Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 - HS học tốt biết kể lại toàn bộ câu chuyện.

 2. Kĩ năng

 - Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được lời kể với nét mặt, điệu bộ. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật.

 3. Giáo dục: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.

 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Các tranh minh hoạ trong SGK, 1 thỏi sắt, 1 hòn đá, 1 chiếc kim khâu, 1 chiếc bút lông, 1 tờ giấy, 1 khăn quấn đầu.

 - HS: Giấy, bút.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 28 trang haihaq2 3930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Soạn ngày 5/9/2020
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Tiết 1
Chào cờ
Toàn trường
___________________________________________________
Tiết 2 + 3
Tập đọc (2 tiết):
Tiết 1 + 2: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (2TIẾT)
I . MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (HS trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS học tốt hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng , rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của các từ mới (nắn nót, nghuệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài,...)
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính kiên trì. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK; 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu; Bảng phụ có ghi các câu văn cần luyện đọc.
- HS : Tranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:
- HS hát bài Mái trường mến yêu!
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2/Tập 1.
- GV yêu cầu cả lớp mở mục lục sách, gọi HS đọc tên 8 chủ điểm: Em là HS; Bạn bè; Trường học; Thầy cô; Ông bà; Cha mẹ; Anh em; Bạn trong nhà.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Tranh SGK.
2. Hoạt động đoc: 
Luyện đọc đoạn 1 + 2.
- Thực hiện.
- Nghe, theo dõi, QS tranh SGK.
a) GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài.
- HS nghe.
b) Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- GV theo dõi sửa sai cho HS. 
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS nhận biết từng đoạn trong bài.
- Bài chia làm 4 đoạn (các đoạn đã đánh số trong SGK).
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Gọi HS nhận xét.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết
hợp giải nghĩa từ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS nhận xét .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
+ Ngáp ngắn ngáp dài: ngáp nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán.
+ Nguệch ngoạc: (viết, vẽ) không cẩn thận .
* GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng. 
+ Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//
- GV đọc mẫu cho HS phát hiện cách đọc.
- HS nghe và nêu cách đọc.
- 1, 2 HS đọc lại câu văn.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc giữa các nhóm.
- HS đọc theo nhóm 2. 
- Cho cả lớp đồng thanh đọc đoạn 1, 2.
- Cả lớp đồng thanh đọc.
3. Hoạt động khám phá. Tìm hiểu đoạn 1+ 2 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- HS đọc thầm.
+ Lúc đầu, cậu bé học hành như thế nào?
+ Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- HS đọc thầm.
+ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 
+ Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
+ Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? 
+ Để làm thành một cài kim khâu. 
+ Cậu bé có tin là từ thỏi sắt có thể mài thành một cái kim nhỏ không? 
+ Cậu bé không tin. 
+ Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? 
+ Thái độ của cậu bé ngạc nhiên hỏi: Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài được?
Tiết 2:
1. Hoạt động đọc. Luyện đọc các đoạn 3 + 4: 
* Đọc từng câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS. 
* Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Gọi HS nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS nhận xét.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
+ Ôn tồn: nói nhẹ nhàng.
+ Thành tài: trở thành người giỏi.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc giữa các nhóm.
- HS đọc theo nhóm 2. 
- Cho cả lớp đồng thanh đọc đoạn
 3, 4.
- Cả lớp đồng thanh đọc.
* Đọc toàn bài
- 1, 2 HS đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
2. Hoạt động khám phá. Tìm hiểu đoạn 3 + 4.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4.
- HS đọc thầm.
+ Bà cụ giảng giải như thế nào?
+ Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí ... sẽ có ngày cháu thành tài.
+ Đến lúc này cậu bé tin lời bà cụ không?
+ Cậu bé tin.
+ Chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
+ Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
- Cho HS đọc toàn bài.
- HS đọc toàn bài.
- GV gợi ý cho HS nêu nội dung của bài.
- GV chốt ý đúng, gắn bảng phụ .
* Nội dung: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- 1, 2 HS nêu lại nội dung.
3. Hoạt động: Luyện đọc lại.
- Cho HS đọc lại bài theo vai.
- HS đọc lại bài theo vai (người dẫn chuyện, cậu bé và bà cụ).
- GV nhận xét cá nhân và nhóm.
4. Củng cố, mở rộng, đánh giá:
+ Em thích nhân vật nào trong câu truyện? Vì sao?
- HS tiếp nối nhau nói ý kiến của mình.
+ Em thích bà cụ vì bà cụ đã dạy cậu bé tính nhẫn nại và kiên trì.
- Giáo dục HS tính kiên trì.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Trả lời.
- Nghe.
Tiết 4
Kể chuyện:
Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
 	 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 	 - HS học tốt biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
 	 2. Kĩ năng
 	 - Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được lời kể với nét mặt, điệu bộ. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật.
 	 3. Giáo dục: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. 
 	 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- GV: Các tranh minh hoạ trong SGK, 1 thỏi sắt, 1 hòn đá, 1 chiếc kim khâu, 1 chiếc bút lông, 1 tờ giấy, 1 khăn quấn đầu.
 	- HS: Giấy, bút.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động(2 phút)
- Yêu cầu HS hát đồng ca, ổn định tư thế học tập .
- Giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2.
- Giới thiệu tên bài học: Có công mài sắt, có ngày nên kim
- HS làm theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe
2. Hoạt động hướng dẫn kể chuyện(10 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ 4 bức tranh trong SGK
 + Yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và các gợi ý để kể
+ Cho HS thảo luận nhóm 4 tìm giọng kể và báo cáo trước lớp.
Hs đọc
Hs quan sát tranh trả lời
- HS thảo luận nhóm
3. Học sinh thực hành kể chuyện (20 phút)
- GV chia nhóm giao việc.
- HS thảo luận nhóm 2 kể chuyện và trao đổi cùng các bạn nội dung theo các bức tranh.
+ Các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp.
+Thi kể toàn bộ câu chuyện 
 Lưu ý đối tượng HS học tốt nêu được nội dung ý nghĩa câu chuyện trước lớp, 
- Cả lớp nhận xét,bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
- GV chốt lại nội dung câu chuyện, giáo dục HS( )
*Lưu ý: 
+HS M1,2 kể được từng đoạn theo tranh.
+ HSM3,4 kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm lên thi kể truyện trước lớp
4. Củng cố, mở rộng, đánh giá. (3phút)
* GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế.
-Trong cuộc sống (học tập) nếu em chưa đạt kết quả cao em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 5
Toán:
 Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức 
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
2. Kĩ năng:
 	- Biết nhận biết, so sánh các số trong phạm vi 100
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ BT2.
 	- HS : Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
TBVN cho lớp hát bài Thầy cô cho em mùa xuân
/? / Kết thúc năm học lớp 1, các em được học đến số nào?
- Giới thiệu bài: Trong bài học đầu tiên của môn toán lớp 2, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về các số trong phạm vi 100.
- Ghi đầu bài lên bảng
- HS làm theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe
2. Hoạt động thực hành luyện tập:
Bài 1(3): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2, 3 HS đọc.
a) Nêu tiếp các số có một chữ số:
- HD HS nêu các số có 1 chữ số.
- HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- GV chữa bài (yêu cầu HS đọc các số có một chữ số từ bé -> lớn và từ lớn -> bé). 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Yêu cầu HS làm phần b, c.
b) Số bé nhất có một chữ số là: 0
c) Số lớn nhất cú một chữ số là: 9
* Ghi nhớ: Có 10 chữ số có một chữ số đó là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Số 0 là số bé nhất có 1 chữ số, số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số.
Bài 2(3):
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2, 3 HS đọc.
- Cho HS làm bài vào SGK, 1 học sinh làm bảng phụ
- Yêu cầu HS gắn bài lên bảng, chữa bài
A, Nêu tiếp các số có hai chữ số.
- HS nêu miệng 10,11,12,13.....,98,99
- Yêu cầu HS đọc các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Đọc các số của dòng đó theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Cho HS làm phần b, c vào bảng con.
b)Viết số bé nhất có hai chữ số
- HS viết bảng con: 10.
c)Viết số lớn nhất có hai chữ số: 99
Bài 3(3).
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Nêu.
- GV vẽ 3 ô liền nhau lên bảng.
- Quan sát
- Gọi HS nêu số liền trước và số liền sau của số 34.
- 1 HS nêu
33
34
35
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vởi.
- GV nhận xét, chữa bài.
Cả lớp làm bài vào vở
A, Số liền sau của 39 là : 40
B, Số liền trước của 90 là : 89
C, Số liền trước của 99 là : 98
D, Số liền sau của 99 là : 100
3. Hoạt động vận dụng:
*Chơi trò chơi “ Nêu nhanh số liền sau, số liền trước” 
- Gv nêu cách chơi: GV nêu 1 VD : Viết 24 rồi gọi một học sinh ở tổ 1 , HS đó phải nêu ngay số liền trước của số đó là 23, gọi tiếp 1 HS ở tổ 2 và học sinh đó nêu ngay số liền sau của số đó là 25
- Luật chơi “Mỗi lần 1 HS nêu đúng số cần tìm thì được 1 điềm, sau 3-5 lần chơi tổ nào dành được nhiều điểm thì tổ đó thắng
+ Khi đứng xếp hàng em đứng số bao nhiêu? 
+Em đứng trước bạn mang số bao nào ?
+ Em đứng sau bạn số bao nhiêu?
+ HS tìm số ở giữa hai số 86 và 93
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- HS chơi.
- Trao đổi tranh luận
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe.
Soạn ngày 6/9/2020
 Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm2020
Tiết 4
 Tiết 2: Toán:
Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. MỤC TIÊU : 
 1.Kiến thức:
- HS biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
 2.Kĩ năng:
 - HS biết so sánh các số trong phạm vi 100; Bài tập cần làm: Bài 1, 3, 4, 5.
 3. Thái độ: Tự tin hứng thú trong học tập. 
 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Bảng phụ: Kẻ, viết sẵn bảng( như nội dung bài 1SGK).
 - HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi: Đoán số nhanh: GV nêu cách chơi: GV nêu 1 con số, HS cả lớp đọc số liền trước, hoặc số liền sau. Bạn nào đọc sai sẽ phải hát 1 bài.
- Đánh giá phần thi của HS
- Giới thiệu bài mới: Tiếp tục ôn tập các số đến 100
- HS thực hiện, lưu ý lắng nghe để biết bạn cùng bàn đọc đúng hay sai.
- HS NX
2. HĐ thực hành, luyện tập.
Bài 1: Làm việc cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Gọi 3 HS lên bảng ghi kết quả
- GV cùng HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- 3 HS làm trên bảng lớp; Cả lớp làm bảng con. 
 36= 30 + 6
 71= 70 + 1
 94= 90 + 4
- HS nhận xét.
Bài 2: So sánh các số, biết viết số theo yêu cầu bài. ( M3)
Bài 3: Làm việc cá nhân- Chia sẻ trước lớp. 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Cho HS tự giải 
- Gọi HS đọc bài làm của mình, chấm nhận xét một số vở.
- Kết luận 
Bài tập 4: Cá nhân 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Cho HS tự làm bài 
- Gọi HS đọc bài làm của mình
- GV kết luận 
Bài tập 5: Trò chơi
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Thi điền nhanh số thích hợp vào ô trống.
- GV kết luận, tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh
- HS học tốt làm và báo cáo kết quả đồng thời khi làm BT 1.
- HS nêu yêu cầu bài tập 3
- HS làm bài vào vở
 34 85
 72 > 70 68 = 68 40 + 4 = 44
- HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm của mình.
( Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 28, 33, 45, 54; Các số theo thứ tự từ lớn đến bé là: 54, 45, 33, 28 )
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài
- 2 nhóm HS điền số trên bảng; các nhóm khác theo dõi
- Nhận xét
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Bạn Hùng nói: Nhà nội em có 2 khay trứng, mỗi khay có 1 chục quả trứng và 5 quả trứng. Như vậy nhà em có bao nhiêu quả trứng ?.
5. Củng cố, dặn dò.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 5
 Chính tả: (Tập chép)
Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Chép lại chính xác một đoạn trong bài "Có công mài sắt, có ngày nên kim”.Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
2.Kĩ năng
-Trình bày bài khoa học
- Làm được các bài tập 2, 3, 4. 
3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
 	4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép. Phiếu viết sẵn nội dung bài tập.
 	- HS : Vở chính tả, bảng con, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra dụng cụ học tập. 
- Hướng dẫn cách học phân môn Chính tả.
- Giới thiệu bài, nêu tựa bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim
- HS làm theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
- GV giới thiệu và đọc bài chính tả trên bảng. 
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết qua các câu hỏi gợi ý .
+ Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
+ Bà cụ nói gì?
- GV hướng dẫn HS nhận xét cách trình bày như: 
+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Những chữ nào được viết hoa?...
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con. 
Lưu ý: Chỉnh tư thế ngồi, nhắc nhở HS viết chữ cẩn thận, thao tác nhanh 
- HS quan sát, lắng nghe
- Lời của bà cụ nói với cậu bé.
- Giảng giải cho cậu bé hiểu: phải kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được.
- HS trả lời
- HS luyện viết: mài, sắt, cháu
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
- GV nhắc HS: Các em cần nhớ viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, nhớ đọc nhẩm từng cụm từ để chép cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định 
- Cho HS viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của GV)
- Lắng nghe
- HS chép bài vào vở 
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
- Cho HS tự soát lại bài của mình và của bạn (theo bài trên bảng lớp)
- Chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét về bài làm của HS
- HS xem lại bài của mình, đổi chéo vở với bạn bên cạnh để soát lỗi giúp nhau.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài vào vở BT.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS thảo luận nhóm 
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả 
- Chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
 - Tổ chức cho HS học thuộc bảng chữ cái ở bài tập 3 (a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê)
- Lưu ý HS cách ghi và cách đọc chữ cái 
- HS đọc thầm nội dung bài, 1 em đọc to trước lớp.
- HS làm bài cá nhân
- Nêu kết quả trước lớp.
- 1 HS đọc lại theo kết quả đúng.
- Viết vào vở BT những chữ cái còn thiếu trong bảng.
- Thảo luận cặp đôi làm vào VBT, 1 cặp làm vào phiếu.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- Ghi vở.
- Học sinh tự nhẩm.
- Vài em đọc trước lớp
- Lớp đọc đồng thanh lại một lượt tên chữ cái.
6. Củng cố, mở rộng, đánh giứa: (2 phút)
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Chọn một số vở HS viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Về nhà học thuộc bẳng chữ cái và viết lại cho đúng theo thứ tự bảng chữ cái.
Soạn ngày 7/9/2020
 Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Tiết 1
Tập đọc
 Tiết 3: TỰ THUẬT 
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch).(trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
	 2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
 	3. Thái độ:
- Nhớ họ tên và địa chỉ của bản thân và mọi người trong gia đình .
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Tranh SGK. Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. Nội dung
HS: Tranh SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài "Có công mài sắt, có ngày nên kim "
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Bắn tên.
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc: Có công mài sắt có ngày nên kim
+ Bạn hãy trả lời câu hỏi sau:
 /?/ Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?
 /?/ Bà cụ giảng giải như thế nào? ( )
+ TBHT cùng các bạn nhận xét 
- Kết nối bài học, giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. (Sử dụng ảnh trong SGK)
2. Hoạt động luyện đọc:
* Đọc mẫu, tóm tắt ND, HD giọng đọc.
* Hướng dẫn HS luyện đọc. 
+ Đọc từng câu
- Nghe, sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Gắn bảng phụ, hướng dẫn đọc ngắt nghỉ 
- Đọc kết hợp giải nghĩa từ
Giải nghĩa từ: Quê quán
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động khám phá:
- Cho HS đọc bài, TLCH:
+ Em biết những gì về bạn Thanh Hà ?
+ Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy ?
- Giải nghĩa: Tự thuật
+ Hãy cho biết họ và tên em?
+ Hãy cho biết tên địa phương em ở?
+ Bài tự thuật giúp em hiểu điều gì?
4.Hoạt động Luyện đọc lại
+ Luyện đọc diễn cảm: 
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn giọng đọc.
- Cho HS luyện đọc.
- Cho HS thể hiện đọc trước lớp.
- Nhận xét.
 - GV nhận xét chung và cùng cả lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
5. Củng cố, mở rộng, đánh giá.
Em tự viết bản tự thuật về mình. 
 + Họ và tên em:
 + Nam hay nữ:
 +Ngày sinh của em:
 +Nơi sinh của em:
- Hãy cho biết tên địa phương em ở: Xã ..Huyện Tỉnh......
- Yêu cầu HS ghi nhớ bản tự thuật, viết chính xác
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị cho tiết luyện từ và câu
- HS làm theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Theo dõi SGK
- Nối tiếp đọc từng câu (Đọc 2 lượt)
- Nối tiếp đọc từng đoạn trong bài 
- 1 HS đọc ngắt nghỉ trên bảng phụ, nêu cách đọc
- Đọc nối tiếp 
- Đọc theo nhóm đôi
- 2 nhóm thi đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm bài, trả lời câu hỏi
- Họ tên, nơi sinh, quê quán, nơi ở, HS lớp, trường
- Nhờ bản tự thuật của bạn Phương Thủy mà chúng ta biết được các thông tin về bạn ấy
- Trả lời về bản thân
- Thôn, Xã, Huyện, Tỉnh 
* Ý chính: Nắm được thông tin chính về một bạn học sinh.
- 1 HS đọc
- HS tương tác tìm cách đọc đúng bài, luyện đọc ( Chú ý nghỉ hơi và nhấn giọng cho đúng).
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
- Thực hiện ở nhà.
Tiết 2
Toán:
Tiết 3: SỐ HẠNG - TỔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 	- Biết số hạng; tổng
 	 - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 	2. Kiến thức:
 	- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
 	- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
 	3.Thái độ: Rèn tính cận thận, tự tin
 	4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: 2 phiếu ghi bài tập khởi động.Thẻ ghi từ, các số, dấu cộng có gắn nam châm, bảng phụ ghi bài 1. 
 - HS: Phiếu học tập ( bài 1); Bảng con, vở ghi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Trò chơi : Nối nhanh – Nối đúng
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em.
+ Yêu cầu mỗi em lên nối một phép tính với kết quả đúng trên phiếu. Đội nào nối nhanh và đúng là đội đó chiến thắng.
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- Kết nối bài học, giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Giới thiệu bài: 
- Tựa bài: Số hạng - Tổng 
- HS chơi trò chơi. 
 12 + 20 59
 35 + 24 84
 23 + 61 32
- HS mở SGK, ghi bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
Giới thiệu Số hạng - Tổng:
- GV ghi lên bảng phép cộng:
 35 + 24 = 59
 Số hạng Số hạng Tổng
- GV chỉ từng số trong phép cộng, KL:
35gọi là Số hạng
24 gọi là Số hạng
59 gọi là Tổng
- GV viết phép cộng theo cột dọc
Số hạng 
Số hạng
Tổng
- HS theo dõi
- Suy nghĩ và nêu các thành phần trong phép tính
- HS chia sẻ: 35 gọi là Số hạng
 24 gọi là Số hạng
 59 gọi là Tổng.
- HS theo dõi
- Đọc lại
3. HĐ thực hành: (10 phút)
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm: Muốn tính tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.
- Cho HS tự giải 
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV kết luận chung. 
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân vào vở.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Lưu ý HS cách đặt tính: Viết một số hạng rồi viết tiếp số hạng kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục viết dấu cộng, kẻ vạch ngang rồi tính và viết từng chữ số của tổng thẳng cột với các chữ số cùng một hàng của các số hạng.
- Gọi HS nêu cách tính rồi tính
- Nhận xét một số vở
- GV nhận xét chung về cách trình bày, kết quả
Bài tập 3: Hoạt động nhóm
- Gọi HS đọc đề bài
 - Hướng dẫn HS làm bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp em làm tính gì?
- YC làm theo nhóm 2 vào nháp.
- GV kết luận, lưu ý các trình bày
- HS nêu yêu cầu bài tập 1
- HS nêu cách làm: Muốn tính tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.
Số hạng
12
43
 5
65
Số hạng
 5
26
 22
 0
Tổng
17
69
 27
65
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- HS suy nghĩ tìm cách đặt tính, thực hiện tính đúng
- HS thực hiện trên vở ô ly
 53 30 
 + 22 + 28 
 75	 58 
- HS đọc đề bài tập 3
- Trả lời.
- Trao đổi trong nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày
-Tương tác, chia sẻ:
+ Buổi sáng bán được 12 xe đạp; buổi chiều bán được 20 xe đạp.
+ Cả hai buổi bán được bao nhiêu xe đạp
- Phép tính cộng
- Trình bày bài giải 
 Số xe đạp cả hai buổi bán là:
 12 + 20 = 32(xe)
 Đáp số: 32 xe đạp
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
 - Viết phép cộng có tổng bằng 20, biết số hạng thứ nhất có một chữ số, số hạng thứ hai là 15. (Bảng con).
5. Củng cố, dặn dò. (2 phút)
- Nhắc lại nội dung chính.
- Về nhà: Thực hiện các bài tập trong SGK.
Tiết 3
Luyện từ và câu:
 Tiết 1: TỪ VÀ CÂU
I.MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với các khái niệm về từ và câu thông qua các bài tập thực hành. 
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2);
- Viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3).
2. Kĩ năng: Tìm đúng từ, viết được câu theo chủ điểm.
3.Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt
4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 	- Giáo viên: 
+ Tranh minh họa bài tập 1 SGK, dưới mỗi tranh viết các từ trong ngoặc đơn; bảng nhóm BT 2.
 	 - Học sinh: VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Hướng dẫn HS cách học phân môn Luyện từ và câu. 
- Gv nhận xét 
- Giới thiệu bài mới. Ghi đầu bài lên bảng
- Quản ca cho các bạn hát bài: Em yêu trường em
 + Nêu tên các đồ dùng có trong bài?
- Lắng nghe
2. HĐ thực hành - hình thành kiến thức mới: (22 phút)
Bài tập 1: HĐ nhóm 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS mở tranh SGK.
- GV nêu lại yêu cầu
- Chia lớp thành nhóm bàn, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày ra phiếu.
- GV ghi nhanh kết quả chung lên bảng lớp.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Chia nhóm đôi
- GV kết luận chung.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS tiếp nối nhau đặt câu thể hiện nội dung từng tranh. 
- GV nhận xét 
- Chấm nhận xét một số vở.
=> Kết luận: Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc. 
- HS đọc yêu cầu bài
- HS nhìn tranh, tìm tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ trong tranh (Trường, học sinh, chạy, cô giáo, hoa hồng, nhà, xe đạp, múa).
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra VBT, cứ đại diện trình bày kết quả
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Nhận xét kết quả của các nhóm
- Cả lớp đồng thanh đọc các từ vừa tìm được. 
- Nêu yêu cầu bài
- Một em hỏi, một em trả lời và ngược lại. 1 cặp làm ra bảng nhóm rồi trình bày trước lớp. 
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS đặt câu: (Tranh 1: Lan và các bạn đang đi trong công viên; Tranh 2: Lan định hái hoa thì Minh ngăn lại).
- Lớp nhận xét.
- Viết vào vở 2 câu thể hiện nội dung 2 tranh.
- Lắng nghe
3. HĐ củng cố, mở rộng, đánh giá. (5 phút)
- Yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ về các đồ dùng trong gia đình mình. 
- Nói 1 câu chỉ một hoạt động mình đã làm tại nhà. 
- Tìm thêm những từ chỉ người, đồ vật, cây cối mà em biết.
- Đặt câu văn về ngôi trường của em.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện nối tiếp
- Nối tiếp nhau nói
Tiết 5
Tập viết:
 Tiết 1: CHỮ HOA A 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết viết chữ hoa A theo cỡ vừa và nhỏ, chữ và câu ứng dụng: Anh (1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Anh em thuận hoà (3lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
2. Kĩ năng: HS M3, M4 viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp).
3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, rèn chữ đẹp đúng mẫu.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, thẩm mỹ.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: Mẫu chữ A ( cỡ vừa). Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ( cỡ vừa và nhỏ).
 	 - HS: Vở tập viết, bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV mời quản ca lên bắt nhịp cho lớp hát
- Kiểm tra dụng cụ học phân môn Tập viết và giới thiệu về phân môn Tập viết. 
 - Giới thiệu bài: 
 - Tựa bài: Chữ hoa A
- Hát bài:
“Chữ đẹp, nết càng ngoan”.
- Lắng nghe
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
* Hướng dẫn viết chữ hoa A
- GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
+ Chữ hoa A gồm mấy nét? 
+Đó là những nét nào?
- Giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên chữ mẫu. 
- GV viết mẫu chữ A cỡ vừa trên bảng lớp; hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
- GV nhận xét uốn nắn cho HS cách viết các nét.. 
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- GV giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng 
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng : Khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét 
- Hãy cho biết các chữ cái có độ cao như thế nào?
- Hướng dẫn HS đặt dấu thanh, nhắc khoảng cách chữ và cách nối nét giữa các chữ 
- Viết mẫu chữ Anh
- Nhận xét uốn nắn
- HS quan sát và chia sẻ: 
+Chữ hoa A gồm 3 nét.
+ Nét thứ nhất không thẳng mà uốn lượn lên, nét thứ hai là nét sổ móc, nét thứ ba là nét ngang chính giữa, hơi uốn lượn mềm mại.
- HS vừa lắng nghe GV hướng dẫn vừa quan sát chữ mẫu trên khung.
- HS viết bảng con
- Anh em thuận hòa.
- HS nghe
- HS quan sát, chia sẻ về độ cao các chữ
- Chữ cái: A,h cao 2.5 li
- Chữ cái t cao 1.5 li
- Chữ cái còn lại cao 1li
- Dấu nặng đặt dưới a; dấu huyền đặt trên a.
- Viết chữ Anh ở bảng con
3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
+ GV nêu yêu cầu viết.
- 1 dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Anh cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
- 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
+ Nhắc nhở HS tư thế khi ngồi viết. 
+ Cho HS viết vào vở Tập viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- GV nhận xét nhanh một số vở .
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Viết bài.
- Lắng nghe.
4. Củng cố, mở rộng, đánh giá: (3phút)
- Nêu lại độ cao, độ rộng và các nét để viết chữ hoa A.
- Viết chữ hoa A đúng mẫu chữ. 
- Viết chữ A hoa theo kiểu chữ sáng tạo.
- Về nhà tự luyện viết thêm cho đẹp. 
- Nhận xét tiết học.
Soạn 8/9/2020
 Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020
Tiết 1
 Chính tả: (Nghe - viết)
 Tiết 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - Nắm được nội dung bài thơ.
 	2. Kĩ năng: 
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài "Ngày hôm qua đâu rồi?”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
-Làm được BT(2a), BT3, BT4; đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (SGK) trước khi viết bài chính tả.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn VSCĐ và yêu thích môn học. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 	- GV: Phiếu viết sẵn bài tập 3
 	- HS: Vở chính tả, bảng con, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
*Lớp trưởng điều hành lớp chơi trò chơi
Viết đúng –viết nhanh- Viết đẹp
- Gọi 3 học sinh lên bảng viết: cháu, kim, bà cụ.
- Giáo viên cùng HS đánh giá bài viết của HS.
? Nêu các ngày trong một tuần? Ngày hôm qua là thứ mấy?
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- 3 HS viết bảng lớp; cả lớp viết bảng con
- HS trả lời
2. HĐ chuẩn bị: (5 phút)
- GV đọc bài chính tả trên bảng, cho HS nắm nội dung bài.
+ Bố nói với con điều gì? 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cách trình bày
+ Đoạn chép có mấy câu?có những dấu câu gì?
+ Những chữ nào được viết hoa?...
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con.
Lưu ý: Viết đúng tốc độ 
- HS lắng nghe, suy nghĩ và chia sẻ câu TL:
- Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi.
- Có các dấu câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch đầu dòng.
- HS trả lời
- HS viết vào bảng con các từ: Trong, vở hồng, chăm chỉ.
3. HĐ viết bài: (12 phút)
- GV đọc cho HS viết 
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết , cầm viết đúng qui định 
- Đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng. 
- HS viết vào vở
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (4 phút)
- Soát bài: GV đọc chậm lại 1 lượt cho HS soát bài.
- Nhận xét nhanh 5-7 bài 
- Nhận xét về các mặt.
- HS dùng bút chì soát bài
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài vào vở BT.
- GV nhận xét và chốt lại lời giả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc