Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11 - Năm học 2021-2022

CHỦ ĐỀ 3: MÁI TRƯỜNG EM YÊU

 Tiết 11 : ÔN TẬP ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 2

 * NGHE NHẠC BÀI VUI ĐẾN TRƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Nêu được tên bài hát và tác giả bài nghe nhạc

*Năng lực

– Đọc được bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và kết hợp vận động cơ thể.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả. Cảm nhận tính chất vui tươi và biết vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát.

* Phẩm chất.

- Yêu thích môn âm nhạc.

- Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô

– Cảm nhận được niềm vui, tình cảm bạn bè, thầy cô dưới mái trường thân yêu

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

1. Giáo viên:

- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh

- Giáo án wort soạn rõ chi tiết

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

 

docx 38 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 10001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021 
Hoạt động tập thể - Sinh hoạt dưới cờ
Tiếng Việt. Bài 22(Tiết 3) 
Tiết 117: NGHE – VIẾT: ĐỒ CHƠI YÊU THÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Kiểm tra đồ dung học tập của học sinh.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào vở nháp.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr..
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng.
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết vở nháp.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Tiếng Việt. Bài 22(Tiết 4) 
Tiết 118: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật. Đặt được câu với từ vừa tìm được.
- Sắp xếp từ thành câu.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật.
- Rèn kĩ năng đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Học sinh chơi trò chơi “ Đố bạn”
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ gọi tên các đồ chơi có trong bức tranh.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh gọi tên các đồ chơi có trng tranh:
- YC HS làm bài vào VBT/ tr..
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Sắp xếp và viết câu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS đặt câu với các từ vừa tìm được
- YC làm vào VBT .
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS sắp xếp từ đã cho ở các y a, b, c để tạo thành câu
HS thảo luận nhóm 4
- Nhận xét, tuyên dương HS.
GV lưu ý: Đầu câu em viết hoa.
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS chơi
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
Từ ngữ gọi tên: Thú nhồi bông, búp bê, máy bay, rô-bốt, ô tô, siêu nhân, quả bóng, cờ cá ngựa, lê- gô, dây để nhảy.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS đọc.
- - HS đặt câu (Tôi có chiếc ô tô làm bằng nhựa.)
- HS làm bài.
a, Chú gấu bông rất mềm mại
b,
c,
- HS đọc.
- HS chia sẻ.
Đạo đức. BÀI 5
Tiết 11: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hiện hành vi xử lý tình huống cụ thể.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
*Kiểm tra bài cũ
- Nêu những việc làm thể hiện biết quý trọng thời gian?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện tập
*Bài 1: Bày tỏ thái độ
- GV cho HS quan sát các bức tranh sgk/tr.26 và bày tỏ thái độ với việc làm của các bạn trong tranh
- Tổ chức cho hs giơ thẻ: Mặt cười thể hiện sự tán thành; mặt mếu thể hiện sự không tán thành.
- Mời 1 số HS giải thích vì sao tán thành? Vì sao không tán thành?
- GV chốt câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2: Dự đoán điều có thể xảy ra.
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “nếu- thì”.
- Chia HS thành 2 đội.
+ Cử đại diện tổ 1 lên bốc thăm tình huống ( vế “ nếu”).
+ Đội 2 đưa ra kết quả của tình huống 
( vế “ thì”) và ngược lại.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Bài 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- GV chia nhóm 4.
- YCHS quan sát tranh sgk/tr.27 và trả lời câu hỏi.
+ Em đưa ra lời khuyên gì cho bạn trong tranh?
+ Vì sao em đưa ra lời khuyên đó? 
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương. 
2.3. Vận dụng: Chia sẻ những việc em đã làm và sẽ làm để sử dụng thời gian hợp lý.
- YCHS thảo luận nhóm đôi,chia sẻ với bạn về những việc đã làm và sẽ làm để sử dụng thời gian hợp lý.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HDHS lập thời gian biểu cho các hoạt động trong tuần và thực hiện nghiêm túc thời gian biểu đó.
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.28.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS nêu.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS giơ thẻ.
- Tán thành: Tranh 1, 4. 
 Không tán thành tranh 2,3 vì chưa biết sử dựng thời gian vào những việc có ích.
- Hs lắng nghe hướng dẫn.
- HS thực hành chơi trò chơi:
- Các nhóm thực hiện.
+ Tình huống 1: Nếu: Tùng thwowngd xuyên đi ngủ muộn. thì: Sức khỏe và học tập của Tùng sẽ bị ảnh hưởng ..
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS trả lời cá nhân hoặc theo nhóm.
- HS chia sẻ theo nhóm 2.
- Từng hs chia sẻ trước lớp.
- HS đọc.
- HS trả lời.
	 Ngoại ngữ
( Giáo viên Tiếng Anh dạy)
Ngoại ngữ
( Giáo viên Tiếng Anh dạy)
Luyện tập Tiếng Việt
Ôn theo sách buổi 2
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2021
Tiếng Việt. Bài 22(Tiết 5 + 6) 
Tiết 119 +120: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giới thiệu được các đồ chơi mà trẻ em yêu thích.
- Viết được 3-4 câu tự giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển kĩ năng giới thiệu.
- Phát triển kĩ năng đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- HS hát
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
GV yêu cầu HS kể các đồ choei mà em thích.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát sơ đồ, hỏi:
+ Em muốn giới thiệu về đồ chơi nào? Đồ chơi đó em có từ bao giờ?
+ Đồ chơi đó có đặc điểm gì nổi bật?
- HDHS nói và đáp khi giới thiệu về đồ chơi.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS tìm đọc các bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể.
- Tổ chức cho HS chia sẻ các bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể.
-GV cho các em ghi lại các bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể mà em yêu thích.
.- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
Em muốn giới thiệu về đồ chơi là con búp bê. Đồ chơi đó em có từ ..
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm các bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể ở thư viện trường.
- HS chia sẻ theo nhóm 4.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Âm nhạc
CHỦ ĐỀ 3: MÁI TRƯỜNG EM YÊU
 Tiết 11 : ÔN TẬP ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 2
 * NGHE NHẠC BÀI VUI ĐẾN TRƯỜNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nêu được tên bài hát và tác giả bài nghe nhạc
*Năng lực
– Đọc được bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và kết hợp vận động cơ thể.
– Nêu được tên bài hát, tên tác giả. Cảm nhận tính chất vui tươi và biết vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát.
* Phẩm chất.
- Yêu thích môn âm nhạc.
- Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô
– Cảm nhận được niềm vui, tình cảm bạn bè, thầy cô dưới mái trường thân yêu
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên:
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh 
- Giáo án wort soạn rõ chi tiết
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn.
- Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập.
-GV tổ chức cho HS nhận biết và nhắc lại tên các nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La.
-Trò chơi Tai ai tinh: GV đàn âm thanh các nốt nhạc cho HS nhắc lại tên nốt rồi đọc lại cao độ nốt nhạc đó (đàn từ dễ đến khó, lúc đầu chơi rời từng âm nốt, sau có thể chơi 2, 3, 4 âm và cho HS nhắc lại).
 2. Hoạt động luyện tập, thực hành
*Ôn tập đọc nhạc Bài số 2
- HS đọc bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay; đọc kết hợp vỗ phách.
- HS đọc bài đọc nhạc kết hợp cùng nhạc đệm.
*Đọc bài nhạc số 2 kết hợp vận động cơ thể.
- GV đàn cho học sinh đọc ôn lại bài Đọc nhạc số 2.
-Trình chiếu các động tác cơ thể làm mẫu và HD học sinh tập thuần thức các động tác cơ thể.
-GV miệng đọc nhạc kết hợp làm động tác cơ thể.
-GV đọc chậm bài đọc nhạc cho và thực hiện cùng HS thực hiện các động tác cơ thể.
-Lớp vừa đọc nhạc vừa thực hiện động tác cơ thể vài lần.GV quan sát sửa sai.
-GV cho học sinh thực hiện với các hình thức cá nhân..
-GV chia lớp 2 nửa: Nửa 1 đọc nhạc, nửa 2 thực hiện động tác cơ thể và ngược lại
-GV chia cặp và các cặp thực hiện như 2 nửa trên.
Nghe nhạc Vui đến trường
-Giới thiệu tác giả, bài nghe nhạc: Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng (bút danh: Nguyên Thanh) sinh ngày 7 tháng 9 năm1962 tại Trà Vinh, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số tác phẩm chính: Phố xa, Tình xanh, Búp bê bằng bông, Nụ cười hồng, Mái trường mến yêu Bài Vui đến trường nói về nội dung hân hoan chào các bạn học sinh với vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên. Lời ân của của thầy cô.
-GV cho xem hình ảnh nhạc sĩ Lê Quốc Thắng
-GV cho HS nghe bài Vui đến trường có lời lần 1 
- Hỏi bài nghe nhạc có sắc thái, tốc độ nhanh, châm, hay hơi nhanh.
 -Hs nghe lại lần 2.
+ HS nghe hát và thực hiện các hoạt động:
– HS vỗ thay theo phách hoặc đệm bằng nhạc cụ gõ.
– Vận động theo nhịp điệu.
- Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở)
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài mới.
- Đọc nhạc lại bài đọc nhạc để kết thúc tiết học.
-Thực hiện, chuẩn bị sách vở, nhạc cụ
-Lớp trưởng báo cáo
-Lắng nhe, nhăc lại
-Lắng nghe cao độ và trả lời.
-Thực hiện.
-Thực hiện
-Lớp ôn đọc nhạc bài số 2.
-Theo dõi, lắng ngh, tập các động tác cơ thể
-Lắng nghe, theo dõi.
-Lắng nghe, thực hiện.
-Thực hiện
-thực hiện.
- 2 nửa lớp thực hiện.
- 2 cặp thực hiện.
-Lớp lắng nghe.
- HS quan sát
-Lắng nghe.
-1 HS trả lời vui tươi, sáng, nhí nhảnh.
-Lớp thực hiện
-Thực hiện.
-Thực hiện.
- Hs ghi nhớ.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
- Học sinh ghi nhớ.
Tiếng Việt. Bài 23 (Tiết 1 + 2) 
Tiết 121 +122: RỒNG RẮN LÊN MÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng Rồng rắn lên mây, tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.
- Hiểu cách chơi trò chơi Rồng rắn lên mây.
*Phát triển phẩm chất và năng lực chung
- Có tinh thần hợp tác; khả năng làm việc nhóm.
-Ý thức tập thể trách nhiệm cao (thông qua trò chơi Rồng rắn lên mây).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Nhắc lại tên bài học hôm trước
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em biết gì về trò chơi Rồng rắn lên mây?
+ Em chơi trò chơi này vào lúc nào?Em có thích chơi trò chơi này không?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rồng rắn.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến khúc đuôi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:vòng vèo, núc nắc, khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi.
- Luyện đọc câu dài: Nếu thầy nói “có”/ thì rồng rắn/ hỏi xin/ thuốc cho con/ cho thầy/ bắt khúc đuôi.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.102.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.52.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu một lần trước lớp.Giongj đọc nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Nói tiếp để hoàn thành câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.102.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.52.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Đặt 1 câu nói về trò chơi mà em thích.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.102.
-HS viết câu về điều em thích trong trò chơi Rồng rắn lên mây.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS nêu câu em viết.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS nhắc lại
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1:Túm áo nhau làm rồng rắn.
C2: Đến gặp thầy để xin thuốc cho con
C3: Khúc đuôi bị bắt thì đổi vai làm thầy thuốc
C4: Nếu khúc giữa bị đứt thì bạn phải làm đuôi.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 hoàn thiện câu tra lời.
- 1-2 HS đọc.
- HS viết câu theo yêu cầu.
- HS chia sẻ.
Mĩ thuật. Bài 3
Chủ đề: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM
Tiết 11: CỔNG TRƯỜNG NHỘN NHỊP (T1)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể tên được một số mẫu cổng trường học thân quen vào thời điểm trước và sau giờ học, và chỉ ra được các công trình kiến trúc đẹp mà em được nhìn thấy.
 - Cảm nhận được cái đẹp, sự hài hòa, màu sắc trong các sản phẩm mĩ thuật.
 - Tạo được sản phẩm mĩ thuật về cổng trường và mô hình kiến trúc theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán. 
 - Nhận ra vẻ đẹp của kiến trúc xây dựng hình ảnh cổng trường học thân quen, và có ý thức giữ gìn tài sản của công.
 *Năng lực.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 * Phẩm chất.
 - Bồi dưỡng tính nhân văn, yêu thương ngôi trường, có ý thức chấp hành qui định chung về trật tự, an toàn nơi công cộng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ về cổng trường em. Video về các công trình kiến trúc trường học trước và sau giờ học.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
2. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG 1: Mô tả các hoạt động quen thuộc ở cổng trường.a. a. Mục tiêu: 
- Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động trong tranh.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS diễn tả lại những hoạt động thường diễn ra ở trước cổng trường vào thời điểm trước và sau giờ học.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Tạo cơ hội cho HS quan sát tranh, ảnh về các hoạt động ở cổng trường do GV chuẩn bị hoặc trong SGK (Trang 26).
- Gợi ý để HS liên hệ và diễn lại những hoạt động của mình ở cổng trường khi đến trường và lúc chia tay bạn ra về. 
- Khuyến khích HS diễn lại các hoạt động mình ấn tượng để cả lớp cùng quan sát và hình dung được nội dung hoạt động cho bài tập.
- Gợi ý để HS hướng đến những hoạt động cá tính nhân văn ở cổng trường để thực hiện trong bài vẽ.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Cổng trường thường có hình dạng thế nào?
- Cổng trường gồm có những bộ phận chính nào?
- Hình dáng và màu sắc của các bộ phận đó như thế nào?
- Biển của cổng trường viết nội dung gì?
- Khi đến trường các em thường gặp ai ở cổng trường?
- Khi gặp nhau ở cổng trường, chúng ta thường làm gì?
- Khi tan học, các em chia tay ở cổng trường như thế nào? 
- Chúng ta có thể diễn tả hoạt động nhộn nhịp ở cổng trường như thế nào?
- Để vẽ lại một hoạt động ở cổng trường, chúng ta làm như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều người.
a. Mục tiêu: 
- Biếc cách cách tạo được sản phẩm mĩ thuật có nhiều người. 
- Và thực hiện được bài vẽ về hoạt động của HS ở cổng trường.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS quan sát, thảo luận để nhận biết cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều nhân vật tạo sự đông vui, nhộn nhịp. 
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Khuyến khích HS quan sát hình trong SGK (Trang 27), thảo luận để nhận biết cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều nhân vật từ những hình tròn.
- Vẽ hình minh họa trên bảng cho HS quan sát và nhận biết cách tạo dáng nhân vật từ các hình tròn ở vị trí khác nhau.
- Khuyến khích HS nêu lại cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều người.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Vì sao các hình tròn to, nhỏ được vẽ ở vị trí khác nhau?
- Dáng người được vẽ từ các hình tròn to, nhỏ giống hay khác nhau? Vì sao?
- Có thể vẽ thêm cảnh vật gì để tạo được quang cảnh cổng trường?
- Màu sắc được diễn tả thế nào trong sản phẩm mĩ thuật để có cảm giác đông vui, nhộn nhịp ?
* Tóm tắt, ghi nhớ. 
- Kết hợp nhiều dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được sự nhộn nhịp trong sản phẩm mĩ thuật.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện cách vẽ tranh, ảnh về các hoạt động ở cổng trường trước và sau giờ tan học ở hoạt động 2.
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS nhớ lại.
- HS quan sát tranh, ảnh về các hoạt động ở cổng trường.
- HS nhớ lại các hoạt động.
- HS trả lời:
- Có nhiều hình dạng khác nhau.
- Có hai cánh cửa chính và một cánh cửa phụ để đi vào.
- Hình dáng kiến trúc đơn giản nhưng đẹp, màu sắc hài hòa (Chủ đạo là màu xanh dương nhạt) 
- Biển của cổng trường viết nội dung. Trường tiểu học ! Nơi em ggang học.
- Gặp các bạn HS đang chuẩn bị đi vào trường, cùng với các Thầy, Cô giáo và các bật phụ huynh.
- Chào hỏi bạn bè và những người lớn tuổi.
- Các em thường vẫy tay vui mừng hẹn gặp lại.
- Rất thân thiện và đông vui.
- Chúng ta cố nhớ lại những gì đã diễn nhộn nhịp trước và sau cổng trường.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS quan sát, thảo luận.
- HS quan sát và chỉ ra cách tạo sản phẩm mĩ thuật (Hình 1,2,3,4 Trang 27)
- HS chú ý nhìn lên bảng quan sát và nhận biết cách tạo dáng nhân vật từ các hình tròn ở vị trí khác nhau do GV trình bày.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Luyện tập Toán
Ôn theo sách buổi 2
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2021
Tiếng Việt. Bài 23 (Tiết 3) 
Tiết 123: RỒNG RẮN LÊN MÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết chữ viết hoa M cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
2.1. Khởi động
-Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa M.
+ Chữ hoa M gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa M.
- GV thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết vở nháp.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa M đầu câu.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết vở nháp.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiếng Việt. Bài 23 (Tiết 4) 
Tiết 124: BÚP BÊ BIẾT KHÓC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Búp bê biết khóc
- Dựa vào tranh có thể kể lại câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển kĩ năng kể chuyện, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
2.1. Khởi động
-Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý đoán nội dung tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Khi được 6 tuối Hoa được quà gì ?
Hoa yêu thích quà đó như thê nào?
+ Khi được 7 tuổi Hoa được quà tăng quà gì? Hoa làm gì vơi món quà cũ? 
+ Hoa nằm mơ thấy gì?
+Hoa làm gì vơi hai món đồ chơi?
- Theo em, các tranh muốn nói điều gi?
- Tổ chức cho HS kể về Búp bê biết khóc, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Nghe kể chuyện.
+GV nêu nội dung câu chuyện.
+GV kê chuyện lần 1 và kết hợp với các hình ảnh trong 4 bức tranh.
-YC chú ý nhắc lại những câu nói của búp bê trong đoạn 3.
GV kể lần 2 kết hợp vừa kể vừa hỏi để học sinh nhớ các chi tiết trong câu chuyện.
*Hoạt động 3: Chọn 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
+ Bước 1: HS quan sát tranh đọc và nhớ nôi dung .
- YC HS dựa vào tranh và kể theo đoạn
+Bước 2: Tập kể theo cặp
-Kể một đoạn em nhớ
- 2 HS lên bảng kể nối tiếp
- GV sửa cách diễn đạt cho các em
- Nhận xét, khen ngợi HS.
+ Em học được gì qua câu chuyện này?
+ Đồ chơi cũ của em vẫn giữ hay cho các em nhỏ khác?
-GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
Em hãy kể lại câu chuyện Búp bê biết khóc cho người thân nghe.
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 1-2 HS kể.
-2 HS kể nối tiếp
-HS trả lời
Đạo đức. BÀI 6
Tiêt 12: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết được ý nghĩa của việc nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Nêu những việc e đã làm để sử dụng thời gian hợp lí?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Em đã bao giờ mắc lỗi chưa? Lần mắc lỗi nào mà em nhớ nhất?
- Em đã làm gì khi mắc lỗi đó?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2.2. Khám phá
*Hoạt động 1: Khám phá biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi
- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.29 
- YC HS kể nội dung các bức tranh.
- GV hỏi: 
+ Các bạn trong tranh đã mắc lỗi gì?
+ Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào?
- GV tổ chức thảo luận nhóm 4, mời đại diện các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng bức tranh.
- GV mời HS chia sẻ: Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi?
- GV chốt: Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.30, kể lại câu chuyện “Làm thế nào là đúng”
- GV cho HS đóng vai theo nội dung của từng bức tranh.
+ Tổ 1: Tranh 1
+ Tổ 2: Tranh 2
+ Tổ 3: Tranh 3
- Tổ chức cho HS chia sẻ các câu hỏi:
+ Vì sao mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi, còn bố của của Huy lại tức giận?
+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại điều gì?
+ Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Mẹ Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nhận lỗi và hứa sẽ không mắc lỗi. Còn bố Huy rất tức giận khi biết Huy đã nói dối. Biết nhận lỗi và sửa lỗi là việc làm cần thiết vì mình sẽ được tha thứ và được mọi người tin tưởng. Không biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ thấy lo lắng sợ bị người khác phát hiện, mọi người xung quanh sẽ không tin tưởng mình.
3. Hoạt động vaabj dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS nêu.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS kể nội dung tranh.
- HS thảo luận nhóm 4, 2-3 HS chia sẻ.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Tranh 1: Tan học đã lâu, Huy và Nam vẫn mải mê chơi, bác bảo vệ thấy vậy đến nhắc nhở. Muộn rồi các cháu về đi.
- Tranh 2: Nam nói: Tớ sẽ nói thật với mẹ. Còn Huy nói: Tớ sẽ nói là ở lại làm bài tập cùng các bạn.
- Tranh 3: Về nhà Nam nói: Con xin lỗi mẹ, lần sau tan học con sẽ về ngay ạ! Mẹ Nam vui vẻ vỗ vai con, nói: Lần sau con không được về nhà muộn nữa nhé!
Trong khi đấy bố Huy rất tức giận khi bạn hàng xóm cùng lớp nói: Cô giáo có giao bài đâu mà cậu nói lại vậy?
- HS chia sẻ. 3 - 4 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
 Âm nhạc
 Tiết 12: ÔN TẬP: HÁT VÀ ĐỌC NHẠC
 VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nhơ lại tên tác giả bài hát, nhớ giai điệu bài đọc nhạc đã học
*Năng lực
– HS biểu diễn bài hát và thể hiện cảm xúc phù hợp với nhịp điệu bài hát.
– Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp được với nhạc baet và vận động.
– Thể hiện được cách hát ở nhịp nhanh – chậm bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan theo ý thích.
*Phẩm chất.
- Yêu thích môn âm nhạc.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh 
- Giáo án wort soạn rõ chi tiết
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn.
- Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập.
-Lớp hát lại HS lớp 2 chăm ngoan để khởi động.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
*Ôn bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan.
– GV sử dụng các phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo để tổ chức cho HS ôn luyện bài hát.
- Cho HS ôn luyện bài hát ở các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca...
- Hát đối đáp, hát to, nhỏ theo tay chỉ huy của GV...
* Ôn tập đọc nhạc Bài số 2
– HS đọc nhạc kết hợp với nhạc baet và vận động cơ thể.
– GV trao đổi, động viên các bạn khá giúp đỡ những bạn chưa thực hiện tốt.
3. Hoạt động vận dụng – Sáng tạo
– Tập biểu diễn bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan, kết hợp với vận động phụ hoạ (cả lớp, nhóm, cá nhân).
– Hát và thể hiện bài hát Học sinh lớp hai chăm ngoan với nhịp độ nhanh – chậm theo ý thích:
-Cho hs nghe tiếng sấm sét và tiếng tàu đi Hỏi HS tiếng sấm sét và tiếng tàu đ trên đường sắt nhanh hay chậm.
-Bật file âm thanh bài Em là HS lớp 2 và cho HS hát lại 1 lần sau đó nói: tốc độ vừa rồi là tốc độ đúng của bản nhạc, bây giờ các em hãy cùng thích nghi khi cô bật bài nhanh thì em hát nhanh, cô bật bài nhạc chậm thì các em hát chậm.
- GV bật bài Em là HS lớp 2 nhanh.
- GV bật bài Em là HS lớp 2 chậm.
-GV HD HS chơi trò chơi Thích ghi với an toàn giao thông : GV Hô đèn xanh cả lớp làm động tác đi xe chân chạy tại chỗ nhanh, hô đèn vàng chân chậm tại chỗ chậm lại, hô đèn đỏ thì dừng lại.
- Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở)
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài mới.
- Đọc nhạc lại bài đọc nhạc để kết thúc tiết học.
-Thực hiện, chuẩn bị sách vở, nhạc cụ
-Lớp trưởng báo cáo
-Thực hiện
-Lắng nghe, ôn hát theo yeei cầu GV
-Thực hiện.
-Nhìn chỉ huy và hát đối đáp to-nhỏ.
-Nhìn GV vận động mẫu, thực hiện cùng GV 1 lần sau đó ôn đọc nhạc kết hợp vận động với các hình thức GV yêu cầu.
-Theo dõi, lắng nghe, giúp đỡ bạn.
-Nhớ lại các động tác phụ họa đã học và biểu diễn.
-Lắng nghe, 1 HS trả lời: Tiếng sấm sét nhanh, tiếng tàu hỏa đi chậm.
-Thực hiện
-Lớp hát với tốc độ nhanh
-lớp hát với tốc độ chậm.
-Lắng nghe, ghi nhớ, chơi trò chơi.
- Hs ghi nhớ.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
- Học sinh ghi nhớ.
Tiếng Việt. Bài 24 (Tiết 1 + 2) 
Tiết 125 + 126: NẶN ĐỒ CHƠI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ, biết cách ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.
- Hiểu nội dung bài: (Về một trò chơi quen thuộc của trẻ thơ: nặn đồ chơi)
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữtrong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Hs hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em còn biết những trò chơi nào khác?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: 
- HDHS chia khổ thơ.
- HDHS cách ngắt, nghỉ mỗi dòng thơ và nghỉ hơi giữa mỗi câu thơ.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_11_na.docx