Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Điều
TIẾNG VIỆT
Bài 29 (tiết 1+2): Cánh cửa nhớ bà
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng , rõ ràng văn bản thơ (Cánh cửa nhớ bà ) và hiểu nội dung bài
-Bước đầu biết đọc đúng ngắt nghỉ phù hợp nội dung đoạn thơ
- Hiểu nội dung bài: Cảm xúc về nỗi nhớ về người bà của mình
2. Năng lực chung: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ.
- Biết chia sẻ trải nghiệm,suy nghĩ, cảm xúc về tình yêu thương của bạn nhỏ với ông bà và gười thân
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm.
3. Phẩm chất:
- Có tình cảm quý mến người thân, nỗi nhớ kỉ niệm về bà, khi bà không còn; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài Đồ dùng Hai Sáng 1 SHDC 2 TOÁN Tiết 76: Bài 30: Ngày - tháng (Tiết 1) Máy tính,ti vi.Phiếu bàtập 3 TIẾNG VIỆT Bài 29 (tiết 1): Cánh cửa nhớ bà Máy tính,ti vi. 4 TIẾNG VIỆT Bài 29 (tiết 2): Cánh cửa nhớ bà Máy tính,ti vi. Chiều 1 TIẾNG VIỆT Tiết 3: Viết chữ hoa Ô, Ơ Máy tính,ti vi. 2 ĐẠO ĐỨC Bài 9: Cảm xúc của em (Tiết 1) Máy tính,ti vi. 3 THLT TOÁN Máy tính,ti vi. Ba Sáng 1 GDTC 2 TOÁN Tiết 77: Bài 30: Ngày - tháng (Tiết 2) Máy tính,ti vi. 3 TIẾNG VIỆT Tiết 4 - Nói và nghe: Bà cháu Máy tính,ti vi. 4 TI ẾNG ANH Chiều 1 TIẾNG VIỆT Bài 30(Tiết 5): Thương ông Máy tính,ti vi. 2 TIẾNG VIỆT Bài 30(Tiết 6): Thương ông Máy tính,ti vi. 3 THTIẾNGVIỆT Nghe – viết: Em mang về yêu thương Máy tính,ti vi. Tư Sáng 1 2 3 4 Chiều 1 TOÁN Tiết 78. Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch(tiết 2) Máy tính,ti vi. 2 TIẾNG VIỆT Tiết 7(Nghe – viết): Thương ông Máy tính,ti vi. 3 THƯ VI ỆN Đọc to nghe chung truyện: Sự tích trầu cau Máy tính,ti vi. Năm Sáng 1 2 3 4 Sáu Sáng 1 TOÁN Tiết 80: Luyện tập chung( Tiết 1) Máy tính,ti vi. 2 TIẾNG VIỆT Tiết 8: Từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Máy tính,ti vi. 3 TIẾNG VIỆT Tiết 9: Viết đoạn văn kể về công việc em đã làm cùng người thân Máy tính,ti vi. 4 THTIẾNGVIỆT Viết đoạn văn thể hiện tình cảm với người thân Máy tính,ti vi. Chiều 1 TOÁN Tiết 80: Luyện tập chung( Tiết 2) Máy tính,ti vi. 2 TIẾNG VIỆT Tiết 10: Viết đoạn văn kể về công việc em đã làm cùng người thân Đọc mở rộng. Máy tính,ti vi. 3 Sinh hoạt lớp Sơ kết tuần 16: Sơ kết tuần 16: Tham gia buổi trình diễn “Thời trang sáng tạo” cùng cả lớp Máy tính,ti vi. TUẦN 16 Thứ Hai, ngày 20 tháng 12 năm 2021 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TOÁN Tiết 76: Bài 30: Ngày - tháng (Tiết 1) I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: -Nhận biết được số ngày trong từng tháng , ngày tròn tháng thông qua tờ lịch tháng. 2. Năng lực chung: - Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua trò chơi. - Qua thực hành luyện tập phát triển tư duy lập luận, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề và tính tự giác học tập. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, cẩn thận khi làm bài tập. - Sẵn sàng học hỏi, có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Khám phá: - GV hỏi về các ngày lễ đã diễn ra( HS nêu cả ngày tháng) - GV cho HS quan sát tờ lịch tháng,giới thiệu cách đọc và tìm hiểu tờ lịch tháng. VD: GV treo tờ lịch tháng 11 và hỏi: - Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? - Ngày đầu tiên của tháng 11 là ngày nào?Đó là thứ mấy? - Ngày Nhà giáo Việt nam 20 tháng 11 là ngày thứ mấy trong tuần? - Trong lớp mình có bạn nào có ngày sinh trong tháng 11? Sinh nhật của em là ngày nào? -GV: kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng. 2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? GV hướng dẫn HS cách làm -Yêu cầu HS kể ngày sinh của các con vật theo thứ tự từ sớm đến muộn nhất - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - GV đưa ra 1 số câu hỏi khác - Chia HS làm 4 nhóm HS ghi ngày tháng năm sinh của từng bạn trong nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ sớm nhất đến muộn nhất - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 3: Tương tự bài 2: 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS - 2-3 HS trả lời. HS chia sẻ HS chia sẻ HS chia sẻ - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện - HS thực hiện - HS nhắc lại tên bài. - HS nêu cảm nhận của mình. - HS lắng nghe TIẾNG VIỆT Bài 29 (tiết 1+2): Cánh cửa nhớ bà I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Đọc đúng , rõ ràng văn bản thơ (Cánh cửa nhớ bà ) và hiểu nội dung bài -Bước đầu biết đọc đúng ngắt nghỉ phù hợp nội dung đoạn thơ - Hiểu nội dung bài: Cảm xúc về nỗi nhớ về người bà của mình 2. Năng lực chung: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ. - Biết chia sẻ trải nghiệm,suy nghĩ, cảm xúc về tình yêu thương của bạn nhỏ với ông bà và gười thân - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm. 3. Phẩm chất: - Có tình cảm quý mến người thân, nỗi nhớ kỉ niệm về bà, khi bà không còn; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? + Em thấy những ai trong bức tranh? + Hai bà cháu đang làm gì ở đâu? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng chậm, thể hiện sự nhớ nhung tiếc nuối -HS chia đoạn: (3 đoạn)theo 3 khổ thơ + Đoạn 1: Khổ thơ thứ nhất: lúc em còn nhỏ + Đoạn 2: Khổ thứ 2 mỗi năm em lớn lên + Đoạn 3: Còn lại. Lúc em trưởng thành - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: then, thấp bé, cắm cúi, ô trời, khôn nguôi - Luyện đọc tách khổ thơ: Ngày /cháu còn/ thấp bé Cánh cửa/ có hai then Cháu /chỉ cài then dưới Nhờ/ bà cài then trên - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.124. 1-Ngày cháu còn nhỏ ai thường cài then trên của cánh cửa? 2-Vì sao khi cháu lớn bà lại là người cài then dưới của cánh cửa? 3-Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự của khổ thơ trong bài? 4-Câu thơ nào nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới? - HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài tập 1,2 vào VBTTV/tr.64. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124 - HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 3 VBTTV/tr.65. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124. - HS thực hiện nhóm 4. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 4,5 VBTTV/tr.65. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? Sau bài học em thấy mình cần làm gì? - GV nhận xét giờ học. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Đáp án đúng: bà C2: Cháu lớn thêm lên bà lại còng thấp xuống C3: bức tranh 3 thể hiện nội dung khổ thơ 1-bức tranh 1 thể hiện nội dung khổ thơ 2-bức tranh 2 thể hiện nội dung khổ thơ 3 C4: Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 2, nối tiếp tìm từ chỉ hoạt động: cài, đẩy, về - 4-5 nhóm lên bảng. -Nối tiếp đại diện các nhóm HS chia sẻ. -Các từ ngữ có tiếng cửa: đóng cửa, gõ cửa, lau cửa, mở cửa, làm cửa, tháo cửa, sơn cửa, bào cửa __________________________________________ TIẾNG VIỆT Tiết 3: Viết chữ hoa Ô, Ơ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Biết viết chữ viết hoa Ô, Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Ông bà xum vầy cùng con cháu 2. Năng lực chung: HS biết hợp tác, viết đúng, sạch đẹp, tự học và giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: HS có tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Ô,Ơ. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa Ô,Ơ. + Chữ hoa Ô,Ơ gồm mấy nét? - GV chiếu video hướng dẫn quy trình viết chữ hoa Ô. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Tương tự với chữ hoa Ơ - GV chiếu video hướng dẫn quy trình viết chữ hoa Ô. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: Ông bà xum vầy bên con cháu + Viết chữ hoa Ô đầu câu. + Cách nối từ Ô sang ng. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - HS thực hiện luyện viết chữ hoa Ô,Ơ và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. __________________________________________ ĐẠO ĐỨC Bài 9: Cảm xúc của em (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - HS biết phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. - Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh. 2. Năng lực chung: HS biết hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: -Hình thành phẩm chấtý thức tự kiềm chế cảm xúc. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Máy tính, máy chiếu -HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Niềm vui của em – tác giả Nguyễn Huy Hùng. - Điều gì làm bạn nhỏ trong bài hát thấy vui ? - Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát ? - Nhận xét, dẫn dắt vào bài. 2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại cảm xúc - GV cho HS quan sát tranh sgk tr.41, yêu cầu HS quan sát các khuôn mặt cảm xúc trong SGK và trả trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì ? + Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực ? + Khi nào em có những cảm xúc đó ? + Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết ? - Mời học sinh chia sẻ ý kiến. - GV chốt: Mỗi chúng ta đều có nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm xúc đó chia làm 2 loại: Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. + Cảm xúc tích cực phổ biến: Yêu, vui sướng, hài lòng, thích thú, hạnh phúc, thanh thản, + Cảm xúc tiêu cực thường thấy: sợ hãi, tức giận, buồn, cô đơn, bực bội, khó chịu, *Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của cảm xúc tiêu cực và tiêu cực - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và dự đoán điều có thể xảy ra về các tình huống giả định trong bài 2 – tr.42 SGK. - Tổ chức cho HS chia sẻ. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: Cảm xúc tích cực và tiêu cực có vai trò rất quan trọng đối với suy nghĩ và hành động của mỗi người. Những cảm xúc tích cực có thể giúp ta suy nghĩ và hành động hiệu quả hơn. Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ làm chúng ta khó có được những suy nghĩ và hành động phù hợp. Do vậy, chúng ta cần học cách tăng cường cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó, cần học cách thích nghi với những cảm xúc tiêu cực và kiềm chế những cảm xúc tiêu cực đó. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS quan sát và lắng nghe câu hỏi của GV. - Mỗi tổ 2 - 3 HS chia sẻ. - HS lắng nghe, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS đọc tình huống, thảo luận trả lời. - HS chia sẻ. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ. THỰC HÀNH LUYỆN TOÁN Luyện tập chung I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Ôn tập về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan. - Củng cố cách nhận dạng được hình tứ giác thông qua hình ảnh. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ba điểm thẳng hàng, tính độ dài đường gấp khúc. 2. Năng lực chung: Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực mô hình hóa toán học. - Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, cẩn thận khi làm bài tập. - Sẵn sàng học hỏi, có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, yêu cầu HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. - Dẫn dắt, giới thiệu vào bài. 2.Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 2 phút’ - Mời các nhóm trình bày. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Chiếu hình ảnh BT 2. - Cho cô biết hình vẽ sau gồm mấy đoạn thẳng, đó là các đoạn thẳng nào? -GV chiếu câu trả lời trên màn hình - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Chiếu hình ảnh BT 3. - HS thảo luận nhóm 4 trong 4phút, sau đó thống nhất chung. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, chiếu đề bài và hình ảnh lên màn hình. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? -Muốn tính độ dài quãng đường mà ốc sên đã bò ta làm như thế nào? - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào VBT, -GV quan sát, giúp đỡ hs còn gặp khó khăn, chấm bài tại chỗ hs làm bài xong -Yêu cầu HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. -HS thực hiện theo yêu cầu. - 2 -3 HS đọc. - HS thảo luận - Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, góp ý. - 2 -3 HS đọc. - HS quan sát hình ảnh - 5 HS trả lời - HS nhận xét, góp ý. - Lớp quan sát. - 2 HS đọc. - Làm bài vào bảng nhóm, 1HS đại diện lên trình bày. - 3-4 nhóm trình bày - Lớp nhận xét, góp ý. - 2 -3 HS đọc. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời -HS làm bài. - HS chia sẻ. - Nhận xét bài làm của bạn. -HS lắng nghe __________________________________________ Thứ Ba, ngày 21 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 78 : Thực hành xem đồng hồ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: -Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim dài(kim phút) chỉ số 3,số 6 2. Năng lực chung: - Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác. Năng lực quan sát, kĩ năng so sánh số. - Qua thực hành luyện tập phát triển tư duy lập luận, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề và tính tự giác học tập. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học, có niềm hứng thú học tập, cẩn thận khi làm bài tập. - Sẵn sàng học hỏi, có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; đồng hồ làm mẫu. - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2.Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk - GV sd mô hình đồng hồ lần lượt quay giờ, yêu cầu hs nêu giờ trên đồng hồ - Yêu cầu HS sd đồng hồ quay theo thời gian GV nêu - Thời điểm đó các em đang làm gì? - GV cùng HS nhận xét. 2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV cho HS quan sát tranh tìm số thích hợp với ô có dấu *?* - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV hướng dẫn HS liên hệ giữa đồng hồ kim và đồng hồ điện tử (GV chuẩn bị sẵn đồ dùng) - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn HS cách xem đồng hồ kim và đồng hồ điện tử,cách đọc theo buổi. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV quay đồng hồ hỏi giờ - Nhận xét giờ học HS quan sát trong SGK HS trả lời HS thực hiện HS trả lời - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. HS tự thực hiện và nêu kết quả - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. HS quan sát - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. HS quan sát theo nhóm lớn(6 em) HS trả lời __________________________________________ TIẾNG VIỆT Tiết 4 - Nói và nghe: Bà cháu (Theo Trần Hoài Dương) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ước mơ gặp được cô Tiên thực hiện được điều ước gặp lại bà. - Nói được kỉ niệm đáng nhớ của mình về ông, bà. 2. Năng lực chung: - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm. 3. Phẩm chất:- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, luôn yêu quý ông bà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Kể về bà cháu - GV kẻ chuyện cho học sinh nghe-2 lượt-tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Cô tiên cho hai anh em cái gì? + Khi bà mất hai anh em đã làm gì? + Vắng bà hai anh em cảm thấy như thế nào? +Câu chuyện kết thúc như thế nào? - Tổ chức cho HS kể về ông bà của mình với những kỉ niệm về những điều nổi bật, đáng nhớ nhất. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Cảm xúc của em khi nhớ về ông bà của mình - HS nhớ lại những ngày vui vẻ hay khi được nghe ông bà kể chuyện - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: - HS viết 2-3 câu về ông bà của mình: có thể viết một hoạt động em thích nhất, hay kỷ niệm mình mắc lỗi bị bà trách, cảm xúc, suy nghĩ của em về việc đó - HS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.64.65 - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. - HS trả lời. Một hột đào Trồng cây đào bên mộ bà Buồn bã , trống trải Cô tiên hóa phép cho bà sống lại ba bà cháu vui, hạnh phúc bên gian nhà cũ. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. Chuyện tham khảo Bà cháu 1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: "Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng." 2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc. 3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã. 4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: "Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?" Hai anh em cùng nói: "Chúng cháu chỉ cần bà sống lại." Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. (theo Trần Hoài Dương) __________________________________________ TIẾNG VIỆT Bài 30(Tiết 5 + 6): Thương ông I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Đọc mở rộng được bài thơ nói về ông và cháu - Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương gần gũi, gắn bó của ông và cháu 2. Năng lực chung: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu viết đoạn văn theo câu hỏi gợi ý theo chủ đề. - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, tích cực và hợp tác nhóm. 3. Phẩm chất: - Luôn chia sẻ, tôn trọng và yêu thương ông. Bồi dưỡng tình yêu thương với người thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Kể lại những việc em đã làm khiến người thân vui? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm. - HS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: quẳng, lon ton, khập khiễng khập khà, thềm nhà , nhăn nhó - Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 3 câu hỏi trong sgk/tr.127. - HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.65. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - HS học thuộc lòng 1 khổ thơ bất kỳ mà mình thích. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến, nhấn giọng ở các từ gợi tả hình ảnh hai ông cháu, thể hiện sự yêu thương chia sẻ. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr 66 - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127 - Hướng dẫn HS đặt câu tìm câu thơ thể hiện Ông khen Việt. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - HS viết dấu X vào bài 2, VBTTV/tr66 - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo nhóm đôi, hay nhóm bốn. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Ông của Việt bị đau chân , nó sung tấy đi lại khó khăn. C2: Khi thấy ông đau Việt đãn lại gần động viên Ông , đỡ tay ông vị vai mình để đỡ ông bước lên thềm. C3: Theo ông Việt tuy bé mà khỏe bởi có tình yêu thương ông - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS nêu nối tiếp. Các từ thể hiện dáng vẻ của Việt, lon ton, nhanh nhảu - Đọc câu thơ thể hiện lời khen của Ông với Việt: Cháu thế mà khỏe Vì nó thương ông - HS đọc. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. __________________________________________ THLT TIẾNG VIỆT Nghe – viết: Em mang về yêu thương I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.Năng lực đặc thù: - Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. - Làm đúng các bài tập chính tả. 2. Năng lực chung: HS biết hợp tác, viết đúng, sạch đẹp, tự học và giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: HS có tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Luyện tập: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? ( Nụ cười, lẫm chẫm) -HS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2, 3. - HS hoàn thiện vào VBTTV/ tr58. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. __________________________________________ Thứ Tư, ngày 22 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 78. Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch(tiết 2) I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Thực hành đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài(kim phút) chỉ số 12,số 3.số 6 - Nhận biết được số ngày trong tháng,ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng - Thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân 2. Năng lực chung: - Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua trò chơi. - Qua thực hành luyện tập phát triển tư duy lập luận, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề và tính tự giác học tập. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, cẩn thận khi làm bài tập. - Sẵn sàng học hỏi, có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS nêu đáp án, thống nhất câu trả lời. - GV nhận xét chốt ý. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV Yêu cầu HS quan sát tranh rồi tự trả lời - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV Yêu cầu HS quan sát đồng hồ rồi tự trả lời - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3.Củng cố, dặn dò - GV nêu nội dung bài đã học. - GV nhận xét đánh giá. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS nhận xét - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS đọc bài 2, quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi. - HS trao đổi nhóm 4, nêu suy luận để tìm ra đáp án đúng - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS đọc quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi - HS lắng nghe. TIẾNG VIỆT Tiết 7(Nghe – viết): Thương ông I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Viết đúng đẹp 2 khổ đầu của bài Thương Ông theo yêu cầu. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr và vần ac, at. 2. Năng lực chung: Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm. 3. Phẩm chất: HS có tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Luyện tập: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - HS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2,a,b. - HS hoàn thiện bài tập 3 a.b vào VBTTV/ tr.66. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì?Em nhận biết thêm điều gì sau bài học? Liên hệ về thực hiện hàng ngày với mọi người thân trong gia đình. - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con các chữ hoa T, N, Đ, K - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. Đáp án a/ Điền Tr hay Ch: Lần đầu tiên học chữ Bé tung tăng khắp nhà Chữ gì như quả trứng gà Trống choai nhanh nhảu đáp là O O b/ Điền các tiếng phù hợp là:múa hát, quét rác,rửa bát, cô bác, ca nhạc, phát quà - HS chia sẻ. __________________________________________ TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN Đọc to nghe chung truyện: Sự tích trầu cau I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: HS đọc tốt câu chuyện. Bước đầu HS hiểu truyện, biết một số nhân vật tiêu biểu qua câu chuyện được nghe, được đọc. -Nâng cao kĩ năng lắng nghe, nắm được tên nhân vật và nhớ được nội dung chính của câu chuyện. 2. Năng lực chung: HS biết chia sẻ, tự học. 3. Phẩm chất: HS có thói quen ham đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC GV:Truyện: Sự tích trầu cau -Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh 1.Khởi động - Yêu cầu hs nhắc lại nội quy thư viện (bên ngoài và bên trong) 2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc to nghe chung. * GV cho hs quan sát trang bìa quyển truyện. * Đặt câu hỏi về tranh trang bìa: + Các em nhìn thấy những gì ở bức tranh này? +Trong bức tranh này, các em thấy có bao nhiêu nhân vật? Các nhân vật trong tranh đang làm gì? +Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện? * GV giới thiệu tên truyện, tên tác giả, người vẽ tranh minh họa, * Giáo viên đọc truyện: ( đọc chậm, rõ ràng kết hợp với ngôn ngữ cơ thể - Cho hs xem tranh ở 1 vài đoạn: ( giơ tranh dần đến trước mặt hs) - Dừng lại 2 -3 lần để đặt câu hỏi phỏng đoán: Theo các em điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? * GV đặt 3 -5 câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện: + Điểu gì đã xảy ra trong câu chuyện này? + Em cảm thấy thế nào khi điều đó xảy ra? *GV đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện: + Điều gì đã xảy ra ở phần đầu câu chuyện? + Điều gì xảy ra tiếp theo? Điều gì xảy ra ở phần cuối câu chuyện? Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng: Thảo luận GV chọn hình thức: vẽ; -GV chia nhóm 4 hs. Giải thích hoạt động: Thảo luận về câu chuyện vừa nghe . - GV quan sát giúp đỡ, đặt câu hỏi, khen những cố gắng của hs .hướng hs thảo luận theo đúng yêu cầu của hoạt động. + Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? + Bạn hãy giới thiệu về quyển sách để thuyết phục mọi người đọc nó. - Yêu cầu hs quay trở về vị trí ban đầu một cách trật tự, nhanh chóng. - Cho hs chia sẻ về những điều hs thảo luận - khen ngợi hs 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. * Trước khi đọc: - HS quan sát tranh - HS trả lời theo sự quan sát của mình - HS nghe ghi nhớ. - HS nghe ghi nhớ. * Trong khi đọc: - HS lắng nghe kết hợp quan sát. - HS dự đoán * Sau khi đọc: - HS trả lời – bổ sung * Trước hoạt động: - HS ngồi theo nhóm, nghe ghi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_16_na.doc