Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018

Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :

- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ - bia giận dữ quát :

- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.

Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

 

doc 13 trang Đồng Thiên 04/06/2024 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Lương Tài BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
Lớp: 2D . NĂM HỌC: 2017-2018
Họ và tên:..................................................... Môn: Tiếng Việt
 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Điểm 
Lời phê của cô giáo 
 .. .
 .. .
 .. .

A. KIỂM TRA ĐỌC 
I. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm )
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu ( 6 điểm )
(Thời gian: 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ - bia giận dữ quát :
- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.
Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
 Theo Truyện cổ Ê - đê
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1; 2; 3, 4; 7; 8:
Câu 1: Hơ- bia là một cô gái như thế nào?
A. Xinh đẹp	
B. Lười biếng
C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng
D. Da đen sạm
Câu 2: Thóc gạo bỏ Hơ- bia đi lúc nào? 
A. Sáng sớm	
B. Trưa
C. Chiều tối
D. Đêm khuya
Câu 3: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? 
A. Vì thóc gạo thích đi chơi.	
B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo.
C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi
D. Vì Hơ - bia không chơi với thóc gạo.
Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia?
A. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.
B. Vì Hơ - bia không có gì để ăn.
C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia.
D. Vì Hơ - bia nhớ thóc gạo.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo?
Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Câu 7: Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ- bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.” là:
A. xinh đẹp,	 B. lười biếng
 C. xinh đẹp, lười biếng D. Hơ- bia 
Câu 8: Câu: “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào dưới đây?
 A. Ai là gì?	B. Ai làm gì?	C. Ai thế nào?
Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu:
Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm )
I. Chính tả: Nghe - viết bài: " Hoa mai vàng " Tiếng Việt 2 tập 2 - trang 145. 
II. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một con vật nuôi mà em thích theo các câu hỏi gợi ý sau:
Đó là con gì?
Nó có những đặc điểm gì nổi bật? 
Ví dụ: - Hình dáng: bộ lông, mắt, ....
 - Hoạt động: gáy, bắt chuột, ....
Tình cảm của em đối với nó như thế nào?
Bài làm
BGH DUYỆT

GIÁO VIÊN RA ĐỀ
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM- LỚP 2D - NĂM HỌC: 2017- 2018
A. KIỂM TRA ĐỌC 
I. Đọc thành tiếng ( 4 điểm ): 
Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn, thơ khoảng 50 tiếng/phút từ các bài tập đọc sau đây đã học ở sách Tiếng Việt 2 – Tập 2. Sau đó HS trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên nêu) về nội dung đoạn học sinh được đọc.
1. Kho báu Đoạn: .............
2. Những quả đào Đoạn: .............
3. Ai ngoan sẽ được thưởng Đoạn: .............
4. Chiếc rễ đa tròn Đoạn: .............
5. Chuyện quả bầu Đoạn: .............
6. Bóp nát quả cam Đoạn: ............
Nội dung
Số điểm
1- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 
1 điểm
2- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 
1 điểm
3- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 
1 điểm
4- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 
1 điểm
- Đọc sai tiếng, phát âm không chuẩn, sai phụ âm đầu, bỏ chữ, đọc chậm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ,...( Tùy mức độ cho điểm).

II. Đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm )
Câu 1: C - 0,5 điểm
Câu 7: C- 0,5 điểm 
Câu 2: D - 0,5 điểm
Câu 8: B- 0,5 điểm
Câu 3: B - 0,5 điểm

Câu 4: A - 0,5 điểm 
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo?
Trả lời đúng ý được 1 điểm. 
VD: - Thóc gạo có lòng vị tha.
 - Thóc gạo thật là tốt bụng.
Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Trả lời đúng ý được 1 điểm. 
VD: - Cần phải quý thóc gạo và siêng năng làm việc.
- Cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Cần phải chăm chỉ học hành và yêu quý mọi người xung quanh.
Câu 9: Viết đúng câu hỏi được 1 điểm. 
 	Chúng rủ nhau bỏ vào rừng khi nào?
	Khi nào chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng?
B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm )
I. Chính tả nghe - viết ( 4 đ)
1- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 
2 điểm
2- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 
1 điểm
3- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 
1 điểm
II. Tập làm văn ( 6 đ)
1- Nội dung: 3 điểm
	HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.
2- Kĩ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
* Lưu ý: - Bài viết không có dấu chấm câu: Cho tối đa 1 điểm.
Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
 
 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Kiến thức Tiếng Việt:
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
- Nêu được các từ trái nghĩa với các từ cho sẵn
- Biết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Như thế nào? Khi nào? Vì sao?
- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.
Số câu
1
 
1
 
 
1
0
 
3
 
 
Số điểm
0.5
 
0.5
 
 
1
0
 
2
 
Đọc hiểu văn bản:
- Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.
- Hiểu ý chính của đoạn văn, nội dung bài
- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.
Số câu
2
 
2
 
1
 
 
1
6
 
 
Số điểm
1
 
1
 
1
 
 
1
4
 
Tổng
Số câu
3
 
3
 
1
1
1
 
8
1
 
Số điểm
1.5
 
1.5
 
1
1
1
 
5
1

TRƯỜNG TIỂU HỌC 
LỚP	: Hai /
HỌ TÊN	:	
Ngày kiểm tra: 5/5/2018
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2017-2018
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2
KIỂM TRA VIẾT
Thời gian: 40 phút
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO
I/	/5đ	I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết): Thời gian 15 phút.
 Bài “Cuối thu”
Hướng dẫn chấm chính tả
 1/ Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm
 2/ Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài không
 Không sạch sẽ trừ 1 điểm. 
II/ /5đ
 II. TẬP LÀM VĂN (Thời gian 25 phút)
Câu 1: Viết lời đáp của em trong tình huống sau (1 điểm)
Trong giờ ra chơi, một bạn học sinh lớp Một chạy rất nhanh, bất ngờ vấp ngã. Em chạy lại đỡ bạn đứng dậy. Bạn vừa mếu máo vừa nói: “Em cảm ơn ạ”.
Lời đáp của em: . 
Câu 2: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một con vật nuôi mà em thích (4 điểm)
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÂU CƠ
LỚP	: Hai /
HỌ TÊN	:	
Ngày kiểm tra: 5/5/2017
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2016–2017
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2 
KIỂM TRA ĐỌC
	
ĐIỂM
NHẬN XÉT
Bài đọc 	
Món quà hạnh phúc
*Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ.* 
**Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ. Chúng sẽ cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng.**
 ***Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất.***
 Theo Chuyện của mùa hạ
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (Thời gian 1 phút )
1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong bài “Món quà hạnh phúc”
2. Giáo viên nêu một câu hỏi về nội dung trong bài “Món quà hạnh phúc” cho học sinh trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc
Điểm
Đọc đúng tiếng đúng từ
	/3đ
Ngắt nghỉ hơi ở đúng các dấu câu. 
	/1đ
Tốc độ đạt yêu cầu
	/1đ
Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên đặt ra 
	/1đ
	Cộng:
	/6đ

1/ Đọc đúng tiếng, từ : 3 điểm
- Đọc sai từ 1-3 tiếng : 2,5 điểm
- Đọc sai từ 3-5 tiếng : 2,0 điểm
- Đọc sai từ 6-10 tiếng : 1,5 điểm
- Đọc sai từ 11-15 tiếng : 1,0 điểm
- Đọc sai từ 16-20 tiếng : 0,5 điểm
- Đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm

2/ Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3-5 dấu câu: 0,5 điểm
- Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 6 câu trở lên: 0,5 điểm
3/ Tốc độ đọc:
- Vượt 1,5 phút ( do đoạn văn ngắn chưa đủ số chữ): 0,5 điểm.
- Vượt 2 phút ( đánh vần nhiều) : 0 điểm
4/ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm

 / 4đ 	II. Đọc thầm: (Thời gian 25 phút)
	 	 Em đọc thầm bài “Món quà hạnh phúc” rồi trả lời câu hỏi sau: 
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU:
 /0,5
 (Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng)
Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ:
yêu thương và vâng lời.
quây quần bên Thỏ Mẹ.
làm việc quần quật suốt ngày.
 /1
 /0,5
Để tỏ lòng biết ơn và thương yêu mẹ, bầy thỏ con đã:
hái tặng mẹ những bông hoa đẹp.
tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ.
đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng.
3. Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc vì:
a. các con chăm ngoan, hiếu thảo.
b. được tặng món quà mà mình thích.
 c. được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến.
 	B. BÀI TẬP
 ..../0,5
 Câu 1: Dòng nào gồm những từ chỉ hoạt động? 
yêu thương, vâng lời, cảm động.
làm việc, bàn nhau, tặng.
viên ngọc, món quà, nắn nót.
 /0,5
Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: 
	“Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà.”
 .............................................................................................................. 
	.............................................................................................................. 
 /1
Câu 3 : Điền dấu thích hợp vào ô trống trong những câu sau: 
 Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi cùng ăn và cùng nhau vui chơi. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:
 - Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II LỚP 2
MÔN TIẾNG VIỆT
Năm học: 2017 – 2018
I. Đọc thầm
Biểu điểm
Nội dung
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: 0,5 điểm
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 2: 0,5 điểm
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 3: 1 điểm
- Học sinh trả lời đúng được 1 điểm.
B. BÀI TẬP
Câu 1: 0,5 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 2: 0,5 điểm.
Đặt đúng câu hỏi có từ để hỏi Khi nào?
Câu 3:
- HS điền đúng 3 dấu câu đạt 1 điểm.
- Điền đúng 2 dấu câu đạt 0,5 điểm.
- Điền đúng 1 dấu câu: 0 điểm.
Đáp án: 1c, 2b, 3a
Đáp án: 1b
2/ Đáp án: Khi nào, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà?
3/ Điền dấu thích hợp
Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi, cùng ăn và cùng nhau vui chơi. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm Kiến Vàng hỏi Kiến Đen :
- Kiến Đen này, bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không ? 
II. Tập làm văn
- Viết được lời đáp lời cảm ơn hợp lí đạt 1 điểm
- Viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu đủ ý, có liên kết chặt chẽ được 4 điểm.
- Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,5 điểm/toàn bài.
Sai từ 5 lỗi chính tả trở lên trừ 0,5 điểm/toàn bài.
BÀI VIẾT CHÍNH TẢ
Cuối thu
Cho đến một ngày kia, lũ trẻ ra sân ngóng nhìn bầu trời thu, không còn thấy bóng những đàn sếu dang cánh bay qua nữa. Gió heo may cũng bay đâu mất. Người ta giật mình ngẩn ngơ nhớ tiếng sếu kêu xao xác ngàn xưa giữa thinh không.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2017_2018.doc