Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân (Tiết 1) - Đoàn Hoàng Thắm

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân (Tiết 1) - Đoàn Hoàng Thắm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân;Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đổ dùng cá nhân; phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, VBT Đạo đức

 

docx 3 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 3781
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân (Tiết 1) - Đoàn Hoàng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Đạo đức 2
Chủ đề: Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình
Tuần 5- Tiết 5 - Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân (Tiết: 1)
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân;Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân. 
3. Phẩm chất: Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đổ dùng cá nhân; phiếu học tập.
2. Học sinh: SGK, VBT Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN.
A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU :
Hoạt động 1: Kể câu chuyện Nhà thiết kế thời trang theo tranh và trả lời câu hỏi.
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc, kích hoạt kinh nghiệm của học sinh
* Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2, xác định nội dung từng tranh.
- HS trả lời:
+ Na cắt chiếc khăn để làm váy cho búp bê
+ Đẹp và rất mới.
+ Sau khi làm váy cho búp bê, Na không còn khăn để quàng nữa .
- GV cho HS quan sát các tranh, thảo luận nhóm 2 , xác định nội dung từng tranh, liên kết các tranh thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
- GV hỏi: 
+ Điều gì đã xảy ra với chiếc khăn của Na? 
+ Chiếc khăn đó như thế nào? 
+ Sau khi làm váy cho búp bê, Na có còn khăn để quàng nữa không? .
Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.
* Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền của HS, giúp HS bước vào bài học mới một cách tự tin, thoải mái hơn. 
* Phương pháp: Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- HS thảo luận , nêu suy nghĩ của mình.
+ Nêu cảm nhận về việc làm của bạn Na.
- HS lắng nghe. Nhắc lại tựa bài.
- GV cho HS suy nghĩ và thảo luận:
+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của bạn Na.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV chuyển ý. Giới thiệu bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân?
* Mục tiêu: HS nêu một số biểu hiện của việc biết/ không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
* Phương pháp: Trực quan, Thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- HS quan sát tranh, xác định nội dung tranh, đánh giá việc làm của các bạn trong tranh.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV có thể chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một tranh và quan sát tranh, thảo luận xác định nội dung tranh, đánh giá việc làm của các bạn trong tranh.
- GV nhận xét và kết luận: việc làm của bạn nữ là không thích hợp: trang trí cặp sách bằng bút dạ vừa không đẹp, vừa rất dễ bị loang, khiến cho cặp sách của mình trở nên lem luốc.
Hoạt động 2: Nêu thêm một số việc cẩn làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
* Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận chia sẻ
- Đại diện nhóm trả lời. 
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- GV chia lớp thành nhóm 4, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu thêm một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- GV mời đại diện nhóm trả lời. 
- GV nhận xét và chốt: Mỗi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức bảo quản khác nhau.
Hoạt động 3: Vì sao cẩn bảo quản đổ dùng cá nhân?
* Mục tiêu: HS nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
* Phương pháp: Đàm thoại, Thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời: 
+ Vì đồ dùng cá nhân của em rất khó tìm mua; rất đắt tiền; rất cần thiết, ...
- HS tham gia nhận xét bạn
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi sau: 
+ Vì sao cần bảo quản đồ dùng cá nhân? 
- GV nhận xét, kết luận: Bảo quản đồ dùng cá nhân chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ; thể hiện trách nhiệm của em đối với bản thân và gia đình
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
* Mục tiêu: HS biết thực hành bảo quản đồ dùng cá nhân.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS lắng nghe
- Thực hiện những điều đã học
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học tiếp tuần sau: Chuẩn bị giấy bọc sách, vở.
- Dặn HS nhớ lại những việc đã làm để bảo quản một số đồ dùng cá nhân như: đồ dùng học tập (sách, vở, bút, thước, cặp sách, ...), đồ chơi, giày dép, trang phục.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_5_bai_3_b.docx