Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 3: Yêu quý bạn bè (Tiết 1) - Bùi Mai Anh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè
- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè
- Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp để giúp đỡ bạn gặp khó khăn.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc yêu quý bạn bè
- Thể hiện được sự yêu quý bạn bè qua các hành động cụ thể
- Biết được vì sao phải yêu quý bạn bè
- Chủ động được thể hiện sự yêu quý bạn bè qua các việc làm cụ thể
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bài giảng điện tử.
- Học sinh: SGK, vở ghi bài.
ĐẠO ĐỨC Chủ đề: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè Bài 3: Yêu quý bạn bè (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè - Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè - Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp để giúp đỡ bạn gặp khó khăn. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Nhận ra được một số biểu hiện của việc yêu quý bạn bè - Thể hiện được sự yêu quý bạn bè qua các hành động cụ thể - Biết được vì sao phải yêu quý bạn bè - Chủ động được thể hiện sự yêu quý bạn bè qua các việc làm cụ thể II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bài giảng điện tử. - Học sinh: SGK, vở ghi bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. - GV giới thiệu câu chuyện của bạn Nhím Nâu, mời HS theo dõi video: Câu chuyện của Nhím Nâu - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao không ai dám lại gần bạn Nhím Nâu? + Những người bạn đã tặng quà gì cho Nhím? + Vì sao các bạn lại tặng Nhím món quà đó? - Con cảm nhận gì về tình cảm của các bạn dành cho Nhím? => GV chốt: Qua câu chuyện thấy được tình bạn đẹp của Nhím và những người bạn, không vì những hoàn cảnh, những khuyết điểm của Nhím mà sẵn sàng khắc phục để có thể đón nhận tình cảm của nhau. - GV dẫn vào bài. - Gọi HS đọc lại tên bài, ghi bài vào vở. - GV khái quát mục tiêu: Qua bài học, HS nêu được một số biểu hiện của yêu quý bạn bè, thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè, sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn. - HS lắng nghe, xem video + Vì trên người bạn có rất nhiều gai + Món quà các bạn tặng Nhím là những miếng xốp nhỏ. + HS: Vì những miếng xốp cắm vào những chiếc gai tạo thành một lớp áo bảo vệ Nhím. Nhờ những miếng xốp, các bạn có thể ôm Nhím, chơi đùa cùng Nhím - Các bạn rất yêu quý Nhím - Các bạn sẵn sàng tìm cách để có thể chơi cùng Nhím - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài, ghi bài vào vở 2. Khám phá: Hoạt động 1: Kể về người bạn mà em yêu quý *Mục tiêu: HS kể được về một người bạn của mình - Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu gì? - GV hướng dẫn HS: Kể về người bạn yêu quý theo những gợi ý sau: a. Bạn em tên là gì? b. Bạn có những đặc điểm gì? Sở thích gì? c. Vì sao em lại yêu quý bạn? - Gọi HS đọc lại gợi ý - Dựa vào các gợi ý, y/c HS suy nghĩ thật kĩ trong thời gian 2 phút. - Hết thời gian, gọi HS trình bày - Gọi HS nhận xét bài bạn - GV hỏi thêm HS: Bạn đã giới thiệu về ai? Bạn có đặc điểm như thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV gọi 1 HS khác trình bày - GV hỏi thêm: Bạn đã kể về ai? Sở thích của bạn đó là gì? - Gọi HS nhận xét bài bạn => GV nhận xét chung, tuyên dương * GV chốt, chuyển: Ai trong chúng ta cũng có bạn thân, cùng học, cùng chơi với các con, là những người bạn gắn bó thân thiết với nhau. Vậy chúng ta làm thế nào để thể hiện tình cảm của mình với bạn? => GV dẫn HĐ 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV giới thiệu CÂY TÌNH BẠN, hướng dẫn HS: Trên cây tình bạn có gắn 7 bức tranh. - Nhiệm vụ của HS: Hãy quan sát từng tranh và cho cô biết trong mỗi tranh là những lời nói, việc làm gì? Lời nói và việc làm đó thể hiện điều gì? 1. Đầu tiên, các con cùng đến với tranh 1: - Bạn nam đang làm gì? - Việc làm này thể hiện điều gì? => Tranh số 1 là hình ảnh bạn nhỏ đang giúp bạn đeo cặp sách, hành động đó đã thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. 2. Tương tự như vậy, tranh 2: - Bạn đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì? - Y/c HS nhận xét câu trả lời của bạn. => Tranh số 2 cho thấy bạn nhỏ đang an ủi, động viên bạn của mình. Điều đó thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên bạn khi bạn có chuyện buồn. 3. Tiếp tục với tranh 3? - Y/c HS nhận xét bạn => GV nhận xét, chốt đáp án đúng. 4. Đến với tranh số 4. Cô mời một bạn đặt câu hỏi cho các bạn nào? - Gọi 1 HS đặt câu: Mình hỏi các bạn, tranh số 4, bạn nhỏ đang làm gì? Vì sao bạn biết? - Hành động đó thể hiện điều gì? => GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. * Ngoài sách ra, chúng ta còn có thể chia sẻ những đồ dùng học tập khác với các bạn như bút, bảng con, 5. Tranh 5: Quan sát tranh và cho cô biết bạn đang làm gì đây? Việc làm đó thể hiện điều gì? => Bức tranh là một bạn nhỏ đang quyên góp, ủng hộ sách vở cho các bạn hoàn cảnh khó khăn hơn. - GV liên hệ: Cũng giống như trường chúng ta, hàng năm đều tổ chức các hoạt động ủng hộ, quyên góp sách vở, quần áo và tiền cho các bạn HS ở vùng khó khăn. Đó chính là những việc làm thể hiện sự chia sẻ. 6. Tranh 6: Các bạn nhỏ đang làm gì? - Vì sao bức tranh này thể hiện sự đoàn kết? => GV nhận xét, chốt: Bức tranh vẽ các bạn đang nắm tay nhau cùng vui chơi múa hát. Điều đó thể hiện sự đoàn kết, không phân biệt giới tính, dân tộc, khuyết tật. 7. Chúng mình đến với bức tranh cuối cùng. Bạn nào trả lời cho cô? 2 bạn nhỏ đang làm gì? - Y/c HS nhận xét => GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án đúng. - Gọi HS nhắc lại kết luận ở 7 bức tranh => GV chốt: Cả 7 bức tranh đều là những lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè, trong đó: Tranh 1: Thể hiện sự giúp đỡ bạn bè Tranh 2, 3: Thể hiện sự quan tâm Tranh 4,5: Thể hiện sự chia sẻ. Tranh 6,7: Thể hiện sự đoàn kết. => GV chốt: Vậy Giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ, đoàn kết là những biểu hiện của sự yêu quý bạn bè. - GV nêu câu hỏi mở rộng: Ngoài những lời nói hành động trên, con còn biết những lời nói, việc làm nào khác thể hiện sự yêu quý bạn bè? Chúng mình cùng suy nghĩ trong thời gian 2 phút. - GV hướng dẫn: (GV ghi nhanh kết quả của HS vào bảng) + Hành động nào thể hiện sự đoàn kết? Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ?..... (GV hỏi thêm HS hành động, lời nói đó thể hiện điều gì?) => Qua hoạt động vừa rồi các con đã biết, hiểu được những lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè. Để hiểu rõ hơn những biểu hiện của sự yêu quý bạn bè, - GV giới thiệu với HS một số hình ảnh: + Đoàn kết: Làm việc, vui chơi và hoạt động theo nhóm. Bác Hồ đã nói với chúng ta “ Có đoàn kết thì mới có sức mạnh” + Chia sẻ: Các bạn đã thực hiện đúng theo lời ông cha ta đã dạy “Lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ, chia sẻ với những bạn gặp khó khăn + Giúp đỡ: Ngoài sự chia sẻ, chúng ta cũng thấy có những hành động thường thấy trong cuộc sống thể hiện sự giúp đỡ các bạn - GV kết luận: Vậy sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ đoàn kết với bạn là những biểu hiện của sự yêu quý bạn bè - Gọi 1 HS đọc lại Kết luận => Vậy với những tình huống cụ thể trong cuộc sống hằng ngày, ta phải ứng xử như thế nào để thể hiện sự yêu quý bạn bè? => GV chuyển HĐ3 Hoạt động 3: Thảo luận về cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè Mục tiêu: HS nêu được một số cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè - 1 HS đọc to đề bài cho cả lớp nghe. - Với bài tập này, các con hãy hoạt động theo tổ, mỗi tổ hãy trả lời cho cô câu hỏi sau: Tổ 1: Xưng hô như thế nào để thể hiện sự yêu quý bạn bè? Tổ 2: Cách thể hiện thái độ, cử chỉ yêu quý bạn bè ra sao? Tổ 3: Cách thực hiện hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè? - Thời gian hoạt động nhóm là 3 phút, 3 phút bắt đầu. - GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung * GV liên hệ thực tế: + Hằng ngày, con xưng hô với bạn như thế nào? + Con đã có những thái độ, cử chỉ, hành động như thế nào để thể hiện sự yêu quý bạn? - GV tổng kết và kết luận: + Cách xưng hô với bạn: “bạn – tôi”, “cậu – tớ”, “bạn – mình”; Tránh xưng hô “mày – tao” hoặc gọi bạn bằng những từ không lịch sự. + Cách thể hiện thái độ, cử chỉ với bạn: nên có thái độ chân thành, tôn trọng quan tâm đến bạn; cử chỉ thể hiện sự thân thiện, đồng cảm với bạn như khoác vai, nắm tay, chạm tay, Không nên có những thái độ, cử chỉ thể hiện sự coi thường, xúc phạm bạn như: giơ nắm tay, lườm nguýt, lè lưỡi trêu bạn, + Cách thực hiện hành động: để thể hiện sự yêu quý bạn bè có thể thực hiện những việc làm như: chia sẻ buồn vui với bạn, chia sẻ sách, truyện, đồ chơi với bạn; giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu bài; giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn; Thực hiện các hành động cần gắn liền với thái độ, cử chỉ thể hiện sự chân thành, tôn trọng bạn. - GV kết luận: Như vậy, qua cả ba hoạt động ngày hôm nay, chúng ta thấy: Để thể hiện sự yêu quý bạn bè, chúng ta cần có lời nói, cách xưng hô, cử chỉ, hành động và những việc làm phù hợp. - HS đọc đề bài - Kể về người bạn mà em yêu quý. - Học sinh lắng nghe nhiệm vụ - HS đọc. - HS tự suy nghĩ cá nhân - HS 1 giới thiệu - HS nhận xét - HS suy nghĩ, trả lời - HS 2 giới thiệu - HS trả lời - HS nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - 1 HS đọc - HS trả lời - HS lắng nghe, nắm rõ yêu cầu - Bạn nam giúp bạn đeo cặp sách - Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn - 1-2 HS trả lời: Động viên bạn./An ủi khi bạn có chuyện buồn. => Thể hiện sự động viên bạn khi bạn có chuyện buồn - HS nhận xét - HS lắng nghe - Tặng quà và chúc mừng sinh nhật bạn. => Điều đó thể hiện sự quan tâm, chia sẻ niềm vui với bạn. - HS nhận xét - HS lắng nghe. - 1 HS đặt câu hỏi cho các bạn: - HS trả lời + Bạn nhỏ cho bạn của mình mượn sách + Vì trong tranh vẽ bạn nhỏ đang đưa sách cho bạn của mình và nói: “Mình cho bạn mượn này” => Thể hiện sự chia sẻ đồ dùng với bạn. - Ủng hộ sách vở. => Thể hiện sự chia sẻ với những bạn gặp khó khăn. - HS lắng nghe - Các bạn đang nắm tay nhau cùng vui chơi, múa hát. => Thể hiện sự đoàn kết. - Vì trong tranh các bạn đang rất vui vẻ nắm tay nhau cùng hát mặc dù đang mặc những bộ trang phục khác nhau, màu da của các bạn cũng khác nhau - HS lắng nghe. - Hai bạn đang khoác vai nhau. => Thể hiện sự hòa thuận với bạn bè. - HS nhận xét - HS đọc lại 7 ý: + Tranh 1: Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè + Tranh 2: Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên bạn + Tranh 3: Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ niềm vui với bạn + Tranh 4: Thể hiện sự chia sẻ với bạn + Tranh 5: Thể hiện sự chia sẻ khi bạn gặp khó khăn. +Tranh 6: Thể hiện sự đoàn kết không phân biệt giới tính, dân tộc, khuyết tật. +Tranh 7: Thể hiện sự hòa thuận với bạn bè. - HS lắng nghe - HS lắng nghe. - HS phát biểu: + Lời nói: “Để mình giúp bạn”, “Bạn có đau không?”, “ Mình cho bạn mượn này.” .. + Hành động: Dìu bạn đến phòng y tế khi bạn bị ốm, quét lớp cùng bạn, cho bạn đi chung áo mưa, - HS quan sát hình ảnh - Học sinh lắng nghe - HS đọc lại - HS đọc lại kết luận - Học sinh lắng nghe - HS đọc: Tìm hiểu về cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè - HS thảo luận theo tổ thực hiện nhiệm vụ - HS mở mic, mở cam trao đổi nhóm zoom. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ - 3 tổ trình bày - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS liên hệ thực tế, trả lời: - HS lắng nghe - Đọc lại kết luận 3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học - GV: Hôm nay chúng ta đã được học bài gì? - Con đã làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè? => Qua bài học hôm nay, các con đã hiểu được những biểu hiện của sự yêu quý bạn bè và những cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè. - Y/c HS lắng nghe, vỗ tay theo bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. - Chuẩn bị bài sau: Bài 3: Yêu quý bạn bè (Tiết 2) - HS trả lời: Yêu quý bạn bè. - 3- 4 HS trả lời: nêu những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, đoàn kết với những người bạn - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH BÀI HỌC SAU GIỜ DẠY(nếu có) ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_bai_3_yeu_quy_ban_be_ti.doc