Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

I/ Mục tiêu:

 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có gắn với số đo.

 - Rn kĩ năng: thực hành đúng các dạng toán trên.

 - Tính toán cẩn thận, chính xác.

II/ Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: KT lồng ghép

3. Bài mới:

 

doc 28 trang haihaq2 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 34
 (từ 7/5/2019 đến 13/5/2019)
NGÀY
BUỔI 
MƠN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ Ba
7/5/2019
Sáng
CC
34
Chào cờ
T
166
Ơn tập về phép nhân và phép chia (tt)
TĐ
100
Người làm đồ chơi
TĐ
101
Người làm đồ chơi
Chiều
ĐĐ
34
Ơn tập
Ơn Tốn
Ơn tập
Ơn Tiếng Việt
Luyện đọc
Thứ Tư
8/5/2019
Sáng
T
167
Ơn tập về đại lượng
TĐ
102
Đàn bê của anh Hồ Giáo
KC
34
Người làm đồ chơi
CT
67
Nghe-viết: Người làm đồ chơi
Chiều
Ơn Tốn
Ơn tập
Ơn Tiếng Việt
Ơn tập
HĐTT
Thực hiện chủ điểm tháng 5
Thứ Năm
9/5/2019
Sáng
T
168
Ơn tập về đại lượng
CT
68
Nghe-viết: Đàn bê của anh Hồ Giáo
LTVC
34
Từ trái nghĩa. Từ chỉ nghề nghiệp
TLV
34
Kể ngắn về người thân
Tập viết
34
Ơn các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2)
Chiều
Nghỉ
Thứ Sáu
10/5/2019
Sáng
T
169
Ơn tập về hình học
TNXH
34
Ơn tập tự nhiên
TD
GV Giang dạy
TĐTV
Đọc cá nhân
Chiều
Ơn Tốn
Ơn tập
Ơn Tiếng Việt
Ơn tập
TC
Cơ Thu dạy
Thứ Hai
13/5/2019
Sáng
AN
GV Thi dạy
TD
GV Giang dạy
T
170
Ơn tập về hình học
SHTT
34
Tổng kết tuần 34
Chiều
Anh Văn
GV Khéo dạy
Mĩ thuật
GV Nhàn dạy
Anh Văn
GV Khéo dạy
Ngày dạy: Thứ Ba, 7/5/2019 
Toán (Tiết 166)
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (tt)
I/ Mục tiêu:
 - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. Biết tính giá trị của biểu thức có 2 dấu phép tính (trong đó có 1 dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học). Biết giải bài toán có một phép chia.
 - Rèn kĩ năng: thực hành đúng các dạng toán trên.
 - Tính toán cẩn thận, chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: KT lồng ghép
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Bài 1: Tính nhẩm (miệng)
 - Gọi HS nêu y/ c BT - Cho HS thực hiện - Nx
v Bài 2: Tính (bảng con)
 - Gọi HS nêu y/ c BT - Cho HS thực hiện - Nx
 2 x 2 x 3 = 3 x 5 – 6 = 
 40 : 4 : 5 = 2 x 7 + 58 =
 4 x 9 + 6 = 2 x 8 + 72 = 
v Bài 3: Tóm tắt (vở) (Hỗ trợ HS tìm lời văn)
- HD tóm tắt, phân tích bài toán - Cho HS giải - Nx
 3 nhóm: 27 bút chì màu
 1 nhóm: bút chì màu?
- HS thực hiện
4 x 9 = 36 5 x 7 = 35 3 x 8 = 24 2 x 8 = 16
36: 4 = 9 35 : 5 = 7 24 : 3 = 8 16 : 2 = 8
 - HS thực hiện
 2 x 2 x 3 = 4 x 3 3 x 5 – 6 = 15 – 6 
 = 12 = 9
40 : 4 : 5 = 10 : 5 2 x 7 + 58 = 14 + 58
 = 2 = 72
4 x 9 + 6 = 36 + 6 2 x 8 + 72 = 16 + 72
 = 42 = 88.
- HS thực hiện
Bài giải
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là:
27 : 3 = 9 (chiếc bút)
Đáp số: 9 chiếc bút.
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Tập giải toán dạng vừa học.
 - Chuẩn bị: Xem trước bài: Ơn tập về đại lượng
Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Tập đọc (Tiết 100-101)
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I/ Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Hiểu ND: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu và đọc trơn.
 - GDHS : lịng quý trọng người lao động, bác làm nghề nặn đồ chơi. 
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm” và trả lời câu hỏi.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Luyện đọc:
- GV đọc mẫu +Tóm ND
- Yêu cầu HS đọc từng câu.
- Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
Tiết 2
v Tìm hiểu bài:
- Gọi 2 HS đọc lại bài, 1 HS đọc phần chú giải.
1/ Bác Nhân làm nghề gì?
2/ Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác như thế nào?
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
3/ Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
- Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê?
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
4/ Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
- Hành động của bạn nhỏ cho em thấy bạn là người thế nào?
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
=> Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
=>KNS: giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, ra quyết định.
v Luyện đọc lại:
- Gọi HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện,bác Nhân,cậu bé)
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
- Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau.
 Tôi suýt khóc/ nhưng cứ tỏ ra bình tĩnh://
 Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).
 Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
 Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình.
- 2 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ.
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
- Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Bác rất cảm động.
- Bạn đập con lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
- Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
- Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
- HS đọc lại truyện theo vai.
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Em thích nhân vật nào? Vì sao?
 - Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Nhận xét tiết học.
______________________________________________________________________
BUỔI CHIỀU
Đạo đức (Tiết 34)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
 - Giúp HS ôn tập kiến thức các bài :Bảo vệ loài vật có ích ,Giúp đỡ người khuyết tật
- Đồng tình ủng hộ với các hành vi đúng; Phê bình, nhắc nhở những bạn chưa thực hiện tốt
-Tự điều chỉnh hành vi của bản thânï
II. Các hoạt động dạy-học
 1. Bài cũ: KT lồng ghép
 2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 v Hoạt động 1: Trò chơi sắm vai.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ. Xây dựng kịch bản và đóng vai các tình huống sau:
- Bảo vệ loài vật có ích 
- Giúp đỡ người khuyết tật
- Cho HS Nx
 v Hoạt động 2: Nêu gương tốt
- Yêu cầu hs nêu gương bạn tốt qua học tập
- Khen ngợi HS
- Tự liên hệ thực tế bản thân
 - Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống.
- Nhận xét đánh giá 
- Nêu gương bạn tốt
- Một số HS tự liên hệ thực tế.
3. Củng cố :
- Yêu cầu HS đọc lại các bài học.
4. Dặn dò : 
- Chuẩn bị: Ôn tập tiếp
- Nhận xét tiết học.
________________________________________________
ƠN TỐN
ƠN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU
- Ôn tập củng cố phép nhân và phép chia trong bảng tính đã học.
- Rèn kỹ năng tính nhanh, đúng. 
- GD học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1. Tính nhẩm( miệng)
 2 x 9 = 18 : 3 =
 5 x 8 = 30 : 5 =
 4 x 7 = 5 x 6 =
 3 x 5 = 4 x 9 =
Bài 2. Tính: ( HS làm bảng con)
 a/ 5 x 7 + 45 = 4 x 6 : 3 =
 b/ 3 x 9 – 8 = 18 : 3 : 3 =
Bài 3.
 Tính chu vi hình tam giác có đợ dài ba cạnh lần lượt là 13cm, 17cm và 22cm.
Củng cớ
Đớ vui:
 Với ba chữ sớ 3; 7; 6. Em viết được:
- Sớ lớn nhất có ba chữ sớ, mỡi sớ có đủ ba chữ sớ đã cho là: ......
Dặn dò
- Tiếp tục ơn tập các bảng nhân, chia đã học.
Bài 1. Tính nhẩm( miệng)
 2 x 9 = 18 18 : 3 = 6
 5 x 8 = 40 30 : 5 = 10
 4 x 7 = 28 5 x 6 = 30
 3 x 5 = 15 4 x 9 = 36
Bài 2. Tính: (HS làm bảng con)
 a/ 5 x 7 + 45 = 35 + 45 ; 4 x 6 : 3 = 24 : 3 
 = 80 = 8
 b/ 3 x 9 – 8 = 27 - 8 ; 18 : 3 : 3 = 6 : 3
 = 19 = 2 
Bài 3 
Bài giải
 Chu vi hình tam giác là:
 13 + 17 + 22 = 42 (cm )
 Đáp sớ: 42 cm
- Sớ lớn nhất có ba chữ sớ là: 763, 736.
_____________________________________________
ƠN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỡ.
- Biết khoanh trịn chữ cái trước ý trả lời đúng. Hiểu nội dung bài: Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề, yêu trẻ.
- Hs yêu quý người lao động.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Câu 1. Đọc câu sau, chú ý ngắt hơi chỗ cĩ dấu /
Ở ngồi phố, / cái sào nứa cắm đồ chơi của bác / dựng ở chỗ nào / là chỗ ấy trẻ con xúm lại.
Câu 2. Luyện đọc đoạn dưới đây, chú ý thay đổi giọng ở những dịng in đậm để đọc phân biệt lời nhân vật.
Dạo này, hàng của bác Nhân bỗng bị ế. Những đồ chơi mới bằng nhựa đã xuất hiện.
 Một hơm, bác Nhân bảo: bác sắp về quê làm ruộng, khơng nặn đồ chơi nữa.
 Tơi suýt khĩc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh:
- Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
 - Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.
 - Cháu mua và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.
Bác cảm động ơm lấy tơi.
Câu 3. câu nào dưới đây nĩi về thích thú của các bạn nhỏ với đồ chơi do bác Nhân nặn ? Khoanh trịn chữ cái trước ý trả lời đúng:
a – Các bạn nhỏ ngắm đồ chơi, tị mị xem bác nặn những ơng Bụt, Thạch sanh, Tơn Ngộ Khơng, những con vịt, con gà, .... sắc màu sặc sỡ.
 b- Bác Nhân rất vui với cộng việc của mình.
 c – Mỗi chiều bán hàng về, bác lại kể cho tơi nghe trẻ nhỏ thích đồ chơi của như thế nào.
Câu 4. Dịng nào dưới đây nêu việc làm của bạn nhỏ nhằm làm cho bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? Khoanh trịn chữ cái trước ý trả lời đúng:
 a – Nĩi lời mời bác ở lại làm đồ chơi bán cho trẻ nhỏ trong phố.
 b – Lấy tiền tiết kiệm trong lợn đất chia cho các bạn để mua hết đồ chơi do bác Nhân nặn.
 c - Về quê cùng bác Nhân để mua đồ chơi của bác.
- Luyện đọc theo hướng dẫn
- Luyện đọc theo hướng dẫn
a – Các bạn nhỏ ngắm đồ chơi, tị mị xem bác nặn những ơng Bụt, Thạch sanh, Tơn Ngộ Khơng, những con vịt, con gà, .... sắc màu sặc sỡ.
b – Lấy tiền tiết kiệm trong lợn đất chia cho các bạn để mua hết đồ chơi do bác Nhân nặn.
_______________________________________________________________________________
Ngày dạy: Thứ Tư, 8/5/2019
Toán (Tiết 167)
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I/ Mục tiêu:
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có gắn với số đo.
 - Rèn kĩ năng: thực hành đúng các dạng toán trên.
 - Tính toán cẩn thận, chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: KT lồng ghép
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
vBài 1: (miệng)
a) Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ SGK.
- Yêu cầu HS đọc giờ
v Bài 2: Tóm tắt (vở) (Hỗ trợ HS tìm lời văn)
- HD tóm tắt, phân tích bài toán - Cho HS giải - Nx
 10l
 Can bé /------------/ 5l
 Can to /------------/------/
 ? l
v Bài 4: Viết mm, cm, dm, m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp (SGK)
- HS quan sát.
- Đọc giờ: 3 giờ 30 phút, 5 giờ 15 phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.
- HS giải
 Bài giải
Can to đựng số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 (lít)
Đáp số: 15 lít.
a)15 cm b)15 m
 4. Củng cố – dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Ơn tập về đại lượng (tt) / BT1.
- Nhận xét tiết học.
_____________________________________
Tập đọc (Tiết 102)
ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I/ Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, rõ ý. Hiểu ND: Hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo.
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu và đọc trơn.
 - GDHS : lịng kính trọng Anh hùng Lao động Hồ Giáo.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra:
 - HS lên bảng đọc bài “Người làm đồ chơi”.
 + Bạn nhỏ thích đồ chơi của bác Nhân như thế nào?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Luyện đọc:
- GV đọc mẫu +Tóm ND
- Yêu cầu HS đọc từng câu.
- Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
v Tìm hiểu bài:
- GV đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn HS đọc +TLCH 
1/ Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?
2/ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con với anh Hồ Giáo?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê đực
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê cái?
v Luyện đọc lại:
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
-Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau.
 Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ,/ đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo.// Chúng vửa ăn/ vừa đùa nghịch.// Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh,/ chốc chốc lại ngừng ăn,/ nhảy quẩng lên/ rồi chạy đuổi nhau/ thành một vòng tròn xung quanh anh //
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3.
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình.
-1 HS đọc lại.
- HS đọc +TLCH 
- Không khí: trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời: cao vút, trập trùng những đám mây trắng.
- Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo, vừa ăn vừa đùa nghịch.
- Những con bê đực chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh.
- Thỉnh thoảng, một con bê cái chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ anh Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế.
- 3-4 HS thi đọc lại bài.
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Về luyện đọc lại bài.
 - Chuẩn bị: Ôn tập kiểm tra cuối HKII / BT2.
- Nhận xét tiết học.
___________________________________________
Kể chuyện (Tiết 34)
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I/ Mục tiêu:
 - Dựa vào nội dung tóm tắt, kể được từng đoạn của câu chuyện.
 - Kể đúng từng đoạn câu chuyện.
- Lịng quý trọng người lao động, bác làm nghề nặn đồ chơi.
 II/ Chuẩn bị:
 - GV: Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn.
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
 - HS lên bảng kể lại câu chuyện Bóp nát quả cam bằng cách phân vai (người dẫn chuyện, Vua, Trần Quốc Toản).
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
- GV chia nhóm và yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
* Chú ý: Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV gợi ý. Cụ thể: 
 + Đoạn 1
- Bác Nhân làm nghề gì?
- Vì sao trẻ con rất thích những đồ chơi của bác Nhân?
- Cuộc sống của bác Nhân lúc đó ra sao?
- Vì sao con biết?
 + Đoạn 2
- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
- Bạn nhỏ đã an ủi bác Nhân như thế nào?
- Thái độ của bác ra sao?
 + Đoạn 3
- Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
- Thái độ của bác Nhân trong buổi chiều đó như thế nào?
=>KNS: giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, ra quyết định.
- HS kể chuyện trong nhóm. 
- Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày, 1 HS kể 1 đoạn của câu chuyện.
- Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột màu.
- Vì bác nặn toàn những đồ chơi ngộ nghĩnh đủ màu sặc sỡ như: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con gà, con vịt 
- Cuộc sống của bác Nhân rất vui vẻ.
- Vì chỗ nào có bác là trẻ con xúm lại, bác rất vui với công việc.
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, hàng của bác bỗng bị ế.
- Bạn sẽ rủ các bạn cùng mua hàng của bác và xin bác đừng về quê.
- Bác rất cảm động.
- Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền để các bạn cùng mua đồ chơi của bác.
- Bác rất vui và nghĩ rằng vẫn còn nhiều trẻ con thích đồ chơi của bác.
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
 - Nhận xét tiết học.
______________________________________
Chính tả (Tiết 67)
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I/ Mục tiêu:
 - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Người làm đồ chơi. Làm được BT(2) a .
 - Kĩ năng viết đúng bài chính tả.
 - Viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
 - HS viết: loắt choắt, nghênh nghênh, huýt sáo.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hướng dẫn viết chính tả: 
- GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
- Đoạn văn nói về ai?
- Bác Nhân làm nghề gì?
- Vì sao bác định chuyển về quê?
- Bạn nhỏ đã làm gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài?
- Vì sao các chữ đó phải viết hoa?
- GV yêu cầu HS đọc rút các từ khó viết.
- GV đọc cho HS viết 
- Thu tập – chữa bài. 
v Bài 2: Điền vào chỗ trống (lựa chọn)
a) chăng hay trăng?
- 2 HS đọc lại bài chính tả.
- Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân. 
- Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu.
- Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được.
- Bạn lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Bác, Nhân, Khi, Một.
-Vì Nhân là tên riêng của người. Bác, Khi, Một là các chữ đầu câu.
 - HS đọc rút các từ khó viết bảng con:
VD: người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng.
- HS viết bài vào vở.
 Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
 Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
 Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
 Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Viết từ sai thành dòng từ đúng.
 - Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo (đoạn viết, từ khó).
 - Nhận xét tiết học.
_______________________________________________________________________
BUỔI CHIỀU
ƠN TỐN
ƠN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU
- Ôn tập củng cố phép nhân và phép chia trong bảng tính đã học.
- Biết tính giá trị của biểu thức, ước lương đơn vị đo độ dài. Rèn kỹ năng tính nhanh, đúng.
- GD học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1. Tính 
3 x 7 + 5 = 4 x 3 + 26 =
 = =
36 : 4 : 3 = 5 x 6 – 12 =
 = =
Bài 2. Lớp 2A cĩ 35 bạn chia đều thành 5 hàng. Mỗi hang cĩ mấy bạn?
Bài 3.Viết cm, m, km vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Một ngơi nhà cao tầng cao khoảng 12 
b) Một gang tay em dài khoảng 16 ..
c) Quãng đường từ nhà em đến trường dài khoảng 1....
Củng cớ
- HS đọc lại bảng chia 2 – 5.
Dặn dò
- Tiếp tục ơn tập các bảng nhân, chia đã học. 
Bài 1. Tính 
3 x 7 + 5 = 21 + 5 4 x 3 + 26 = 12 + 26
 = 26 = 38
36 : 4 : 3 = 9 : 3 5 x 6 – 12 = 30 - 12
 = 3 = 18
Bài 2
Bài giải
Số bạn mỗi hang cĩ là:
35 : 5 = 7 ( bạn)
Đáp số: 7 bạn
Bài 3.Viết cm, m, km vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Một ngơi nhà cao tầng cao khoảng 12 m
b) Một gang tay em dài khoảng 16 cm
c) Quãng đường từ nhà em đến trường dài khoảng 1km
.
______________________________________________
ƠN TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI 
I/ MỤC TIÊU
- Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúngđoạn tóm tắt truyện “Người làm đồ chơi” Từ (Sáng hơm ấy, tơi đập con lợn đất .... thích đồ chơi của bác). 
- Làm được BT phân biệt ch/tr
- Giáo dục học sinh phải biết yêu quý người lao động .
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hướng dẫn nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết.
- Đoạn văn nói về ai?
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
- Tìm tên riêng trong bài chính tả?
- Tên riêng của người phải viết như thế nào?
- Gợi ý cho HS nêu từ khó.
- Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
- Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Đọc lại, Thu vở, nhận xét.
Bài tập.
Bài 2a : 
- Bảng phụ : (viết nội dung bài tập) 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng 
Bài 3a:
- Gọi HS đọc yêu cầu?
Củng cố:
- Tuyên dương HS viết bài đúng, đẹp và làm bài tập đúng.
Dặn dò:
 - Sửa lỗi viết sai thành dòng viết đúng.
- 2 em nhìn bảng đọc lại.
- Nói về bác Nhân, và một bạn nhỏ. 
- Bạn đập con lợn đất chia nhỏ mĩn tiền nhờ các bạn mua giúp đồ chơi của bác
- Nhân.
- Viết hoa.
- HS nêu từ khó: nghìn, đếm, mĩn tiền, hết nhẵn, con giống,...
- Viết bảng con.
- Nghe đọc viết vở.
- Dò bài.
- Điền vào chỗ trống ch hay tr
-Trồng cây chăn nuơi con trăn đi chợ
 Mong chờ cá chép chuồng gà trà xanh
- Chọn chữ trong ngoặc điền vào chỗ trống.
 Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây mĩng rồng thơm như mít chín, lời cây chanh chua.
- Xem bài viết đẹp.
- Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
_______________________________________________
HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRỊ CHƠI
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh hiểu và biết một số trị chơi dân gian.
- Rèn tính mạnh dạn, tự tin trong khi thực hiện các trị chơi.
- Giáo dục HS nhớ ơn các anh hung đã hy sinh để gìn giữ độc lập tự do cho chúng ta hơm nay.
II. CHUẨN BỊ
- Giới thiệu một số trị chơi dân gian cho HS.
- Thực hiện các trị chơi dân gian.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của gv
*Củng cố kiến thức về ngày lịch sử 30/4 và ngày 1/5
- Ngày 30/4 là ngày gì?
- Ngày 1/5 là ngày gì?
* Cung cấp kiến thức mới:
- Tìm hiểu trị chơi dân gian. Kể tên một số trị chơi dân gian mà HS biết.
- Giới thiệu một số trị chơi:
+ Kéo co: Tục kéo co ở mỗi nơi cĩ những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cúng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
+ Tập tầm vơng: hai người chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lịng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau.
- GV quan sát theo dõi.
- Kết luận: Các trị chơi dân gian giúp HS rèn tính mạnh dạn, tự tin trong mọi cơng việc và giáo dục cho HS nhớ về nguồn cội.
*Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm
- Tuyên dương và gĩp ý nhắc nhở đối với việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của HS.
Hoạt động của hs
- HS trả lời
- Thực hiện trị chơi
- Hướng dẫn học sinh chơi theo nhĩm
- HS thực hiện.
________________________________________________________________________________Ngày dạy: Thứ Năm, 9/5/2019 
Toán (Tiết 168)
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt)
I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động. Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg; km.
 - Rèn kĩ năng: thực hành đúng các dạng toán trên.
 - Tính toán cẩn thận, chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: KT lồng ghép
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
v Bài 1: (miệng)
- Gọi 1 HS đọc bảng thống kê các hoạt động của bạn Hà.
- Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào?
- Thời gian Hà dành cho viêc học là bao lâu?
v Bài 2: Tóm tắt (vở)
- HD tóm tắt, phân tích bài toán - Cho HS giải - Nx
 27kg
Bình nặng /--------------/5kg
Hải nặng /--------------/----/ 
 ? kg
v Bài 3: (vở)
- HD HS xem h,vẽ (SGK) phân tích bài toán - Cho HS giải - Nx
- 1 HS đọc.
- Hà dành nhiều thời gian nhất cho việc học.
- Thời gian Hà dành cho việc học là 4 giờ.
- HS giải
Bài giải
Bạn Hải cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Đáp số: 32 kg.
- HS giải
Bài giải
Quãng đường từ nhà bạn Phương đến xã Đinh Xá là:
20 – 11 = 9 (km)
Đáp số: 9 km.
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Tập giải toán dạng vừa học.
 - Chuẩn bị: Ôn tập về hình học/ BT1.
 - Nhận xét tiết học.
________________________________________
CHÍNH TẢ (Tiết 68)
ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. Mục tiêu
- Nghe và viết chính xác bài chính tả. Trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bâ của anh Hồ Giáo. Làm đúng bài tập 2a.
- Viết đúng chính tả.
- Viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Bài tập bảng phụ
HS: bảng con.
III. Các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: cây tre, che nắng
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hướng dẫn viết chính tả 
- GV đọc đoạn văn cần viết.
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu?
- Những con bê cái thì ra sao?
- Tìm tên riêng trong đoạn văn?
- Những chữ nào thường phải viết hoa?
- Gọi HS đọc rút từ khó - cho viết bảng con 
- Đọc HS viết vào vở
- Thu tập - Nx
v Bài tập :2a (lựa chọn )
- Hướng dẫn HS làm VBT - Nx
Bát đầu bằêng ch hay tr
- Chỉ nơi tập trung đông người mua bán.
- Cùng nghĩa với đợi.
- Trái nghĩa với méo.
- Hướng dẫn HS làm VBT
- HS đọc
- Những con bê đực chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh.
- Thỉnh thoảng, một con bê cái chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ anh Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế.
- Hồ Giáo
- Những chữ đầu câu
- HS đọc rút từ khó - cho viết bảng con VD:quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ. 
- HS viết
- HS làm BT
Ví dụ: 
chợ 
 chờ - tròn
Chờ
tròn 
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII/ BT2.
________________________________________________
Luyện từ và câu (TIẾT 34)
TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục tiêu
- Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ ngữ từ trái nghiã điền vào chỗ trống trong bảng (BT1). Nêu từ trái nghiã với từ cho trước(BT2). Nêu được ý thích hợp về cơng việc(cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A)- (BT3) .
- Thực hiện đúng yêu cầu bài 1, 2 và 3
 - Biết được thêm công việc cụ thể của một số ngành nghề trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ BT
III. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ :Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
Gọi 5 đến 7 HS đọc các câu đã đặt được ở bài tập 4 giờ học trước.
Nhận xét cách đặt câu của từng HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Bài 1 : Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ ngữ từ trái nghiã điền vào chỗ trống trong bảng.
- Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Gợi ý HS làm BT-
+ Tìm những từ ngữ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè.
+ Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại. Em hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn?
- Nx chữa bài
v Bài 2: Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó
trẻ con
b) Cuối cùng
c) Xuất hiện
d) Bình tĩnh
- Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp - Nhận xét.
v Bài 3: Chọn ý thích hợp ở côt B cho các từ ngữ ở cột A
 - Cho HS làm theo nhóm - cho nhóm trình bày
 - Nx
- 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- HS làm VBT
VD:
Những con bê cái
Những con bê đực
-như những bé gái
-rụt rè
- ăn nhỏ nhẹ, từ tốn
-như những bé trai
-nghịch ngợm, ..
- ăn vội vàng, 
- HS thực hiện
Ví dụ: 
- HS 1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì?
- HS 2: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là từ người lớn.
Tương tự các câu còn lại
- đầu tiên/ bắt đầu/ 
- biến mất/ mất tăm/ 
- cuống quýt/ hốt hoảng/ 
- HS thảo luận nhóm - Trình bày
A B
Nghề nghiệp
Công việc
Công nhân
a. Cấy lúa, trồng khoai, ..
Nông dân
b.Chỉ đường, giữ trật tự, 
Bác sĩ
c.Bán sách, bút, vải, ..
Công an
d.Làm giấy viết, vải măc, .
Người b.hàng
e. Khám và chữa bệnh
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII/ BT2.
______________________________________________
Tập làm văn (Tiết 34)
 KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân (BT1). Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn(BT2).
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_bo_mon_lop_2_tuan_34_nam_hoc_2018_2019.doc