Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Phố

Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Phố

Tiếng việt (Tiết 11+12)

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ? (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực đặc thù.

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.

 Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai).

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

 Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của các em (quý thời gian, không lãng phí thời gian).

 HTL 2 khổ cuối của bài thơ.

2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).

- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm:

+ Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian.

+ Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 49 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Phố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2 
( Từ ngày 13 / 9 17 / 9 / 2021)
TNT
B
Môn
ST
Tên bài dạy
Ghi chú
Thứ 2
13/ 9
S
HĐTN.C cờ 
Tiếng việt
Tiếng việt
Toán
04
11
12
06
Sinh hoạt dưới cờ: Thực hiện nội quy nhà trường
Đọc 1: Ngày hôm qua đâu rồi?
Đọc 2: Ngày hôm qua đâu rồi?
Tia số. Số liền trước – Số liền sau( Tiết 2)
Thứ 3
14/9
S
Toán
Tiếng việt
Tiếng việt
TNXH
07
13
14
03
Đề - xi – mét ( Tiết 1)
Viết 1: Nghe –viết: Đồng hồ báo thức
Viết 2: Chữ hoa: Ă, Â
Nghề nghiệp ( Tiết 1 )
Thứ 4
15/9
S
GDTC
Toán
Tiếng việt
Tiếng việt
03
08
15
16
Bài1: Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại ( Tiết 3)
Đề - xi – mét ( Tiết 2)
Đọc 3: Một ngày hoài phí
Đọc 4: Một ngày hoài phí
C
Ổn định
GDTC
HĐTN
Anh văn 
04
05 
Bài 2: Biến đổi đội hình hàng dọc thành hàng ngang, vòng tròn và ngược lại( Tiết 1)
Cùng bạn đến trường
GV bộ môn dạy
Thứ 5
16/9
S
Toán
Tiếng việt
Tiếng việt
TNXH 
Đạo đức
09
17
18
04
02
Số hạng – Tổng
Nghe nói : Kể chuyện đã học: Một ngày hoài phí
Viết 3: Tự thuật
Nghề nghiệp ( Tiết 2 )
Quý trọng thời gian ( Tiết 2)
Thứ
6
17/9
S
Toán
Tiếng việt
Tiếng việt
HĐTN.SHL
10
19
20
06
Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
Đọc 5: Góc sáng tạo: Bạn là ai?
Đọc 6: Góc sáng tạo: Bạn là ai? + Tự đánh giá ( 0,5 tiết)
SHL: Trang trí lớp học
C
Ổn định
Âm nhạc
Anh văn
Mĩ thuật
GV bộ môn dạy
GV bộ môn dạy
GV bộ môn dạy
 SÁNG Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
 Hoạt động trải nghiệm. Chào cờ (TIẾT 4)
 SINH HOẠT DƯỚI CỜ. THỰC HIỆN NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS có ý thức thực hiện nội quy và củng cố nền nếp học tập trong năm học mới. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện nội quy trường, lớp.
3. Phẩm chất
 - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống, 
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, cùng chuẩn bị với HS trang phục, vật dụng cho các tiểu phẩm. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
Biểu diễn các tiểu phẩm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ - Thực hiện nội quy nhà trường.
b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện nội quy và củng cố nền nếp học tập trong năm học mới. 
b. Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần và phát động phong trào thi đua của tuần tới.
- GV cho HS sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề Thực hiện nội quy nhà trường. 
- GV phổ biến nội quy nhà trường.
- GV tổ chức cho HS biểu diễn từ 1 đến 2 tiểu phầm có hoạt cảnh liên quan đến việc thực hiện nội quy học tập ở trường: hoạt cảnh liên quan đến việc đi học đúng giờ, chăm chỉ học tập,...
- GV mời một số HS có tinh thần học tập tốt và rèn luyện tốt lên trước sân khấu chia sẻ về việc thực hiện nội quy của bản thân.
- GV tuyên dương các tập thể lớp và cá nhân có thành tích trong học tập và rèn luyện nền nếp, thực hiện nội quy ngay từ đầu năm học. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- HS biểu biễn tiểu phẩm, các HS khác lắng nghe, quan sát, cổ vũ.
- HS chia sẻ trên sân khấu. 
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ): 
 ..
	----------------š ¯ ›------------
Tiếng việt (Tiết 11+12)
BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ? (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù.
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.
Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai).
+ Năng lực văn học:
 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.
Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của các em (quý thời gian, không lãng phí thời gian).
HTL 2 khổ cuối của bài thơ.
2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi.
+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm:
+ Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian.
+ Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.
- GV kiểm tra xem HS có mang lịch đến lớp không; GV phát lịch cho nhóm không mang lịch, giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số HS trình bày kết quả:
+ Câu 1: Quan sát tranh và cho biết, mỗi vật trong tranh dùng để làm gì?
+ Câu 2: Đọc một quyển lịch hoặc tờ lịch tháng và cho biết:
a) Năm nay là năm nào?
b) Tháng này là tháng mấy?
c) Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?
BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài: Đây là quyển lịch để ghi ngày, tháng, năm. Lịch gồm 365 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày. Mỗi ngày em bóc đi 1 tờ lịch. Đó là tờ lịch ghi ngày hôm qua. Trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới. Có một bạn nhỏ cầm tờ lịch trên tay, băn khoăn: Ngày hôm qua đâu rồi? Vậy ngày hôm qua đi đâu? Nó có mất đi không? Làm thế nào để ngày hôm qua không mất đi, để thời gian không lãng phí? Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ giúp các em trả lời những CH đó.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (giọng chậm rãi, tình cảm), kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: tờ lịch, toả hương, ước mong.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ GV cho HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV chỉ định một HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV yêu cầu HS đọc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trong nhóm. Trước khi HS đọc, GV nhắc cả lớp nghỉ hơi đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc. VD: Em cầm tờ lịch cũ: // Ngày hôm qua đầu rồi? // Ra ngoài sân / hỏi bổ // Xoa đầu em, / bố cười. //
+ GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).
+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) – giọng nhỏ.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.
- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Trả lời: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
+ Câu 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.
a) Vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.
b) Vì bạn nhỏ không thấy ngày hôm qua nữa.
c) Vì ngày hôm qua đã trôi đi, không quay trở lại nữa.
GV trả lời: Cả 3 ý các em đều có thể chọn.
+ Câu 3: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:
4. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.
- GV chốt đáp án:
- GV bổ sung: Các em đã tìm được nhiều từ ngữ chỉ thời gian. Thầy (cô) tin rằng các em sẽ biết sử dụng những từ ngữ ấy để nói về các hoạt động trong mỗi thời điểm của mình. Thầy (cô) cũng mong rằng với mỗi ngày mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm dù đã trôi qua, đang diễn ra hay sắp tới, các em đều học được nhiều điều hay, làm được nhiều việc tốt.
5. HĐ 4: HTL 2 khổ thơ cuối
Mục tiêu: HTL được 2 khổ thơ cuối.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ 3, 4 theo cách xoá dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xoá hết, chỉ giữ những chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xoá toàn bộ.
- GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.
6. Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.
- GV cho HS đọc lại bài
- Qua bài học các em biết được điều gì?
- GV nhận xét tiết học, khen HS đọc tốt, dặn HS chuẩn bị bài mới.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp, cả lớp lắng nghe:
+ Câu 1:
Hình chiếc đồng hồ: Một chiếc là đồng hồ báo thức, chiếc kia là đồng hồ treo tường. Đồng hồ cho em biết giờ giấc (biết thời gian). Đồng hồ báo thức còn có chuông gọi em thức dậy đúng giờ.
Hình các quyển lịch: Quyển 1 là lịch bàn (để trên mặt bàn). Quyển 2, 3 là lịch treo tường. Quyển 3 có 12 tờ để biết ngày của 12 tháng. Quyển 2 có 365 – 366 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày, hết ngày thì bóc tờ lịch đi.
+ Câu 2: HS chọn đọc 1 quyển lịch.
BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo GV:
+ HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.
+ HS đọc nhóm đôi.
+ HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:
+ Câu 1:
HS 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
HS 2: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
+ Câu 2:
HS 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.
HS 1 phát biểu tự do.
+ Câu 3:
HS 1: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý; Ngày hôm qua không mất đi vì trong ngày hôm qua:
HS 2:
Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.
Những nụ hoa hồng đã lớn lên. - 1) Khổ thơ 2.
Em đã học hành chăm chỉ. - 3) Khổ thơ 4.
+ Câu 4:
HS 2 phỏng vấn: Ngày hôm qua, bạn đã làm được việc gì tốt?
HS 1: Ngày hôm qua, tôi đã giải bài toán rất nhanh, được cô khen.
HS 3: Ngày hôm qua vào buổi tối mẹ đi làm về muộn, tôi giúp mẹ trông em bé để mẹ kịp nấu cơm. Mẹ rất vui. /...
- HS lắng nghe GV chốt đáp án.
Trả lời:
a) Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.
b) Những nụ hoa hồng đã lớn lên. – 1) Khổ thơ 2.
c) Em đã học hành chăm chỉ. – 3) Khổ thơ 4.
- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.
- HS lên bảng báo cáo kết quả.
+ BT 1: Các từ ngữ chỉ ngày: hôm kia – hôm qua – hôm nay – ngày mai – ngày kia.
+BT 2: Các từ ngữ chỉ năm: năm kia – năm ngoái (năm trước) – năm nay – năm sau (sang năm, năm tới) – năm sau nữa.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe.
- HS HTL 2 khổ thơ cuối.
- Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.
- Cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị ở nhà.
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ): 
 ..
	----------------š ¯ ›------------
Toán (Tiết 6 ) 
 TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU ( tt )
 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
' 1. Kiến thức, kĩ năng:
 - Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số.
 - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
 - Biết xếp thứ tự các số.
 2. Phẩm chất, năng lực:
 a. Năng lực: 
 - Thông qua việc nhân biết tia số, xác định vị trí các số trên tia số, sử dụng số để so sánh, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
 b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Mô hình tia số
 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động:
 *Kiểm tra:
+ GV đố, HS thi đua trả lời.
+ Cả lớp theo dõi nhận xét.
+ GV nhận xét.
2/ Luyện tập, thực hành:
a/ Giới thiệu bài:
+ GV giới thệu bài.
b/ Luyện tập, thực hành:
Bài3: HS nêu yêu cầu
+ GV hướng dẫn mẫu, HS theo dõi.
+ HS tự hoàn thành bài.
+ HS đổi vở nhau kiểm tra.
+ HS trình bày trước lớp,GV nhận xét.
Bài 4: HS nêu yêu cầu
+ HS quan sát trên tia số, nhận xét :
- Em có nhận xét gì các số trên tia số?
+ Sau đó HS tự điền dấu vào bài tập.
+ HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
c/ Hoạt động vận dụng:
Bài 5: HS nêu yêu cầu
+ HS làm theo nhóm đôi.
+ Các nhóm xung phong lên trình bày.
+ Cả lớp theo dõi nhận xét.
+ GV nhận xét , tuyên dương.
- So sánh số đứng sau với số đứng trước trên tia số
b) Trả lời câu hỏi
- Số liền trước của số 5 là số nào?
- Số liền sau của số 9 là số nào?
- GV nhận xét, kết luận
3/ Củng cố - dặn dò:
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Tia số giúp các em trong học toán?
- Dặn dò: Về nhà nói điều em biết về Tia số, số liền trước- số liền sau cho người thân nghe.
 + GV nhận xét tiết học.
TIA SỐ.
SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU
- Số liền trước của số 6 là số nào?
- Số liền sau của số 55 là số nào?
- Số liền trước của số 1 là số nào?
- Số liền sau của số 99 là số nào?
TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU ( tt )
Bài3: Số ?
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
5
6
7
29
30
?
?
68
69
?
99
?
Bài 4: Chọn ( > ,< ) thích hợp:
- Trên tia số, số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
 88 90 
 98 > 89 95 < 100
Bài 5: Sắp xếp các số :
a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn:
 . 23 , 30 , 47 , 69 .
b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé:
 . 69 , 47, 30 , 23.
- Biết về tia số, thực hiện tốt các bài tập so sánh các số.
- Giúp em sử dụng tia số để nhận biết số nào lớn hơn, số nào bé hơn.
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ): 
 ..
	----------------š ¯ ›------------
 SÁNG Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021
Toán (Tiết 7)
 ĐỀ - XI - MÉT ( Tiết 1) 
 I. Yêu cầu cần đạt : Sau bài học, HS có khả năng:
' 1. Kiến thức, kĩ năng:
 - Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.
 - Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm
 - Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
 2. Phẩm chất, năng lực:
 a. Năng lực: 
 - Thông qua quan sát, đo đạc, so sánh, trao đổi, nhận xét chia se ý kiến để nắm vững biểu tượng đơn vị đo độ dài dm, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
 b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét.
 - Một số bang giấy, sợi dây với độ dài cm định trước.
 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
+ Chia nhóm.
+ GV phát cho mỗi nhóm một sợi dây được chuẩn bị trước (Có dộ dài khoảng 30-35cm). 
+ Yêu cầu mỗi nhóm đo một số băng giấy được chuẩn bị trước (số đo của các băng giấy là 10cm, 12cm, 9cm, ),rồi lựa chọn 1 băng giấy phù hợp để đo độ dài của sợi dây.
+ HS thực hiện nhóm 4 đo băng giấy. Ghi các số đo lên băng giấy.
+ Đại diện nhóm trình bày.Giải thích cách cách lựa chọn của nhóm. 
2. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.
- Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm
1. GV giới thiệu
+ Gv cầm băng giấy dài 10cm và nói: “Đây là 1đề-xi-mét ” 
+ GV giới thiệu bài.
+ Yêu cầu hs đọc nội dung SGK.
- Đề-xi-mét là gì? Viết tắt như thế nào? 
+ GV yêu cầu HS cầm băng giấy dài10cm.
- Vậy 1dm bằng bao nhiêu cm?
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
2. Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm
+ GV yêu cầu HS cầm băng giấy dài10cm và nói : “ Băng giấy dài 1đê-xi-mét ”.
+ GV yêu cầu HS giơ sợi dây của nhóm đã đo trong phần khởi động. Hỏi sợi dây dài bao nhiêu dm?
+ Yêu cầu HS cùng nhau nhắm mắt và nghĩ về độ dài 1dm.
3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học về dm để làm bài tập.
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu BT1.
- Yêu cầu hs làm bài theo nhóm 2.
- Gọi các nhóm trình bày
- Gv chốt kiến thức.
4. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
+ Yêu cầu HS tự ước lượng sau đó dùng thước đo để đo độ dài đồ vật quanh lớp học.
+ GV theo dõi giúp đỡ, tuyên dương.
- Các băng giấy có độ dài : 10cm, 12cm, 9cm.
- Dùng băng giấy có số đo 10cm để đo độ dài sợi dây là thuận tiện và dễ dàng nhất.
ĐỀ - XI - MÉT ( Tiết 1)
- Đề-xi-mét là một đơn vị đo dộ dài, viết tắt là dm.
- 1dm = 10cm
- Sợi dây dài 3dm
- Gang tay của em dài hơn hay ngắn hơn 1dm?
- Bút chì của em dài hơn hay ngắn hơn 1dm?
- Hộp bút của em dài khỏng bao nhiêu dm?
Bài 1: Chọn thẻ ghi số đo thích hợp với mỗi đồ vật sau:
- Chiếc bút chì dài 5cm.
- Thanh gỗ dài 1dm.
- Băng giấy dài 12cm.
 5.Củng cố- dặn dò
 - Bài học hôm nay, em học được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Để nắm vững kiến thức về dm em nhắc bạn điều gì?
 - Em muốn tìm hiểu thêm điều gì?
 - Dặn dò: Dặn hs tự ước lượng những đồ vật có độ dài là dm và dung thước đo kiểm tra lại. Hôm sau đến lớp chia sẻ với các bạn.
 + GV nhận xét tiết học. 
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ): 
 ..
	----------------š ¯ ›------------
Tiếng việt (Tiết 13+14)
BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM
BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù.
+ Năng lực ngôn ngữ:
Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.
Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh.
Viết đúng 10 chữ cái (từ g đến ơ) theo tên chữ. Thuộc lòng tên 19 chữ cái trong bảng chữ cái.
Biết viết các chữ cái Ă, Â viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.
	2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học 
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Óc quan sát và ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.
- Phần mềm hướng dẫn viết chữ Ă, Â.
- Mẫu chữ cái Ă, Â viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở Luyện viết 2, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. HĐ 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.
Cách tiến hành:
2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Đồng hồ báo thức.
- GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:
+ Về nội dung: Bài thơ miêu tả hoạt động của kim giờ, kim phút, kim giây của một chiếc đồng hồ báo thức. Mỗi chiếc kim đồng hồ như một người, rất vui.
+ Về hình thức: Bài thơ có 2 khổ thơ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.
2.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.
2.3. Chấm, chữa bài:
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. HĐ 2: Điền chữ ng hay ngh? (BT2)
Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc YC của BT; nhắc lại quy tắc chính tả ng và ngh.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.
- GV viết nội dung BT lên bảng (2 lần); mời 2 HS lên bảng làm BT.
- GV chữa bài: 
4. HĐ 3: Hoàn chỉnh bảng chữ cái (tiếp theo) (BT 3)
Mục tiêu: Viết đúng 10 chữ cái (từ g đến ơ) theo tên chữ. Thuộc lòng tên 19 chữ cái trong bảng chữ cái.
Cách tiến hành:
- GV treo bảng phụ đã viết bảng chữ cái, nêu YC: Viết vào vở Luyện viết (theo tên chữ) những chữ cái còn thiếu.
- GV chỉ cột ghi 10 tên chữ cái cho cả lớp đọc
- GV mời 1 HS làm mẫu đọc tên chữ cái: giê – g / hát – h.
- GV yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng lớp, yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở Luyện viết 2.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng bảng 10 chữ cái tại lớp.
5. HĐ 4: Tập viết chữ hoa Ă, Â
Mục tiêu: Biết viết các chữ cái Ă, Â viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
Cách tiến hành:
5.1. Quan sát mẫu chữ hoa Ă, Â
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Ă và Â:
+ Chữ Ă và Â hoa có điểm gì khác và giống chữ A hoa? (Viết như chữ A hoa nhưng có thêm dấu phụ).
+ Các dấu phụ trông như thế nào?
Dấu phụ trên chữ Ă là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh của chữ A.
Dấu phụ trên chữ A gồm 2 nét thẳng xiên nối nhau, trông như một chiếc nón lá úp xuống chính giữa đỉnh chữ A, có thể gọi là dấu mũ.
- GV viết các chữ Ă, Â lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
5.2. Quan sát cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ấm áp tình yêu thương.
- GV giúp HS hiểu: Cụm từ nói về tình cảm yêu thương mang lại sự ấm áp, hạnh phúc.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:
Những chữ có độ cao 2,5 li: Â, h, y, g.
Chữ có độ cao 2 li: p.
Chữ có độ cao 1,5 li: t.
Những chữ còn lại có độ cao 1 li: m, a, i, n, ê, u, u.
- GV viết mẫu chữ Ấm trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu), nhắc HS lưu ý điểm cuối của chữ A nối liền với điểm bắt đầu chữ m.
5.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một
- GV yêu cầu HS viết các chữ Ă, Â cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.
- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ vào vở.
6. Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.
- GV nhận xét tiết học, 
- Nhắc nhở HS về tư thế viết, chữ viết, cách giữ vở sạch đẹp, Nhắc HS chưa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp; luyện viết thêm phần bài ở nhà, dặn HS chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe.
Chính tả(NV): Đồng hồ báo thức
- HS nghe nhiệm vụ.
- HS đọc thầm theo.
- 1 HS đọc bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- HS nghe – viết.
- HS soát lỗi.
- HS tự chữa lỗi.
- HS quan sát, nhận xét, lắng nghe.
Bài tập 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: na hay ngh?
- 1 HS đọc YC của BT; nhắc lại quy tắc chính tả ng và ngh: ngh + e, ê, i; ng + a, o, ô,...
- HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.
- 2 HS lên bảng làm BT.
ngày hôm qua, nghe kể chuyện, nghỉ ngơi, ngoài sân, nghề nghiệp.
- HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.
Bài tập 3: Viết vào vở 10 chữ cái trong bảng sau:
- HS nghe YC, hoàn thành BT vào vở Luyện viết.
- Cả lớp đọc theo GV.
- 1 HS làm mẫu đọc tên chữ cái: giê – g / hát – h.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Các HS còn lại làm bài vào vở Luyện viết 2.
(G, h, I, k, l, m, n, o, ô, ơ)
- Cả lớp đọc thuộc lòng bảng 10 chữ cái tại lớp.
Tập viết chữ hoa Ă, Â
- HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Ă và Â theo hướng dẫn của GV.
 Â
Ă
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết các chữ Ă, Â cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.
- HS viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ vào vở.
Ấm áp tình yêu thương
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị ở nhà.
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ): 
 ..
----------------š ¯ ›------------
Tự nhiên và xã hội ( Tiết 3)
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP (2 tiết)
 I. MỤC TIÊU
 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
 - Nói được tên nghề nghiệp, công việc của những người lớn trong gia đình.
 2. Năng lực
 + Năng lực chung: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 + Năng lực riêng: 
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
 3. Phẩm chất
 Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích của em sau này. 
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
 1. Phương pháp dạy học
 - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
 2. Thiết bị dạy học
 a. Đối với giáo viên
 - Giáo án.
 - Các hình trong SGK.
 - Tranh ảnh về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện.
 - Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2. 
 b. Đối với học sinh
 - SGK. 
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	TIẾT 1	
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
+ GV mở nhạc, cho HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về nghề nghiệp (bài Lớn lên em sẽ làm gì?). 
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Bài hát nhắc đến tên những công việc, nghề nghiệp gì? 
- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa nghe bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? Vậy các lớn lên em sẽ làm gì? Làm người công nhân đi dựng xây những nhà máy mới? Làm người nông dân lái máy cày trên bao đồng ruộng? Hay làm người lái tàu đưa những con tàu ra Bắc vào Nam? Làm người kỹ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước? Còn rất nhiều nghề nghiệp đẹp đẽ và có ích cho xã hội, đất nước đúng không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và nghề nghiệp yêu thích sau này của các em. Chúng ta cùng vào.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình
a. Mục tiêu:
- Nói được tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. 
b. Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi:
- Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình dưới đây.
- Công việc và nghề nghiệp đó có ý nghĩa gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
+ GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. 
+ GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. 
II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Đặt được câu hỏi và trả lời
a. Mục tiêu:
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. 
- Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này. 
b. Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp
+ GV yêu cầu HS thảo luận: 
- Từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình mình theo gợi ý trong SGK hoặc theo đoạn hội thoại .
- HS nói cho bạn nghe những công việc, nghề nghiệp của những người trong gia đình mình giúp ích gì cho gia đình và xã hội? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.
+ GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
+ GV hoàn thiện phần trình bày của HS. 
Bước 3: Làm việc nhóm 6
+ GV yêu cầu: Từng thành viên trong nhóm chia sẻ lớn lên mình thích làm nghề gì và vì sao?
+ GV mời một số HS chia sẻ trước lớp và khuyến khích HS phải chăm ngoan để thể hiện ước mơ của mình. 
Bài 2 : Nghề nghiệp
1/ Công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình
- Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình:
- 1. ca sĩ - 2. lái taxi, - 3. cầu thủ đá bóng – 4. thợ xây – 5. bác sĩ – 6. cảnh sát giao thông.
- Ý nghĩa của các công việc, nghề nghiệp:
+ Ca sĩ: mang tiếng hát để cổ động, động viên, truyền cảm hứng yêu đời, mang lại niềm vui đến mọi người. 
+ Lái taxi: đưa mọi người đến nơi cần đến và an toàn.
+ Cầu thủ đá bóng: thi đấu vì màu cờ sắc áo của địa phương, của đất nước, mang lại niềm vui, sự tự hào cho mọi người.
+ Thợ xây: xây dựng lên những ngôi nhà cao tầng, con đường đẹp đẽ cho mọi người.
+ Bác sĩ: khám và chữa bệnh cho mọi người.
+ Cảnh sát giao thông: chỉ dẫn giao thông cho mọi người tham gia giao thông, tránh được ách tắc. 
VD:
A:- Mẹ bạn làm công việc gì?
B:- Cô

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_pho.doc