Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 21

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 21

Chim sơn ca và bông cúc trắng (Trang 23)

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : HS hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn ; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi đúng.

 3. Thái độ : Giáo dục HS biết yêu quý, bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

 GV : Tranh minh hoạ (sgk), bảng phụ ghi câu luyện đọc

 

doc 35 trang thuychi 5810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Soạn: 04/02/2017
Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2017
Chào cờ : Tập trung toàn trường
___________________________________________
 Thể dục
GV bộ môn dạy
_________________________________________
Tập đọc: Tiết 61+62
 Chim sơn ca và bông cúc trắng (Trang 23)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : HS hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn ; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi đúng.
 3. Thái độ : Giáo dục HS biết yêu quý, bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 GV : Tranh minh hoạ (sgk), bảng phụ ghi câu luyện đọc
 HS: Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
 Tiết 1
1. Ôn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc nối tiếp bài Mùa xuân đến.
- Nhận xét.
3. Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài:
- GT qua tranh SGK
3.2 HD luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài, HD giọng đọc.
Đọc từng câu:
- GV treo bảng phụ HD đọc ngắt nghỉ
- GV theo dõi uốn nắn, chỉnh sửa cách phát âm cho HS.
Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài được chia làm mấy đoạn?
Đọc từng đoạn trong nhóm:
Gọi HS đọc giữa các nhóm.
- GV theo dõi, nhận xét
- Cho HS đọc đồng thanh
 Tiết 2
3.3 Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc câu hỏi SGK
- Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào ?
+ Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm ?
+ Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim, đối với hoa ?
+ Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ?
+ Em muốn nói gì với các cậu bé ?
+ Câu chuyện muốn khuyên em điều gì ? 
- Chốt lại ý nghĩa câu chuyện.
ND: : Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn ; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
3.4 Luyện đọc lại 
- Cùng HS nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
4. Củng cố :
- Nhắc lại những điều đó rút ra từ câu chuyện : Hãy bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chúng vô tình như các cậu bé trong câu chuyện này.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
Đọc lại bài, CB bài sau Vè chim.
- Hát
- 3 HS đọc nối tiếp 
- Theo dõi
- 2HS đọc
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu, kết hợp luyện phát âm từ khó.
- HS trả lời
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc nhóm 2
- Đại diện nhóm đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- HS đọc câu hỏi SGK
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn - là cả bầu trời xanh thẳm ; Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn, xoè bộ cánh trắng đón nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót ca ngợi vẻ đẹp của mình.
- HS đọc đoạn 2,3 trao đổi theo cặp
Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.
 Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát; Hai cậu chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.
- HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi
 Sơn ca chết, cúc héo tàn.
+ Đừng bắt chim, đừng hái hoa ! / Hãy để cho chim được tự do bay lượn, ca hát ! Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời ! / 
- HS trả lời: Lời khuyên từ câu chuyện : Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn ; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
- 4 HS đọc lại truyện.
- Nghe
- Nghe- thực hiện
_________________________________________________
Toán: (Tiết 101)
 Luyện tập ( tr.102)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: Giúp HS :
 - Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài toán.
 - Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó.
 2. Kỹ năng: Thuộc bảng nhân 5 ; Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản ; Biết giải bài toán bằng một phép nhân (trong bảng nhân 5).
 3. Thái độ : HS tích cực, tự giác trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: Bảng nhóm (BT3).
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : 
- Nhận xét
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài.
3.2 HD làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm 
- Hướng dẫn làm bài ý a, kết hợp HD HS làm ý b.
- Nhận xét, ghi bảng phép tính.
Bài 2: Tính (theo mẫu) :
- Hướng dẫn HS làm bài theo mẫu.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- HD HS làm bài 3, kết hợp HD HS làm 4,5 ( Làm xong BT3, làm bài 4,5 ra nháp)
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 4 
*Bài 5 : 
- HD HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5.
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Dặn HS về làm bài ở VBT ; xem trước bài : Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc - trang 103. 
- 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5
- Nghe
- Nêu yêu cầu của BT1.
- Lần lượt nêu miệng kết quả.
a)
5 x 3 = 15 5 x 8 = 40 5 x 2 = 10 
5 x 4 = 20 5 x 7 = 35 5 x 9 = 45
5 x 5 = 25 5 x 6 = 30 5 x 10 = 50
*b)
2 x 5 = 10 5 x 3 = 15 5 x 4 = 20
5 x 2 = 10 3 x 5 = 15 4 x 5 = 20 
- 1 HS đọc y/c BT2. 
- Làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
a) 5 x 7 - 15 = 35 - 15
 = 20
b) 5 x 8 - 20 = 40 - 20
 = 20
c) 5 x 10 - 28 = 50 - 28
 = 22
- 1 em đọc y/c bài 3,4,5 
- Hoạt động nhóm, trình bày
Bài giải
Số giờ Liên học trong mỗi tuần lễ là :
5 x 5 = 25 (giờ)
 Đáp số : 25 giờ.
Bài 4 : Đáp số: 50 lít dầu
Số
*Bài 5 : ?
a) 5 ; 10 ; 15 ; 20 ; 25 ; 30.
b) 5 ; 8 ; 11 ; 14 ; 17 ; 20.
- 3 HS đọc TL bảng nhân 5.
- Nghe- thực hiện.
_____________________________________-
 Soạn: 05/02/2017
Thứ ba ngày 07 tháng 02 năm 2017
Toán (tiết 102):
Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận dạng được đường gấp khúc ; nhận biết độ dài đường gấp khúc.
 2. Kĩ năng : 
- Gọi đúng tên đường gấp khúc ; biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV- Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng có thể ghép kín được thành hình tam giác.
HS: Hình SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Đọc bảng nhân 5.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Mô hình đường GK
3.2. Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc :
- Vẽ đường gấp khúc ABCD lên bảng.
- Nêu : Đây là đường gấp khúc ABCD.
 + Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng ?
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABCD ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
3.3. Luyện tập :
Bài 1 : Nối các điểm để được đường gấp khúc
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, khen HS vẽ tốt.
Bài 2 : Tính độ dài đường gấp khúc (theo mẫu)
- Hướng dẫn mẫu ý a.
- Theo dõi, giúp đỡ.
Bài 3 : Bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Thu một số vở, nhận xét.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại
kết quả đúng.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học ; hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT : 
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 5
- Quan sát mô hình đường gấp khúc.
- Quan sát.
- Nghe và nhắc lại : Đường gấp khúc ABCD.
- Quan sát, nêu ý kiến : 
+ Gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CD.
+ Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Tính ra nháp và nêu :
2cm + 4cm + 3cm = 9cm
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Làm bài vào nháp ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b), 1 em vẽ trên bảng .
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi và thực hiện cùng GV.
- Làm bài vào nháp, 1 em làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 Độ dài đường gấp khúc ABC là :
 5 + 4 = 9 (cm)
 Đáp số : 9cm.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra kết quả.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Thực hiện 
- Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp.
Kể chuyện (tiết 21):
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Hiểu được nội dung câu chuyện. 
2. Kĩ năng : 
- Dựa theo gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện (*HS kể lại được toàn bộ câu chuyện). 
3. Thái độ : 
- Biết yêu quý các con vật, cây cối xung quanh mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	GV, HS: Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió, nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Kể lại từng đoạn câu chuyện 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
Hướng dẫn kể đoạn 1 : 
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời :
+ Đoạn 1 của câu chuyện nói về nội dung gì ?
 + Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
 + Bông cúc đẹp như thế nào ?
 + Chim sơn ca đã làm gì và nói gì ?
 + Bông cúc vui như thế nào ?
- Tổ chức cho HS kể lại đoạn 1 trước lớp.
- Cùng HS nhận xét, khen cá nhân kể đúng và hay.
Hướng dẫn kể đoạn 2 : 
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời :
 Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau ?
+ Nhờ đâu bông cúc trắng biết được chim sơn ca bị cầm tù ?
 + Bông cúc muốn làm gì ?
- Tổ chức cho HS kể lại đoạn 2 trước lớp.
- Cùng HS nhận xét, khen cá nhân kể đúng và hay.
Hướng dẫn kể đoạn 3 : 
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời :
 + Chuyện gì xảy ra với bông cúc ?
 + Sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào ?
- Tổ chức cho HS kể lại đoạn 3 trước lớp.
- Cùng HS nhận xét, khen cá nhân kể đúng và hay.
Hướng dẫn kể đoạn 4 : 
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời :
 + Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì ?
 + Các cậu bé có gì đáng trách ?
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tổ chức cho HS kể lại đoạn 4 trước lớp.
- Cùng HS nhận xét, khen nhóm kể đúng và hay.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Tổ chức cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
4. Củng cố :
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
5. Dặn dò :
- GV dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; hướng dẫn HS chuẩn bị câu chuyện giờ sau.
- 1 HS kể.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 vài em nêu ý kiến :
+ Cuộc sống tự do, sung sướng của sơn ca và bông cúc trắng.
+ Ngay bên bờ rào.
+ Thật xinh xắn.
+ Cúc ơi ! Cúc mới xinh xắn làm sao !
+ Vui sướng khôn tả.
- 1 vài em kể, lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 vài em nêu ý kiến :
+ Chim sơn ca bị cầm tù.
+ Bông cúc nghe thấy tiếng hót buồn thảm của sơn ca.
 + Bông cúc muốn cứu chim sơn ca.
- 1 vài em kể, lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 vài em nêu ý kiến :
+ Bông cúc bị cắt bỏ vào lồng chim
+ Sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ cũng không đụng đến bông hoa.
Bông cúc tỏa hương an ủi sơn ca, héo lả đi khi sơn ca chết.
- 1 vài em kể, lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 vài em nêu ý kiến :
 + Đặt sơn ca vào chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng.
+ Nếu các cậu không nhốt chim vào lồng thì chim vẫn còn vui vẻ hót. Nếu các cậu không cắt bông hoa thì bông hoa vẫn tỏa hương và tắm nắng mặt trời.
- Kể chuyện theo nhóm 4.
- Kể chuyện trước lớp ; lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 vài nhóm thực hiện, lớp theo dõi-nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
- HS nêu
- Nghe, thực hiện
Chính tả (tiết 41): 
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
	 - Củng cố quy tắc chính tả ch/tr.
2. Kĩ năng : 
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật ; Làm được BT2a (*HS giải được câu đố ở BT3a).
3. Thái độ : 
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- HS : VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc : sương mù, cây xương rồng, xót xa, thiếu sót.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS viết :
- Gọi HS đọc lại đoạn bài viết.
- Hỏi : 
 + Đoạn văn trích trong bài TĐ nào ?
 + Đoạn trích nói về nội dung gì ?
 + Đoạn văn có mấy câu ? 
 + Lời của sơn ca nói với cúc trắng được viết sau các dấu câu nào ? 
+ Trong bài còn có những dấu câu nào nữa ?
 + Khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào ? 
- Đọc cho HS viết : rào, dại, trắng, sơn ca, sà, sung sướng.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
3.3. Viết bài :
- Đọc cho HS viết bài. 
- Đọc cho HS soát lỗi.
3.4. Chữa bài :
- Nhận xét, chữa bài cho HS
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2a : Tìm từ chỉ loài vật có ch/tr
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Ghi nhanh lên bảng.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng : 
+ chào mào, chích chòe, chèo bẻo, châu chấu, chuột, chuồn chuồn,...
 + trâu, trăn, trạch, trê, trắm,...
Bài 3a : Giải đố 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng : chân trời.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học; nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để không viết nhầm.
- Viết bảng con : sương mù, cây xương rồng, xót xa, thiếu sót.
- 2 em đọc lại, lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ, nêu ý kiến : 
 + Chim sơn ca và bông cúc trắng.
 + Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc trắng khi chưa bị nhốt vào lồng.
 + 5 câu.
 + Dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng.
+ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm.
+ Viết hoa, viết lùi vào 1 ô.
- Viết bảng con.
- Sửa sai.
- Viết bài vào vở.
- Tự soát lỗi ghi ra lề vở.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Lớp làm bài vào VBT-Tr.10.
- Nêu miệng nối tiếp. 
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài vào VBT-Tr.10.
- *HS nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe, ghi nhớ
___________________________________________________
Thủ công :(Tiết 21)
 Gấp, cắt, dán phong bì (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
 2. Kĩ năng : Gấp, cắt, dán được phong bì.
 3. Thái độ : HS thích làm phong bì để sử dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 GV : Phong bì mẫu, giấy thủ công, kéo, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán.
 HS : Giấy thủ công, kéo, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới :
Hoạt động 1: GT bài
Hoạt động 2 : HD HS quan sát và nhận xét.
- GT phong bì mẫu, đặt câu hỏi :
- Phong bì có hình gì ? Mặt trước, mặt sau của phong bì như thế nào ?
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn mẫu.
- Làm mẫu, đồng thời hướng dẫn cách gấp, cắt, dán phong bì theo từng bước.
Các bước gấp, cắt, dán phong bì.
Bước 1 : Gấp phong bì
- Cho HS quan sát quy trình gấp ; Làm mẫu và hướng dẫn.
Bước 2 : Cắt phong bì.
- Làm mẫu và hướng dẫn.
Bước 3 : Dán thành phong bì.
- Làm mẫu và hướng dẫn.
- Tổ chức cho HS tập gấp từng bước 1.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại các bước 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị cho giờ sau thực hành.
- Đặt dụng cụ cho tiết học lên bàn.
- Quan sát, nhận xét :
+ Phong bì hình chữ nhật, mặt trước ghi chữ "Người gửi", "Người nhận" ; mặt sau dán theo hai cạnh để đựng thư, thiếp chúc mừng. Sau khi cho thư vào phong bì, người ta dán nốt cạnh còn lại.
Bước 1 : Gấp phong bì.
- Gấp tờ giấy thủ công thành 2 phần theo chiều rộng như H.1 sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên khoảng 2 ô, được H.2.
- Gấp hai bên H.2, mỗi bên vào khoảng một ô rưỡi để lấy đường dấu gấp.
- Mở hai đường mới gấp ra, gấp chéo bốn góc như H.3 để lấy đường dấu gấp.
Bước 2 : Cắt phong bì.
- Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo ở hình 4 được h.5.
Bước 3 : Dán thành phong bì.
- Gấp lại các nếp gấp ở h.5, dán hai mép bên và gấp mép trên theo đường dấu gấp (H.6) ta được chiếc phong bì.
- Tập gấp phong bì bằng giấy nháp.
- Nhắc lại các bước gấp, cắt, dán phong bì.
- Nghe- thực hiện
___________________________________________________
Đạo đức: Tiết 21:
 Biết nói lời yêu cầu đề nghị (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu:
- Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp các tình huống khác nhau.
- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
 2. Kĩ năng: Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
 3. Thái độ: HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh VBT, phiếu bài tập(HĐ3)
HS: vở bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thằy
 Ho¹t ®éng cña trß
1. Ổn định tổ chức
2. KiÓm tra b·i cò:
- Khi nhặt được của rơi em cần làm gì ?
- Cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1. - Yêu cầu HS quan sát tranh, nội dung tranh vẽ gì ?
- HS quan sát tranh ở VBT( 31 )
- Các bạn đang vẽ tranh.
- Em đoán xem Nam muốn nói gì với Tâm ?
- Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm.
- Gọi một số em nói lời yêu cầu đề nghị ở các tình huống khác nhau.
- HS nhiều em tiếp nối tiếp nhau nói lời yêu cầu đề nghị.
+VD: Mời các bạn ra sân tập thể dục
- Đề nghị cả lớp ở lại sinh hoạt sao.
Kết luận : Muốn mượn bút chì của bạn 
Tâm, Nam cần sử dụng những yêu cầu ,
đề nghị nhẹ nhàng ,lịch sự . Như vậy là
Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng .
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi:
- Cách tiến hành:
- GV yêu càu HS quan sát tranh 1,2,3 (32 )
Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp.
- HS quan sát thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Tranh 2,3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ.
- Tranh 1 là sai 
- Nghe
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
- Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập.
- Các nhóm nhận phiếu.
- GV + HS nhận xét.
- Các nhóm hoàn thành phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- ý kiến đ là đúng. ‎Ý kiến a, b,c,d là sai.
Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
- Nghe
 4. Củng cố : 
-Vì sao cần nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ?
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn HS thực hiện theo bài học.
- HS trả lời.
- Thực hiện
_____________________________________________
Soạn: 06/02/2017
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2017
Tập đọc: (tiết 63)
Vè chim
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài Bài văn miêu tả đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim.
 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng ; Thuộc lòng bài vè.
 3. Thái độ : HS biết yêu quý các loài chim, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 GV : Bảng phụ ghi câu luyện đọc, tranh SGK
 HS: Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc nối tiếp 4 đoạn truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Nhận xét.
3. Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài:
- GT qua tranh SGK
3.2 HD luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài, HD giọng đọc.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn, chỉnh sửa cách phát âm cho HS.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài được chia làm mấy đoạn?
- GV treo bảng phụ HD đọc ngắt nghỉ
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
d. HS đọc giữa các nhóm:
- GV theo dõi, nhận xét
- Cho HS đọc đồng thanh
3.3 Tìm hiểu bài:
+ Tìm tên các loài chim được kể trong bài.
+ Tìm những từ ngữ được dùng để gọi cá loài chim. 
+ Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim. 
+ Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao ?
- Chốt lại nội dung.
Nội dung : Bài văn miêu tả đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim.
3.4 HS học thuộc lòng bài vè.
- HD HS học thuộc lòng bài vè.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố : 
- Nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Đọc lại bài, đọc thêm bài Mùa nước nổi.
- Hát
- 4 em đọc nối tiếp 
- Theo dõi, quan sát
- Theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu, kết hợp luyện phát âm từ khó.
- HS trả lời
- 2HS đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc nhóm 2
- Đại diện nhóm đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- Đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời câu hỏi 
- Gà con, sáo, liếu điếu,chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
- Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo.
- chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.
- HS : nói theo ý riêng của mình.
- 2 HS nêu nội dung bài.
- Nghe
- HS : học thuộc lòng từng đoạn, cả bài.
- HS nêu: Bài văn miêu tả đặc điểm, của một số loài chim. 
- Nghe- thực hiện
______________________________________________
Toán: (Tiết 103)
Luyện tập (104)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: Giúp HS :
 - Củng cố về nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc. 
 2. Kỹ năng: Biết tính độ dài đường gấp khúc.
 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 GV : SGK, HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Tính độ dài đường gấp khúc sau :
 3cm 
2cm
 2cm
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
3.2 HD làm bài tập: 
Bài 1 :
- HDHS làm ý b, em nào làm xong trước làm tiếp ý a
.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2 :
- Vẽ hình (như SGK) lên bảng, h/d HS làm bài 2, kết hợp HD BT3.
GV: cùng HS nhận xét, chữa bài.
*Bài 3 :
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung luyện tập.
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về làm bài tập1,2,*3 trong VBT 
- HS hát. 
- 1 HS lên bảng làm bài 
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là :
2 + 3 + 2 = 7 (cm)
 Đáp số : 7cm 
 + 1 HS đọc y/c của BT 1
 + Cả lớp làm bài vào vở.
 + Lần lượt 2 HS lên bảng làm bài.
*a) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là :
12 + 15 = 27 (cm)
 Đáp số : 27cm
b) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là :
10 + 14 + 9 = 33 (dm)
 Đáp số : 33dm.
- HS đọc yêu cầu BT2,3
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài 2 
Bài giải
Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là :
5 + 2 + 7 = 14 (dm)
 Đáp số : 14dm.
- HS nêu miệng
a) Đường gấp khúc ABCD
b) Đường gấp khúc ABC, BCD
- Nghe 
- Nghe- thực hiện
Tập viết: (Tiết 21)
Chữ hoa R 
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo chữ hoa R (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Ríu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ríu rít chim ca (3 lần).
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chữ: Viết đúng chữ hoa R Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 3. Thái độ : HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 GV : mẫu chữ hoa R
 HS : bảng con, vở TV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét, sửa sai
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: GT chữ hoa 
3.2 HD viết chữ hoa : 
- Treo chữ mẫu R hoa lên bảng 
- Viết mẫu lên bảng, hướng dẫn cách viết 
- Nhận xét, uốn nắn 
3.3 Viết câu ứng dụng:
- Giới thiệu câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng.
 tả tiếng chim hót rất trong trẻo và vui vẻ, nối liền nhau không dứt.
- Hướng dẫn viết chữ Ríu rít vào bảng con.
- Quan sát, giúp đỡ HS 
3.4 Viết bài vào vở tập viết: 
- Theo dõi, giúp đỡ HS 
- GV thu vở nhận xét
4. Củng cố : 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò :
- Về nhà tiếp tục luyện viết vào vở Tập viết.
- Viết bảng con Q
- Quan sát chữ mẫu, nêu nhận xét.
 Tập viết vào bảng con
- Đọc câu ứng dụng
Câu ứng dụng : Ríu rít chim ca 
- Quan sát, nhận xét độ cao các con chữ.
- Viết bảng con : Ríu rít.
- Viết bài vào vở tập viết
- Nộp bài
- Nhắc lại cấu tạo chữ R viết hoa cỡ vừa.
- Nghe- thực hiện
____________________________________________________________________
Tự nhiên và Xã hội:(Tiết 21)
 Cuộc sống xung quanh (Trang 44)
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : Giúp HS biết :
 - Một số nghề nghiệp và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. 
 2. Kĩ năng: Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
 3. Thái độ : GD HS cú ý thức gắn bú, yờu quờ hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 GV : Tranh vẽ (sgk trang 44, 45)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông. 
- Nhận xét.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
- Chia nhóm, h/d thảo luận.
- Nhận xét, kết luận :
Hoạt động 3: Nói về cuộc sống ở địa phương.
- HD HS thảo luận nhóm : nói về cuộc sống ở địa phương mình.
GV : cùng HS nhận xét.
4. Củng cố :
- Nhắc lại nội dung chính của bài học.
GD HS yêu quê hương...
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Học bài và sưu tầm tranh, ảnh, các bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương.
- HS hát
- khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, tay ra ngoài, khi tàu, xe đang chạy.
- Quan sát tranh, thảo luận, nói về những gì các em nhìn thấy trong hình -Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Những bức tranh trang 44, 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn các vùng miền khác nhau của đất nước.
- Những bức tranh trang 46, 47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị trấn.
- Thảo luận nhóm - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nơi em ở là vùng nông thôn, nghề nghiệp chính của người dân nơi đây là làm nông nghiệp: trồng lúa, ngô, , chăn nuôi. Bên cạnh đó, người dân cũng có một số nghề khác như buôn bán, may mặc, 
- Nghe 
- Nghe- thực hiện
______________________________________________
 Soạn: 07/2//2017
Thứ năm ngày 09 tháng 02năm 2017
Toán:(Tiết 104)
 Luyện tập chung (trang 105)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về :
 - Ghi nhớ bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài toán.
 - Tính độ dài đường gấp khúc.
 2. Kỹ năng : 
 Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm ; Tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản ; Biết giải bài toán có một phép nhân ; Tính được độ dài đường gấp khúc.
 3. Thái độ: HS tích cực trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - HS: Bảng con (BT3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra :
- Gọi HS đọc TL (nối tiếp) bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: 
3.2 HD làm bài tập: 
Bài 1 : Tính nhẩm :
- Yêu cầu HS làm BT1, kết hợp HD làm BT2 vào SGK
- Nhận xét, chữa bài.
(Gọi HS nào làm xong bài 2 nêu kết quả)
*Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- GV nhận xét
Bài 3 Tính :
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4 : 
- H/d HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 5: Tính độ dài đường gấp khúc.
- HD HS làm ý a, kết hợp HD làm ý b.
- Cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.
Ý*nêu miệng KQ
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về làm bài trong VBT ; xem trước bài Luyện tập chung - trang 106. 
- Hát
- HS đọc
- 1 em đọc y/c bài 1, BT2
- Lần lượt HS nêu miệng kết quả.
2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 5 x 9 = 45
3 x 6 = 18 3 x 8 = 24 2 x 9 = 18
4 x 6 = 24 4 x 8 = 32 4 x 9 = 36
5 x 6 = 30 5 x 8 = 40 3 x 9 = 27
- 1 HS nêu kết quả 
6
2
10
16
- 1 em đọc y/c bài 3
- Làm bài theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
 a) 5 x 5 + 6 = 25 + 6 
 = 31
 b) 4 x 8 - 17 = 32 - 17
 = 15
 c) 2 x 9 - 18 = 18 - 18
 = 0
 d) 3 x 7 + 29 = 21 + 29
 = 50
- 1 HS đọc BT4
- Làm bài vào vở ; 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là :
2 x 7 = 14 (chiếc đũa)
 Đáp số : 14 chiếc đũa.
- 1 HS đọc y/c BT 5.
- Làm bài vào vở. 
- HS làm bài trên bảng.
Bài giải
a) Độ dài đường gấp khúc là :
3 x 3 = 9 (cm)
 Đáp số : 9 cm.
- 1 HS nêu bài giải
*b) Độ dài đường gấp khúc là :
2 x 5 = 10 (cm)
 Đáp số : 10 cm.
- 4 HS đọc nối tiếp bảng nhân 2, 3, 4, 5 (đọc TL).
- Nghe- thực hiện
Mĩ thuật: Đ/C Mười dạy
__________________________________________-
Luyện từ và câu :(Tiết 21)
Từ ngữ về chim chóc. 
Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ?
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : Mở rộng vốn từ về chim chóc (biết xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp) ; Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu.
 2. Kĩ năng : Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp ; Đặt và trả lời được câu hỏi có cụm từ ở đâu.
 3. Thái độ : HS biết sử dụng từ ngữ về chim chóc, biết bảo vệ chim chóc, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 GV : Bảng phụ kẻ BT1.
 HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: Ghi tên bài 
3.2 HD làm bài tập: 
Bài 1 : Xếp tên các loài chim vào nhóm thích hợp :
- Trưng bảng phụ
- HD HS làm bài.
GV: cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2 :Dựa vào cỏc bài tập đọc đó học, trả lời cõu hỏi :
- HD HS làm bài.
- Cùng HS nhận xét, kết luận.
 Bài 3 : Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu :
- H/d HS làm bài.
GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về ôn bài, xem lại các bài tập.
- 1 HS làm lại BT 2 (tiết LTVC – tuần 20)
- HS nêu y/c của BT
- Làm bài vào VBT – 3 HS lên bảng làm bài.
Gọi tên theo hình dáng
Gọi tên theo tiếng kêu
Gọi tên theo cách kiếm ăn
chim cánh cụt
vàng anh
cú mèo
tu hú
cuốc
quạ
bói cá
chim sâu
gõ kiến
- 1 em đọc y/c của BT2 ; lớp đọc thầm ;
- Từng cặp HS thực hành hỏi –đáp.
a) Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
 - Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, 
b) Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?
 - Chim sơn ca bị nhốt trong lồng.
c) Em làm thẻ mượn sách ở đâu ?
 - Em làm thẻ mượn sách ở thư viện nhà trường.
- 1 HS đọc y/c BT3 ;
- Làm bài vào VBT ; Nhiều HS đọc bài làm.
a) Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.
 - Sao Chăm chỉ họp ở đâu ?
b) Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.
 - Em ngồi ở đâu ?
c) Sách của em để trên giá sách.
 - Sách của em để ở đâu 
- Nghe 
- Nghe- thực hiện
________________________________________________
ChÝnh t¶ ( Nghe- viết) :Tiết 42
Sân chim (Trang 29)
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức: Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Sân chim; Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr / ch.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS.
 3. Thái độ : HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 GV : Bảng nhóm ( BT 2a)
 HS : Bảng con
III. CÁC HOẠT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_hoc_21.doc