 
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS đọc
+ Con vật bội bạc kia!// Đi đi!// Chẳng ai thèm kết bạn/ với những kẻ giả dối như mi đâu.// (Giọng phẫn nộ)
- 1 HS đọc bài.
- 2 nhóm thi đua đọc trước lớp. Bạn nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn.
Tập đọc
Quả tim khỉ (tiết 2)
 Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Quả tim Khỉ.
- GV cho HS đọc bài
- GV nhận xét 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Quả tim Khỉ( Tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài.
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, giảng giải 
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1.
- Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu?
- Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?
- Chuyện gì sẽ xảy ra với đôi bạn lớp mình cùng học tiếp nhé.
- 1 HS đọc đoạn 2, 3, 4.
- Cá Sấu định lừa Khỉ ntn?
- Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết Cá Sấu lừa mình?
- Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
- Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?
- Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất?
- Theo em, Khỉ là con vật ntn?
- Còn Cá Sấu thì sao?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
v Hoạt động 2: (10’) Thi đua đọc lại truyện theo vai. 
Mục tiêu : HS đọc trôi chảy, biết đọc theo phân vai 
Phương pháp : Phân vai.
- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc trước lớp.
- GV gọi 3 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, Cá Sấu, Khỉ)
-Theo con, khóc và chảy nước mắt có giống nhau không?
- Giảng thêm: Cá Sấu thường chảy nước mắt, do khỉ nhai thức ăn, tuyến nước mắt của cá sấu bị ép lại chứ không phải do nó thương xót hay buồn khổ điều gì. Chính vì thế nhân dân ta có câu “Nước mắt cá sấu” là để chỉ những kẻ giả dối, giả nhân, giả nghĩa.
- GV nhận xét – tuyên dương.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau: Voi nhà.
- Hát
- HS đọc bài
- 1 HS đọc bài.
- Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí.
- Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.
- 1 HS đọc bài.
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim của Khỉ.
- Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh.
- Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉ đang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.
- Vì Cá Sấu xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là bạn thân.
- Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu.
- Khỉ là người bạn tốt và rất thông minh.
- Cá Sấu là con vật bội bạc, là kẻ lừa dối, xấu tính.
- Không ai muốn chơi với kẻ ác./ Phải chân thật trong tình bạn./ Những kẻ bội bạc, giả dối thì không bao giờ có bạn.
- 2 đội thi đua đọc trước lớp. 
- HS trả lời: Không giống nhau vì khóc là do buồn khổ, thương xót hay đau đớn, còn chảy nước mắt có thể do nguyên nhân khác như bị hạt bụi bay vào mắt, cười nhiều, 
- Bạn nhận xét.
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: X x a = b, a x X = b
 Biết tìm một thừa số chưa biết
 Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3)
 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có phép chia.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, bộ thực hành Toán. 
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (5’) Tìm một thừa số của phép nhân.
- Tìm y: y x 2 = 8 , y x 3 = 15
- HS giải bài 4
- GV nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Luyện tập :”Tìm một thừa số chưa biết” 
Mục tiêu : Tìm được một thừa số chưa biết
Phương pháp : động nào, thực hành, trò chơi
+ Bài 1: HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết.
- HS thực hiện và trình bày vào vở:
X x 2 	= 4
X = 4 :2
X = 2
+ Bài 3: HS thực hiện phép tính để tìm số ở ô trống.
Chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận, viết số thích hợp vào ô trống ở bảng nhóm. GV tổ chức trò chơi : Đi tìm ẩn số cho HS sửa bài 
GV nhận xét, chốt kiến thức.
v Hoạt động 2: (13’) Luyện tập giải toán
Mục tiêu : Biết giải toán có một phép tính chia.
Phương pháp : động nào,thực hành.
+ Bài 4: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Cho 2 HS làm bảng phụ
- Trình bày: Bài giải
Số kilôgam trong mỗi túi là:
12 : 3 = 4 (kg)
	Đáp số : 4 kg gạo
- GV nhận xét – tuyên dương. Chốt kiến thức
5. Củng cố – Dặn dò : (8’)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- GV đưa bài toán tìm x và các kết quả A, B, C
	x x 2 = 6	x x 4 = 8
	A: x = 4	A: x = 12
	B: x = 3	B: x = 4
	C: x = 5	C: x = 2
- GV nhận xét tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bảng chia 4.
- Hát
-2 HS lên bảng thực hiện. Bạn nhận xét
-2 HS lên bảng thực hiện. Bạn nhận xét
- HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết.
- 2 HS lên bảng thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS thảo luận.
- Các nhóm trình bày bảng.
- HS sửa bài.
- HS đọc đề toán
- HS tìm hiểu đề
- HS làm bài vào vở
- HS sửa bài
- HS nhận xét
- HS chọn kết quả đúng bằng cách đưa thẻ A, B, C
Đạo đức
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (tiết 2)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
 Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại
 2. Kỹ năng : Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
 3. Thái độ : Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại.
 Đồng tình ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
 Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (4’) Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Khi nhận và gọi điện thoại em thực hiện ntn?
- Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ ra sao?
- GV nhận xét
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại( Tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (13’) Trò chơi sắm vai. 
Mục tiêu : HS thực hành kỹ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
Phương pháp : Trò chơi, thảo luận.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ. Xây dựng kịch bản và đóng vai các tình huống sau:
+ Em gọi hỏi thăm sức khoẻ của một người bạn cùng lớp bị ốm.
+ Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em.
+ Em gọi điện nhầm đến nhà người khác.
 Kết luận: Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự.
v Hoạt động 2: (18’) Xử lý tình huống. 
Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.
Phương pháp : Thảo luận nhóm, vấn đáp, giảng giải 
- Chia nhóm, thảo luận để xử lý các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà.
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận.
+ Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
 Kết luận: Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch.
- Trong lớp đã có em nào từng gặp tình huống như trên? Khi đó em đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
5. Củng cố – Dặn dò : (3’) 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống.
- Nhận xét đánh giá cách xử lý tình huống xem đã lịch sự chưa, nếu chưa thì xây dựng cách xử lý cho phù hợp.
- Thảo luận và tìm cách xử lý tình huống.
+ Lễ phép với người gọi điện đến là bố không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết, có thể thông báo giờ bố sẽ về.
+ Nói rõ với khách của mẹ là đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại.
+ Nhận điện thoại nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu mình. Hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện.
- Một số HS tự liên hệ thực tế.
Thứ ngày tháng năm 
Chính tả
Nghe – viết : Quả tim khỉ 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
 2. Kỹ năng : Làm được BT2 a/b, hoặc BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : Giáo dục HS nắn nót viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn các bài tập. 
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Cò và Cuốc.
- Gọi 2 HS lên bảng viết từ do GV đọc, HS dưới lớp viết vào bảng con : trắng, bẩn hở.
- Nhận xét .
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Quả tim khỉ và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x; uc/ut.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn viết chính tả 
Mục tiêu : HS viết đúng chính tả và trình bày bài đúng
Phương pháp: thực hành, vấn đáp, quan sát 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 	
- GV đọc bài viết chính tả.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Vì sao Cá Sấu lại khóc?
- Khỉ đã đối xử với Cá Sấu ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn trích có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
- Hãy đọc lời của Khỉ?
- Hãy đọc câu trả lời của Cá Sấu?
- Những lời nói ấy được đặt sau dấu gì?
- Đoạn trích sử dụng những loại dấu câu nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Cá Sấu, nghe, những, hoa quả 
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
v Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn làm bài tập đọc 
Mục tiêu : HS làm đúng các bài tập chính tả 
Phương pháp: thực hành, vấn đáp, quan sát 
+ Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét .
+ Bài 2: Trò chơi
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung.
- GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 2 nhóm, gọi lần lượt các nhóm trả lời. Mỗi tiếng tìm được tính 1 điểm.
- Tổng kết cuộc thi.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’) 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài tập chính tả 
- Chuẩn bị bài sau: Voi nhà
- Hát
- 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
- Cả lớp theo dõi. 1 HS đọc lại bài.
- Khỉ và Cá Sấu.
- Vì chẳng có ai chơi với nó.
- Thăm hỏi, kết bạn và hái hoa quả cho Cá Sấu ăn.
- Đoạn trích có 6 câu.
- Cá Sấu, Khỉ là tên riêng phải viết hoa. Bạn, Vì, Tôi, Từ viết hoa vì là những chữ đầu câu.
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
- Đặt sau dấu gạch đầu dòng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch đầu dòng, dấu hai chấm.
- HS đọc, viết bảng lớp, bảng con.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở.
- HS viết chính tả.
- HS sửa bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền s hoặc x và chỗ trống thích hợp.
- 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Đáp án:
- say sưa, xay lúa; xông lên, dòng sông
- chúc mừng, chăm chút; lụt lội; lục lọi 
- Nhận xét, chữa bài.
- sói, sư tử, sóc, sứa, sò, sao biển, sên, sẻ, sơn ca, sam, 
- rút, xúc; húc.
- HS viết các tiếng tìm được vào Vở Bài tập Tiếng Việt.
Toán
Bảng chia 4
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Lập được bảng chia 4. Nhớ được bảng chia 4
 Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4.
 2. Kỹ năng : Thực hành bảng chia 4.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn. 
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Luyện tập.
- Sửa bài 4:
Số kilôgam trong mỗi túi là:
12 : 3 = 4 (kg)
 	 Đáp số : 4 kg gạo
- GV nhận xét 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Bảng chia 4
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (12’) Giúp HS lập bảng chia 4 
Mục tiêu : HS lập được bảng chia 4 và học thuộc
Phương pháp: thực hành, vấn đáp, quan sát 
Giới thiệu phép chia 4
a) Ôn tập phép nhân 4.
- Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn (như SGK)
- Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
b) Giới thiệu phép chia 4.
- Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Nhận xét: Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12 ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3
2. Lập bảng chia 4
- GV cho HS thành lập bảng chia 4 .
- Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
- Ví dụ:	Từ 4 x 1 = 4 có4 : 4 = 1
	Từ 4 x 2 = 8 có 8 : 4 = 2
- HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 4.
v Hoạt động 2: (15’) Thực hành 
Mục tiêu : HS áp dụng bảng chia 4 vào làm các bài tập
Phương pháp: thực hành, vấn đáp, quan sát 
+ Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
+ Bài 2: Trình bày:
Bài giải:
Số học sinh trong mỗi hàng là:
32 : 4 = 8 (học sinh)
	 Đáp số: 8 học sinh
- GV nhận xét – tuyên dương.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- HS đọc bảng chia 4.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Một phần tư.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS quan sát
- HS trả lời và viết phép nhân: 4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn.
- HS trả lời rồi viết:12 : 4 = 3. Có 3 tấm bìa.
- HS thành lập bảng chia 4
4 : 4 = 1 24 : 4 = 6
 8 : 4 = 2 28 : 4 = 7
 12 : 4 = 3 32 : 4 = 8
 16 : 4 = 4 36 : 4 = 9
 20 : 4 = 5 40 : 4 = 10
- HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 4
- HS tính nhẩm. Làm bài. Sửa bài.
- HS tóm đề :
 4 hàng : 32 học sinh .
 Mỗi hàng : học sinh ?
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS sửa bài. 
- Vài HS đọc bảng chia 4.
Kể chuyện
Quả tim khỉ 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện 
 HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2).
 2. Kỹ năng : Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
 3. Thái độ : BVMT: Bảo vệ nguồn nước, môi trường tự nhiên cho muôn vật có nơi sinh sống.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh. Mũ hoá trang để đóng vai Cá Sấu, Khỉ. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Bác sĩ Sói.
- Gọi 3 HS lên bảng kể theo vai câu chuyện Bác sĩ Sói (vai người dẫn chuyện, vai Sói, vai Ngựa).
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Quả tim Khỉ. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
Mục tiêu : HS dựa vào tranh gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện.
Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, thực hành.
Bước 1: Kể trong nhóm.
- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm có cùng nội dung nhận xét.
- Chú ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.
Đoạn 1:
- Câu chuyện xảy ra ở đâu?
- Cá Sấu có hình dáng ntn?
- Khỉ gặp Cá Sấu trong trường hợp nào?
- Khỉ đã hỏi Cá Sấu câu gì?
- Cá Sấu trả lời Khỉ ra sao?
- Tình bạn giữa Khỉ và Cá Sấu ntn?
- Đoạn 1 có thể đặt tên là gì?
Đoạn 2:
- Muốn ăn thịt Khỉ, Cá Sấu đã làm gì?
- Cá Sấu định lừa Khỉ ntn?
- Lúc đó thái độ của Khỉ ra sao?
- Khỉ đã nói gì với Cá Sấu?
Đoạn 3:
- Chuyện gì đã xảy ra khi Khỉ nói với Cá Sấu là Khỉ đã để quả tim của mình ở nhà?
- Khỉ nói với Cá Sấu điều gì?
Đoạn 4:
- Nghe Khỉ mắng Cá Sấu làm gì?
v Hoạt động 2: (13’) HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
Mục tiêu : HS biết kể lại câu chuyện theo vai : người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu.
Phương pháp : Sắm vai.
- HS kể theo vai.
- HS nhận xét bạn kể.
- Chú ý: Càng nhiều HS được kể càng tốt. 
5. Củng cố – Dặn dò :(3’) 
- Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Hát
- 3 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về 1 bức tranh. Khi 1 HS kể thì các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.
- 1 HS trình bày 1 bức tranh.
- HS nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Câu chuyện xảy ra ở ven sông.
- Cá Sấu da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắt.
- Cá Sấu hai hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã.
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
- Ngày nào Cá Sấu cũng đến ăn hoa quả mà Khỉ hái.
- Khỉ gặp Cá Sấu.
- Mời Khỉ đến nhà chơi.
- Cá Sấu mời Khỉ đến chơi rồi định lấy tim của Khỉ.
- Khỉ lúc đầu hoảng sợ rồi sau trấn tĩnh lại.
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.
- Cá Sấu tưởng thật đưa Khỉ về. Khỉ trèo lên cây thoát chết.
- Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.
- Cá Sấu tẽn tò, lặn xuống nước, lủi mất.
- HS 1: vai người dẫn chuyện.
- HS 2: vai Khỉ.
- HS 3: vai Cá Sấu.
- Phải thật thà. Trong tình bạn không được dối trá./ Không ai muốn kết bạn với những kẻ bội bạc, giả dối.
Toán
Một phần tư
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần tư “, biết đọc, viết ¼.
 Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
 2. Kỹ năng : Thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Các mảnh bìa hoặc giấy hình vuông, hình tròn. 
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (5’) Bảng chia 4
- HS đọc bảng chia 4
- Sửa bài 5: Số hàng xếp được là:
32 : 4 = 8 (hàng)
	Đáp số: 8 hàng
- GV nhận xét 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Một phần tư
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Giới thiêu một phần tư ( ¼ ) 
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được “Một phần tư”.
Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, giảng giải.
Giới thiệu “Một phần tư” (1/4)
- HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
- Hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế đã tô màu một phần bốn hình vuông (một phần bốn còn gọi là một phần tư)
- Hướng dẫn HS viết: 1/4; đọc : Một phần tư.
 Kết luận: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần (tô màu) được 1/4 hình vuông.
v Hoạt động 2: (17’) Thực hành 
Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức để làm bài tập ¼ .
Phương pháp : Luyện tập, vấn đáp, thực hành.
+ Bài 1: HS quan sát các hình rồi trả lời:
- Tô màu 1/4 hình A, hình B, hình C.
+ Bài 3: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời:
- Hình ở phần a) có 1/4 số con thỏ được khoanh vào.
- GV nhận xét.
5. Củng cố – Dặn dò : (5’)
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- Bảng phụ: Có 20 chấm tròn. Em hãy khoanh tròn ¼ số chấm tròn trên bảng.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- 3 HS đọc bảng chia 4
- 2 HS lên bảng sửa bài 5
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình vuông
- HS viết: 1/4 
- HS đọc : Một phần tư.
- Vài HS lập lại.
- HS quan sát các hình
- Ghi vào vở hình A, hình B, hình C .
- HS ghi tên hình vào vở .
- HS quan sát tranh vẽ
- HS tô màu và nêu tranh vẽ ở phần a có 1/4 số con thỏ được khoanh vào.
- 2 đội thi đua cầm bút dạ thực hiện theo yêu cầu của GV.
Thứ ngày tháng năm 
Tập đọc
Voi nhà
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu Nội dung: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 2. Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 3. Thái độ : BVMT: Bảo vệ nguồn nước, môi trường tự nhiên cho muôn vật có nơi sinh sống.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) (3’) Quả tim Khỉ.
- HS đọc và trả lời câu hỏi về bài Quả tim Khỉ.
- Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
- Nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Bài học hôm nay, chúng ta sẽ được làm quen với một chú voi nhà rất khoẻ và thông minh. Chú đã dùng sức khoẻ phi thường của mình để kéo một chiếc ô tô ra khỏi vũng lầy. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (17’) Luyện đọc 
Mục tiêu : HS đọc đúng các từ khó và hiểu nghĩa một số từ ngữ.
Phương pháp : Quan sát, thực hành, vấn đáp, nêu gương 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
- Chú ý: Giọng người dẫn chuyện: thong thả, đoạn đầu thể hiện sự buồn bã khi xe gặp sự cố, đoạn giữa thể hiện sự hồi hộp, lo lắng, đoạn cuối hào hứng, vui vẻ.
 - Giọng Tứ: lo lắng.
Giọng Cần khi nói Không được bắn: to, dứt khoát.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS tìm các từ khó đọc trong bài. Sau đó đọc mẫu và yêu cầu HS luyện phát âm các từ này.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Gần tối chịu rét qua đêm.
+ Đoạn 2: Gần sáng Phải bắn thôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Nêu yêu cầu đọc đoạn và gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu:
 Tứ rú ga mấy lần/ nhưng xe không nhúc nhích.// Hai bánh đã vục xuống vũng lầy.// Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe,/ chịu rét qua đêm.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1. Hướng dẫn HS đọc bài với giọng hơi buồn và thất giọng vì đây là đoạn kể lại sự cố của xe.
- HS đọc đoạn 2.
- Trong đoạn văn có lời nói của các nhân vật, vì vậy khi đọc đoạn văn này các em cần chú ý thể hiện tình cảm của họ. Đang thất vọng vì xe bị sa lầy, giờ lại thấy xuất hiện một con voi to, dữ, Tứ và Cần không tránh khỏi sự lo lắng, khi đọc bài các em hãy cố gắng thể hiện lại tâm trạng này của họ.
- HS đọc 4 câu hội thoại có trong đoạn này.
- HS đọc lại đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3.
- HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu của đoạn. Giảng chính xác lại cách ngắt giọng và cho HS luyện ngắt giọng 2 câu văn này.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- Đọc cả bài: HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
- Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
- Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu bài 
Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài, ý nghĩa của từng đoạn.
Phương pháp : Đàm thoại, động não.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
- Tìm câu văn cho thấy các chiến sĩ cố gắng mà chiếc xe vẫn không di chuyển?
- Chuyện gì đã xảy ra khi trời gần sáng?
- Vì sao mọi người rất sợ voi?
- Mọi người lo lắng ntn khi thấy con voi 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_giao_an_lop_2_tuan_24.doc