Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2021-2022
TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Chơi trò chơi “Ong tìm chữ”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Em thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.
* Năng lực
- Năng lực giao tiếp: giao tiếp ứng xử kính trọng với thầy cô giáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô;
*Phẩm chất
- Thể hiện sự biết ơn thầy cô, thân thiện với bạn bè thông qua những việc làm;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021 Hoạt động tập thể - Sinh hoạt dưới cờ Trải nghiệm sáng tạo TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Chơi trò chơi “Ong tìm chữ” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Em thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô. * Năng lực - Năng lực giao tiếp: giao tiếp ứng xử kính trọng với thầy cô giáo. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô; *Phẩm chất - Thể hiện sự biết ơn thầy cô, thân thiện với bạn bè thông qua những việc làm; II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC – SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua. - GV giới thiệu trò chơi “Ong tìm chữ” và phổ biến luật chơi: HS sẽ cùng tìm từ khoá “Kính thầy – Yêu bạn”. Trong mỗi một ô của tổ ong sẽ chứa một câu hỏi, trả lời đúng câu hỏi sẽ tìm được một tiếng khoá của từ khoá. Nhóm nào chọn đủ từ khoá “Kính thầy – Yêu bạn” và nhanh nhất sẽ chiến thắng. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. - GV dặn dò HS tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 đúng giờ, mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - Cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua. - HS tích cực tham gia trò chơi - Các HS khác cổ vũ, động viên - HS chuẩn bị văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Toán Tiết 53: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo) (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Thực hiện 100 trừ đi một số. - Giải bài toán bằng một phép tính trong phạm vi 100. * Năng lực - Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. * Phẩm chất:chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ... 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “ Trời Mưa” Luật chơi: Người quản trò phát lệnh lời đi kèm với những hành động buộc các bạn trong lớp phải làm theo. - Gv nhận xét, tuyên dương hs chơi tốt. 2. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 4: (trang 65) - Gọi hs nêu yêu cầu a. - GV phân tích mẫu : 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1 9 thêm 1 bằng 10, viết 10 Vậy: 97 + 3 = 100 - Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp thực hiện theo mẫu vào vở. - Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 97 + 3; 92 + 8 - Gọi hs nêu yêu cầu b. - Hướng dẫn Hs thực hiện tính nhẩm VD: 99 + 1 nhẩm là 9 + 1 bằng 10( 10 bằng 1 chục), 9 chục + 1 chục bằng 10 chục . Vậy 99 + 1 = 100 - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Chữa bài: Hs tự nêu cách tính nhẩm - Gv chữa bài, nhận xét. *Gv chốt lại cách đặt tính và tính nhẩm phép cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100 (trường hợp số có hai chữ số cộng với số có một chữ số). Bài 5: Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau( trang 65) - Gọi Hs đọc thầm yêu cầu. - Bài 5 yêu cầu gì? - GV cho Hs quan sát các phép tính, thảo luận nhóm 2 tính kết quả rồi nêu các phép tính có kết quả bằng nhau trong thời gian 03 phút - Gv chiếu các phép tính minh họa, mời đại diện các nhóm lên tìm các phép tính có kết quả bằng nhau. - Nhận xét đánh giá và kết luận *Gv chốt lại cách tìm các phép tính có kết quả bằng nhau. Bài 6: Trang 65 - Gv gọi 1 hs lên bảng điều khiển cả lớp giải toán: + Tớ mời 1 bạn đọc đề bài. + Nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - HS làm bài vào vở - GV nhận xét, khen ngợi hs tích cực và chốt bài làm đúng. 3. Hoạt động vận dụng - Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì? - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS. - HS lắng nghe luật chơi và đứng tại chỗ chơi trò chơi. - Hs nêu yêu cầu a - Hs đọc bài mẫu 2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp thực hiện đặt tính rồi tính theo mẫu vào vở. - Hs nêu cách tính - Hs nhận xét bài của bạn - Hs đổi chéo vở chữa bài. - Hs nêu yêu cầu b - Hs thực hiện tính nhẩm. - 1 Hs lên làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở ôly. - Hs đọc yêu cầu - Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau. - Từng cặp HS quan sát, tính rồi nói cho bạn nghe kết quả các phép tính là bao nhiêu? Các phép tính nào có kết quả bằng nhau ? - HS chỉ vào các phép tính có kết quả bằng nhau. 7 + 93 = 1 + 99 76 + 4 = 4 + 76 59 + 31 = 82 + 8 - HS đối chiếu, nhận xét. - 1 hs lên điều khiển + 1 hs đọc + Ngày thứ nhất cô Liên thu hoạch được 65 cây bắp cải. + Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được nhiều hơn ngày thứ nhất 35 cây. + Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được bao nhiêu cây bắp cải? Bài giải Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được số cây bắp cải là: 65 + 35 = 100 ( cây) Đáp số: 100 cây bắp cải. - HS nêu ý kiến - HS lắng nghe Tiếng Việt. Bài 17(Tiết 3) Tiết 93: CHỮ HOA H I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết viết chữ viết hoa H cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng: Học thầy không tày học bạn. *Phát triển năng lực và phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa H. - HS: Vở Tập viết; vở nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa H. + Chữ hoa H gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa H. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa H đầu câu. + Cách nối từ H sang o. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. 3. Hoạt động thực hành * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa H và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 4. Hoạt động vận dụng - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. __________________________________________ Tiếng Việt. Bài 17(Tiết 4) Nói và nghe Tiết 94: KỂ CHUYỆN “GỌI BẠN” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện trong bài thơ Gọi bạn qua tranh minh hoạ, kể lại được 1 – 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc) và kể sáng tạo kết thúc câu chuyện. *Phát triển năng lực và phẩm chất - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập * Hoạt động 1: Dựa vào tranh minh họa câu chuyện trong bài thơ “Gọi bạn” và gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Khung cảnh xung quanh như thế nào? + Nhân vật trong tranh là ai? + Nhân vật đó đang làm gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. - YC HS quan sát tranh, đọc gợi ý dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1-2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để kể. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Kể tiếp đoạn kết của câu chuyện theo ý của em. - GV hướng dẫn HS nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện đồng thời yêu cầu HS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.41. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. 3. Hoạt động vận dụng - HDHS viết 2-3 câu nêu nhận xét của em về đôi bạn bê vàng và dê trắng trong câu chuyện trên. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. (Mỗi tranh 2-3 HS chia sẻ). - HS quan sát tranh và nhớ lại nội dung, kể trong nhóm. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS hoạt động nhóm 2, thực hiện nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ. Ngoại ngữ ( Giáo viên Tiếng Anh dạy) Luyện tập Tiếng Việt Ôn theo sách buổi 2 Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2021 Thể dục ( Giáo viên thể dục dạy) Tiếng Việt. Bài 18(Tiết 1+2) Tiết 95+ 96: TỚ NHỚ CẬU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu, ngữ điệu đọc phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của sóc và kiến dành cho nhau. - Hiểu được nội dung bài đọc, nhận biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn. *Phát triển năng lực và phẩm chất - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; kĩ năng nói lời chào, lời tạm biệt và đáp lời chào, lời tạm biệt. - Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu - Gọi HS đọc bài “Gọi bạn”. - Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng khi không thấy bạn trở về. - Nhận xét, tuyên dương. 2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Khởi động - GV cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu nhi. - Yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi: + Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào? + Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết. - HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến nhận lời. + Đoạn 2: Tiếp cho đến thư của sóc. + Đoạn 3: Tiếp cho đến nhiều giờ liền. + Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thường xuyên, nắn nót, cặm cụi, - Luyện đọc câu dài: Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/ mình rất nhớ bạn.// Cứ thế/ cậu cặm cụi viết đi viết lại/ trong nhiều giờ liền.// Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/ do kiến gửi đến.//, - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. 3. Hoạt động thực hành * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.83. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 trong VBTTV/tr.41. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83. - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83. - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 4. Hoạt động vận dụng - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời. - HS nghe. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - 2-3 HS đọc. - HS luyện đọc theo nhóm bốn. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn. + C2: Sóc thường xuyên nhớ kiến. + C3: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn. + C4: Nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn, rất nhớ nhau./ Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa./ - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS làm việc theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS đọc. - HS làm việc theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. Toán Tiết 54: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Em biết thực hiện phép trừ dạng 52 – 24. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. * Năng lực - Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. *Phẩm chất:chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ... - Các thẻ phép tính để HS thực hiện kiến thức bài mới trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện”, trò chơi đố bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học. - GV cho HS quan sát bức tranh, thảo luận nhóm bàn dựa vào tranh nêu phép tính trừ + Làm thế nào để tìm được kết quả của phép trừ 52 – 24 = ? - Gv nhận xét, tuyên dương. 2.Hoạt động hình thành kiến thức - Gv kết hợp giới thiệu bài - GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 52 - 24 bằng các khối lập phương: - GV yêu cầu HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV Nêu: Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục, để có 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị đồng thời gắn lên bảng. - GV hướng dẫn HS lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho: lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cột đơn vị thì được 12 khói lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị, lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục, còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị. - Vậy 52 - 24 = ? - Muốn tính 52 - 24 ta đã thực hiện gài các thanh hình lập phương như thế nào? - GV chốt ý - GV hướng dẫn Hs tìm kết quả phép trừ 52 - 24 bằng cách đặt tính rồi tính ( Lưu ý: kĩ thuật mượn trả) + 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8, nhớ 1. + 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2. Vậy: 52 – 24 = 28. - Yêu cầu Hs thực hiện một số phép tính khác vào bảng con: 65 – 17 = ? 74 – 16 = ? - Gv nhận xét, tuyên dương. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: Tính ( trang 67) - Gv yêu cầu hs nêu đề bài - GV hướng dẫn hs: Ta thực hiện tính như thế nào? - Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở, 2 Hs làm bảng lớp - Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp. - Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính *Gv chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100. Củng cố: Kĩ năng đặt tính và tính trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100. - hs thực hiện - HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV - Hs lấy 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị gài vào bảng cá nhân. Hs thao tác trên các khối lập phương của mình, tay gài, miệng nói theo Gv hướng dẫn - Hs trả lời: 52 - 24 = 28 - 2, 3 hs trả lời - Hs thực hành - HS làm một số VD: 65 – 17 = 48 74 – 16 = 58 - Hs đọc đề - Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị - Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở. - Hs dưới lớp nhận xét bài bạn - Hs nói cách thực hiện phép tính của mình. - Hs khác nhận xét, bổ sung Tự nhiên và xã hội: BÀI 8 Tiết 22: ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể được tên các loại đường giao thông - Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. - Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh. - Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (xe mát, xe buýt, đò, thuyền). * Năng lực - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đường giao thông và phương tiện giao thông. - Thu thập được thông tin về tiện ích của một số phương tiện giao thông. * Phẩm chất - Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình trong SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động mở đầu - HS hát tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức *Hoạt động 3: Một số phương tiện giao thông a. Mục tiêu: - Kể được tên một số phương tiện giao thông. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về phương tiện giao thông. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 9 SGK trang 43 và trả lời câu hỏi: + Nói tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình? + Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể tên một số phương tiện giao thông người dân ở địa phương thường đi lại? Chúng có tiện ích gì? + Em thích đi bằng phương tiện giao thông nào? Vì sao? - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về các phương tiện giao thông khác: khinh khí cầu, tàu điện ngầm. 3. Hoạt động thực hành *Hoạt động 4: Thu thập thông tin a. Mục tiêu: Thu thập được một số thông tin về phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Từng cá nhân chia sẻ thông tin mà mình đã thu thập được về phương tiện giao thông và tiện ích của chúng trong nhóm. + Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm và khuyến khích các nhóm có tranh ảnh minh họa (có thể trình bày theo từng nhóm: nhóm theo đường giao thông hoặc nhóm theo đặc điểm, tiện ích). Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm và tuyên dương nhóm có cách trình bày sáng tạo. Bước 3: Chơi trò chơi “Đố bạn” - GV hướng dẫn từng cặp HS chơi trò chơi: Một HS nói đặc điểm, một HS đoán tên phương tiện giao thông. - GV gọi một số cặp HS lên chơi trước lớp. Những HS còn lại nhận xét và hoàn thiện cách chơi. 4. Hoạt động vận dụng - GV nhận xét giờ học. - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học. Hoạt động của học sinh - HS tham gia hát. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình: ô tô, tàu thủy, máy bay, xe máy, tàu hỏa, xe đạp, thuyền, xích lô. + Phương tiện đó đi trên giao thông: đường bộ (ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô), đường thủy (tàu thủy, thuyền), đường hàng không (máy bay), đường sắt (tàu hỏa). - HS trả lời: + Ở địa phương em người dân đi lại bằng những phương tiện giao thông: ô tô, xe gắn máy, xe đạp. Chúng có tiện ích: đi lại thuận tiện, ít tốn kém thời gian. + Em thích đi bằng phương tiện giao thông: xe đạp vì bảo vệ môi trường. - HS trao đổi, làm việc theo nhóm. - HS trình bày: + Máy bay: nhanh, ít tốn kém thời gian. + Tàu thủy: di chuyển khá nhanh. + Xe đạp: bảo vệ môi trường. + Ô tô: thuận đi lại mọi thời tiết và ít tốn kém thời gian. - HS chơi trò chơi: A: Phương tiện giao thông nào có hai bánh, không gây ô nhiễm môi trường? B: Đó là xe đạp. Âm nhạc CHỦ ĐỀ 3: MÁI TRƯỜNG EM YÊU TIẾT 9 :HỌC HÁT BÀI: HỌC SINH LỚP 2 CHĂM NGOAN NHẠC VÀ LỜI: HOÀNG LONG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Học sinh lớp Hai Chăm ngoan. -Nêu được vài nét về tác giả. * Năng lực – Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất vui tươi, trong sáng với tốc độ hơi nhanh ở nhịp 2/4. – Biết hát gõ đệm theo phách * Phẩm chất. - Yêu thích môn âm nhạc. - Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô – Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1. Giáo viên - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết 2. Học sinh - SGK, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập. - Lớp hát bài Con chim chích chòe Trò chơi: Gõ tiết tấu đối đáp (cả lớp, nhóm) -GV tổ chức cho 2 nhóm HS chơi trò chơi gõ tiết tấu đối đáp kết hợp đọc lời ca (đã có hình ảnh thể hiện ở SGK). Nhóm 1: dùng thanh phách gõ 2 ô nhịp đầu. Nhóm 2: dùng tem-bơ-rin gõ 2 nhịp còn lại. - Các nhóm HS chơi luân phiên. 2. Hoạt động hình thành kiến thức * Học bài hát. - Giới thiệu bài hát, tác giả: Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), các sáng tác của ông như: Đi học về, Bác Hồ Người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978). Bài hát Em là học sinh lớp 2 có giai điệu vui, tốc độ hơi nhanh nói về niềm vui của các cô cậu lớp 2 và lời khích lệ của các thầy cô luôn mong các em chăm ngoan. + Nghe hát mẫu.( GV tự trình bày) - Hỏi hs nói cảm nhận ban đầu về bài hát. + Gv hướng dẫn đọc mẫu lời ca, gõ tiết tấu +Câu 1: Em là học sinh lớp , em là một cậu con trai +Câu 2: Em là học lớp 2, em là một cô bé gai +Câu 3: Ai là học sinh lớp 2 chăm ngoan học giỏi mới tài +Câu 4: Mỗi ngày đến trường đến lớp, là em có thêm bao niềm vui. - Mời 1-2 em đọc bài. -Dạy hát nối tiếp từng câu : mỗi câu đàn giai điệu 1 lần hs hát nhẩm sau đó hát mẫu và bắt nhịp HS hát lại -Chú ý : nhắc HS hát ngân chuẩn các tiếng ngân 1 phách, 1 phách rưỡi và ngắt hơi luôn, lấy hơi trước các câu - Giáo viên đàn giai điệu cả bài một lần và bắt nhịp cho học sinh nhẩm sau đó hát tập thể hát thể hiện sắc thái của bài, chú ý sủa sai cho học sinh. - Mời bàn, cá nhân. -Chia lớp làm 3 tổ hát nối tiếp, đồng ca +Tổ 1 : hát câu 1 +Tổ 2 : hát câu 2 +Tổ 3 : hát câu 3 +Cả lớp : hát câu 4 - Giáo viên nhận xét. 3. Hoạt động thực hành * Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp -Gõ vào bông hoa màu đỏ và màu vàng. - Cả lớp hát gõ đệm theo phách - Mời dãy, tổ, cá nhân. - Giáo viên nhận xét. Hát vận động cơ thể theo hình tiết tấu 1: Hình tiết tấu gồm 3 nốt đen và 1 dấu lặng đơn – Thực hiện theo gợi ý: Câu hát 1: hai tay vỗ hai bên hông ứng với các nốt nhạc, dấu lặng mở 2 tay. Câu hát 2: hai tay vỗ vào nhau ứng với các nốt nhạc, dấu lặng mở 2 tay. Câu hát 3: hai tay vỗ chéo vào 2 vai ứng với các nốt nhạc, dấu lặng mở 2 tay. Câu hát 4: thực hiện như câu hát 1. (GV có thể thay thế các động tác vận động khác cho HS luyện tập.) 4. Hoạt động vận dụng +Đọc và vỗ tay mạnh nhẹ theo hình. -Trình chiếu câu nhạc và giới thiệu: câu nhạc viết ở nhịp 2/4 có 1 phách mạnh là bông hoa màu đỏ, 1 phách nhẹ là bông hoa màu vàng. -GV đọc mẫu câu nhạc -GV bắt nhịp HS đọc cùng GV -GV bắt nhịp HS đọc không cùng GV -GV miệng đọc câu nhạc, tay vỗ theo tiết tấu bằng cách Vỗ phách mạnh kêu to, 1 phách nhẹ duỗi thẳng bàn tay ra để âm thanh phát ra nhẹ và vỗ nhẹ hơn so với phách mạnh -GV hd HS thực hiện cùng: nhắc HS vỗ phách mạnh vào bông hoa màu đỏ, phách nhẹ vỗ vào bông hoa màu vàng. -GV đọc đọc câu nhạc cho HS vỗ tay mạnh nhẹ vài lần cho quen tay. -Chia lớp 2 tổ, tổ 1 đọc câu nhạc, tổ 2 vỗ tay theo tiết tấu mạnh nhẹ và ngược lại. -Chia cặp và các em thực hiện đổi nhau liên tục. - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài mới. - Học sinh ngồi ngay ngắn. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Cả lớp hát.(khởi động) -Lắng nghe, thực hiện -Thực hiện. -Lắng nghe - Hs nghe giáo viên hát mẫu. - Hs nói cảm nhận bài hát vui tươi, nhịp nhàng - Hs quan sát, đọc lời ca -Thực hiện - Hs thực hiện học hát từng câu. -Ghi nhớ, thực hiện - Học sinh lắng nghe hát nhẩm 1 lần sau đó hat cả bài - Học sinh xung phong - các tổ, lớp thực hiện - Học sinh lắng nghe. - Lớp thực hiện - Học sinh xung phong. - Hs lắng nghe. -Lắng nghe, nhìn GV mẫu và thực hiện cùng GV sao thuộc các động tác. -Theo dõi, lắng nghe. -Lắng nghe. -Thực hiện. -Thực hiện -Theo dõi cách vỗ tay tạo âm thanh mạnh nhẹ. -Thực hiện cùng GV -Thực hiện. -2 tổ thực hiện. -Các cặp thực hiện - Hs ghi nhớ. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ.hHh Luyện tập Toán Ôn theo sách buổi 2 Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2021 Tiếng Việt. Bài 18(Tiết 3) Tiết 97: NGHE – VIẾT: TỚ NHỚ CẬU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trong bài Tớ nhớ cậu; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu dòng, sau dấu chấm. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k; iếu/ ươu; en/ eng. *Phát triển năng lực và phẩm chất - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. - HS có ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; vở nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu - HS hát 2. Hoạt động luyện tập, thực hành * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào vở nháp. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/ tr.41,42. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Hoạt động vận dụng - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết vào vở nháp. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. Tiếng Việt. Bài 18(Tiết 4) Tiết 98: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ TÌNH CẢM BẠN BÈ. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè. - Đặt được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ trống thích hợp. *Phát triển năng lực và phẩm chất - Phát triển vốn từ chỉ bạn bè. - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu - HS khởi động theo nhạc bài Tập thể dục buổi sáng. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. Bài 1: - GV HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lớn qua hoạt động 13: trò chơi “ bắt lấy và nói”, tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS áp dụng hoạt động 25: suy luận theo nhóm hai, chọn từ trong ngoặc đơn thay vào ô vuông cho phù hợp. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - Gọi HS đọc các câu ở cột A, các ý ở cột B. - GV làm mẫu một câu rồi tổ chức cho HS (HĐ 13) suy nghĩ thảo luận nhóm đôi, chia sẻ chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B rồi nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Hoạt động vận dụng - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm lớn, chia sẻ trước lớp. +Từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè: thân, quý, mến, thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến, giận dỗi, - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận nhóm hai. - HS làm bài. - HS đọc. - 1-2 HS đọc. - HS thực hiện yêu cầu theo nhóm đôi vào phiếu bài tập. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. Toán Tiết 55: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Em biết thực hiện phép trừ dạng 52 - 24 - Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 52 - 24 *Năng lực - Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. *Phẩm chất:chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ... 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Yêu cầu 1 Hs lên bảng dưới lớp thực hiện vở nháp đặt tính rồi tính phép tính: 55 – 17 = ? - Gv nhận xét, tuyên dương. - Gv kết hợp giới thiệu bài 2. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 2: Đặt tính rồi tính (Trang 67) - Gọi Hs đọc đề bài. - Bài có mấy yêu cầu? - Gv hướng dẫn Hs: Khi đặt tính cần chú ý điều gì? - Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở, 1 hs thực hiện bảng nhóm. - Gv chữa bài, nhận xét. Bài 3: Số ( trang 67) - Gọi hs nêu đề bài - GV cho Hs quan sát tranh và giới thiệu, có một số phép tính trên giấy, chú mèo con sơ ý làm đổ mực, che mất một số trong mỗi phép tính. Con hãy tìm số thích hợp bị mực che khuất giúp chú mèo con nhé. - Hướng dẫn: ví dụ ở phép tính đầu tiên, 3... - 18 = 13 số nào trừ 8 thì bằng 3? Hay ở p
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_9_nam.docx