Giáo án Hoạt động trải nghiệm + Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022
BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực
- Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam.
*Phẩm chất:
-Giúp HS thêm trân trọng đồng tiền khi sử dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát.
*Vận dụng:
-Giúp HS thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ thẻ Mệnh giá tiền Việt Nam.Một số đồ dùng (hoặc bao bì thực phẩm hoặc ảnh) kèm giá hàng, các thẻ ghi tiền, có ghi mệnh giá: 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng.
- HS: Sách giáo khoa
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm + Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: HĐTN + TNXH KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 2 Thời gian thực hiện: Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực - Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam. *Phẩm chất: -Giúp HS thêm trân trọng đồng tiền khi sử dụng. - Rèn luyện khả năng quan sát. *Vận dụng: -Giúp HS thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ thẻ Mệnh giá tiền Việt Nam.Một số đồ dùng (hoặc bao bì thực phẩm hoặc ảnh) kèm giá hàng, các thẻ ghi tiền, có ghi mệnh giá: 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng. - HS: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Hoạt động mở đầu - Tạo hứng thú cho hs: bắt nhịp cho hs hát một bài. II.Hình thành kiến thức mới. 1. Khởi động: - GV chiếu trên màn hình các đồng tiền Việt Nam. -GV mời HS quan sát các đồng tiền và giới thiệu mệnh giá, đồng thời đề nghị HS nhận xét đặc điểm khác biệt của tờ tiền đó (màu sắc, chữ số, hình ảnh được in trên tờ tiền). - GV chia lớp thành 2 nhóm học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh ai đúng” + Cách chơi: GV đưa tờ tiền thật lên. Nhóm nào nhận ra thì giơ tay, nói đúng mệnh giá đồng tiền nhanh nhất thì thắng. Nhóm nào có số lần nói đúng mệnh giá đồng tiền nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc. - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: *Hoạt động : Tìm hiểu về đồng tiền việt Nam - YCHS thảo luận nhóm 2. Mỗi nhóm chọn 1 tờ tiền để quan sát. GV giao nhiệm vụ: - HS quan sát đồng tiền và mô tả các hình ảnh trên mặt trước và mặt sau tờ tiền đó (hình ảnh Bác Hồ, danh lam thắng cảnh,...). - GV quan sát hổ trợ học sinh - Mỗi nhóm phân công HS chuẩn bị trình bày những nhận xét của nhóm mình. Kết luận: - GV đề nghị HS đưa ra kết luận về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồng tiền Việt Nam. - GV chia sẻ về ý nghĩa những hình ảnh trên đồng tiền – giới thiệu về đất nước, cảnh đẹp Việt Nam, nhân vật lịch sử − lãnh tụ của nhân dân. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - HDHS tham gia trò chơi : Đi chợ - Sau trò chơi, HS chia sẻ cảm xúc và ấn tượng về trò chơi: + Em đã mua được món đồ nào? Vì sao em chọn mua món đồ đó? + Em đã chi bao nhiêu tiền? Em tính tiền có nhầm lẫn gì không? Em có kiểm tra lại hàng khi mua không? Em để tiền ở đâu? Em có mang túi đi mua hàng không? + Nhận xét xem người bán, người mua có lịch sự không? Kết luận: GV cùng HS đọc đoạn thơ: “Nhờ công sức lao động Mới làm ra đồng tiền Em giữ gìn, quý trọng Học tiêu tiền thông minh!” 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà em hãy cùng bố mẹ, người thân quan sát, nhận xét, tìm hiểu thêm các tờ tiền Việt Nam khác. - Về nhà em hãy xung phong đi chợ cùng người thân, xin phép được tự chọn một món đồ và tự tay trả tiền cho người bán hàng, kiểm tra món đồ sau khi mua. -Hát tập thể. - HS quan sát. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe và thực hiện - HS thực hiện đọc nối tiếp. - HS thảo luận nhóm 2. - HS trình bày - HS lắng nghe và tham gia trò chơi - HS trả lời -em mua bút -vì bút em viết hàng ngày. -2 nghìn -không -có -Em để tiền trong túi. -có -rất lịch sự. - 2-3 HS trả lời. - HS đọc nối tiếp. - QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có) . Tiết 3:Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN GẤP VÍ ĐỰNG TIỀN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực - Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam. *Phẩm chất: -Giúp HS thêm trân trọng đồng tiền khi sử dụng. - Rèn luyện khả năng quan sát. *Vận dụng: -Giúp HS thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 7: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 7. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 8: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - GV mời HS ngồi theo nhóm 4, lần lượt kể cho các bạn nghe về trải nghiệm của mình. b. Hoạt động nhóm: - HDHS thảo luận theo nhóm 3 về cách giữ gìn đồng tiền sao cho tiền không bị hỏng, không bị mất, không để kẻ xấu nảy lòng tham muốn lấy tiền của chúng ta. Câu hỏi thảo luận: + Vì sao cần giữ gìn đồng tiền? + Em lựa chọn cách giữ tiền như thế nào? Vì sao? - Thực hành gấp ví tiền từ tờ bìa. - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. Em hãy nhờ bố mẹ sắm con lợn đất (heo đất) để bỏ tiền lẻ, hưởng ứng phong trào “Tiết kiệm tiền, làm việc tốt”. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 8. HS chia sẻ. - HS thảo luận, sau đó chia sẻ trước lớp -Quý trọng đồng tiền,mồ hôi nước mắt bố mẹ vất vả mới kiếm ra. -Tiêu đúng mục đích. HS thực hiện. - HS thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có) Tự nhiên và Xã hội BÀI 8: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG ( 1Tiết ) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường. - Biết cách lựa chọn các hoạt động an toàn và hướng dẫn các bạn vui chơi an toàn khi ở trường. *Phẩm chất: - Có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác. *Vận dụng: - Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Tranh, ảnh video các hoạt động an toàn và không an toàn khi ở trường. - HS: SGK; hình ảnh sưu tầm về các hoạt động ở trường (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Khởi động. 1. GV cho hs TC bịt mắt bắt dê. Nếu có sân trường rộng nên cho HS ra ngoài chơi. Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi cho HS trả lời: - Các em có vui không? - Trong khi chơi có em nào bị ngã không? GV phân tích cho HS: Đây là hoạt động vui chơi, thư giãn nhưng trong quá trình chơi cần chú ý: Chạy từ từ, không xô đẩy nhau để tránh té ngã. Liên hệ vào bài mới: Đó cũng chính là nội dung của bài mới mà chúng ta học hôm nay: An toàn khi ở trường II. Hình thành kiến thức mới 1. Khám phá: *Hoạt động 1: Quan sát tranh - YC HS quan sát hình trong sgk/tr32,33, thảo luận cặp đôi: + Các bạn trong hình đang làm gì? + Chỉ và nói tên những trò chơi/hoạt động an toàn, nên chơi và những tình huống nguy hiểm không nên làm. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Gv Liên hệ:ngoài những trò chơi trong sgk ra ta còn có gặp những tình huống nguy hiểm khác như:xếp hàng,đá bóng . Hoạt động 2: Thảo luận - YC HS quan sát hình trong sgk/tr32,33 thảo luận nhóm đôi: + Em và các bạn thường tham gia những hoạt động nào ở trường (bao gồm cả hoạt động học tập, lao động, vui chơi)? + Những tình huống nào có thể gây nguy hiểm cho người thân và những người khác? Tại sao? + Em cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm khi tham gia các hoạt động ở trường?.... - GV gơi ý thêm: Tại sao em cho rằng hoạt động đó nguy hiểm? Điều gì sẽ xảy ra nếu.... - Mời nhóm HS chia sẻ. - Nhận xét, tuyên dương, chốt lại kiến thức. Gv Liên hệ:ngoài những trò chơi nguy hiểm ra còn có những hoạt động học tập,lao động,trải nghiệm Hoạt động 3: Thực hành(Tr.34) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm những cánh hoa”. + Chuẩn bị chậu hoa về hoạt động vệ sinh sân trường để HS gắn cánh hoa như gợi ý trong SGK. - Thông qua trò chơi, GV giúp HS nhận biết rõ hơn nhưng hoạt động/ tình huống nên thực hiện và không nên thực hiện để phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? Liên hệ thực tế. - Chuẩn bị bài sau. - HS chơi. - HS chia sẻ. -có -không (có) - HS lắng nghe - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. -Đuổi nhau trong giờ ăn,giờ tập thể dục,lao động. -Trò chơi nguy hiểm:tranh 1,2,5 -Trò chơi không nguy hiểm 3,4,6 - HS quan sát, thảo luận. -chơi cờ vua,nhảy dây ,đánh truyền, ô ăn quan ,đuổi nhau, cướp cờ .. Đuổi nhau ,cướp cờ,chen lẫn xô đẩy khi xếp hàng -Em cần chú ý đến các hoạt động tham gia là gì? Đâu là hoạt động nguy hiểm,đâu là hoạt động không nguy hiểm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS chia thành các đội, thực hành chơi: điền các việc nên làm, không nên làm vào mỗi cánh hoa để gắn cho phù hợp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có) Tự nhiên và Xã hội BÀI 9: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC ( 1Tiết ) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực - HS thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường. *Phẩm chất: - HS biết chia sẻ cảm nghĩ của bản thân sau khi tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, làm đẹp trường lớp. *Vận dụng: - Có ý thức giữ vệ sinh trường lớp và biết thực hành làm vệ sinh trường lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập. - HS: SGK; hình ảnh sưu tầm về trường lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Khởi động: - Cho HS quan sát hình sân trường sau tiết sinh hoạt dưới cờ (Hoặc 1 video clip sân trường sau 1 buổi HĐTT) - Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về : + Em thấy khung cảnh sân trường như thế nào ? + Nhìn hình ảnh đó, em có suy nghĩ gì ? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. II. Hình thành kiến thức mới 1. Khám phá: - YC HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong sgk/tr.36. 37 và thảo luận nhóm bốn các câu hỏi sau: + Các bạn trong hình đang làm gì ? + Những việc làm nào của các bạn mà em không đồng tình ? Vì sao ? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - (?) nếu là em, em sẽ làm gì trong mỗi tình huống mà em không đồng tình ? => Chốt: Trường học là nơi các em được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi. Vì vậy thực hiện được việc giữ sạch trường học, lớp học là thể hiện tình yêu đối với trường, lớp của mình. - Nhận xét, tuyên dương. GV liên hệ:Trường chúng ta vẫn còn có hiện tượng ăn quà dưới cổn trường,cổng trường đầy rác 2.3. Thực hành: - Cho HS thảo luận nhóm đôi và chỉ ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường. - Tổ chức cho HS báo cáo (?) Tại sao đó là việc nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ? (?) Tại sao đó là việc không nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ? - GV nhận xét, tuyên dương. => Chốt: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi học sinh. Gv liên hệ:Trường ta vẫn để cô tổng phụ trách loa nhắc nhở về chăm sóc công trình măng non,vứt rác không đúng nơi quy định 2.4. Vận dụng: - (?) Con hãy kể những việc mình đã làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp và chia sẻ với bạn trong nhóm đôi những việc mình đã làm để giữ vệ sinh trường lớp. - Cho HS đọc lời chốt của mặt trời để khắc sâu kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe những việc mình đã làm để giữ vệ sinh trường lớp. - Chuẩn bị cây xanh (cây cảnh, cây hoa) để thực hiện dự án “làm xanh trường lớp” ở tiết sau. - HS thực hiện. -rất bừa bãi,mất vệ sinh,giấy rác vứt đầy trên sân,ghế thì không thu lại sau buổi sinh hoạt. -Không đẹp mắt. - HS chia sẻ. -Hs quan sát và theo dõi xem tranh. -Tranh 1,2 ( không đồng tình ) -Tranh 3,4 ( đồng tình) - HS thảo luận theo nhóm 4. - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - 2, 3 HS phát biểu ý kiến Lắng nghe - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. -Đại diện 4,5 nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung HS chia sẻ trong nhóm đôi. - 2-3 nhóm HS chia sẻ trước . VD:con đã tham gia trồng cây xanh và dọn dẹp vệ sinh bồn hoa để giúp cho trường có nhiều bóng mát và xanh sạch đẹp hơn. -2 HS đọc -2-3 HS nêu. -Cần giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp - HS lắng nghe. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có): ..........................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach.docx