Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 5+6

Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 5+6

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Em nhận biết được sự cần thiết của thật thà

- Em biết được ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống

- Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực, thật thà

2. Năng lực:

- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.

3. Phẩm chất:

- Hs có phẩm chất trung thực, thật thà.

II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh SGK

- Nhạc nền bài hát thiếu nhi Bà còng đi chợ (Phạm Tuyên).

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 7 trang haihaq2 7050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 5+6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: EM TỰ GIÁC HỌC TẬP
(2 tiết)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Em nhận biết được vì sao cần tự giác trong học tập
Em biết được ý nghĩa của việc tự giác trong học tập
Em thực hiện các hành động tự giác trong học tập
2. Năng lực:
- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.
3. Phẩm chất:
- Hs chăm chỉ, tự giác trong học tập.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh và nhạc nền các bài hát Hổng dám dâu (Nguyễn Văn Hiên).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Em hát và múa theo nhạc bài Hổng dám dâu.
Mục tiêu: Tạo không khí tích cực trong lớp học.
Cách tổ chức:
Hướng dẫn HS lắng nghe và múa, vận động cơ thể theo nhạc bài hát Hổng dám dâu.
GV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự giác học tập.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2. Em hãy cho biết bạn nào chưa đáng khen.
Mục tiêu: Giúp HS biết được tự giác học tập ở trường như thế nào.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
Gv chia lớp thành các nhóm đôi
Hướng dẫn HS quan sát tranh thật kĩ. Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để hỗ trợ HS quan sát đúng đích. Ví dụ: “Khi thầy cô giáo giảng bài, chúng ta phải làm gì?”...
Cho thời gian HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án.
Mời một vài cặp xung phong phát biểu đáp án.
GV nhận xét và nhấn mạnh: khi thầy cô giáo giảng bài, cần tập trung nghe giảng, tự giác học tập.
Hoạt động 3. Em hãy cho biết bạn nào tự giác học tập.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu những biểu hiện để tự giác học tập.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh.
Mời HS phát biểu đáp án.
Vì sao em phải tự giác trong học tập?
GV nhận xét và nhấn mạnh: tự giác học tập giúp em chủ động việc học của mình, đạt được thành tích tốt, được thầy cô, bạn bè yêu mến. 
Hoạt động 4. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác học tập.
Cách tổ chức: 
- Tranh vẽ gì?
- Gv giới thiệu tên câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Tổ chức kể chuyện theo tranh.
GV trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và cho hs kể chuyện theo tranh.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 23 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét, chốt ý.
Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
GV hướng dẫn HS đóng vai tình huống.
GV mời 3-4 HS xung phong đỏng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện. 
GV gợi ý lời thoại cho HS.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 23 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét và nhận mạnh: tự giác học tập còn được thể hiện qua việc tự khắc phục khó khăn của bản thân để hoàn thành tốt việc học tập.
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 5. Em hãy chọn đồ dùng phù hợp cho các môn học.
Mục tiêu: Giúp HS biết sắp xếp, lựa chọn đồ dùng học tập cá nhân để chuẩn bị cho mỗi ngày đến trường.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
Gv chia lớp thành các nhóm đôi
Hướng dẫn HS quan sát tranh thật kĩ. Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để hỗ trợ HS quan sát đúng đích. Ví dụ: “Em cần có đồ dùng học tập gì để học môn Mĩ thuật?”...
Cho thời gian HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án.
Mời một vài cặp xung phong phát biểu.
GV nhận xét: môn Mĩ thuật cần có sách, bút chì, tẩy; môn Đạo đức cần có sách.
GV nhấn mạnh: việc chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ sẽ giúp em có một ngày học tập hiệu quả
Hoạt dộng 6. Em hãy đóng vai cùng các bạn xử lí tình huống sau.
Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm tình huống thực tế để đưa ra cách giải quyết đúng.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
Gv chia lớp thành các nhóm đôi
Hướng dẫn HS quan sát tranh và tìm hiểu tình huống.
GV mời 3-5 cặp đôi đóng vai tình huống.
GV nhận xét và nhấn mạnh: cần tập trung nghe giảng khi thầy cô giáo giảng bài.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 7. Em hãy tự giác soạn đồ dùng học tập hằng ngày trước khi đến lớp.
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện thói quen tự giác trong học tập.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
Gv cho hs thành lập các nhóm hỗ trợ học tập, giám sát việc rèn luyện thói quen tự giác soạn đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
GV nhận xét và tuyên dương các nhóm sau một tuần rèn luyện.
GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT.
HS lắng nghe và múa, vận động cơ thể theo nhạc bài hát Hổng dám dâu.
Hs lắng nghe
- Hs chia nhóm
HS quan sát tranh 
HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án.
- Một vài cặp xung phong phát biểu.
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tranh
Hs phát biểu.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện
Hs kể chuyện theo tranh.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
3 - 4 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
Hs chia nhóm
HS quan sát tranh 
HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án.
Một vài cặp xung phong phát biểu.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
Hs chia nhóm
HS quan sát tranh và tìm hiểu tình huống.
3-5 cặp đôi đóng vai tình huống.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
Hs thành lập các nhóm hỗ trợ học tập, giám sát việc rèn luyện thói quen tự giác soạn đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
CHỦ ĐỀ 4: THẬT THÀ
BÀI 6. EM LÀ NGƯỜI THẬT THÀ
(3 tiết)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Em nhận biết được sự cần thiết của thật thà
Em biết được ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống
Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực, thật thà
2. Năng lực:
- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.
3. Phẩm chất:
- Hs có phẩm chất trung thực, thật thà.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh SGK
- Nhạc nền bài hát thiếu nhi Bà còng đi chợ (Phạm Tuyên).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Em hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài Bà còng đi chợ.
Mục tiêu: Tạo không khí tích cực trong lớp học.
Cách tổ chức:
- Hướng dẫn chơi:
+ GV bắt nhịp cho cả lớp hát, vỗ tay và mô phỏng hành động có trong bài hát.
+ Khi kết thúc bài hát, chọn một vài HS chia sẻ một câu chuyện của bản thân về biểu hiện của thật thà.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2. Em hãy cho biết đâu là biểu hiện thật thà.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết biểu hiện của tính thật thà.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.
GV nêu yêu cầu bài tập và cho thời gian HS suy nghĩ.
Mời một vài HS xung phong phát biểu.
GV nhận xét và nhấn mạnh: cần phải trung thực, thật thà, biết nhận lỗi, sửa lỗi để mọi người tin tướng và yêu mến em hơn.
Hoạt động 3. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được biểu hiện của sự thật thà.
Cách tổ chức: 
- Tranh vẽ gì?
- Gv giới thiệu tên câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Kể chuyện theo tranh.
GV trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và cho hs kể chuyện theo tranh.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 26 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét và chốt ý.
Cách 2: HĐ nhóm đóng vai theo câu chuyện.
GV hướng dẫn HS đóng vai tình huống.
GV mời 2 HS xung phong đóng vai nhân vật: mèo con, mèo mẹ, 1 HS làm người dẫn chuyện.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 26 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét, chốt ý: Mèo con uống cốc sữa nhưng lại nói dối mèo mẹ, mèo con không thật thà, chưa biết nhận lỗi, mèo con không ngoan.
Hoạt động thay thế: Kể câu chuyện Cậu bé chăn cừu.
Tiết 2
Hoạt động 4. Em hãy cho biết bạn nào có biểu hiện thật thà.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được những hành động thể hiện tính thật thà.
Cách tổ chức: HĐ cá nhân.
GV hướng dẫn HS quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh.
GV cho HS chọn tranh chứa hành động phù hợp.
Cho HS trao đổi với bạn bên cạnh lí do lựa chọn đáp án.
Mời một vài HS đại diện trình bày đáp án trước lớp.
GV nhận xét câu trả lời của HS, nhấn mạnh các hành động đúng: biết nhận lỗi và xin lỗi, nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 5. Em hãy cùng bạn đóng vai tình huống sau.
Mục tiêu: Giúp HS thực hành kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống
Cách tổ chức: GV có thể tham khảo chọn các cách sau:
Cách 1: HĐ cá nhân.
GV mô tả từng tình huống và cho HS thời gian suy nghĩ.
GV mời HS phát biểu cách xử lí từng tình huống.
GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc HS: “Em cỏ vui khi thực hiện việc đó không?”
GV nhận xét và chốt ý.
Cách 2: Hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong HĐ. 
Gv cho mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao.
GV đóng vai trò hướng dẫn:
+ Phân vai cho HS
+ Hỗ trợ lời thoại cho HS
+ Gợi mở hướng xử lí tình huống
Sau 5 phút thảo luận, GV mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
GV nhận xét nhấn mạnh:
+ Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người rất dũng cảm, rất đáng khen.
+ Đồ dùng không phải của mình, không được tự ý sử dụng. Nếu nhặt được, cần trả lại cho người đánh mất.
GV có thể cho HS chia sẻ những câu chuyện của chính bản thân các em về việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hành động 6. Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?
Mục tiêu: Giúp HS luyện tập những hành động thể hiện tính thật thà trong cuộc sống.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
Gv chia lớp thành các nhóm đôi
Gv mô tả từng tình huống và cho hs thời gian suy nghĩ, thảo luận.
GV mời HS phát biểu cách xử lí cho từng tình huống.
GV nhận xét.
Hoạt động 7. Em hãy chia sẻ với các bạn về lời nói và hành động thật thà của mình.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng và rèn luyện tính thật thà trong cuộc sống hằng ngày.
Cách tổ chức:
Tổ chức hoạt động cá nhân tại nhà.
Yêu cầu HS kể và thực hiện những lời nói, hành động thể hiện sự trung thực, thật thà trong cuộc sống.
Sau 1 tuần, GV tổng kết HĐ trước lớp.
GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT.
- Cả lớp hát, vỗ tay và mô phỏng hành động có trong bài hát.
- Một vài HS chia sẻ một câu chuyện của bản thân về biểu hiện của thật thà.
Hs lắng nghe yêu cầu và suy nghĩ làm bài 
- HS xung phong phát biểu.
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện
Hs kể chuyện theo tranh.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
2 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
HS quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh.
HS chọn tranh chứa hành động phù hợp.
HS trao đổi với bạn bên cạnh lí do lựa chọn đáp án.
Một vài HS đại diện trình bày đáp án trước lớp.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
Hs quan sát gv mô tả và suy nghĩ
Một vài HS xung phong phát biểu.
Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs chia nhóm
Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao.
Từng nhóm lên đóng vai tình huống.
HS nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
- HS chia sẻ những câu chuyện của chính bản thân các em về việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
Hs chia nhóm
Hs quan sát gv mô tả từng tình huống và suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi cách xử lí tình huống.
HS phát biểu cách xử lí cho từng tình huống.
Hs nhận xét, bổ sung.
Hs hoạt động cá nhân tại nhà.
HS kể và thực hiện những lời nói, hành động thể hiện sự trung thực, thật thà trong cuộc sống.
Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_bai_56.docx