Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)

Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)

1.Mục tiêu:

 Sau tiết học, học sinh có khả năng:

1.1.Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

1.2.Kỹ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

1.3.Thái độ:

- Rút ra bài học qua câu chuyện: Làm việc gì cũng phải nhẫn nại, kiên nhẫn mới thành công.

2.Nhiệm vụ học tập thực hiện các mục tiêu:

2.1.Cá nhân: Tìm ra những từ khó, dễ nhầm lẫn.

2.2.Nhóm: Thảo luận nội dung bài học.

3.Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:

Tiết 1:

3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.

* Mục tiêu : HS ngắt, nghỉ, nhấn giọng phù hợp văn bản.

* Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài đọc.

- HS đọc nối tiếp từng câu. GV kết hợp sửa lỗi cho HS phát âm sai.

- HS thảo luận nhóm đôi và gạch chân những từ khó đọc.

- Một số HS nêu từ khó đọc.

- GV hướng dẫn HS phát âm các từ khó.GV kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn. GV kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ, ngắt hơi.

- GV kết hợp giải nghĩa từ khó.

- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Gọi HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét.

- Mời 2-3 HS đọc toàn bài. GV tổ chức nhận xét, biểu dương HS.

 

docx 33 trang haihaq2 4610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
(Sinh hoạt dưới cờ)
- GV ổn định tổ chức.
- HS dự chào cờ đầu tuần dưới sân trường.
- GV triển khai một số nội dung theo kế hoạch của nhà trường. 
______________________________________________
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (trang 3)
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số.
- Ôn lại số có một, hai chữ số, số liền trước, liền sau của một số.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc viết các số, thứ tự các số và phân biệt được các số có một, hai chữ số.
- Rèn kỹ năng đếm, làm tính nhanh, đúng và chính xác.	
1.3. Thái độ:
- Yêu thích môn Toán.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1.Cá nhân: Mỗi học sinh tự tìm và điền được các số thích hợp vào mỗi trống.
2.2. Nhóm: Thảo luận nhóm đôi cách điền số liền trước số liền sau.
3.Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Củng cố về số có một chữ số 
* Mục tiêu: Học sinh nêu được các số có một chữ số.
* Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có kẻ ô vuông như SGK. Yêu cầu HS lên bảng lớp làm.
- GV tổ chức nhận xét, tuyên dương HS.
- GV gọi 2 HS nêu số lớn nhất, số bé nhất.
- GV tổ chức nhận xét,tuyên dương HS.
3.2. Hoạt động 2: Củng cố về số có hai chữ số, số liền trước, số liền sau.
* Mục tiêu: HS nêu được các số có hai chữ số.
* Cách thực hiện: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ. Mời HS lên bảng làm bài tập. GV tổ chức nhận xét.
- GV mời HS trả lời miệng số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số.
- HS trả lời. GV tổ chức nhận xét, tuyên dương HS.
3.3. Hoạt động 3: Củng cố về số liền trước, liền sau.
* Mục tiêu: Viết được các số liền trước, liền sau của các số đã cho.
* Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Mời HS nêu ý kiến. GV tổ chức nhận xét và sửa sai.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra vở để kiểm tra đánh giá.
- Khen và động viên HS.
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân: HS về xem lại bài đã học và chuẩn bị bài “Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo)”
- Nhóm: Thảo luận nhóm các bài tập.
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________________________
TẬP ĐỌC
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (trang 4)
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
1.2.Kỹ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
1.3.Thái độ:
- Rút ra bài học qua câu chuyện: Làm việc gì cũng phải nhẫn nại, kiên nhẫn mới thành công.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện các mục tiêu:
2.1.Cá nhân: Tìm ra những từ khó, dễ nhầm lẫn.
2.2.Nhóm: Thảo luận nội dung bài học.
3.Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
Tiết 1:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
* Mục tiêu : HS ngắt, nghỉ, nhấn giọng phù hợp văn bản. 
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài đọc.
- HS đọc nối tiếp từng câu. GV kết hợp sửa lỗi cho HS phát âm sai.	
- HS thảo luận nhóm đôi và gạch chân những từ khó đọc.
- Một số HS nêu từ khó đọc.
- GV hướng dẫn HS phát âm các từ khó.GV kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn. GV kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ, ngắt hơi.
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Gọi HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét.
- Mời 2-3 HS đọc toàn bài. GV tổ chức nhận xét, biểu dương HS.
Tiết 2:
3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
* Mục tiêu: Đọc hiểu và trả lời được câu hỏi, hiểu nội dung bài.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thầm các đoạn và thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV mời HS trả lời. GV nhận xét và sửa sai.
3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc lại 
* Mục tiêu: HS biết đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng phù hợp với văn bản.
* Tiến hành:
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- GV cho đọc thi giữa các nhóm.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét về cách đọc của HS.
- GV nhận xét và khen các HS có giọng đọc hay.
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân : Đọc và tìm từ khó trong bài: “Tự thuật”.
- Nhóm: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
________________________________________
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thiện kiến thức buổi sáng.
- HS nắm được nội dung bài đọc hiểu.
- Làm tốt các bài tập. (Tuần 1 – tiết 1)
2. Đồ dùng dạy học:
- Vở Luyện tập Tiếng Việt lớp 2 (tập 1).
3. Các hoạt động dạy – học:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hoàn thiện kiến thức buổi sáng.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập buổi sáng.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
- GV theo dõi, giúp đỡ. 
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập.
* Mục tiêu: HS đọc bài “Nhớ quá 2A!” và trả lời các câu hỏi. 
* Cách tiến hành:	
a) Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích trang 4.
- GV hướng dẫn đọc, hiểu các từ khó.
- HS đọc bài. GV tổ chức nhận xét, khen HS.
b)Tìm hiểu bài:
Câu 1, 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luân theo nhóm. Đại diện nêu đáp án. (mức 1, 2)
- GV tổ chức nhận xét, khen HS và chốt đáp án.
Câu 3: 
- HS tìm và chép lại câu văn diễn tả sự xúc động của Trà My và các bạn trong lớp. (mức 3)
- GV quan sát, giúp đỡ HS. GV tổ chức nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài, nhận xét tiết học. 
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TIẾP THEO) 
(trang 4)
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
1.2 .Kĩ năng: 
- Viết được các số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- So sánh được các số trong phạm vi 100.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác cẩn thận khi làm bài.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: HS đọc các số trong phạm vi 100.
2.2. Nhóm: HS thảo luận bài tập 4, 5.
3.Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Củng cố về đọc, viết, phân tích số có hai chữ số. 
* Mục tiêu: HS biết được đọc, viết, phân tích số có hai chữ số. (Bài 1, 2)
* Cách tiến hành:
- GV thực hiện mẫu, HS quan sát và thực hành ra bảng con.
- HS tự làm bài vào vở rồi trao đổi chéo kiểm tra. GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Một số HS lên bảng làm bài. GV tổ chức nhận xét, khen HS và chốt kết quả.
3.2. Hoạt động 2: Củng cố về cách so sánh các số có hai chữ số. (Bài 3)
* Mục tiêu: HS biết được cách so sánh các số có hai chữ số.
* Cách tiến hành: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV tổ chức cho HS làm vào bảng con, GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV tổ chức nhận xét và chốt kết quả, khen HS.
3.3. Hoạt động 3: Củng cố về cách sắp xếp các số có hai chữ số theo thứ tự. 
* Mục tiêu: HS biết được cách viết các số có hai chữ số theo thứ tự. (Bài 4, 5)
* Cách tiến hành: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm thực hiện bài tập. GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Một số HS lên bảng thực hiện bài tập.
- GV tổ chức nhận xét, chốt kết quả.
4.Kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét HS làm các bài tập.
- Kiểm tra vở để kiểm tra đánh giá.
- Khen và động viên HS.
5.Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân: Mỗi học sinh tự tìm ra kết quả và thành phần tên gọi của phép cộng đó.
- Nhóm: thảo luận về các đọc thành phần tên gọi của phép tính cộng đó.
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________
KỂ CHUYỆN
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (trang 5)
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Biết kể có giọng điệu, rõ lời kể, nét mặt phù hợp với nội dung của bài.
1.2. Kỹ năng: 
- Kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Kể câu chuyện có giọng điệu, rõ lời kể, nét mặt phù hợp với nội dung của bài.
- Rèn kỹ năng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp lời kể của bạn.
1.3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập, rèn luyện ý thức tính kiên trì, nhẫn nại.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: GV yêu cầu HS đọc và kể lại câu chuyện “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
2.2. Nhóm: Thi kể chuyện giữa các nhóm.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể câu chuyện theo tranh.
* Mục tiêu: HS tự kể lại từng đoạn theo từng tranh tương ứng.
* Cách tiến hành:
- Một HS đọc lại bài “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- HS quan sát tranh trong SGK. Một số HS nêu nội dung từng tranh. GV giúp đỡ HS.
- GV cho HS chia nhóm 4. Từng HS trong nhóm kể lại từng bức tranh. GV quan sát và giúp đỡ HS.
- GV mời 1-2 nhóm lên kể theo tranh. 
- GV tổ chức nhận xét, chỉnh sửa, biểu dương HS. GV khuyến kích HS kể theo ngôn ngữ tự nhiên của mình tránh đọc thuộc lòng câu chuyện và biết kết hợp nét mặt biểu cảm, giọng điệu.
3.2. Hoạt động 2: Thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Mục tiêu: HS biết cách ghép nội dung các bức tranh để kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* Các tiến hành:
- GV kể mẫu toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm đôi.
- GV mời đại diện các nhóm lên thi kể lại câu chuyện.
- GV chú ý cho HS cách diễn đạt, biểu cảm, giọng điệu của từng nhân vật.
- GV tổ chức nhận xét, công bố đội thắng cuộc và biểu dương HS.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét cách kể lại câu chuyện bằng giọng kể phù hợp với từng nhân vật và lời dẫn chuyện.
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân: Mỗi học sinh tự đọc bài và tập kể câu chuyện “Phần thưởng”.
- Nhóm: Thi kể với nhau câu chuyện “Phần thưởng”.
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... ______________________________________
CHÍNH TẢ
TẬP CHÉP: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết cách trình bài một đoạn văn và chép lại chính xác đoạn trích trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Củng cố quy tắc viết chữ c/ k.
1.2. Kỹ năng: 
- Trình bày được một đoạn văn.
1.3. Thái độ: 
- Có ý thức trình bày sạch đẹp vở.
2. Các nhiệm vụ học tập thực hiện các mục tiêu:
2.1. Cá nhân: Đọc đoạn văn cần viết, tìm ra những từ dễ lẫn, khó viết.
2.2. Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm bốn.
3. Tổ chức hoạt động trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị.
* Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
* Cách tiến hành:
- HS đọc đoạn chép.
- GV đồng thời giúp HS hiểu nội dung của đoạn viết.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.
- GV tổ chức nhận xét và chốt nội dung đoạn.
- GV hướng dẫn HS nhận xét đoạn viết.
- HS tìm từ khó viết. GV viết từ khó lên bảng, HS viết vào bảng con. GV quan sát và chữa lỗi cho HS.
3.2. Hoạt động 2: HS chép bài vào vở.
* Mục tiêu: HS tự trình bày đoạn chéo vào vở.
* Cách tiến hành:
- HS chép đoạn văn vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn HS.
- HS trao đổi chéo vở kiểm tra và gạch chân những chữ sai lỗi chính tả.
- GV thu một số vở để nhận xét.
3.2. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quy tắc viết chữ c/ k. Điền đúng các chữ cái theo tên chữ.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập.
- GV tổ chức nhận xét, chốt kết quả và biểu dương HS.
4.Kiểm tra đánh giá:
- GV thu một số vở nhận xét, sửa lỗi cho HS.
- HS trao đổi chéo vở kiểm tra.
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân: HS đọc trước bài và tìm từ khó viết trong bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”
- Nhóm: Trao đổi nhóm về các bài tập.
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... __________________________________________
ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 1)
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- HS biết các biểu hiện cụ thể và có ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
1.2.Kỹ năng:
- Lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- Lập kế hoạch và quản lí thời gian để học tập ,sinh hoạt đúng giờ.
- Tư duy, đánh giá hành vi sinh hoạt , học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
1.3.Thái độ:
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: Mỗi học sinh tự nêu được các biểu hiện của việc học tập ,sinh hoạt đúng giờ.
2.2. Nhóm: Mỗi nhóm biết bày tỏ ý kiến,về việc làm trong một tình huống ,cách xử lý tình huống và đóng vai diễn lại tình huống .
3.Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
3.1 .Hoạt động 1: Ý kiến của em 
* Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hành động.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, HS thảo luận nhóm bày tỏ ý kiến của mình về mỗi bức tranh SGK trang 2.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Các nhóm trình bày ý kiến. GV tổ chức nhận xét và chốt ý.
3.2 Hoạt động 2: Xử lý tình huống 
*Mục tiêu: Học sinh nhận xét về cách xử lí của từng nhóm (đúng ,sai)và giaỉ thích vì sao xử lí như vậy
*Cách tiến hành: Giáo viên chia cho mỗi nhóm một tình huống.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Học sinh trao đổi thảo luận giữa các nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Một số HS trình bày. GV tổ chức nhận xét, khen HS.
- Giáo viên kết luận : học tập sinh hoạt đúng giờ mang lại lợi ích cho bản thân và không làm ảnh hưởng đến người khác.
3.3 Hoạt động 3: Lập kế hoạch, thời gian biểu học tập, sinh hoạt.
*Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ trước việc làm đúng; biết lợi ích, tác hại khi làm việc đúng giờ và làm việc không đúng giờ.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm.
- Các nhóm học sinh thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. GV cùng HS nhận xét.
- Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi.
4.Kiểm tra, đánh giá: 
- GV yêu cầu một số HS nêu lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc.
5.Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân: Hs tự xây dựng thời gian biểu của mình và thực hiện theo đúng thời gian
-Nhóm: Trao đổi trong nhóm về lợi ích của việc học tập đúng giờ
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
__________________________________________
THỦ CÔNG
BÀI 1: GẤP TÊN LỬA (tiết 1) 
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng.
1.1. Kiến thức: 
- Biết cách gấp tên lửa.
1.2. Kỹ năng: 
- Gấp các nếp tương đối phẳng, thẳng.
- Gấp được tên lửa.
1.3. Thái độ: 
- Có hứng thú và yêu thích gấp hình.
2. Các nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1.Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị dụng cụ: giấy màu, kéo, hồ dán.
2.2.Nhóm: Thảo luận tìm ra gấp tên lửa.
3. Tổ chức dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
*Mục tiêu: Học sinh biết quan sát tranh và nhận xét về mẫu tên lửa.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra một số câu hỏi:
+ Hình dáng của tên lửa?
+ Màu sắc của mẫu tên lửa?
+ Để gấp tên lửa thì cần giấy màu hình gì?
- Quan sát mẫu và trả lời. GV giúp đỡ HS, tổ chức nhận xét, khen HS.
- HS quan sát GV gấp mẫu.
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật.
*Mục tiêu: Học sinh gấp được tên lửa trên giấy thủ công.
* Cách tiến hành:
- GV nêu các bước thực hiện.
- GV cho HS quan sát các hình trong SGK.
- GV hướng dẫn HS các gấp
*Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô vuông ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy dấu giữa hình (H1). Mở tờ giấy ra, gấp theo đường ở H1 sao cho hai mép giấy nằm sát nhau ở đường giữa vừa gấp (H2).
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 2 vào sát đường giữa được hình 3. Gấp tiếp một lần nữa theo đường dấu gấp ta được hình 4.
- Rồi ta lật hình gấp ra mặt sau. Gấp đôi hình gấp theo đường dấu giữa.
* Lưu ý: Mỗi lần gấp, miết theo đường mới gấp cho thẳng, phẳng.
- HS thực hiện, GV quan sát, giúp đỡ HS gấp.
* Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
- GV thực hiện đến H5, H6 :
+ Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được tên lửa.
+ Làm cho hai cánh tên lửa ngang sang hai bên. Cầm vào nếp gấp giữa, hướng mũi tên lửa chếch lên để phóng tên lửa vào không trung.
- HS thực hiện theo các bước GV hướng dẫn.
- GV quan sát và giúp đỡ HS.
4. Kiếm tra, đánh giá:
- GV tổ chức nhận xét sản phẩm.
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1.Bài tập củng cố:
- Có mấy bước gấp tên lửa, đó là bước nào?
- Một số HS trả lời. GV tổ chức nhận xét, khen HS.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân: HS tự tìm hiểu cách gấp máy bay phản lực.
- Nhóm: 
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS hoàn thiện kiến thức buổi sáng.
- Củng cố cho học sinh kiến thức môn Toán về ôn tập các số đến 100.
- Làm tốt các bài tập. (Tuần 1 – tiết 1)
2/Đồ dùng dạy học:
- Vở Luyện tập Toán lớp 2 (tập 1), bảng con.
3/ Các hoạt động dạy – học:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hoàn thiện kiến thức buổi sáng
- GV yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập buổi sáng.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập
* Mục tiêu: HS thực hiện được các bài tập về ôn tập các số đến 100 
* Cách tiến hành:
Bài 1, 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu. HS lên bảng làm bài, Cả lớp làm vào vở. (mức 1, 2)
- GV tổ chức nhận xét, khen HS.
Bài 3: 
- GV hướng dẫn HS phân tích số. 
- HS làm bài vào bảng con. GV tổ chức nhận xét, chốt đáp án. (mức 3)
Bài 5: 
- HS viết các số có hai chữ số từ 3 số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự. (mức 4)
- Một số HS lên bảng thực hiện. GV tổ chức nhận xét, khen HS.
4.Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
TOÁN 
SỐ HẠNG - TỔNG (trang 5)
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- HS biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. 
- Củng cố về phép cộng (không nhớ) có hai chữ số trong phạm vi 100 và cách giải toán có lời văn có một phép cộng.
1.2 .Kỹ năng: 
- HS nêu được tên gọi, thành phần và kết quả của phép cộng.
- Thực hiện đúng các phép cộng (không nhớ) có hai chữ số trong phạm vi 100 và cách giải toán có lời văn có một phép cộng.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác cẩn thận khi làm bài .
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: HS tự thực hiện phép tính cộng và chỉ ra các thành phần của phép cộng.
2.2. Nhóm: Thảo luận nhóm đôi để tìm ví dụ về một phép tính cộng và nêu được các thành phần tên gọi trong phép tính cộng đó.
3.Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: GV giới thiệu bài “ Số hạng – Tổng”.
* Mục tiêu: HS biết được Số hạng và tổng trong phép tính : 35 + 24 = 59.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thực hiện phép tính : 35 + 24 = .
- GV mời 1 HS lên bảng thực hiện phép tính. Cả lớp làm vào bảng con.
- GV cho HS giơ bảng kiểm tra. GV tổ chức nhận xét và sửa sai.
- GV cho HS nêu cách thực hiện phép tính.
- GV hướng dẫn HS đọc tên các thành phần cua phép tính cộng 35 + 24 = 59.
 35 gọi là số hạng
+ 24 gọi là số hạng
 59 gọi là tổng
Chú ý: 35 + 24 cũng được gọi là tổng.
-GV yêu cầu HS nhắc lại.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: tự lấy ví dụ và nêu thành phần tên gọi trong phép cộng đó.
- GV mời đại diện nhóm nêu. GV tổ chức nhận xét.
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Mục tiêu: 
- HS thực hiện được phép cộng các số có hai chữ số trong phạm vi 100.
- Giải được bài toán có lời văn.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
Bài 1:
* MĐ: HS xác định được số hạng, tổng và thực hiện tính tổng.
* CTH:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có bài tập 1.
- Mời HS lên bảng làm bài. Cả lớp vào vở rồi trao đổi chéo vở kiểm tra.
- GV tổ chức nhận xét, biểu dương HS.
Bài 2:
* MĐ: HS xác định được số hạng, tổng và thực hiện tính tổng theo hàng dọc.
* CTH: 
- HS làm vào vở. GV yêu cầu trao đổi chéo vở kiểm tra và giải thích.
- GV mời một số HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét. GV chốt ý.
Bài 3:
* MĐ: HS giải được bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
* CTH:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu và cách giải bài toán.
- GV mời HS lên bảng làm tóm tắt và bài giải. Cả lớp làm vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV tổ chức nhận xét, biểu dương.
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Gv thu vở của hs xem và nhận xét .
- HS trao đổi chéo vở để kiểm tra.
5.Định hướng học tập tiếp theo:
-Gv nhận xét tiết học .
- Mỗi học sinh tự tìm ra kết quả vả thành phần tên gọi của phép tính trong bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
TẬP ĐỌC 
TỰ THUẬT (trang 7)
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Biết đọc rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch.
1.2.Kỹ năng:
- Biết được nghĩa và biết cách dùng các từ chỉ đơn vị hành chính (xã, phường, quận, huyện, )
- Biết được thông tin chính của bạn học sinh trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
1.3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Tự giới thiệu về bản thân mình.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện các mục tiêu:
2.1.Cá nhân: Phát hiện và tìm ra những từ khó, dễ nhầm lẫn.
2.2.Nhóm: Trao đổi về cách đọc, thảo luận nội dung bài học.
3.Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện và kết hợp giải nghĩa từ.
* Mục tiêu : HS phát âm rõ các tiếng, từ dễ lẫn. Biết ngắt, nghỉ, nhấn giọng phù hợp văn bản. Hiểu nghĩa từ khó trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài đọc.
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bản tự thuật. GV kết hợp sửa lỗi cho HS phát âm sai.
- HS thảo luận nhóm đôi và gạch chân những từ khó đọc.
- Một số HS nêu từ khó đọc: huyện, nam, nữ, nơi sinh, hiện nay, lớp, tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay, 
- GV hướng dẫn HS phát âm các từ khó.GV kết hợp giải nghĩa từ.
- GV chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến trước từ quê quán.
+ Đoạn 2: Từ quê quán cho đến hết.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn. GV kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ, ngắt hơi.
- GV hướng dẫn chú ý các nghỉ hơi:
+ Họ và tên: // Bùi Thanh Hà
+ Nam, nữ: // Nữ
+ Ngày sinh: // 23-4-1996 (hai mươi ba/ tháng tư/ năm một nghìn chin trăm chín mươi sáu//) 
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tự thuật, quê quán.
- HS đọc đoạn theo nhóm.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Gọi HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét.
- Mời 2-3 HS đọc toàn bài. GV tổ chức nhận xét, biểu dương HS.
3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bản tự thuật.
* Mục tiêu: Đọc hiểu và trả lời được câu hỏi, hiểu nội dung bài.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bản tự thuật và thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV mời HS trả lời. GV tổ chức nhận xét và sửa sai.
- GV mời một số HS khá giỏi lên bảng tự giới thiệu về bản thân.
- GV tổ chức nhận xét, khen HS.
3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc lại :
* Mục tiêu: HS biết đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng phù hợp với văn bản.
* Tiến hành:
- GV đọc mẫu đoạn 3, 4.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- GV cho đọc thi giữa các nhóm.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét về cách đọc của HS.
- GV cho HS thảo luận nhóm tự giới thiệu về bản thân.
- GV mời 2 nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, biểu dương HS.
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau:
- Cá nhân: HS tự đọc hiểu bài “Ngày hôm qua đâu rồi?” (bài đọc thêm). HS đọc và tìm từ khó của bài: “Phần thưởng”.
- Nhóm: Thảo luận trả lời các câu hỏi.
Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
CHÍNH TẢ 
NGHE – VIẾT: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
1.Mục tiêu: 
 Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- HS nghe viết chính xác khổ thơ cuối của bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”.
- Biết trình bày đúng hình thức của bài thơ 5 chữ.
1.2. Kỹ năng: 
- Rèn cách trình bày một khổ thơ.
- Viết đúng những tiếng có âm: l/n; an/ang.
1.3.Thái độ: Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ.
2. Các nhiệm vụ học tập thực hiện các mục tiêu:
2.1.Cá nhân: Đọc khổ thơ cần viết, tìm ra những từ dễ lẫn, khó viết.
2.2. Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm bốn.
3. Tổ chức hoạt động trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết.
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách trình bày một khổ thơ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc khổ thơ cuối đồng thời giúp HS hiểu nội dung của khổ thơ.
+ Khổ thơ là lời của ai nói với ai?
+ Bố nói với con điều gì?
+ Khổ thơ có mấy dòng?
+ Khổ chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Một số HS trả l

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_chuan_chuong_trinh.docx