Giáo án Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 6 - Năm học 2023-2024

Giáo án Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 6 - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG EM

Bài 1. XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NƠI EM Ở.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được tên, vị trí địa lí, hoạt động sản xuất, giới thiệu về xã nơi em ở. Biết cách lập kế hoạch để góp phần giúp quê hương xanh, sạch, đẹp.

- Mô tả được các hoạt động của con người tại xã nơi em ở; có những hành động chăm sóc, bảo vệ cảnh quan của xã nơi em đang sinh sống.

- Có tình yêu quê hương, đất nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tư duy sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Video BH (KĐ), Slide tranh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

docx 102 trang Mạnh Bích 21/11/2023 10292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 6 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6 
 Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2023
Buổi sáng
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
( Lớp trực tuần soạn)
 ================================== 
Toán (Tiết 26)
Bài 10. LUYỆN TẬP CHUNG (T2-Tr.39)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Thực hiện củng cố và ôn tập bảng cộng (qua 10) thông qua các bài tập (từ bài 1- 3, trang 39).
- Biết vận dụng bảng cộng (qua 10) thực hiện giải các bài tập liên quan. Thực hiện được các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị. Thực hiện chơi được trò chơi bắn vịt 
	- Rèn cho HS tính cẩn thận.
	- Năng lực tư duy, tính toán, hợp tác, độc lập.giải quyết vấn đề, lập luận logic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ; slide trò chơi.
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đố bạn.
Cách chơi: một bạn hỏi, một bạn trả lời về các phép tính cộng qua 10 đã học. VD: 6+7=? Mời bạn trả lời, HS trả lời xong có quyền nêu 1 phép tính và mời người khác trả lời.
- Nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới.
- Tham gia chơi trò chơi.
- Ghi đầu bài vào vở. 
2. Luyện tập, thực hành.
Bài 1. Số ?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn HS tìm cách làm bài.
- Yêu cầu HS thực hiện điền KQ bằng bút chì vào SGK và chia sẻ nối tiếp.
+ Muốn tính tổng các số ta làm thế nào? 
- Nhận xét, tuyên dương.
- 2 -3 HS đọc.
- Thực hiện chia sẻ nối tiếp lần lượt các kết quả: 12;13;15;12;11;12
- 1-2 HS chia sẻ.
Bài 2. Bài toán.
- Gọi HS đọc YC bài.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
- BT thuộc dạng toán nào đã học ?
- Thêm một số đơn vị ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu HS làm vào nháp, 1 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Bài toán.
- Mời 2 HS đọc yêu cầu BT.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- BT thuộc dạng toán nào?
- Bớt một số đơn vị ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Vận dụng.
* Trò chơi bắt vịt:
- Nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi:
- Chơi theo nhóm.
+ Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm đó. Nêu kết quả phép tính tại ô đi đến rồi bắt một con vịt ghi số bằng kết quả đó.
- Thao tác mẫu trên slide.
- Ghép đôi HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS..
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Có 6 bạn đang chơi bóng rổ, có thêm 3 bạn đến chơi cùng.
+ Lúc đó có tất cả bao nhiêu bạn chơi bóng rổ. –
- BT về thêm một số đơn vị.
- Thực hiện phép tính cộng.	
- Làm bài, chia sẻ về cách làm, kết quả.
Bài giải:
Số bạn chơi bóng rổ có tất cả là:
6 + 3 = 9 (bạn)
 Đáp số: 9 bạn.
- Đổi chéo vở, KT kết quả.
- 2 HS đọc.
+ Dưới hồ có 15 con cá sấu, sau đó 3 con lên bờ.
+ Còn lại bao nhiêu con cá sấu ở dưới hồ nước?
- BT về bớt một số đơn vị.
+ Thực hiện phép tính trừ.
- Làm bài, chia sẻ kết quả
Bài giải:
Số cá sấu còn lại dưới hồ nước là:
15 – 3 = 12 (con)
 Đáp số: 12 con.
- Lắng nghe
- Quan sát hướng dẫn.
- Thực hiện chơi theo nhóm 2.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 ===============================
Tăng cường Toán (T16)
BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TOÁN TUẦN 6, TIẾT 1 (TR.18).
================================
Buổi chiều
Tiếng Việt (Tiết 51+52)
Bài 11: Đọc
 CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (Tr.48)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được các sự vật trong bài thơ. Hiểu, nắm được nội dung bài thơ: Tình
cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường.
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc đúng các từ dễ đọc sai ( do ảnh hưởng 
của phương ngữ), đọc rõ ràng một bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ.
 - Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận 
được niềm vui khi đến trường.
 - Phát triển năng lực quan sát, tư duy, ngôn ngữ,văn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Video (KĐ), Slide cách ngắt nhịp câu thơ.
 - HS: 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
 Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát: Tiếng trống trường em.
- Hát và vận động theo nhạc.
- Mời HS chia sẻ ND của bài hát.
- Chia sẻ ý kiến cá nhân.
- Cho HS quan sát tranh (màn hình tivi), và nêu nội dung của bức tranh.
trả lời câu hỏi: 
+ Tiếng trống trường cho em biết về điều gì?
- Quan sát chia sẻ ý kiến.
+ Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết giờ vào lớp, giờ ra chơi, ...
- Nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới, ghi đầu bài.
- Lắng nghe.
2. Khám phá
2.1. Đọc văn bản.
- Đọc mẫu toàn bài (giọng đọc rõ ràng, tình cảm, ngắt nhịp 2/2).
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp dòng thơ (mỗi em 2 dòng thơ), Theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- HD và cho HS chia đoạn (4 đoạn mỗi khổ thơ ứng với một đoạn). 
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- HD HS ngắt nhịp thơ và nhấn giọng các từ ngữ gợi tả (Slide).
 Kìa Trống đang gọi/
 Tùng / Tùng / Tùng / Tùng/
 Vào năm học mới/
 Giọng vang tưng bừng//.
- Luyện đọc khổ thơ: 
+ Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 1
+ Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, tích hợp tìm từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ em vừa đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 2. 
- Y/c đại diện 4 nhóm thể hiện giọng đọc trước lớp, lớp chia sẻ.
- Bao quát, giúp đỡ HS, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp cá nhân.
- Chia đoạn và nêu, lớp chia sẻ.
- Đọc nối tiếp cá nhân.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
+ 4 HS đọc nối tiếp lần 1.
+ 4 HS đọc nối tiếp lần 2.
+ 1HS đọc từ chú giải trong SGK.
+ Từ chỉ sự vật: Cái trống.
- Luyện đọc theo nhóm 2.
- Hs thực hiện , chia sẻ.
2.2 Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HD hs trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Bạn HS kể gì về trống trường trong những ngày hè?
+Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?
+ Khổ thơ nào cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như một người bạn?
+ Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?
- Nhận xét, chốt ND bài: Tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường.
+ Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh.
+ Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
+ Khổ thơ 2 cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như một người bạn.
+ Bạn học sinh rất gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn.
- 3, 4 HS nhắc lại.
Tiết 2
3. Luyện tập thực hành
3.1. Khởi động
- Tổ chức cho HS nghe và vận động theo bài hát: Cái trống trường em.
- Nghe và vận động theo nhạc.
3.2. Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi, tuyên dương HS tiến bộ.
- Lắng nghe, đọc thầm.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm, chia sẻ ý kiến về bạn đọc.
3.3. Luyện tập theo văn bản đọc.
Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?
(Ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn , đi vắng)
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của câu hỏi 1.
- Tuyên dương, nhận xét kết quả.
Câu 2: Nói và đáp :
a. Lời tạm biệt của bạn HS với trống trường
b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Vận dụng sáng tạo.
- Em hãy kể cho các bạn nghe về cái trống của trường em.
- Em đã thể hiện tình cảm của mình đối cái trống như thế nào?
- Về nhà em hãy vẽ và tô màu bức tranh về cái trống trường em.
- Nhận xét giờ học.
- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- Thảo luận, chia sẻ ý kiến trước lớp.
Những từ ngữ nói về trống trường như nói về con người: ngẫm nghĩ, buồn, mừng vui.
- Thực hành nói và đáp theo nhóm đôi, chia sẻ ý kiến trước lớp.
VD:
a. Tạm biệt bạn Trống yêu quý, hết hè gặp lại nhau nhé 
b. Mình tạm biệt bạn, chúc bạn nghỉ hè vui vẻ.
- Chia sẻ ý kiến cá nhân.
- 2,3 em chia sẻ.
- Nhận nhiệm vụ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
 ..................................................................................................................... ===========================================
Tăng cường Tiếng Việt
BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 6, T1 (TR.14).
=====================***======================
Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2023
Buổi sáng
Toán (Tiết 27)
Bài 11. PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 (T1-Tr.41).
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thực hiện được phép trừ và biết được được ý nghĩa của phép trừ.
- Thực hiện các phép trừ 11,12, ,19 trừ đi một số; Giải được một số bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. 
- Rèn tính cẩn thận, yêu thích môn Toán.
- Phát triển năng lực tính toán, năng hợp tác, giải quyết vấn đề. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- GV: Slide tranh, bảng phụ.
	- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Truyền điện, nói về bảng cộng 8.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá.
- Cho HS quan sát tranh (Slide), sau đó nêu bài toán. 
-Tổ chức tìm hiểu yêu cầu bài rồi tìm phép tính.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 2 nêu cách thực hiện để tìm ra kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập thực hành.
Bài 1. Tính.
- Tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu bài.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4 làm vào nháp, 1 nhóm làm bảng phụ.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2. Tính nhẩm.
- Tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS làm trên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3. Tìm chuồng cho mỗi chú thỏ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2 và nối vào SGK.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép trừ trong phạm vi 20. 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Lớp thực hiện yêu cầu.
- Thực hiện chơi trò chơi.
- Quan sát tranh, nêu bài toán.
+ 11 – 5 = ?
- Thực hiện yêu cầu chia sẻ kết quả:
+ Cách 1: Đếm lùi: 11,10,9,8,7,6.
Vậy 11 – 5 = 6.
+ Cách 2: Tách số:
Tách: 11= 10 + 1
10 – 5 = 5
5 + 1 =6
 11 – 5 = 6
Việt còn lại 6 viên bi.
- Đọc, tìm hiểu yêu cầu bài.
- Thực hiện yêu cầu chia sẻ ý kiến.
a. Tính: 11 - 6
Tách: 11= 10 + 1
10 – 6 = 4
4 + 1 = 5
11 – 6 = 5
b. Tính : 13 – 5
Tách: 13= 10 + 3
10 – 5 = 5
5 + 3 = 8
13 – 5 = 8
- Chia sẻ ý kiến.
- Đọc, tìm hiểu yêu cầu bài.
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp: 
11 – 2 = 9
11 – 6 = 5
11 – 3 = 8
11 – 7 = 4
11 – 5 = 6
11 – 9 = 2
11 – 4 = 7
11 – 8 = 3
- Chia sẻ ý kiến.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu, chia sẻ kết quả:
 11 – 8 = 3	 11 – 5 = 6
 11 – 7 = 4 11 – 6 = 5
 13 – 5 = 8 11 – 4 = 7 
- Nhận xét, chia sẻ ý kiến.
- Chia sẻ cá nhân.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 =================================
Tiếng Việt (Tiết 53) 
Bài 11: Viết 1
 CHỮ HOA Đ (Vở LV T1,Tr.12)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ. 
- Viết đúng câu ứng dụng: Đền Cấm nổi tiếng là linh thiêng.
 - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
 - Phát triển năng lực quan sát, hợp tác và ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Vieo HD, Mẫu chữ hoa Đ.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Cho HS thi viết chữ hoa D.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá.
2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Tổ chức cho HS quan sát mẫu chữ nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Đ.
+ Chữ hoa Đ gồm mấy nét?
- Chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Đ ( Slide). 
- Thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
2.2. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, HD cho HS:
+ Viết chữ hoa Đ đầu câu.
+ Cách nối từ Đ sang i.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3. Luyện tập, thực hành.
- Tổ chức cho HS luyện viết chữ hoa Đ và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
4. Vận dụng.
-Viết lại tên các bạn trong lớp có tên bắt đầu bằng chữ D, Đ?
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện viết bảng con.
- Quan sát, 2-3 HS chia sẻ.
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe.
- Thực hiện viết.
- Lớp viết vào vở nháp, chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
 .....................................................................................................................
===================================
Tiếng việt (Tiết 54)
Bài 11: Nói và nghe
NGÔI TRƯỜNG CỦA EM (Tr.50)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ngôi trường của mình.
 - Nói được những điều em thích về ngôi trường của em. 
 - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
 - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	 - GV: Video, slide tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát: Em yêu trường em.
- Cho HS quan sát tranh (màn tivi) Hỏi:
 + Tranh vẽ gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá.
2.1. Nói những điều em thích về trường của em.
- Tổ chức cho HS quan sát từng tranh (màn tivi) và trả lời câu hỏi:
+ Trường em tên là gì? Ở đâu?
+ Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày? 
- Theo em, trong tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- Tổ chức cho HS kể về ngôi trường của mình, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
2.2. Em muốn trường mình có những thay đổi gì?
- YC HS trao đổi về những điều trong trường mình muốn thay đổi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Luyện tập, thực hành.
- HDHS kể cho người thân nghe về ngôi trường của mình.
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.24, 25.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Vận dụng.
- Tổ chức cho HS nói về những điều em muốn trường mình thay đổi.
- Em yêu thích điều gì nhất khi đến trường?
- Hát và vận động theo nhạc.
- Quan sát, chia sẻ:
+ Vẽ hình ảnh ngôi trường, 
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- Suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Chia sẻ cá nhân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
===================================
Tăng cường Tiếng Việt (T17)
BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 6, T2 (TR.15).
===================================
Buổi chiều
Tiếng Việt (Tiết 55+56)
Bài 12: Đọc
DANH SÁCH HỌC SINH (Tr.51)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Hiểu nội dung bài: Hiểu thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái.
 - Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. Trả lời được các câu hỏi của bài. 
 - GD HS yêu thích môn học.
 - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ chỉ sự vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - GV: Video nhạc (KDDT2).
 - HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Khởi động.
- Em đã được đọc bản danh sách học sinh nào dưới đây?
+ Danh sách học sinh đi tham quan.
+ Danh sách học sinh dự thi vẽ tranh.
+ Danh sách Sao nhi đồng.
- Em biết được thông tin gì khi đọc bản danh sách đó?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá.
2.1. Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
- Luyện đọc nối tiếp câu bản danh sách Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- GVHD HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đăng kí của tổ tôi.
+ Đoạn 2: Toàn bộ nội dung trong bảng
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc đoạn
+ Gọi HS đọc nối đoạn + giải nghĩa từ chú giải trong sgk.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. 
- Bao quát, giúp đỡ HS, tuyên dương HS
2.2. Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.52.
- HDHS trả lời từng câu hỏi.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
 Tiết 2
3. Luyện tập thực hành.
3.1. Khởi động.
- Hát vận động theo video nhạc bài: Em yêu trường em.
3.2. Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. 
- Nhận xét, khen ngợi.
3.3. Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.52.
- Yêu cầu học thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt.
- Sửa cho HS cách diễn đạt.
4. Vận dụng.
- Tổ chức cho HS tự lập 1 bản danh sách tổ của mình để đăng kí mượn truyện ?
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời.
- Chia sẻ.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc nối tiếp.
- Chia đoạn và nêu lớp chia sẻ.
- 2-3 HS đọc 
+ 6 HS đọc nối đoạn.
+ Luyện đọc theo nhóm 3.
+ 4 HS đọc lớp đọc thầm.
- Lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Nhìn vào cột số thứ tự/ đếm tên học sinh, 
C2: bạn đứng ở vị trí số 6 – bạn Lê Thị Cúc, đăng kí đọc truyện Ngày khai trường.
C3: Các bạn cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc.
C4: - Nhìn vào danh sách biết được số lượng học sinh.
- Biết được thông tin của từng người.
- Hát vận động theo nhạc.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1HS đọc.
- Nêu nối tiếp chia sẻ.
- 2 em đọc.
- Thực hiện đọc thuộc. 
- Cá nhân thực hiện theo yêu cầu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 =================================
Hoạt động trải nghiệm (Tiết 17) 
TÌM HIỂU CÁCH LÀM MỘT SỐ CÔNG VIỆC NHÀ PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI; LÀM DỤNG CỤ GẤP QUẦN ÁO. (TR.57)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sắp xếp tranh theo thứ tự các bước thu dọn quần áo.Sắp xếp tranh theo thứ tự các bước dọn dẹp nhà cửa. Làm dụng cụ gấp quần áo
- Chia sẻ về cách làm công việc nhà khác mà em biết.Thực hành gấp quần áo.
- GD HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Phát triển năng lực: tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- GV: Video.
	- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động
- Cho HS vận động theo lời bài hát Gấp quần áo
2. Khám phá
2.1. Tìm hiểu cách làm một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi
a/Sắp xếp tranh theo thứ tự các bước thu dọn quần áo.
- Giáo viên chiếu lên màn hình 3 bức tranh và gọi học sinh nêu nội dung của từng bức tranh.
- Tổ chức cho các em học sinh thảo luận theo nhóm để sắp xếp tranh theo thứ tự các bước thu dọn quần áo.
- Gọi học sinh trình bày.
- Nhận xét , kết luận và tuyên dương học sinh.
b/.Sắp xếp tranh theo thứ tự các bước dọn dẹp nhà cửa.
- Giáo viên tổ chức cho các em học sinh thảo luận theo nhóm để nêu nội dung của từng tranh và sắp xếp theo thứ tự phù hợp.
Gọi học sinh trình bày.
Gọi học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét và chốt đáp án đúng. Tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt.
c/.Chia sẻ về cách làm công việc khác mà em biết.
Gọi 1 vài học sinh có cách làm khác phát biểu và nêu cách làm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Thưởng cho học sinh 1 đoạn video về cách làm việc nhà mà giáo viên sưu tầm được.
- Thực hiện
Học sinh trả lời các nội dung của 3 bức tranh.
Học sinh thảo luận.
Học sinh trình bày.
Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi và thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
Học sinh trình bày.
Học sinh nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh tham gia đóng góp các ý kiến của nội dung vừa nêu.
Làm dụng cụ gấp quần áo
a/Làm dụng cụ gấp quần áo:
- Giáo viên tổ chức cho các em xem 1 đoạn video về cách làm dụng cụ gấp quần áo giống như các bước trong tranh.
- Giáo viên tổ chức cho các em thực hành làm dụng cụ gấp quần áo.
- Học sinh trình bày sản phẩm vừa làm được.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh thực hiện tốt.
3.Vận dụng
* Thực hành gấp quần áo với dụng cụ vừa làm được.
- Giáo viên gấp mẫu cho học sinh quan sát thông qua các tranh vẽ và thực hành.
- Yêu cầu học sinh trải nghiệm gấp quần áo.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý
Học sinh quan sát.
Học sinh tiến hành thực hành làm dụng cụ gấp quần áo.
Học sinh trình bày sản phẩm trước lớp.
Học lắng nghe và nêu cảm nghĩ sau khi hoàn thành sản phẩm.
Quan sát.
Thực hành.
Học sinh lớp nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................... ==================================
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2023
Buổi sáng
Đ/ c Khuyên dạy (Môn: Toán, Đạo đức, 2 tiết TNXH) 
==========================
Buổi chiều
GDTC. Đ/c Hải dạy
==========================
Mĩ thuật Đ/c Mạnh soạn và giảng dạy
=========================
Âm nhạc Đ/c Nhâm soạn và giảng dạy
==================***=================
Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2023
Buổi sáng
Toán (Tiết 29)
Bài 10: PHÉP CỘNG (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 (Tiết 3 - Tr.44)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cách nhẩm phép tính trừ qua 10 trong phạm vi 20.
- Biết thực hiện các phép trừ dạng 16,17,18,.. trừ đi một số, và giải được các bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, lập luận logic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Video, Bảng phụ.
- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động
 - Cho HS hát và vận động theo bài hát “Chim chích bông”.
2. Luyện tập, thực hành
*Bài 1. Tính nhẩm.
- Gọi HS đọc YC bài. 
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS nhẩm và nêu miệng kết quả trước lớp. 
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn. 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Bài 2. Số? 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK, nêu kết quả.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
 *Bài 3. Cánh diều nào ghi phép 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
*Bài 4. Bài toán
- Gọi HS đọc YC bài.
+ Bài toán cho biết điều gì?
+ Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi HS nêu tóm tắt bài toán.
- Bài toán này làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,1 HS lên trình bày vào bảng phụ. HS kiểm tra chéo vở cho nhau.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
*Bài 5: >; <; = ?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Làm bài vào nháp nêu kết quả.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng
- Đọc thuộc lòng phép trừ trong bảng trừ 16,17,18,19, trừ đi một số?
- Nhận xét giờ học.
- Nghe và vận động theo bài hát.
- 2, 3 HS đọc.
- Tính nhẩm.
- Nối tiếp nêu kết quả. 
16 – 7 = 9 17 – 9 = 8
17 – 8 = 9 16 – 9 = 7
16 – 8 = 8 18 – 9 = 9
- 1, 2 HS đọc.
- Điền số.
- Thực hiện cá nhân và SGK, nêu kết quả.
Số bị trừ
16
17
18
18
17
16
 Số trừ
 9
 9
 8
 9
 8
 7
 Hiệu
7
8
10
9
 9
9
- 2, 3 HS đọc.
- Chia sẻ ý kiến.
- Thực hiện vào bảng con.
- 2, 3 HS đọc.
- Chia sẻ ý kiến cá nhân.
- 1HS nêu.
 - Làm bài vào vở, 1 HS trình bày vào bảng phụ và đổi chéo vở cho nhau.
Bài giải
 Mai hái được hơn Mi số bông hoa là:
16 – 9 = 7 ( bông )
 Đáp số: bông hoa.
- Lắng nghe.
- 2, 3 HS đọc.
- Điền dấu >; <; =
- Thực hiện vào nháp, nêu kết quả.
 a, 16 – 8 = 8 b, 17 - 9 > 13 - 7
 15 – 9 < 7 18 – 9 = 15 - 6
- Thực hiện đọc cá nhân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 . ....... . ... . ... 
==================================
Tăng cường Toán (T17)
BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TOÁN TUẦN 6, TIẾT 1 (TR.19).
==================================
Tiếng việt (Tiết 57) 
 Bài 12: Viết 2 (Nghe – Viết)
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (Tr.12)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
 - Làm đúng các bài tập chính tả; Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, 
trình bày đẹp bài chính tả.
 - Có ý thức chăm chỉ học tập.
 - Hình thành và phát triển năng lực về ngôn ngữ, năng lực tự chủ, thẩm mỹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Video (KĐ). Bảng phụ (BT2).
 - HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
 - Cho HS nghe nhạc và vận động theo nhạc bài: Tiếng trống trường (tivi).
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Khám phá.
- Đọc khổ thơ chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại khổ thơ.
- Hỏi: 
+ Khổ thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Khổ thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- Đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1. Điền g hoặc gh:
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.13
- YC HS làm BT1 vào VBT.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
- Chốt kết quả đúng.
Bài 2. Điền s hoặc x:
- Gắn bảng phụ gọi HS đọc YC bài 2
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.13
- YC HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ.
+ Cho HS chia sẻ kết quả.
- Thống nhất KQ: sành, sóc, sành, xa.
3. Vận dụng.
- Hãy kể tên các tiếng bắt đầu bằng s hoặc x ?
- Nhận xét giờ học.
- Nghe và vận động theo nhạc.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2,3 HS đọc.
+ Cá nhân chia sẻ. 
- Luyện viết bảng con.
- Nghe viết vào vở ô li.
- Thực hiện đổi chéo theo cặp.
- 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Thực hiện làm bài cá nhân.
- Chia sẻ, lớp bổ sung:
+ Ghế xoay, gà chọi, cái gối.
- 1,2 HS đọc yêu cầu bài.
- Làm bài cá nhân, 1 em làm bảng phụ. 
+ 1 HS chia sẻ kết quả, lớp bổ sung.
- Thực hiện kể nối tiếp.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ..............................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 =================================
Tăng cường Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
 =================================
Buổi chiều
Tiếng Việt (Tiết 58)
Bài 12: Luyện tập 1
 TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM (Tr.53)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm.
- Đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.
	- Chăm học, có tinh thần tự học.
 - Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Slide tranh. Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Tổ chức thi tìm từ chỉ hoạt động.
- Nhận xét, chữa bài.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá
Bài 1:Giải câu đố để tìm từ chỉ sự vật
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức thảo luận giải câu đố.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Luyện tập, thực hành
Bài 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố trên.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Chữa bài, nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Cho HS quan sát tranh trên tivi, lớp làm bài vào vở nháp, 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng.
- Yêu cầu HS tập đặt câu kể về đồ dùng có trong lớp học.
- Nhận xét giờ học.
- Viết bảng con.
- Ghi đầu bài.
- 2 HS đọc.
- Giải câu đố để tìm từ chỉ sự vật.
- Thảo luận nhóm đôi.
- 3-4 HS nêu.
+ Tên đồ vật: đồng hồ, bút chì, tẩy.
- 1-2 HS đọc yêu cầu.
- Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm...
- Chia sẻ câu trả lời.
+ Từ chỉ đặc điểm: 
a) chậm, khoan thai, dài, nhanh.
b) dài.
c) nhỏ, dẻo.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Đặt 1 câu nêu đặc điểm của đồ vật....
- Quan sát tranh, làm bài vào vở nháp. 1 Hs làm bài vào bảng phụ.
- Chia sẻ trước lớp.
VD: Thân trống nâu bóng.
 Chiếc cặp mới tinh.
 Bút chì rất nhọn.
- Chia sẻ cá nhân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 ....................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_6_nam_hoc_2023_2024.docx