Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Kính trọng thầy cô giáo (Tiết 1) - Nguyễn Thu Thủy

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Kính trọng thầy cô giáo (Tiết 1) - Nguyễn Thu Thủy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Biết được vì sao phải thể hiện sự kính trọng với thầy giáo, cô giáo.

- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực đặc thù: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Bài hát “Cô giáo”.(clip hoặc nhạc)

- Bộ tranh về lòng nhân ái theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh:

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

 

doc 8 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 34535
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Kính trọng thầy cô giáo (Tiết 1) - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: KÍNH TRỌNG THẦY CÔ GIÁO (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Biết được vì sao phải thể hiện sự kính trọng với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực đặc thù: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Bài hát “Cô giáo”.(clip hoặc nhạc)
- Bộ tranh về lòng nhân ái theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Chào mừng tất cả các thầy cô giáo và các bạn học sinh đến với tiết chuyên đề Đạo đức lớp 2 ngày hôm nay!
 Cô xin trân trọng giới thiệu, hôm nay lớp mình rất vinh dự được đón cô Nguyễn Thị Thúy Nga hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các thầy cô trong trường đến dự tiết học của chúng ta. Các con hãy nổ một tràng pháo tay để chào đón các thầy cô nào!
Các con ạ! Chủ đề tiếp theo môn Đạo đức cô trò chúng ta tìm hiểu đó là chủ đề: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.
1. Khởi động: Để mở đầu tiết học hôm nay cô trò mình cùng khởi động qua giai điệu bài hát “Cô giáo”. Khi nghe hát các con chú ý xem bài hát nói về điều gì nhé? 
Nào mời các con cùng vỗ tay và hát!
- Bài hát các con vừa hát nói về điều gì? 
-Y/c HS nx, câu trả lời của bạn.
-> Đúng vậy các con ạ. Thầy cô giáo chính là người cha, người mẹ thứ hai của các con nên các con cần phải biết Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. 
Vậy chúng ta cần có những hành động và lời nói như thế nào để thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô giáo.Chúng mình sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay Bài 2: Kính trọng thầy cô giáo. 
Bài học trong 2 tiết. Hôm nay các con sẽ tìm hiểu nội dung Tiết 1
- Gv chiếu: Kính trọng thầy cô giáo (Tiết 1)
- Các con mở sách tr 10
Trong tiết học hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu phần khám phá với 3 hoạt động:
HĐ1: Đọc thơ
HĐ2: Biểu hiện của sự kính trọng
HĐ3: Cách ứng xử 
2. Khám phá 
Trước tiên là
Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi.
Bài 1:
- Đọc cho cô yêu cầu BT1
- BT 1 yêu cầu gì?
GV đưa 2 bức tranh trong bài thơ cô giáo lớp e lên màn hình và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì?
Đúng rồi đấy các con ạ. Những hình ảnh đó được thể hiện trong bài thơ cô giáo lớp em. 
- Các con theo dõi cô đọc bài thơ.
- Gọi HS đọc lại bài thơ
Các con đã đọc bài thơ rất tốt. Vậy bạn nào cho cô biết
+ Cô giáo trong bài thơ đã làm những gì cho HS?
(GV đưa lên màn hình)
+ Những việc làm đó thể hiện tình cảm của cô giáo đối với học sinh ntn?
+ Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ đối với cô giáo như thế nào?
GV chốt nội dung bài thơ:
Trong bài thơ, cô giáo đến sớm đón HS vào lớp, tận tình giảng bài, HD HS viết bài và chữa bài. Những việc làm đó thể hiện Sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ của cô đối với HS. Đồng thời qua bài thơ ta cũng thấy được tình cảm của HS đối với cô giáo
* Liên hệ: Thế còn ở trường, ở lớp chúng mình, cô giáo đã làm gì để chăm sóc và dạy dỗ các con, chúng mình hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe 
- Gọi HS lên chia sẻ trước lớp
- Tất cả những việc làm đó đều nói lên tình cảm yêu quý của thầy cô đối với các con đấy.
- Các con cần có thái độ như thế nào để đền đáp công ơn của thầy cô giáo? 
- Ngoài bài thơ Cô giáo lớp em các con còn biết bài thơ nào nói về cô giáo không?
- GV đưa 1 số hình ảnh thầy cô dạy dỗ chăm sóc các con, nêu nội dung từng tranh (cô mỉm cười đón con khi con đến trường, cô cầm tay con dạy viết, 
GV kết luận: Thầy, cô giáo luôn quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ các con khi ở trường. Vì vậy các con cần biết ơn và kính trọng thầy cô giáo. Để thể hiện sự kính trọng và biêt ơn thầy cô thì các con cần có những hành động, lời nói như thế nào? Bây giờ cô và các con cùng chuyển sang hoạt động 2.
- HS hát
- Nói về cô tình cảm của HS đối với cô giáo.
- HS nx, bổ sung
- HS ghi vở, đọc tên bài
Đọc thơ và trả lời câu hỏi.
+ Tranh 1 vẽ cô giáo đón các bạn vào lớp.
+ Tranh 2 vẽ cô giáo đang dạy bạn tập viết.
- HS lắng nghe
- 2-3 em
- Đón HS, ân cần dạy đọc, viết, giảng bài cho HS hiểu 
- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ các con khi ở trường
- Bạn nhỏ rất yêu quý cô giáo
- HS lắng nghe.
- 2-3 bạn chia sẻ
+ Cô dạy con tập viết, làm toán, 
+ Cô chăm sóc khi con ốm 
- Lắng nghe
- Biết ơn thầy cô, kính trọng thầy cô, 
- Một số bài thơ về thầy cô: Nghe thầy đọc thơ (Trần Đăng Khoa)....
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Biểu hiện của sự kính trọng thầy cô giáo.
Sự kính trọng thầy cô giáo được thể hiện qua hành động và lời nói đấy các con ạ.
 Bài 2:
- Đọc cho cô yêu cầu BT2
- BT 1 yêu cầu chúng ta tìm hiểu gì? 
(GV gạch chân hành động, lời nói)
- Các con cùng quan sát và cho cô biết trong bài 2 có mấy bức tranh? Mỗi bức tranh vẽ gì?
-> À đúng rồi! Mỗi bức tranh đều vẽ thầy cô giáo và các bạn học sinh. Trong mỗi bức tranh đều có những hành động và lời nói của các bạn học sinh. Những hành động, lời nói thể hiện điều gì? Bây giờ các con cùng thảo luận nhóm đôi trong thời gian 3p theo 2 câu hỏi gợi ý của cô:
1. Nêu nội dung bức tranh
2. Hành động và lời nói của các bạn học sinh thể hiện điều gì?
+ Đọc cho cô 2 câu hỏi
+ GV chia phòng
Trước khi vào thảo luận các con lưu ý đọc kĩ các câu hội thoại và nhìn kĩ hành động, lời nói của các bạn trong tranh nhé! Cô đã chia phòng, mời các con vào phòng thảo luận
- Trước khi trình bày phần thảo luận cô mời 1 bạn đọc tiêu chí.
Tranh 1. Mời đại diện nhóm lên trình bày
Nhóm khác nhận xét
GV chốt: Khi gặp thầy cô giáo chúng mình cần đứng nghiêm chào thầy /cô và mắt nhìn thầy cô. Cuối câu chào có tiếng ạ.
+ Tranh 2: Đại diện nhóm trình bày: Bạn nhỏ đưa vở cho cô giáo bằng 2 tay. Khi nói với cô bạn đã “ thưa cô” và kèm theo tiếng ạ ở cuối câu.
 Khi nhận đồ vật gì từ thầy cô con sẽ có hành động và lời nói như thế nào?
-> Khi đưa và nhận vật gì đó từ thầy cô chúng mình cũng cần đón bằng 2 tay. Các con ạ! Không phải chỉ đối với thầy cô mà chúng ta cần thực hiện với tất cả những người lớn tuổi hơn mình để tỏ thái đọ kính trọng và lễ phép các con nhé!
 +Tranh 3: Đại diện nhóm trình bày: Bạn nhỏ giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến.
-> GV chốt: Khi muốn phát biểu ý kiến cần giơ tay xin phép, không nói leo khi thầy cô giảng bài. 
+Tranh 4: Đại diện nhóm trình bày: Bạn nhỏ đứng lên thưa thầy khi muốn ứng cử làm cán bộ lớp.
-> Bạn nhỏ đã có lời nói và hành động kính trọng thầy cô. Bạn nhỏ muốn chia sẻ công việc với thầy, muốn hỗ trợ thầy quản lí lớp. Bạn thật đáng khen về sự tự tin và sự lễ phép của mình.
+ Tranh 5: Đại diện nhóm trình bày: Các bạn nhỏ tặng hoa và bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày lễ.
-> Tặng hoa, chúc mừng đó thể hiện sự biết ơn và kính trọng đối với thầy cô.
 Y/c HS kể thêm một số hành động, việc làm khác thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo?
GV chốt, kết luận:
- Vì sao phải kính trọng thầy cô giáo? 
- Để thể hiện sự kính trọng thầy cô chúng ta cần làm gì? 
=> chốt khung- hs đọc
+ Chào hỏi khi gặp gỡ;
+ Giơ tay khi muốn xin phát biểu;
+ Chúc mừng khi thầy cô vui;
+ Quan tâm, hỏi thăm sức khoẻ của thầy cô khi thầy cô bị mệt;
+ Giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp với khả năng;
+Xưng hô lễ phép với thầy cô giáo, vâng lời thầy cô 
- Để kính trọng thầy cô giáo con cần phải làm gì?
- Lắng nghe
- HSTL tìm hiểu lời nói, hành động.
- 5 tranh, tranh vẽ các bạn học sinh và thầy cô giáo,
- HS đọc 2 câu hỏi gợi ý
- HS đọc tiêu chí
- Tranh vẽ bạn nhỏ đứng nghiêm và nói: Con chào thầy ạ! Khi chào mắt bạn nhìn vào thầy 
- HS trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HSTL
- HS trình bày
Nhóm khác nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét
- HS kể: Hỏi thăm sức khỏe khi thầy cô mệt, sách đỡ đồ khi thầy cô mang nặng,..
- HS lắng nghe.
HSTL
Hoạt động 3: Thảo luận về cách ứng xử thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV nhắc lại yêu cầu, HD:
Cách ứng xử: Lời nói, cử chỉ, thái độ.
Để thay đổi không khí lớp học thêm phần sôi nổi hơn cô sẽ cho các con chơi trò chơi được thiết kế trên phần mềm Qizziz nhé! Các con có thích không?
- Chốt t/c: 
Các con nên làm gì? Không nên làm gì?
-GV đưa đáp án trò chơi và yêu cầu HS dựa vào và nói cách ứng xử từng trường hợp.
+ Nội dung 1: Cách chào và cách xưng hô.
-> Khi gặp thầy cô cần đứng nghiêm; mắt nhìn thầy cô,chào. Có thể nói: Con chào thầy/ cô ạ( khi đi 1 mình) hoặc chúng con chào thầy/ cô ạ( khi có nhiều bạn).
Khi con gặp thầy cô, con chào và xưng hô như nào?
 + Nội dung 2: Cách đưa và nhận sách vở.
-> Khi đưa 1 vật gì đó cho thầy cô giáo con phải đưa hai tay, mắt nhìn thầy cô. Khi nhận 1 vật gì đó từ thầy cô giáo con cũng phải nhận bằng hai tay. 
- Khi thầy cô giáo đưa sách vở cho con con sẽ ứng xử như thế nào?
+ Nội dung 3: Cách thể hiện sự quan tâm, biết ơn.
Con đã làm những việc gì thể hiện sự quan tâm biết ơn thầy cô giáo?
-> Cách thể hiện sự quan tâm, biết ơn thầy cô giáo: Viết lời yêu thương gửi tặng thầy cô giáo; chúc mùng thầy cô giáo vào những ngày lễ; hỏi thăm khi thầy cô giáo ốm, mệt; giúp đỡ thầy cô những việc làm phù hợp.
-> Kết luận: Thầy cô là người luôn yêu thương HS như con của mình vậy, dạy dỗ các con từng li từng tí, từ cử chỉ, hành động đến lời nói. Vậy chúng mình cần phải biết ứng xử lễ phép thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô nhé.
- 1 HS đọc
- HS lắng nghe
-HS chơi trò chơi
Chọn đáp án là Nên và không nên
- HSTL
- HSTL
-HSTL
-HSTL
HS lắng nghe
3. Củng cố - Dặn dò:
Tiết học vừa rồi các con được học nội dung gì?
- Vì sao phải kính trọng thầy cô giáo? 
- Để thể hiện sự kính trọng thầy cô chúng ta cần làm gì?
 Thầy cô giáo là người truyền đạt cho các em kiến thức, chỉ bảo cho các con nhiều điều hay lẽ phải vậy các con cần có thái độ như thế nào với thầy cô giáo?
GV đưa ra lời khuyên trong SGK và gọi 2 HS đọc: 
 “ Thầy cô như thể mẹ cha
 Kính trọng lễ phép mới là trò ngoan.”
- GVNX, tuyên dương những HS tích cực trong giờ học.
Mời các thầy cô cùng thưởng thức bài hát: Thầy cô cho em mùa xuân.
- HSTL: Kính trọng thầy cô giáo
- Kính trọng, biết ơn, .
- HS đọc
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_bai_2_kinh_trong_thay_c.doc