Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 9

Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 9

Ôn tập (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút.

 - Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được môt số từ chỉ sự vật (BT3, BT4).

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả các bài văn bản thông thường) bút dạ, 3 – 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng.

 - Học sinh : SGK, xem trước bài.

 

doc 28 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ôn tập (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút. 
 - Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được môt số từ chỉ sự vật (BT3, BT4).
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả các bài văn bản thông thường) bút dạ, 3 – 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng.
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) Bàn tay dịu dàng.
3. Bài mới- Giới thiệu :(1’) Ghi tựa “ Ôn tập ”.
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(10’)Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7 , 8 HS ).
Mục tiệu : HS đọc trôi chảy, nghỉ hơi đúng, đọc bài tốt
Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá.
- Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc GV ghi sẵn vào phiếu.
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn HS đọc.
- GV nhận xét – chấm điểm .
+ Hoạt động 2 :(5’) HTL bảng chữ cái (miệng ) 
Mục tiêu : HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái thành thạo.
Phương pháp : Trò chơi, quan sát.
- 1 HS điều khiển lớp mời vài HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Trò chơi “ truyền điện” . Đọc nối tiếp nhau thuộc lòng bảng chữ cái .
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bộ bảng chữ cái .
+ Hoạt động 3 : (6’) Xếp từ đã học vào ô thích hợp trong bảng .
Mục tiêu : HS viết được các từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ cây cối .
Phương pháp : Thảo luận, nhóm đôi.
- HS đọc yêu cầu của bài .
- GV phát bút dạ và giấy khổ to đã kẻ cho HS :
Chỉ người
Đồ vật
Con vật 
Cây cối 
- GV nhận xét .
+ Hoạt động 4 :(5’) Tìm hiểu những từ có thể xếp vào các ô trống trong bảng ( viết ) .
Mục tiệu : Hs tìm và viết thêm các từ có thể xếp vào các ô trống trong bảng ( viết ) .
Phương pháp : Động não, gợi mở.
- GV cho HS viết thêm các từ vào bảng chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
5. Củng cố dặn dò :(5’)
- Cho HS đọc lại bảng chữ cái .
- HS đại diện 3 dãy bàn nêu các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
- Về tiếp tục học thuộc lòng bảng chữ cái .
- Nhận xét tiết học.
- Hát
Đồ dùng dạy học : Giấy bốc thăm .
- HS bốc thăm và được xem lại bài 2phút .
- HS đọc .
- HS trả lời .
Đồ dùng dạy học : Bảng phụ.
- HS đố nhau : 1 HS viết chữ cái lên bảng mời 1 HS nói ; hoặc ngược lại : 1 HS nói mời 1 HS viết .
Đồ dùng dạy học : Bút, giấy khổ to.
- 1 HS đọc
- HS ghi vào giấy .
- Đại diện các nhóm nhìn lên bảng dán và đọc kết quả .
- HS nhận xét .
Đồ dùng dạy học : VBT, bảng phụ. 
- 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
Tiếng Việt
Ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút.
 - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT2). Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3)
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả các bài văn bản thông thường) bút dạ, 3 – 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng.
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
+ Hoạt động 1 :(10’) Kiểm tra tập đọc khoảng 7 – 8 HS . 
- Thực hiện như tiết 1 .
+ Hoạt động 2 :(10’) Đặt 2 câu theo mẫu .
Mục tiêu : HS đặt đựơc 2 câu theo mẫu : “ Ai ? là gì ? ” đúng và thành thạo gồm 2 bộ phận chính.
Phương pháp : Quan sát, trò chơi .
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Bảng phụ có mẫu bài tập 2 :
Ai ( cái gì , con gì )
Là gì ?
Bạn Lan 
Bố em 
là HS giỏi.
là bác sĩ .
- Gọi 1 , 2 HS khá giỏi nhìn bảng đặt câu tương tự câu mẫu .
- GV cho từng cặp HS ( 2 H ) cứ 1 HS nêu Ai ? ( cái gì ?, con gì ? ) em khác trả lời là gì ?
- Nhận xét.
+ Hoạt động 3 :(15’) Ghi lại tên riêng của các nhận vật theo thứ tự bảng chữ cái .
Mục tiêu : HS viết tên riêng của các nhân vật trong các bài Tập Đọc đã học ở tuần 7 , 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái .
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp , gợi mở .
- Nêu yêu cầu của bài .
- Cho HS mở mục lục sách tuần 7 – 8 ( chủ điểm thầy cô) 
- Gọi 1 HS đọc tên các bài tập đọc trong tuần 7 ( số trang – tên riêng ) .
- GV ghi bảng các tên riêng : Dũng, Khánh.
- 1 HS đọc tên các bài tập đọc ở tuần 8 ( số trang + tên riêng ) .
- GV ghi bảng : Minh, Nam, An.
- Yêu cầu cả lớp sắp xếp lại 5 tên riêng theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái .
- GV theo dõi – nhận xét .
- Chốt lời giải đúng: An , Dũng, Khánh, Minh, Nam.
5. Củng cố- dặn dò :(2’)
- Chuẩn bị : Ôn tập ( tiết 3 ) .
- Nhận xét tiết học .
- HS đọc .
Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi sẵn mẫu câu.
- 1 HS đọc mẫu câu trên bảng.
- HS đặt câu – Nhận xét.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- 7 – 8 cặp HS thực hiện.
Đồ dùng dạy học : SGK .
- HS mở SGK
Người thầy cũ : trang 56
Thời khoá biểu : trang 58 
Cô giáo lớp em : trang 60
HS nêu tên riêng :Dũng , Khánh 
Người mẹ hiền : trang 63
Bàn tay dịu dàng : trang 66
Đổi giày : trang 68
Tên : Minh, Nam, An 
- HS làm vở nháp 
- Đại diện 3 HS của 3 dãy lên thi đua đọc .
Toán
Lít
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu .
 - Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
 - Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
 2. Kỹ năng : HS thực hiện tính nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : HS có hứng thú tham gia tích cực vào giờ học toán .
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước.
 - Học sinh : Bộ đồ dùng học tập, Vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Gọi HS lên sửa bài :
 64 48
 +36 +52
- Gọi 1 HS sửa bài : 90 + 10 ; 50 + 50 .
- GV Nhận xét – tuyên dương .
3. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa “ Lít ”
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1: (5’) Làm quen vói biểu tượng về dung tích .
Mục tiêu : HS bước đầu có biểu tượng về dung tích 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- GV lấy 2 cốc thuỷ tinh to nhỏ khác nhau & bình nước ( nước có màu càng tốt ) rót đầy 2 cốc nước đó:
- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ? Cốc nào chứa được ít nước hơn ?
- Cho Hs so sánh giữa các vật có sức chứa khác nhau: bình, cốc, chai, can ..
- GV nhận xét .
+ Hoạt động 2 : (8’) Giới thiệu ca 1 lít ( chai 1 lít ) - Đơn vị lít .
Mục tiêu : HS nhận biết ca 1 lít hoặc chai 1 lít, biết viết, đọc, viết tên gọi & kí kiệu của lít .
Phương pháp : Quan sát, vấn đáp .
- GV đây là cái ca 1 lít ( chai 1 lít ) .
- Rót nước cho đầy ca ( chai ) ta được 1 lít nước 
- Cho HS xem SGK & nêu : Rót sữa cho đầy ca 3 lít ta được bao nhiêu ?
- Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca, cái thùng, ta dùng đơn vị đo là lít, viết tắt là l . GV viết bảng .
- GV viết yêu cầu HS đọc .
- GV đọc : hai lít, ba lít. HS viết .
+ Hoạt động 3 :(15’) Thực hành .
Mục tiêu :HS làm được các phép tính có liên quan đến đơn vị lít .
Phương pháp : Thực hành, quan sát .
 + Bài 1: HS đọc – viết tên gọi đơn vị lít
 + Bài 2: ( cột 1, 2) HS làm quen tính cộng trừ với số đo theo đơn vị lít .
 9 l + 8 l = 17l
 + Bài 4: Cho HS tóm tắt đề bài toán rồi suy nghĩ tự giải .
- GV lưu ý HS : Phép tính ứng với lời giải không cần ghi đơn vị trong phép tính chỉ ghi đơn vị trong ngoặc đơn ở kết quả .
5. Củng cố – dặn dò :(5’)
- GV chia lớp ra làm 3 nhóm .
- GV nhận xét .
- Chuẩn bị : Luyện tập . 
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS sửa bài.
- Nhận xét.
Đồ dùng dạy học : Cốc, bình nước.
- HS quan sát .
- HS trả lời .
- Bình chứa nước nhiều hơn cốc, chai được ít hơn can .
Đồ dùng dạy học : SGK , ca hoặc chai 1 lít
- Mở SGK , quan sát & trả lời ta được 3 lít sữa .
- HS đọc lít viết tắt l
- HS đọc .
- HS lên bảng viết 2l , 3l .
Đồ dùng dạy học : Vở . 
- Viết tên gọi đơn vị lít 3l , 10l , 2l , 5l
- Đọc : ba lít , mười lít 
- Cả lớp làm vào vở .
- 1 HS lên bảng làm .
- Nhận xét – sửa bài .
- HS tóm tắt bài :
Lần đầu bán : 12 lít
Lần sau bán : 15 lít 
Hỏi tất cả : .. lít ?
- HS giải .
- Sửa bài .
- Mỗi nhóm 1 HS .
- HS tự viết số và đọc số.
- HS nhận xét .
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Giúp HS: 
 Nắm đơn vị đo thể tích lít ( l ). Củng cố biểu tượng về dung tích. Rèn luyện kỹ năng làm tính cộng, trừ, giải toán với các số đo thể tích có đơn vị lít (l).
 2. Kỹ năng : HS thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận. 
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh bài tập 2 ( hoặc vật thật )
 - Học sinh : Bộ ĐDHT, Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Lít.
- HS1 : đọc viết các số đo thể tích có đơn vị lít (năm lít = 5 l )
- HS2 tính : 17 l - 6 l = 
 18 l - 5 l =
 28 l - 4 l - 5 l =
- GV nhận xét.
3. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Gv giới thiệu bài- Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(20’) Luyện tập 
Mục tiêu : Hs tính nhẩm đúng, nắm được lệnh của bài toán qua hình vẽ giải toán có lời văn (dạng ít hơn).
Phương pháp : Thực hành, gợi mở, trực quan 
 + Bài 1: HS đọc đề 
- HS tính nhẩm và ghi kết quả 
- GV chốt : cách tính nhẩm .
 + Bài 2: 
- HS tìm lệnh của bài toán qua các thông tin trên hình vẽ .
- Chẳng hạn : có 3 cái ca, lần lượt chứa được 1l, 2l, 3l. Hỏi cả ba ca chứa được bao nhiêu lít ? (nhẩm 1l + 2l + 3l = 6l, viết 6 lít vào ô trống )
- GV chốt . 
 + Bài 3:
- HS đọc đề
- HS tóm tắt đề bài và suy nghĩ rồi giải
- GV nhận xét
+ Hoạt động 2 : (10’) Củng cố .
Mục tiêu :Thực hành đong làm quen với dung tích (sức chứa) 
Phương pháp : Thực hành, trò chơi 
- Nêu tên trò chơi. Thi đong nước .
- Nội dung : rót nước từ chai 1 lít sang 3 cốc như nhau.
- Cách chơi : 3 đội, đội nào rót khéo, nhanh hơn đội đó thắng.
- Nhận xét .
5. Củng cố – dặn dò :(2’)
- Chuẩn bị: luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét.
Đồ dùng dạy học : tranh (hoặc vật thật, bảng phụ)
- HS thực hiện vào Vở.
- Gọi 3 HS lên làm 3 cột 
- Sửa bài
- HS quan sát tranh .
- Tự tìm lệnh và nêu nội dung mỗi bài toán & nêu phép tính giải bài toán.
1l + 2 l + 3 l = 
3 l + 5l =
10 l + 20 l = 
- 1 HS đọc đề
- Tóm tắt: 
Thùng 1 : 16l
Thùng 2 ít hơn : 2l
Thùng 2 : l ?
- HS giải bài
- HS sửa bài
Đồ dùng dạy học : 2 lít nước chứa trong chai 1 / 1lít và các cốc như nhau.
- HS thực hiện đong sang các cốc.
- Đại diện mỗi nhóm 3 em thi đua 
- HS thực hện đong sang các cốc. Mỗi em rót 1 lần.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tiếng Việt
Ôn tập (tiết 3)
 I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút.
 - Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nói về sự vật (BT2, BT3).
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, bảng có ghi sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả.
 - Học sinh : SGK, Vở , bảng con
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Ôn tập .
3.Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa “ Ôn tập ”
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(13’) Kiểm tra tập đọc (7 – 8 HS ).
Mục tiêu : HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài đọc.
Phương pháp: Thực hành, kiểm tra, đánh giá.
- GV phổ biến nội dung kiểm tra cho HS bốc thăm 
- Nhận xét cho điểm.
+ Hoạt động 2 : (10’) Ôn tập về từ chỉ nngười và vật trong bài “Làm việc thật là vui ”.
Mục tiêu : HS tìm được các từ chỉ hoạt động của người, của mỗi vật.
Phương pháp : Thực hành, vấn đáp.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập ( tìm từ ngữ ).
- Treo bảng phụ ghi sẵn bài “Làm việc thật là vui”. 
- Nhận xét.
+ Hoạt động 3 :(7’) Ôn tập về hoạt động của con vật .
Mục tiêu : HS nói câu văn về con vật, đồ vật, loài cây hoặc loài hoa dựa theo cách viết trong bài : “Làm việc thật là vui”.
Phương pháp : Trò chơi thi đua.
- HS nêu hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối.
VD : Con mèo bắt chuột bảo vệ đồ đạc , thóc lúa trong nhà.
- GV nhận xét
5. Củng cố – dặn dò :(3’)
- Tuyên dương những em nói tốt – đọc bài tốt .
- Chuẩn bị: Ôn tập 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
Đồ dùng dạy học : SGK, các thăm.
- HS bốc thăm bài.
- HS đọc bài.
- HS đọc yêu cầu bài 
-1 HS làm bảng - Lớp làm VBT .
- Sửa bài.
- HS nối tiếp nhau đặt câu
- Làm vào VBT
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
 2. Kỹ năng : HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
 3. Thái độ : Hs thích gấp hình và biết giữ gìn sản phẩm.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Giấy thủ công, mẫu thuyền phẳng đáy không mui, có mui, quy trình gấp có hình vẽ minh họa từng bước gấp.
 - Học sinh : Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’) Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa “ Gấp thuyền phẳng đáy có mui”
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(7’) Hướng dẫn quan sát, nhận xét
Mục tiêu : HS quan sát và nắm được hình dáng, màu sắc và sơ bộ các bước gấp thuyền.
Phương pháp: quan sát, vấn đáp, gợi mở.
- Hs quan sát mẫu thuyền có mui
- Gv nêu câu hỏi về:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Hai bên mạn thuyền
+ Đáy thuyền
- Cho HS quan sát và so sánh giữa 2 thuyền không mui và có mui.
- Kết luận: Cách gấp 2 thuyền tương tự nhau, chỉ khác ở bước tạo mui.
- Gv mở dần mẫu thuyền – là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu, sau đó gấp theo các nếp gấp để được thuyền mẫu giúp Hs sơ bộ biết được cách gấp.
+ Hoạt động 2 :(23’) Hướng dẫn mẫu
Mục tiêu : HS nắm được quy trình gấp.
Phương pháp: Thực hành, quan sát.
 + Bước 1: Gấp tạo mui thuyền
- Đặt ngang tờ giấy hình chữ nhật gấp 2 đầu tờ giấy lại vào khoảng 2, 3 ô.
- Các bước gấp tương tự như gấp thuyền phẳng đáy không mui.
 + Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều
 + Bước 3: Gấp tạo thành thân và mui thuyền.
 + Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- HS thực hiện trên giấy nháp
5. Củng cố – dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại các bước thực hiện
- HS lên thực hiện.
- Chuẩn bị : Tiết 2
- Nhận xét tiết học.
- Hát
Đồ dùng dạy học: Mẫu
- HS quan sát trả lời.
- HS trả lời:
+ Giống: về hình dáng, đáy, mũi thuyền và các nếp gấp.
+ Khác : 1 loại có mui ở 2 đầu, 1 loại không có mui.
Đồ dùng dạy học: quy trình gấp
- HS quan sát
- 2 HS lên thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài gấp thuyền không mui.
- HS thực hiện các thao tác sau.
- 1-2 HS lên thao tác lại.
- Nhận xét.
- HS nêu
- Nhận xét.
Tự nhiên xã hội
Đề phòng bệnh giun 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.
 2. Kỹ năng : Biết được tác hại của giun đối với sức khỏe.
 3. Thái độ : Thực hiện ăn, uống sạch sẽ trong cuộc sống hằng ngày.
	KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và khơng nên làm gì để phịng bệnh giun.
	Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi ăn uống khơng sạch sẽ, khơng đảm bảo vệ sinh – gây ra bệnh giun.
	Kĩ năng làm chủ bản thân: Cĩ trách nhiệm với bản thân đề phịng bệnh giun.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh ảnh sưu tầm, hình vẽ SGK, hình vẽ trang 20 – 21 VBT.
 - Học sinh : SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : 
3. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1 : (10’)Thảo luận về bệnh giun 
Mục tiêu : HS nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun. HS biết nơi giun thường sống trong cơ thể và nêu tác hại của bệnh giun.
Phương pháp: thảo luận, vấn đáp 
- Các em đã bao giờ bị đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, chóng mặt, ỉa ra giun chưa ?
- Chốt : đó là triệu chứng của người bị nhiễm giun 
- GV phát phiếu bài tập hoặc HS mở VBT 
- Đọc yêu cầu bài 1
- Đại diện trình bày 
- Có thể tổ chức sắm vai
- Cho HS rút thăm 3 câu hỏi :
- Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ?( ruột người, hoặc ở một số bộ phận trong cơ thể )
- Giun ăn gì mà sống trong cơ thể (hút chất bổ, dinh dưỡng )
- Nêu tác hại của giun gây ra ?
- GV chốt lại 3 ý kiến trên : giun thường sống .. chết người 
+ Hoạt động 2 : (10’) Thảo luận về nguyên nhân gây ra lây nhiễm giun 
Mục tiêu : Hs phát hiện nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể 
Phương pháp : thảo luận, vấn đáp
- Cho HS xem tranh 20 , HS thảo luận nhóm đôi
- Trứng giun và giun ra ngoài cơ thể bằng cách nào ?
- Từ trong phân người, trứng giun có thể vào người bằng con đường nào ?
- Làm việc cả lớp :
- Mời đại diện trình bày treo tranh 
- Chốt: các đường lây bệnh giun. Không rửa tay sau khi đi đại tiện 
+ Hoạt động 3 : (10’)Thảo luận làm thế nào để đề phòng bệnh giun 
Mục tiêu : kể ra các phương pháp phòng tránh giun, có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Aên chín uống sôi, giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh 
Phương pháp : động não, giảng giải, vấn đáp 
- GV cho HS xem tranh làm việc theo nhóm 
- Cho HS 2’ thảo luận để nêu các biện pháp đề phòng bệnh giun
- Mời HS nêu tiếp sức mỗi nhóm 1 HS nêu 1 biện pháp 
- GV chốt : để đề phòng bệnh giun . Chúng ta cần : Ở sạch, Aên sạch 
- Tại sao ta cần cắt móng tay ? ( có thể chúng ta dùng tay để bóc vỏ trái cây, để ăn, đưa cả chất bẩn vào ruột )
- Giáo dục HS : Nên ăn sạch, ở sạch, uống sạch
5. Củng cố – dặn dò :(5’)
- Cho HS làm phiếu bài 2 
- Mời 1 HS làm bảng phụ 
- Chú ý nhắc HS: 6 tháng tẩy giun 1 lần theo chỉ dẫn 
- Thực hành điều đã học. 
- Hát
Đồ dùng dạy học : phiếu, tranh 
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài 1 
- HS đọc bài làm hoặc sắm vai con giun nói “ lời ngỏ cảnh báo ”
- Đọc trước lớp
- Đại diện trình bày phần thảo luận
- Người nhiễm giun xanh xao, gầy hay mệt mỏi do mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật gây chết người.
Đồ dùng dạy học : tranh 20 
- HS làm việc với tranh nêu nội dung tranh, thảo luận và trình bày giấy 
- Đi cầu 
- Không rửa tay sau khi đại tiện, tay bẩn cầm thức ăn, nguồn nước nhiễm giun trồng tưới nước 
- Đại diện nêu. Nhận xét
Đồ dùng dạy học : tranh / 21 ( PGV)
- HS nêu nội dung tranh 
- HS làm việc theo cặp, nhóm 
- Đại diện nêu tiếp sức :
- Cần giữ vệ sinh môi trường 
- Rửa tay trước khi ăn 
- Cắt móng tay 
- Dùng nguồn nước sạch 
- HS nêu 
- HS làm VBT, đọc bài, làm bài,sửa bài
Toán
Luyện tập chung 
 I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức : Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
 Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu 
 Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
 2. Kỹ năng : Rèn HS tính nhanh đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục cho HS yêu thích môn học và tính cẩn thận khi làm toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK .
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Luyện tập 
- HS nêu phép cộng trong phạm vi 100 và chơi trò chơi “Đi chợ” . 
- GV phổ biến luật chơi : Cô nói đi chợ, đi chợ; các em sẽ nói : mua chi, mua chi. Cô nói : mua các bạn bàn 3 . Các em bàn 3 đứng lên, em đầu tiên nêu phép tính - VD : 83 + 17 , em thứ hai nói 100. Và cứ thế tiếp tục đến hết dãy ( nếu còn thời gian sẽ mua các em đeo kính )
- Nhận xét 
3. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa : Luyện tập chung 
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(25’) Ôn lại các kiến thức cũ 
Mục tiêu : HS nhẩm đúng, tìm tổng 2 số, nhận dạng được bài toán thuộc dạng tìm tổng, bài tập trắc nghiệm 4 lựa chọn. 
Phương pháp :Quan sát, thực hành. 
 + Bài 1 : (dòng 1, 2)
- HS nêu yêu cầu .
 + Bài 2 :
- Cho HS quan sát bài 2 để tìm lệnh của bài .
- HS nêu yêu cầu của bài 2 .
- Muốn điền đúng vào chỗ chấm ta phải làm sao?
 + Bài 3: (cột 1, 2, 3)
- GV cho HS nêu yêu cầu .
 + Bài 4: HS dựa vào tóm tắt đọc đề
- HS đọc đề, suy nghĩ rồi giải
Hoạt động 2 : (5’) Củng cố .
- Nối phép tính có tổng bằng 100 :
37 + 63 
18 + 49 100 
57 + 43 
38 + 62
5. Củng cố – dặn dò :(2’)
- Về nhà làm bài 3 và 5SGK/44 
- Chuẩn bị : Kiểm tra .
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nghe
- HS thực hiện 
- 1 HS nêu
- HS tự làm bài vàoVở 
- 2 HS sửa bảng 
- HS quan sát .
- Điền vào chỗ chấm.
- Tính tổng hai bao.
- HS làm vở bài 2.
- 1 HS nêu miệng kết quả.
- 1 HS nêu.
- HS làm vào vở.
- 1 HS đọc đề
- Tóm tắt: 
Lần đầu bán : 45 kg gạo
Lần sau bán : 38 kg gạo
Cả 2 lần bán: kg gạo ?
- HS giải bài
- HS sửa bài
- 3 nhóm thi đua thực hiện 
Tiếng Việt
Ôn tập (tiết 4)
 I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút .
 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Cân voi (BT2), tốc độ viết khoảng 35 chữ/ phút.
 - HS khá giỏi viết đúng, rõ ràng bài chính tả (tốc độ trên 35 chữ / 15 phút)
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Phiếu ghi các bài tập đọc .
 - Học sinh : SGK, vở viết chính tả.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Ôn tập ( tiết 3)
3. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa .
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(10’) Kiểm tra tập đọc (7 – 8 HS ).
Mục tiêu: HS đọc được các bài tập đọc 
Phương pháp : Thực hành
Đồ dùng dạy học : Các thăm 
Thực hiện tương tự như ở tiết 1
+ Hoạt động 2 : (15’) Rèn kỹ năng chính tả.
Mục tiêu : HS nghe, viết chính tả 
Phương pháp : Thực hành 
Đồ dùng dạy học : 
- GV đọc bài : Cân voi trang 71 
- HS đọc lại 
- Hỏi về nội dung mẩu chuyện 
- Đoạn văn kể về ai ?
- Lương Thế Vinh đã làm gì ?
- Cho HS viết từ khó và các tên riêng .
- Đọc cụm từ hay câu ngắn cho HS viết .
- Soát lỗi – chấm 1 số vở
- Nêu kết quả và cách khắc phục lỗi .
5. Củng cố – dặn dò :(3’)
- Về nhà tiếp tục ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng .
- Chuẩn bị : Tiết 5 .
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Giải nghĩa các từ : sứ thần, Trung Hoa.
- Tuyên dương Lương Thế Vinh.
- Dùng trí thông minh để cân voi.
- Trung Hoa, Lương Thế Vinh .
- HS viết vở .
- Đổi vở sửa bài .
Ôn tập (tiết 5)
 I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút.
 - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh (BT2).
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ.
 - Học sinh : SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa
3. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(25’) ôn các bài tập đọc – HTL 
Mục tiêu : HS đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài đọc
Phương pháp : thực hành 
Đồ dùng dạy học : SGK, thăm
- Cho HS lên bốc thăm bài đọc 
- Nhận xét cho điểm 
+ Hoạt động 2 : (10’) dựa vào tranh trả lời câu hỏi 
Mục tiêu : dựa vào câu hỏi và tranh, HS biết trả lời hoàn chỉnh câu hỏi 
Phương pháp : thực hành, quan sát 
Đồ dùng dạy học : tranh 
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài 
- Để làm tốt bài tập này ta phải chú ý điều gì ?
- HS đọc câu hỏi bức tranh 1
- Gọi HS trả lời 
- Tương tự với bức tranh 2 , 3 ,4
- GV cho 1 vài em dựa vào tranh kể lại câu chuyện và đặt tựa.
5. Củng cố – dặn dò :(2’)
- Về ôn lại các bài tập đọc – HTL 
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét
- 1 HS nêu 
- Qs tranh đọc câu hỏi dưới tranh 
- Trả lời từng câu hỏi 
- 1 HS đọc 
- Hằng ngày mẹ đưa Tuấn đi học 
- Mẹ là người đưa Tuấn đi học 
- Tuấn đi học hằng ngày là do mẹ đưa .
- Hôm nay mẹ không đưa Tuấn đến trường là vì mẹ ốm.
- Tuấn rót nước cho mẹ uống.
- Tuấn tự đi bộ đến trường. 
Ôn tập (tiết 6)
 I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút.
 - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể (BT2), đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp tronh mẩu chuyện (BT3).
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : 4 phiếu ghi 4 bài học thuộc lòng – bảng phụï.
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới- Giới thiệu : (1’) Ghi tựa
3. Phát triển các hoạt động :
+ Hoạt động 1 :(14’) Ôân các bài HTL 
Mục tiêu : HS thuộc các bài HTL, ngắt nghỉ trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài 
Phương pháp : Thực hành 
Đồ dùng dạy học : Phiếu 
- GV cho HS lên bốc thăm bài 
- Nhận xét – cho điểm 
+ Hoạt động 2 :(10’) Nói lời cảm ơn – xin lỗi 
Mục tiêu : Hs biết nói lời cảm ơn khi người khác giúp đỡ hoặc chúc mừng và xin lỗi khi làm sai 
Phương pháp : thực hành, vấn đáp 
Đồ dùng dạy học :bảng phụ 
- Cho HS đọc yêu cầu câu 1 
- Khi bạn hướng dẫn em gấp thuyền thì em làm gì ?
- Câu b tương tự như câu a
- Câu c : Khi em mượn sách của bạn và trả không đúng bạn thì em nói với bạn như thế nào?
- Câu d : Khi có khách đến chơi nhà, biết em học ta

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_giao_an_lop_2_tuan_9.doc