Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Bảo quản đồ dùng gia đình - Trường TH An Phước B

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Bảo quản đồ dùng gia đình - Trường TH An Phước B

I. Yêu cầu cần đạt:

1.Kiến thức, kĩ năng:

-Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình;Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình;

-Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đinh; Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.

2.Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực điều chỉnh hành vi, Năng lực phát triển bản thân.

3. Phẩm chất : PC Trách nhiệm:Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đổ

II. Đồ dùng dạy học :

- Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đồ dùng gia đình; phiếu học tập.

- Học sinh: SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).

 

doc 3 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 2651
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Bảo quản đồ dùng gia đình - Trường TH An Phước B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Đạo đức 2
Chủ đề: Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình
Tuần 7 – Tiết 7 - Bài 4: Bảo quản đồ dùng gia đình - Tiết: 1
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Kiến thức, kĩ năng:
-Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình;Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình;
-Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đinh; Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
2.Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực điều chỉnh hành vi, Năng lực phát triển bản thân.
3. Phẩm chất : PC Trách nhiệm:Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đổ 
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đồ dùng gia đình; phiếu học tập.
- Học sinh: SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu;
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động của giáo viên.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.
Mục tiêu: Tạo cảm xúc, kích hoạt kinh nghiệm của học sinh
Phương pháp: Kể chuyện
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS quan sát tranh, xác định nội dung từng tranh
- HS kể lại câu chuyện
- HS chia sẻ 
-HS trả lời: lau mặt bằng khăn mát, bật quạt điện, mở máy điều hoà,.. .
- GV cho HS quan sát các tranh; xác định nội dung từng tranh; liên kết các tranh thành một câu chuyện hoàn chỉnh; 
- HS kể lại câu chuyện đó bằng ngôn ngữ của mình 
- Gợi ý cho HS chia sẻ cảm nhận vê việc làm của Na
* GV kết luận: Tủ lạnh chỉ dùng để bảo quản đồ ân thức uống, không dùng để xua tan nóng bức; khi tủ lọnh đang hoạt động, cửa tủ lạnh phải luôn đóng kín để giữ độ lạnh, tiết kiệm điện, không để động cơ tủ lạnh làm việc quá tải, 
- GV hỏi thêm: Để đỡ nóng, Na không nên mở cửa tủ lạnh mà nên làm gì? 
- GV vào bài mới
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 1 : Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng gia đình?
Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/không biết bảo quản đổ dùng gia đình.
Phương pháp:Thảo luận nhóm
Hình thức tổ chức: Nhóm 4
-HS tìm hiểu, thảo luận 
-HS báo cáo kết quả: tranh 2 và 4 biết bảo quản đồ dùng gia đình (làm vệ sinh bàn phím máy tính và quạt điện đúng cách); các bạn ở tranh 1 và 3 chưa biết bảo quản đổ dùng gia đình.
-HS thực hành chia sẻ trước lớp.
- GV có thể chia lớp thành 4 nhóm ; mỗi nhóm nhận một tranh và đều có các nhiệm vụ: quan sát tranh; xác định nội dung tranh; đánh giá việc làm của các bạn trong tranh; trình bày kết quả thảo luận.
- GV hỏi : Em sẽ khuyên các bọn thế nào?, Ở nhà, có khi nào em đùa nghịch như các bạn đó không?
Hoạt động 2: Nêu thêm những việc em có thể làm để bảo quản đò dùng gia đình.
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình.
Phương pháp:Thảo luận nhóm
Hình thức tổ chức:Nhóm đôi
-HS làm việc theo nhóm đôi, thảo luận chia sẻ: ví dụ: tắt điện, quạt, máy điều hoà khi ra khỏi nhà; không để vật nóng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đồ gỗ; không viết, vẽ lên tường nhà, ..
- GV yêu cầu HS nêu thêm những việc em có thể làm để bảo quản đồ dùng gia đình.
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức bảo quản khác nhau. Cần tìm hiểu tính chất, đặc điểm của mỗi đồ dùng gia đình để biết cách bảo quản phù hợp..
Hoạt động 3: Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình:
Mục tiêu: HS nêu được vì sao phải bảo quản đổ dùng gia đình.
Phương pháp: Giải quyết vấn đề
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
-HS trả lời: 
+ Vì đổ dùng gia đình là để phục vụ sinh hoạt của mọi thành viên; vì rất đắt tiền; vì rất hiện đại,...
+ Đồ dùng mau hư hỏng, biến dạng, không hoạt động, không đảm bảo an toàn, tốn tiền sửa chữa hoặc sắm mới,....
-HS tham gia nhận xét bạn
- GV hỏi: 
+ Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình?
+Những tác hại do không biết bảo quản đổ dùng gia đình đúng cách? 
- GV kết luận: Bảo quản đổ dùng gia đình chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình và cộng đồng.
Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: HS biết vận dụng những hành vi đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp: Rèn luyện
Hình thức tổ chức: Cá nhân
- HS trả lời: 
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.Nhớ lại những việc đã làm để bảo quản một số đồ dùng gia đình. Sưu tẩm các mẹo hay để bảo quản đồ dùng gia đình
- Em đã học được điều gì qua bài học ?
-Nhận xét, tuyên dương
- Dặn HS thực hiện những điều đã học.Sưu tẩm các mẹo hay để bảo quản đồ dùng gia đình (HS có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ).
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tiet_7_bao_qua.doc