Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 1: Em yêu gia đình

Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 1: Em yêu gia đình

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Em nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.

- Em biết được ý nghĩa của tình yêu thương gia đình.

- Em thực hành thể hiện tình yêu thương gia đình.

2. Năng lực:

- Hs có khả năng lắng nghe, chia sẻ, hợp tác nhóm với bạn.

3. Phẩm chất:

- Hs biết yêu quý những người thân trong gia đình.

II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh và nhạc nền các bài hát: Ba ngọn nến lung linh. (Ngọc Lễ), Cả nhà thương nhau. (Phan Văn Minh), Cháu yêu bà. (Xuân Giao), Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. (Nguyễn Văn Chung)

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

docx 10 trang haihaq2 9680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 1: Em yêu gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI l: EM YÊU GIA ĐÌNH
(3 tiết)
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Em nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
Em biết được ý nghĩa của tình yêu thương gia đình.
Em thực hành thể hiện tình yêu thương gia đình.
2. Năng lực:
- Hs có khả năng lắng nghe, chia sẻ, hợp tác nhóm với bạn.
3. Phẩm chất:
- Hs biết yêu quý những người thân trong gia đình.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh và nhạc nền các bài hát: Ba ngọn nến lung linh. (Ngọc Lễ), Cả nhà thương nhau. (Phan Văn Minh), Cháu yêu bà. (Xuân Giao), Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. (Nguyễn Văn Chung)
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Em hãy hát một bài hát về gia đình.
Mục tiêu: Tạo không khí tích cực trong lớp học, gợi mở biểu tượng về tình yêu thương gia đình.
Cách tổ chức:
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên chọn một bài hát.
+ Các bài hát trên đã nhắc tới những ai trong gia đình?
+ Hành vi nào trong bài hát thể hiện tình yêu thương gia đình?
+ Gia đình em có những ai?
+ Em thường thể hiện tình cảm với bố mẹ và người thân trong gia đình thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh, dẫn vào bài học.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết biểu hiện tình yêu thương gia đình.
Cách tổ chức: 
- Gv giới thiệu câu chuyện Món quà tặng mẹ và cho hs quan sát tranh.
- Trong tranh vẽ những ai?
- Gv kể chuyện theo tranh cho hs nghe lần 1 và hướng dẫn hs tìm hiểu từng tranh.
- Gv kể chuyện theo tranh cho hs nghe lần 2.
- Gv tổ chức cho hs kể chuyện theo tranh theo 1 trong 2 cách:
Cách 1: Tổ chức kể chuyện “Món quà tặng mẹ” theo tranh.
GV lần lượt trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và cho hs kể chuyện theo tranh.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 5 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét câu trả lời của học sinh, chốt ý của hoạt động này.
Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
GV hướng dẫn HS đóng vai tình huống.
GV mời 3 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 5 SHS cho nhóm.
GV nhận xét, chốt ý: Thỏ con đã tự trồng những bông hoa xinh đẹp tặng mẹ nhân dịp sinh nhật. Đó là cách thỏ con thể hiện tình yêu thương với mẹ của mình.
- Em sẽ tặng mẹ hay người thân món quà gì nhân dịp sinh nhật?
Tiết 2
Hoạt động 3: Bạn nào trong tranh dưới đây có hành động thể hiện tình yêu thương gia đình?
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những hành động yêu thương gia đình.
Cách tổ chức: HĐ cá nhân
Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh
Cho học sinh trao đổi với bạn bên cạnh lí do lựa chọn đáp án.
+ Bạn nào trong tranh dưới đây có hành động thể hiện tình yêu thương gia đình?
GV nhận xét đáp án, nhấn mạnh các hành động thể hiện tình yêu thương gia đình.
GV khuyến khích HS thực hành thường xuyên những việc vừa sức để thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 4. Em thích hành động của bạn nào trong các tranh dưới đây?
Mục tiêu: Giúp HS tự trải nghiệm để hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về tình yêu thương gia đình.
Cách tổ chức: HĐ cặp đôi.
Gv chia hs trong lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu hs thảo luận nhóm về nội dung của 2 bức tranh và trả lời câu hỏi: Em thích hành động của bạn nào trong các tranh dưới đây?
Sau thời gian hoạt động, GV mời 4 cặp đôi trình bày 2 tình huống.
GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ý của HĐ này: Tình yêu thương được thể hiện qua hành động phụ giúp người thân trong gia đình.
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 5. Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?
Mục tiêu: Giúp HS thực hành kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống.
GV có thể tham khảo chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: HĐ cá nhân.
GV mô tả từng tình huống.
- Cho thời gian HS suy nghĩ: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?
GV mời HS phát biểu cách ứng xử trong từng tình huống.
GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc HS: “Em cố vui khi thực hiện việc đó không?”
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
Cách 2: Hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động.
Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn:
+ Phân vai cho HS.
+ Hỗ trợ lời thoại cho HS.
+ Gợi mở hướng xử lí tình huống.
Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc HS: “Em có vui khi thực hiện việc đó không?”
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
Hoạt động 6. Em hãy thể hiện hành động yêu thương trong từng tình huống cụ thể ở gia đình em.
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện hành động thể hiện tình yêu thương gia đình.
Cách tổ chức: HĐ cá nhân.
Cho thời gian HS suy nghĩ và thực hiện bài tập.
Mời một vài HS xung phong phát biểu.
GV nhận xét và chốt ý: Cách thể hiện tình yêu thương gia đình: đi nhẹ nói khẽ cho ông bà nghỉ ngơi, nói lời yêu thương, phụ giúp việc nhà, nhường nhịn lẫn nhau...
GV kết luận: Có nhiều cách để thể hiện tình cảm yêu thương với các thành viên trong gia đình. HS có thể thể hiện tình cảm bằng lời nói hay hành động thiết thực phù hợp với khả năng của mình.
Có thể giao nhiệm vụ về nhà cho HS là tìm ảnh/tranh vẽ về gia đình để chuẩn bị cho tiết học sau.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 7. Em hãy thực hiện hành động thể hiện tình yêu thương gia đình theo gợi ý sau:
Nói lời yêu thương với bố mẹ.
Lấy nước hoặc sữa cho em bé.
Muc tiêu: Giúp HS vận dụng thể hiện những hành động yêu thương gia đình vào cuộc sống hằng ngày.
Cách tổ chức:
HĐ cá nhân tại nhà.
Sau đó chia sẻ với lớp về những việc em đã làm được theo gợi ý.
GV nhận xét, đánh giá về những việc làm được của học sinh.
- Câu hỏi mở rộng: Ngoài những việc làm kể trên, các em còn làm được những việc nào khác nữa không?
- GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên chọn một bài hát.
- Mỗi nhóm đồng thanh hát bài hát đã chọn.
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe và quan sát tranh.
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe gv kể chuyện và trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe gv kể chuyện lần 2
Hs kể chuyện theo tranh.
Hs trả lời
Đại diện nhóm phát biểu.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Các nhóm thảo luận nhóm đóng vai tình huống
3 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
1 HS làm người dẫn chuyện.
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs trả lời
HS quan sát kĩ từng bức tranh
Hs trao đổi với bạn bên cạnh lí do lựa chọn đáp án.
Một vài HS trả lời kết quả trước lớp.
Hs lắng nghe
Hs thảo luận nhóm về nội dung của 2 bức tranh và trả lời câu hỏi
4 cặp đôi chia sẻ
Hs nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
Hs quan sát
Hs suy nghĩ
HS phát biểu cách ứng xử trong từng tình huống.
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs chia nhóm
- Đại diện chọn tình huống.
Hs thảo luận cách xử lí tình huống được giao.
- Từng nhóm lên đóng vai tình huống.
- Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ và làm bài
Một vài HS xung phong phát biểu.
Hs lắng nghe
Hs HĐ cá nhân tại nhà.
Chia sẻ trước lớp
Hs nhận xét, đánh giá 
Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
CHỦ ĐỀ 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 2. EM QUAN TÂM VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN
(2 tiết)
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Em nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc người thân.
Em biết được ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc người thân.
Em thực hiện hành động quan tâm, chăm sóc người thân.
2. Năng lực:
- Hs có khả năng lắng nghe, chia sẻ, hợp tác nhóm với bạn.
3. Phẩm chất:
- Hs biết yêu quý những người thân trong gia đình.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bóng và nhạc nền bài hát Cả nhà thương nhau (Phan Văn Minh).
Tranh SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Em hãy hát và chuyền bóng theo nhạc bài Cả nhà thương nhau.
Mục tiêu: Tạo không khí tích cực trong lớp học, gợi ý biểu tượng yêu thương và quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Cách tổ chức: Hoạt động cả lớp.
- GV phổ biến cách chơi.
+ GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Cả nhà thương nhau.
+ Các bài hát trên đã nhắc tới những ai trong gia đình? Gia đình em có những ai?
+ Những từ nào trong bài hát thể hiện tình yêu thương gia đình?
+ Em có hành động hoặc lời nói gì để thể hiện sự quan tâm tới người thân?
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh, dẫn vào bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2. Em hãy cho biết bạn nào trong các bức tranh sau biết quan tâm, chăm sóc người thân.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những hành động quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.
Gv hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh.
Cho học sinh trao đổi với bạn bên cạnh lí do lựa chọn đáp án.
- Em hãy cho biết bạn nào trong các bức tranh sau biết quan tâm, chăm sóc người thân?
GV nhận xét đáp án, nhấn mạnh các hành động thể hiện tình yêu thương gia đình: nhổ tóc sâu cho mẹ, rót nước cho bố,...
- GV khuyến khích học sinh thể hiện sự quan tâm tới người thân một cách thường xuyên, hằng ngày bằng những việc làm và lời nói thiết thực.
Hoạt động 3. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cách thức thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Cách tổ chức: 
- Tranh vẽ gì?
- Gv giới thiệu tên câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau.
Cách 1: Tổ chức kể chuyện theo tranh.
GV lần lượt trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và gọi hs kể chuyện theo tranh.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 10 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét câu trả lời của học sinh, chốt ý của hoạt động này.
Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
GV hướng dẫn học sinh đóng vai câu chuyện theo nhóm.
GV mời 2 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
1 HS làm người dẫn chuyện.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 10 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét, chốt ý: Các thành viên trong gia đình cần phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 4. Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?
Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm để hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
- Gv chia lớp thành các nhóm đôi để thảo luận câu hỏi: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?
- Yêu cầu hs đóng vai xử lí tình huống trong nhóm.
Sau thời gian hoạt động, GV mời 4 cặp đôi trình bày 2 tình huống.
GV nhận xét câu trả lời của học sinh và nhấn mạnh, cần quan sát để giúp đỡ người thân trong gia đình khi cần thiết. Các thành viên trong gia đình cần phải biết quan tâm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Hoạt động 5. Em hãy tìm việc mình đã làm được trong các tranh sau.
Mục tiêu: Giúp HS thực hành kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Cách tổ chức: GV có thể tham khảo chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Hoạt động cá nhân.
GV mô tả từng tình huống.
Cho thời gian học sinh suy nghĩ.
+ Em hãy tìm việc mình đã làm được trong các tranh sau?
GV mời HS phát biểu cách xử lí trong từng tình huống.
GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc học sinh: “Em có vui khi thực hiện việc đó không?”
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
Cách 2: Hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tình huống trong hoạt động. 
Gv cho các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn:
+ Phân vai cho HS
+ Hỗ trợ lời thoại cho HS
+ Gợi mở hướng xử lí tình huống
-	Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
-	GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc học sinh: “Em có vui khi thực hiện việc đó không?”
-	GV nhận xét câu trả lời của HS và nhấn mạnh: giúp đỡ người khác là cách thể hiện sự quan tâm tới người đó.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 6. Em hãy quan tâm đến người thân ở xa bằng những việc làm sau:
Gọi điện thoại nói lời yêu thương.
Gửi một món quà nhỏ.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng, thể hiện sự quan tâm người thân bằng những việc làm thiết thực.
Cách tổ chức: HĐ cá nhân.
Cho thời gian HS suy nghĩ và thực hiện bài tập.
Mời một vài HS xung phong phát biểu.
Câu hỏi mở rộng: Ngoài những việc làm kể trên, các em còn làm được những việc nào khác nữa không?
GV kết luận: Có nhiều cách để thể hiện sự quan tâm tới người thân. HS có thể làm những việc phù hợp để thể hiện sự quan tâm của mình với người thân.
GV hướng dẫn học sinh đọc câu thơ ở trang 12.
GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT.
- Hs lắng nghe gv phổ biến cách chơi
- Cả lớp hát bài hát Cả nhà thương nhau. HS vừa hát vừa chuyền bóng. Khi hát hết bài, bóng dừng ở bạn nào bạn đó sẽ chia sẻ về người thân hoặc trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs nhận xét, bổ sung
- Hs quan sát tranh
Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh lí do lựa chọn đáp án.
Một vài HS trả lời kết quả trước lớp.
- Hs nhận xét, bổ sung
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện
Hs kể chuyện theo tranh.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
2 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
1 HS làm người dẫn chuyện.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm đôi
Một bạn đóng vai để xử lí tình huống, bạn còn lại góp ý về cách xử lí của bạn.
4 cặp đôi trình bày 2 tình huống.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ tình huống
HS phát biểu cách xử lí trong từng tình huống.
Hs trả lời
Hs lắng nghe
- Hs chia nhóm
Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
- Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao.
Từng nhóm lên đóng vai tình huống.
Hs trả lời
Hs lắng nghe
- Hs suy nghĩ và làm bài tập
Một vài HS xung phong phát biểu.
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs đọc câu thơ ở trang 12.
Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_bai_1_em_yeu_gia_dinh.docx