Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 2 - Vòng 3 - Định Quốc Nguyễn

Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 2 - Vòng 3 - Định Quốc Nguyễn

Câu hỏi 1.Trong đoạn thơ dưới đây, cảm xúc của cỏ cây như thế nào khi

mùa xuân đến?

Cỏ cây bừng thức dậy

Náo nức đón mùa xuân

Nắng ngọt như mứt táo

Thánh thót tiếng chim ngân.

(Khánh An)

A.hồi hộp, lo lắng B.bất ngờ, ngạc nhiên

C.hân hoan, háo hức D.buồn bã, ủ rũ

 

docx 3 trang Mạnh Bích 21/11/2023 6841
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 2 - Vòng 3 - Định Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TNTV LỚP 2 VÒNG 3 (Tham khảo)
Câu hỏi 1.Trong đoạn thơ dưới đây, cảm xúc của cỏ cây như thế nào khi
mùa xuân đến?
Cỏ cây bừng thức dậy
Náo nức đón mùa xuân
Nắng ngọt như mứt táo
Thánh thót tiếng chim ngân.
(Khánh An)
A.hồi hộp, lo lắng B.bất ngờ, ngạc nhiên
C.hân hoan, háo hức D.buồn bã, ủ rũ
Câu hỏi 2.Có bao nhiêu dòng sông được nhắc đến trong đoạn văn dưới đây?
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Hôm chúng tôi đứng trên núi Chung, nhìn
sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt
ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá.
(Hoài Thanh - Thanh Tịnh)
A.một dòng sông B.hai dòng sông
C.ba dòng sông D.bốn dòng sông
Câu hỏi 3.Sắp xếp các tiếng sau để tạo thành câu giới thiệu hoàn chỉnh.
học/nhất/tớ./giỏi/sinh/Quân/lớp/là
A.Quân là học sinh giỏi lớp tớ. B.Quân là học sinh giỏi nhất lớp tớ.
C.Quân học giỏi nhất lớp tớ. D.Quân là học sinh lớp tớ.
Câu hỏi 4.Giải câu đố sau:
Con gì đuôi ngắn, tai dài
Mắt hồng, lông mượt, có tài chạy nhanh?
A.con vịt B.con thỏ
C.con chó D.con gà
Câu hỏi 5.Hãy ghép 2 vế với nhau để tạo thành từ đúng.
Hiếu 
Thảo
Quan 
Thương
Yêu 
tâm
Câu hỏi 6.Điền "la" hoặc "na" thích hợp vào chỗ trống:
Ngoài vườn, mấy quả đầu mùa đã mở mắt.
Câu hỏi 7.Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết những câu nào là câu giới
thiệu?
(1) Chú Sơn là bộ đội Biên phòng. (2) Cô Trang vợ của chú là giáo viên Lịch sử.
(3) Do đặc thù công việc nên chú Sơn chỉ thỉnh thoảng mới về thăm gia đình. (4)
Mỗi lần về, chú lại dặn em nhớ qua đỡ cô Trang trông em Bi giúp chú.
A.Câu 1 và 2 B.Câu 2 và 3
C.Câu 3 và 4 D.Câu 1 và 4
Câu hỏi 8.Đoạn văn dưới đây thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ đối với ngôi
trường mới?
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang
nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng
thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
(Theo Ngô Quân Miện)
A.Nỗi nhớ của bạn nhỏ với ngôi trường
B.Nỗi buồn của bạn nhỏ khi phải xa trường
C.Sự yêu mến, gắn bó thân thương của bạn nhỏ với ngôi trường
D.Sự lo lắng của bạn nhỏ khi phải chuyển sang ngôi trường mới
Câu hỏi 9.Từ các tiếng "tập", "học", "vở", "hành" có thể ghép được bao
nhiêu từ chỉ hoạt động?
A.1 từ B.2 từ C.3 từ D.4 từ
Câu hỏi 10.Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Mẹ đi chợ mua cho Linh thước kẻ bút chì và cặp sách mới
Câu hỏi 11.Điền từ còn thiếu để hoàn thành thành ngữ sau:
Nhà cửa rộng
Câu hỏi 12.Đâu là từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau?
Các bạn học sinh chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.
A.học sinh B.chơi đùa C.mặt trời D.ấm áp
Câu hỏi 13.Từ nào thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau?
Trong giờ Thủ công, cô giáo dạy em gấp ... thành một con thuyền xinh xinh.
A.giấy màu B.bút chì C.bút mực D.cục tẩy
Câu hỏi 14.Đoạn thơ dưới đây miêu tả khung cảnh vào thời gian nào?
Mặt Trời lặn xuống bất ngờ
Cánh sen khép lại chẳng chừa lối ra!
Thôi đành ngủ lại trong hoa
Chật thì có chật nhưng mà chật thơm!
(Nguyễn Hoàng Sơn)
A.bình minh B.giữa trưa C.hoàng hôn D.đêm khuya
Câu hỏi 15.Hãy ghép 2 vế với nhau để tạo thành câu nêu hoạt động hoàn
chỉnh.
Bác lái xe 
Đang thắt dây an toàn
Cô lao công 
Khám bệnh cho chúng em
Bác sĩ 
Chăm chỉ quét dọn đường phố
Câu hỏi 16.Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tình cảm giữa anh chị em trong
gia đình?
A.Chị ngã em nâng. B.Đói cho sạch, rách cho thơm.
C.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu hỏi 17.Hãy ghép 2 vế với nhau để tạo thành câu giới thiệu hoàn chỉnh.
Cốm 
Là em gái của mẹ em
Dì Trang 
Là người bạn thân thiết với bút chì
Cục tẩy 
Là món ăn đặc trưng của mù thu Hà
Nồi
Câu hỏi 18.Điền tiếng còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:
- Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước .
(Theo Bế Kiến Quốc)
Câu hỏi 19.Điền "ch" hoặc "tr" thích hợp vào chỗ trống:
mau óng
kiểm a
Câu hỏi 20.Câu nào dưới đây miêu tả đúng hoạt động trong bức tranh sau?
A.Lan và Sơn phụ mẹ nấu cơm trong bếp.
B.Lan và Sơn vào bếp nấu cơm cùng bố.
C.Lan và Sơn giúp mẹ rửa rau.
D.Lan và Sơn giúp mẹ bày đồ ăn ra bàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_trang_nguyen_tieng_viet_lop_2_vong_3_dinh_quoc_nguyen.docx