Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 22: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2) - Lê Thị Phượng

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 22: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2) - Lê Thị Phượng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình, vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.

- Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy chiếu, máy tính, phiếu thảo luận nhóm. - HS: SGK, giấy, bút màu,.

 

docx 2 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 6011
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 22: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2) - Lê Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 22: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (T2).
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình, vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.
- Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Máy chiếu, máy tính, phiếu thảo luận nhóm. - HS: SGK, giấy, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (5’)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện để “Thi kể tên các đồ dùng trong gia đình”.
- Gia đình em có những đồ dùng nào? Làm bằng chất liệu gì?
- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.
2. Khám phá – thực hành (26’)
HĐ1:Quan sát tranh &TLCH
- Cho HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh trang 48/SGK và trả lời câu hỏi.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết và kết luận.
HĐ 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình.
- YC HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh ở mục 2 sgk trang 49 và TLCH
+ Những việc làm nào thể hiện việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình?
+ Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình?
- Mời hs trình bày, nhận xét góp ý.
- GV kết luận.
HĐ 3: Trao đổi về sự cần thiết bảo quản đồ dùng gia đình
- YC HS thảo luận nhóm 6 hoàn thành phiếu: + Việc bảo quản, giữ gìn các đồ dùng GĐ mang đến những lợi ích gì?
+ Việc không bảo quản, giữ gìn các đồ dùng GĐ có thể dẫn đến điều gì?
- Mời HS trình bày, HS khác nhận xét
- Gv kết luận kiến thức
HĐ4: Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng gia đình.
- Chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:Thiết kế sơ đồ từ duy thể hiện cách bảo quản đồ dùng gia đình làm bằng gỗ/ nhựa/ gốm, sứ/ kim loại/ vải/ đồ điện.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, kết luận
3. Vận dụng (4’)
- Nêu 2 việc làm của em thể hiện em biết giữ gìn đồ dùng gia đình.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS về nhà thực hành theo bài học và chuẩn bị bài sau: Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 2)
- HS tham gia chơi.
- HS trả lời.
- HS ghi bài. Đọc nối tiếp tên bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Các nhóm khác nghe, bổ sung.
+ Các đồ dùng trong căn phòng là ti vi, kệ để ti bi, bàn, ghế, lọ hoa, gối ôm
- Các đồ dùng chưa được bảo quản cẩn thận: Bạn nhỏ nhảy trên ghế, cốc nước bị đổ trên bàn, lọ hoa bị đổ, gối ôm thì rơi xuống đất, ghế bị đổ, 
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu nhóm 4.
- 2-3 HS trình bày. HS khác nhận xét. 
+ Một số việc làm thể hiện việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình: Lau dọn tủ lạnh, xếp ghế vào bàn gọn gàng, tắt quạt khi không sử dụng,..
- HS thảo luận nhóm 6 và TLCH.
- Một số HS trình bày. HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm vẽ sơ đồ tư duy cách baỏ quản đồ dùng gia đình làm bằng gỗ (N1)/ nhựa (N2)/ gốm, sứ (N3)/ kim loại (N4)/ vải (N5)/ đồ điện (N6).
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, phản biện.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_tiet_22_bao_quan_do_dun.docx