Giáo án Khối 2 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017

Giáo án Khối 2 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017

A. Mục tiêu:

- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.

- Củng cố tìm thừa số, số bị chia.

- Củng cố giải bài toán bằng một phép tính chia

B. Chuẩn bị :

- GV: Hệ thống bài.

- HS: Vở ôn tập

C. Các hoạt động dạy học.

 

doc 11 trang huongadn91 3730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2017
Tiếng Việt
Ôn luyện
A.Mục tiêu: 
 - Rèn cho đọc đúng, hiểu nội dung bài ( Một số em đọc tốt : đọc đúng, to, rõ ràng, diễn cảm.
 - Luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, sạch sẽ 
- Phân biệt chính tả với ut/ ưc
B. Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 .Giới thiệu bài:
 - Nêu yêu cầu tiết học: 
2. Hướng dẫn học sinh thực hành 
Hoạt động 1 : Rèn kĩ năng đọc
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn 
- Theo dõi hướng dẫn thêm cho một số em đọc còn yếu
- Nhận xét các nhóm đọc
GV gọi 1 số HS thi đọc đoạn
- GV tổ chức cho HS đọc tốt đọc cả bài .
-GV nhận xét, tuyên dương, những em đọc tốt.
Hoạt động 2 : Luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?
Bài 1 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Khi nào?
- Mùa thu, hoa cúc nở vàng rực.
- Hoa cúc nở vàng rực khi mùa thu về.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng : 
Bài 2 : Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân :
- Hè này, lớp em đi chơi ở Đầm Sen.
- Tu hú kêu khi hè về.
- Mùa xuân, trăm hoa đua nở.
- Mùa đông, từng đàn chim én bay về phương nam tránh rét
Hoạt động 3 : Rèn kĩ năng viết chính tả 
Nghe- viết bài chính tả : Cá rô lội nước 
Nêu đoạn viết: - Đọc bài viết.
- HD nhận xét:
+ Cá rô ẩn náu ở đâu?
+Đàn cá rô lội nước tạo ra tiếng động như thế nào?
HD viết từ khó: Hướng dẫn cho học sinh cách viết các từ khó: đen sì, lực lưỡng, mốc thếch, khoan khoái.
Nhận xét sửa sai.
Đọc bài cho HS viết:
 - Nhắc HS cách trình bày: 
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Đọc bài cho học sinh viết, theo dõi, giúp đỡ một số em viết còn chậm.
- Thu kiểm tra nhận xét.
Hoạt động 3 : Phân biệt chính tả với ut/ ưc
Bài tập. Điền vào chỗ trống ưc hay ưt ? 
s . khoẻ, s .. mẻ
đ tay, đạo đ , n . nẻ, n .. nở
Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Nhận xét sửa sai.
Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét chung tiết học 
- Khen ngợi những em đọc hay, viết tốt, trình bày sạch, đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc nhóm đôi.
 - Thi đọc trước lớp.
- Đại diện mỗi nhóm 1 em thi đọc cả bài trước lớp.
- HS chọn bạn đọc hay.
+ HS nêu yêu cầu .
- HS làm bài vào vở.
Một số em nêu kết quả.
Lớp nhận xét.
- Mùa thu, hoa cúc nở vàng rực.
- Hoa cúc nở vàng rực khi mùa thu về.
- Đổi chéo vở kiểm tra
+ Tiến hành như trên , đáp án : 
- Bao giờ lớp em đi chơi ở Đầm Sen ?
- Tu hú kêu khi nào ?.
- Khi nào trăm hoa đua nở ?
- Bao giờ từng đàn chim én bay về phương nam tránh rét ?
- 2 em đọc lại.
- 2 em trả lời: 
+Trong làn ao
+Rào rào như đàn chim vỗ cánh. 
 - 2 em lên bảng.
- Lớp viết nháp .
 - 2 HS trả lời.
 - Nghe viết vào vở.
- Dò bài sửa lỗi.
+ HS nêu yêu cầu , tự làm và nêu kết quả: 
 Sức khoẻ, sứt mẻ
 đứt tay, đạo đức, nứt nẻ, nức nở
Nhận xét.
- Về nhà ôn luyện thêm
Toán
Ôn luyện 
A.Mục tiêu : 
- Rèn cho học sinh hiểu kĩ hơn về số 1 trong phép nhân và phép chia. 
- Vận dụng ghi nhớ vào làm tính và giải toán.
B.Chuẩn bị:
- GV: Hệ thống BT
- HS: Vở làm bài, nháp.
C . Các hoạt động lên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài :
 Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
2. Cho học sinh làm bài tập.
Bài 1: Tính
 0 : 8 = 9 x 1 = 20 : 1 =
1 x 5 = 50 x 1 = 3 : 1 =
Bài 2: Điền số?
£ x 6 = 6 100 x £ = 100
£ x 6 = 0 £ x 100 = 0 
 Nhận xét .
Bài 3: Tính:
: 6 x 0 = 3 x 1 : 1 =
x 1 : 1 = 4 x 5 : 10 =
 8 x 9 : 2 = 45 : 1 – 36 =
Bài 4 : Người ta xếp đều các li vào 6 bàn, mỗi bàn có 5 cái li. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái li?
HDHS phân tích đề toán:
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
Chữa bài, nhận xét
 0 : 8 = 0 9 x 1 = 9 20 : 1 =20
1 x 5 = 5 50 x 1 = 50 3 : 1 =3
Một em làm bảng, nêu kết quả.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
Làm phiếu.
Hai em lên bảng thi đua
Nhận xét
 Bảng con
 Một số em lần lượt bảng lớp
+ HS đọc đề bài
- HS nêu 
Làm vở
Một em giải bảng lớp:
Giải
Số li có tất cả là:
 5 x 6 = 30 ( cái li )
Đáp số : 30 cái li
Toán
Ôn luyện
A. Mục tiêu. 
 - Rèn cho học sinh hiểu kĩ hơn về số 0 trong phép nhân và phép chia. 
- Vận dụng ghi nhớ vào làm tính và giải toán.
B. Chuẩn bị :
2.Học sinh : 
- GV: Hệ thống BT
- HS: Vở làm bài, nháp.
 C . Các hoạt động lên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thực hành 
Bài 1: Tính
 0 : 8 = 9 x 0 = 30 : 0 =
0 x 5 = 50 x 0 = 3 : 0 =
Bài 2: Điền số?
£ x 6 = 0 100 x £ = 0
£ x 6 = 0 £ x 100 = 0 
 Nhận xét bài làm.
Bài 3: Tính:
: 6 x 0 = 3 x 0 : 8 =
x 0 : 6 = 4 x 0 : 10 =
 8 x 9 x 0 = 45 x 0 : 9 =
Củng cố, dặn dò: 
? Nêu kết luận về số 1, số 0 trong phép nhân và phép chia ?
- Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau.
Một em làm bảng, nêu kết quả.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
Hai em lên bảng thi đua
Nhận xét
Lớp làm bài vào vở
 Một số em lần lượt bảng lớp
HS nêu .
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tiếng việt:
Ôn luyện ( 2 tiết )
A.Mục tiêu:
 Giúp học sinh 
- Kiểm tra kĩ năng đọc, viết và tìm hiểu nội dung theo yêu cầu đề bài. 
B.Chuẩn bị : 
 - Vở Luyện tập .
 - Vở Tiếng việt ( viết )
C. Tiến hành :
- GV cho học sinh làm bài vào Vở Luyện tập.
Phần chính tả và Tập làm văn : làm vào vở ô ly
___________________________________________________________
Toán
Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Củng cố tìm thừa số, số bị chia.
- Củng cố giải bài toán bằng một phép tính chia
B. Chuẩn bị :
- GV: Hệ thống bài.
- HS: Vở ôn tập
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố về các phép nhân chia đã học
Bài 1: Tính nhẩm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Khi đã biết 2x5=10 có thể ghi ngay kết quả của 10:2=5 và 10:5=2 hay không? Vì sao?
- GV nhận xét .
Hoạt động 2: Củng cố tìm thừa số, số bị chia.
Bài 2: Tìm x
- Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
- yêu cầu HS tự làm bài,
- Nhận xét chữa bài.
- Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào?
Bài 3: Tìm y
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- GV nx đánh giá.
Hoạt động 3: Củng cố giải bài toán bằng một phép tính chia
Bài 4: Cho hs đọc đề bài
- Yêu cầu hs suy nghĩ và tự giải bài toán vào VBT.
- Cho 1 hs lên bảng làm.
- GV và hs cả lớp nhận xét chốt kết quả.
* Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò HS học thuộc bài. CB bài sau.
- HS nêu y/c.
- HS làm bài vào VBT trang 49.
- Nối tiếp nhau đọc kết quả.
2x5=10 3x4=12 4x5=20 1x3=3
10:2=5 12:3=4 20:4=5 3:3=1
10:5=2 12:4=3 20:5=4 3:1=3
- Khi đã biết 2x5=10 có thể ghi ngay kết quả của 10:2=5 và 10:5=2 Vì khi lấy tích chia cho thừa số này thì đợc thừa số kia.
- HS nêu y/c.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- X x 3 = 21 4 x X = 36
 X = 21 : 3 X = 36 : 4
 X =7 X = 9
Y : 3 = 4 y : 4 = 1
Y = 4 x 3 y = 1 x 4
Y = 12 y = 4
- Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- HS đọc đề bài toán.
- 1 hs lên bảng làm. Cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
Bài giải
Mỗi đĩa có số cái bánh là
15 : 3 = 5(cái bánh)
 Đáp số: 5 cái bánh
Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2017
Toán
Luyện tập chung.
A. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân, chia đã học.
- Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số đơn vị đo, với số tròn chục.
- Biết tính giá trị của biểu số có hai dấu phép tính( trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia; nhân, chia trong bảng tính đã học
B. Chuẩn bị :
- GV: Hệ thống bài.
- HS: Vở ôn tập
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố về phép nhân, chia
Bài 1: Tính nhẩm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Khi thực hiện tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào?
- Gv nx đánh giá.
Hoạt động 2: Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức
Bài 2: Tính
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức trên.
- Khi nhân chia một số với 0, 1 thì kết quả như thế nào?
Gv nx đánh giá.
Hoạt động 3 : Nhân, chia với số tròn chục
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
GV hướng dẫn phép tính mẫu: 
Nhẩm: 20 x 2 = ?
 2chục x 2 = 4 chục	
Vậy : 20 x 2 = 40	
 30 x 2 =	20 x 3 =	30 x 3 =
 40 x 2 = 	60 : 3 =	90 : 3 = 
Hoạt động 4: Củng cố về giải toán 
Bài 4 : 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
3 hộp: 15 cái bút
 1 hộp: ..cái bút?
- Nhận xét chữa bài.
 Bài 5 : Một cỗ xe tam mã có 3 ngựa kéo. Hỏi 5 xe tam mã có bao nhiêu ngựa kéo? 
* Củng cố dặn dò
- Nêu lại các quy tắc nhân, chia với 1, 0.
- Nhận xét giờ.
- CB bài sau.
- HS nêu y/c.
- HS làm bài vào VBT trang 50.
- Nối tiếp nhau đọc kết quả.
a) 5x2=10 5x3=15 5x4=20
 10:2=5 15:3=5 20:4=5 
 10:5=2 15:5=3 20:5=4 
b) 2cm x 3 = 6cm 28l : 4 = 7l
 3cm x 4 = 12cm 12l : 2 = 6l 
 30cm : 5 = 6cm 4l x 1= 4l
- Viết thêm đơn vị sau kết quả. 
- HS làm bài
 b) 4 : 4 x 0 = 1 x 0
 = 0
 0 : 7 + 2 = 0 + 2
 = 2
- Khi nhân chia một số với 0 thì kết quả bằng 0.
- Khi nhân chia một số với 1 thì kết quả bằng chính số đó.
+ Hỏi HS yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở theo mẫu
- HS lên bảng chữa bài
+ 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS làm bài trên bảng.
Bài giải
Mỗi hộp có số cái bút là:
 15 : 3 = 5(cái bút)
 Đáp số: 5 cái bút
+ Tiến hành như trên
Giải 
5 cỗ xe tam mã có số ngựa kéo là :
3 x 5 = 15 ( ngựa )
Đáp số: 15 ngựa- Khi nhân chia một số với 0 thì kết quả bằng 0.
- Khi nhân chia một số với 1 thì kết quả bằng chính số đó.
Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2017
Luyện viết
Luyện viết tiếp chữ hoa Y
A. Mục tiêu:
- Luyện viết tiếp chữ hoa Y cỡ nhỏ, kiểu chữ đứng và nghiêng.
- Hiểu được câu ứng dụng: Yêu luỹ tre làng và viết đúng câu ứng dụng.
- Hoàn thành bài viết trong vở tập viết.
B. Chuẩn bị:
 - GV: - Mẫu chữ Y. Bảng phụ viết câu ứng dụng.
 - HS: - Vở tập viết.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Gv hướng dẫn lại chữ hoa y(cỡ nhỏ) kiểu đứng và nghiêng.
- GV viết mẫu chữ hoa y, cho hs phân tích:
H : Chữ x cao mấy li ? gồm có mấy nét?
H : Nêu điểm đặt bút và điểm dừng bút khi viết chữ hoa y ?
- GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
- GV treo bảng phụ viết câu ứng dụng: Yêu luỹ tre làng.
- Cho hs đọc câu ứng dụng
H: Trong câu ứng dụng, chữ nào viết hoa? độ cao của các con chữ như thế nào? Khoảng cách giữa các chữ bằng bao nhiêu?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết 
* GV Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con chữ hoa y chữ Yêu cỡ nhỏ kiểu chữ đứng và nghiêng
- GV vừa viết mẫu vừa nêu lại cách viết.
- GV yêu cầu học sinh viết bảng con
- GV nhận xét chỉnh sữa.
* GV cho học viết bài vào vở tập viết 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút viết.
- GV theo dõi giúp đỡ hs yếu.
* Củng cố dặn dò:
- GV khái quát bài, nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
Hoạt động của HS
- Học sinh quan sát.
- HS trả lời.
- Học sinh quan sát - nghe
- Học sinh đọc câu ứng dụng và nêu ý nghĩa của câu ứng dụng.
- Trong câu ứng dụng chữ Yêu viết hoa
- Bằng chữ O
- Học sinh quan sát - nghe
- Học sinh luyện viết bảng con.
- HS viết bài vào vở
Hoạt động tập thể
GDKNS Chủ đề 3 : Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng ( 2 tiết )
A . Mục tiêu
Học sinh hiểu được những điều cần thiết khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Hiểu được lợi ích của việc biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình trong một số tình huống cụ thể.
 Rèn kĩ năng giao tiếp
B. Đồ dùng dạy và học
- Phiếu học tập.
- Tài liệu tham khảo.
C. Hoạt đông dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu ích lợi của việc lắng nghe tích cực ? 
-Giáo viên nhận xét .
 2.Bài mới : 
a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách “Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng ”.
b) Các hoạt động
Hoạt động 1 : Những yêu cầu khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Bài tập 1: Hãy dánh dấu X vào ô trống trớc những điều cần thiết khi trình bày , diễn đạt suy nghĩ ,ý tưởng
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 
- Giáo viên phát phiếu cho từng nhóm
- Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi từng nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét và kết luận chung.
Hoạt động 2 : Lợi ích của việc trình bày suy nghĩ, ý tưởng. 
Bài tập 2: Theo em biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi nh thế nào ?( Hãy đánh dấu X vào ô trưíc ý kiến em tán thành.)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 2 
- Giáo viên phát phiếu cho từng nhóm
- Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.
- Ngoài những lợi ích trên việc biết trình bày suy nghĩ ý tưởng còn có lợi ích nào khác ?
- Giáo viên nhận xét và kết luận chung.
Hoạt động 3 : Vận dụng
Bài tập 3: Tự liên hệ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 2 
- TH1: Em đã thực hiện được những yêu cầu khi trình bày suy nghĩ , ý tưởng chưa? thực hiện ở mức độ nào?
- TH2: Đã lần nào em bị bố mẹ hoặc thầy cô giáo hiểu nhầm do không biết trình bày suy nghĩ của mình chưa? Nếu có em hãy kể lại một trường hợp cụ thể cho các bạn cùng nghe 
- Quan sát , giúp đỡ từng nhóm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, khích lệ học sinh 
Bài tập 4 : Thực hành
- Em hãy thực hành diễn đạt suy nghĩ tình cảm của mình trong mỗi tình huống dưới đây.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4. * Thảo luận nhóm 4 và trình bày
1: Chúc thọ ông bà.
2: Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam
3:Góp ý với bạn khi bạn vứt rác ra sân.
4.Kể với các bạn về gia đình em.
5.Kể với bạn vè ớc mơ của em.
6. Trình bày với các bạn trong nhóm về ý 
tưởng tổ chức hoạt động tập thể sắp tới.
7. Giải thích với thày cô giáo lí do em đi học muộn.
8. Bày tỏ với bố mẹ về địa điểm em mong muốn được đi nghỉ trong dịp nghỉ hè này.
9. Viết thư bày tỏ tình cảm của em với các chiến sĩ Tưrờng Sa nhân dịp tết Nguyên đán.
- Giáo viên nhận xét và kết luận chung.
4. Củng cố, dặn dò: 
 Hãy nêu lại lợi ích của việc biết trình bày suy nghĩ , ý tưởng ? 
- Nhận xét chung .
- 2 em lên bảng trả lời .
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài 
- Các nhóm quan sát thảo luận sau khi hết thời gian các nhóm cử đại diện lên trả lời .
+ Diễn đạt ngắn gọn, ró ràng, đầy đủ thông tin.
+ Nói mạch lạc, theo trình tự hợp lí.
+ Xưng hô, sử dụng từ ngữ phù hợp với người nghe.
+ Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.
 + Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.
 + Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nét mặt một cách phù hợp.
- 1 HS nhắc lại .
+ HS thảo luận theo nhóm đôi 
- Gọi từng nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS nhắc lại
 - Vài học sinh trình bày trong từng tình huống.
 - Lớp nhận xét, bổ sung
- Các thành viên của từng nhóm trình bày một số tình huống
- Vận dụng bài học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_2_tuan_27_nam_hoc_2016_2017.doc