Giáo án Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)

I- Mục tiêu:

1, Kiến thức: - HS biết cách gấp, trang trí thiếp chúc mừng.

- Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng.

2, Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng gấp, trang trí được thiếp chúc mừng cân đối, đẹp.

3, Thái độ: HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.

II- Đồ dùng dạy và học:

- GV : Một số mẫu thiếp chúc mừng. Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. Giấy trắng hoặc giấy thủ công. Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.

- HS : Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.

III- Các hoạt động dạy và học:

 

doc 29 trang huongadn91 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 
Thứ hai ngày 20 tháng 1 năm 2020
Toán
Tiết 96: BẢNG NHÂN 3
I- Mục tiêu
+ Kiến thức: Hình thành bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3. áp dụng bảng nhân 3 để giải toán có lời văn.
+ Kĩ năng: Rèn trí nhớ cho HS và kỹ năng tính và giải toán có lời văn.
+ Thái độ: Giáo dục cho các em yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy và học
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Bảng phụ.
- HS: Bản con, vở ghi.
III- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2
- Gv nhận xét
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tên bài.
b- Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Thành lập bảng nhân 3.
- Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng. Hỏi: Có mấy chấm tròn? (3 chấm tròn)
- 3 chấm tròn được lấy mấy lần? (3 được lấy 1 lần)
- 3 được lấy mấy lần? (1 lần)
- 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 
3 x 1 = 3( ghi bảng).
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần? (2 lần)
- Vậy 3 được lấy 2 lần ta có phép nhân nào? (3 nhân 2 bằng 6)
- Ghi bảng: 3 x 2 = 6.
* Hướng dẫn tương tự với các phép nhân khác.
- Thành lập xong bảng nhân 3.
 Gv nói: Đây là bảng nhân 3.
? Em nhận xét gì về các thừa số trong bảng nhân 3?
( Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 3, các thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, ......, 10.)
- Yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh bảng nhân 3.
* Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1/ 97: Tính nhẩm. GV giúp đỡ HS.
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu HS tính nhẩm, mỗi HS nêu 1phép tính và kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
- Em có nhận xét gì bài 1 ( bảng nhân 3)
Bài 2/97:Làm vở.
- Đọc đề bài?
Mỗi nhóm có mấy HS? Có tất cả mấy nhóm?
- Để biết tất cả có bao nhiêu HS ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt, làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
 Bài giải
 Mười nhóm có số học sinh là:
 3 x 10 = 30( học sinh)
 Đáp số: 30 học sinh
 Bài 3/97: Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào 
ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy là số nào? ( số 3)
- Tiếp sau số 3 là số nào? (là số 6)
- 3 cộng thêm mấy thì bằng 6? ( 3 cộng thêm 3 )
- Tiếp sau số 6 là số nào? vì sao? (số 9, Vì 6 cộng thêm 3 bằng 9)
- Yêu cầu HS làm vở.
- Yêu cầu HS đọc thêm 3: Đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
3- Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét gìơ học.
- Về nhà: Học thuộc bảng nhân 3. Chuẩn bị bài sau
- Nhiều HS đọc.
-Lớp nhận xét.
-HS theo dõi.
- Quan sát, trả lời. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc: 3 nhân 1 bằng 3
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
 - Hs đọc: 3 nhân 2 bằng 6
- HS đọc bảng nhân 3
- Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Thi đọc thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS nối tiếp nêu.
- HS nêu.
- HS đọc
- HS nêu.
- HS làm vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nối tiếp trả lời
- HS làm vở.
- Nhiếu HS đọc.
-HS đọc ngượcdãy số.
- 3HS đọc
-HS nghe.
Tập đọc 
Tiết 58, 59: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I- Mục tiêu: 
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật ( ông Mạnh, Thần Gió ). 
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần "kết bạn" với thiên nhiên, sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
-Rèn cho HS kĩ năng đọc lưu loát, đọc diễn cảm.
-Giáo dục cho HS yêu thích học tiếng việt.
* Các kĩ năng giáo dục trong bài:
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá.
- Biết ra quyết định ứng phó giải quyết vấn đề khi có tình huống xảy ra.
II- Đồ dùng dạy và học:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- HS : SGK, vở ghi.
III- Các hoạt động dạy và học 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Tiết 1
1- Kiểm tra: Đọc bài Thư Trung thu, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đầu bài.
b- Hướng dẫn luyện đọc 
* GV đọc diễn cảm bài văn ( hướng dẫn HS ).
- Đoạn 1: Giọng kể chậm.
- Đoạn 2, 3, 4: Nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự ngạo nghễ của Thần Gió.
- Đoạn 5 : Nhịp kể chậm, thanh bình
* GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
- Từ ngữ: hoành hành, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt,
 loài người, hang núi, lăn quay, lồm cồm, lớn nhất, đổ rạp, lồng lộn ... 
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt giọng một số câu.
- Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà. //
- Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững trãi. //
- GV giải nghĩa từ : lồm cồm hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, lồng lộn, an ủi.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
* Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ? 
( Gặp ông Mạnh Thần Gió sô ông ngã lăn quay. Khi nổi giận, Thần Gió còn cười ngạo nghễ, chọc tức ông.)
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về giông bão
- Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió ?
(Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả ba lần đều bị quật đổ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững trãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường.)
- Hình ảnh nào cho thấy Thần Gió phải bó tay ?( Hình ảnh cây cối xung quanh ngôi nhà đổ rạp, trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững. Điều đó chứng tỏ Thần Gió đã giận giữ, lồng lộn muốn tàn phá ngôi nhà nhưng thần bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà vì nó được dựng rất vững trãi.)
- GV liên hệ so sánh những ngôi nhà xây tạm bằng tranh nứa lá với những ngôi nhà xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt sắt.
- Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ? (Khi ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năn biết lỗi, ông đã an ủi thần, mời thần thỉnh thoảng tới chơi.)
- Hành động kết bạn của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào ? Ông Mạnh là người nhân hậu biết tha thứ
- Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ? Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
* Luyện đọc lại:
- Cho HS đọc theo lối phân vai.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò
? Để sống hoà thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì ? ( Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp, ... )
- Về nhà: Đọc lại bài, chuẩn bị bài Mùa xuân đến.
- Nhận xét giờ học.
- 4 HS đọc, trả lời. Lớp nhận xét.
-HS nghe.
- Theo dõi.
- HS đọc từng câu 
- Luyện đọc từ khó
- HS đọc từng đoạn 
- HS đọc câu.
- Đọc các từ chú giải 
- Đọc theo nhóm 
- Đại diện nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc.
- 3 HS đọc đoạn 1, 2, 3
- HS trả lời.
- HS nhận xét sức mạnh của Thần Gió
-2 HS trả lời.
- 1HS trả lời.
-1HS đọc lại đoạn 1, 2, 3
+2HS đọc đoạn 4, 5
- HS trả lời.
- 1HS trả lời.
Liên hệ kỹ năng ứng xử có văn hoá của HS.
-2 HS trả lời.
- 1HS nêu
+ 2, 3 nhóm HS luyện đọc theo lối phân vai
-Lớp nhận xét.
- HS liên hệ về việc ra quyết định ứng phó khi có tình huống xảy ra.
-HS nghe.
______________________________
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC MÀU NẮNG
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy bài “ Màu nắng” và trả lời câu hỏi
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu cho hs.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
Học sinh: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 
A. Hoạt động 1 : Khởi động.
 Sách bài tập phát triển năng lực trang 9
- GV yêu cầu quan sát bức tranh bên và cho biết bức tranh vẽ mùa nào trong năm
- GV yêu cầu đọc yêu cầu 2 và thực hành
- GV nhận xét.
B. Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- Hướng dẫn hs đọc thầm bài thơ màu nắng
Câu 1: Bài thơ tả về mùa nào?
Câu 2: Chọn đúng ghi Đ, sai ghi S
- Gọi đọc yêu cầu và từng đáp án
B. Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs tự học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố đọc cách đọc đúng và diễn cảm cho hs.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị
- 1 HS đọc YC 1, sau đó cả lớp quan sát, trả lời
( Có thể mùa thu vì rụng nhiều lá, mùa xuân vì có hoa rừng, mùa đông vì mặc quần áo rét.....)
- 1 HS đọc : Em hãy vẽ 1 cảnh 1 mùa trong năm. HS lớp thực hành
- 1 HS đọc to, HS đọc nối tiếp khổ, thi đọc giữa các cá nhân.
Sau đó cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
- 1 HS đọc YC, cả lớp lựa chọn ( Mùa thu)
- 1 HS đọc các đáp án, các bạn lựa chọn đáp án ( ý 1 đúng)
- Tự học
- Lắng nghe.
________________________________________
Ôn Toán
BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng nhân 3, thuộc bảng nhân.
- Áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có 1 phép nhân và các bài toán có liên quan.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
Học sinh: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sách và đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới: 
A. Hoạt động 1: Tái hiện, củng cố:
* Bài tập 1 trang 8 Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
- Gọi hs đọc đề bài: Tính nhẩm
- Mời hs làm bài
- GV quan sát, hỗ trợ hs gặp khó khăn khi làm bài.
* Củng cố tính các phép tính trong bảng nhân 3.
B. Hoạt động 2: Kết nối.
* Bài tập 5 trang 10 Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
- Gọi hs đọc đề bài: Nối theo mẫu
- GV hướng dẫn sau đó mời hs làm bài
- GV quan sát, hỗ trợ hs gặp khó khăn khi làm bài.
- Gọi HS chữa bài
* Củng cố hình thành bảng nhân 3.
* Bài tập 6 trang 10 Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
- Gọi HS đọc đề bài: bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét.
* Hướng dẫn hs tự học.
(Em tự đánh giá)
3. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc 
- Cá nhân nêu nối tiếp kết quả( miệng)
3 x 3 = 3 x 6 =
....
- 1HS đọc bài toán.
- Cá nhân làm sách bài tập.
- 4 HS
- HS nhận xét.
- 1HS đọc bài toán.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Cá nhân
- 1 HS
Bài giải
3 lọ có tất cả số bông hoa là:
3 x 5 = 15( bông hoa)
Đáp số: 15 bông hoa
- Tự học
- HS hoàn thành bài nhanh thực hiện.
- HS lắng nghe.
______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2020
Toán 
Tiết 97: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu
-Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3, áp dụng để giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính và giải toán.
- Giáo dục cho các em yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy và học
- GV: Nội dung bài.
- HS: Bảng con, vở ghi.
III- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 ?
- Nhận xét.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài : Ghi tên bài.
b- Nội dung bài :
3
Bài 1/98: Điền số thích hợp vào ô trống.
- Viết bảng: x 3
- Ta điền mấy vào ô trống? Vì sao? (Điền số 9 vì 3 nhân 3 bằng 9)
- Yêu cầu cả lớp làm nháp, 4 HS làm bảng.
- GV nhận xét.
 Bài 3/98:- Gọi HS đọc đề bài?
- Bài toán hỏi gì? Cho biết gì?
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chấm bài, nhận xét.
 Bài giải
 Năm can đựng được số lít dầu là:
 3 x 5 = 15 ( lít)
 Đáp số: 15 lít dầu
+ Bài 4/ 98: 
- Cách tiến hành như bài 3.
- Đáp số: 24 kg gạo
+ Bài 5/ 98: Số? (a, b)
? Bài 5 yêu cầu gì? (Tìm số).
- Gọi HS đọc dãy số thứ nhất ( 3, 6, 9)
- Nêu đặc điểm của dãy số?
( Các số đứng liền nhau hơn kém nhau 3 đơn vị).
- Số nào sau số 9 vì sao?( số 12, vì 9 +3 = 12)
- Cho HS điền tiếp dãy số
- Cho HS làm nháp, gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc bảng nhân 3?
- Về nhà: Ôn lại bài.
- 3- 4 HS đọc
- Nhận xét
-HS nghe.
- HS nêu y/c.
- HS nêu.
- Làm bài vào nháp.
- 4 HS chữa bài
- HS đọc
- HS nêu. 
- HS làm vở. 
- 1 HS chữa bài.
- Hs đọc đề, tự làm bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu.
- HS nêu. 
- HS nêu.
- HS làm nháp. 
- 2HS chữa bài.
- 2HS đọc.
-HS nghe.
______________________________________
Chính tả (Tiết 39) 
Nghe viết : GIÓ
I- Mục tiêu
1, Kiến thức: - Nghe - viết chính xác không mắc lỗi bài thơ: Gió.
- Biết trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ
-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương s / x.
2, Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng nghe viết, trình bày đúng bài thơ, viết đúng chính tả.
3, Thái độ: Giáo dục cho các em có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II- Đồ dùng dạy học
- GV : Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
- HS : Bảng con.
III- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra:
- Viết các từ : nặng nề, lặng lẽ, lo lắng.
- Nhận xét.
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn viết chính tả
* Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 1 lần bài thơ.
- Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động nhơ con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy ? ( Gió thích chơi thân với mọi nhà, gió cù mèo mướp, gió rủ ong mật đến thăm hoa, gió đưa những cánh diều bay lên, gió ru những cái ngủ, gió thèm ăn quả nên trèo bưởi trèo na.) 
- Bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy câu, Mỗi câu có mấy chữ ? (Bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.)
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Những chữ nào bắt đầu bằng r, d, gi ?
( Gió, rất, rủ, ru, diều.)
- Những chữ nào có dấu hỏi, dấu ngã ?
( ở, khẽ, rủ, bẩy, ngủ, quả, bưởi.)
* GV đọc HS viết vào vở.
- Cho HS soát lỗi.
* GV chữa bài
- Nhận xét bài viết của HS.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
+ Bài tập 2 (lựa chọn): Điền vào chỗ trống s hay x
- Cho HS tự làm bài vào vở.HS yếu làm 2a vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét bài làm của HS
+ Chốt lại lời giải đúng
- hoa sen, xen lẫn ; hoa súng, xúng xính
+ Bài tập 3 ( lựa chọn ) Tìm các từ chứa tiếng có âm s hay âm x, có nghĩa.
- Cho lớp làm bảng con.
+ GV nhận xét chốt lại ý đúng.
- Mùa đầu tiên trong bốn mùa ( mùa xuân ).
- Giọt nước đọng trên lá buổi sớm ( sương ).
3 -Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết sai lỗi về nhà viết lại.
- HS viết bảng con
-HS theo dõi.
+ HS nghe, theo dõi
- 2, 3 HS đọc lại
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS đọc, viết bảng con.
- HS đọc, viết bảng con.
- HS viết bài vào vở
-HS soát lỗi. 
+Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vàovở
- 1 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét 
+ Đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào bảng con
-HS nghe.
Kể chuyện 
Tiết 20: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I- Mục tiêu
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, 
nét mặt.
- Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Rèn cho hs kĩ năng kể chuyện nói to, kể rõ ràng lời của từng nhân vật.
- Giáo dục cho các em thích thú trong kể chuyện.
II- Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh vẽ ở SGK/15
- HS: SGK, vở ghi.
III- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra: 
- Gọi HS kể lại câu chuyện: Chuyện bốn mùa.
- Nhận xét.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn kể chuyện:
* Hướng dẫn HS xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện:
- Hướng dẫn HS quan sát từng tranh minh hoạ và nhớ lại nội dung truyện và sắp xếp tranh cho đúng.
- Tranh 4 trở thành tranh 1.
- Tranh 2 vẫn là tranh 2.
- Tranh 3 vẫn là tranh 3.
- Tranh 1 trở thành tranh 4.
- Cho HS kể theo đoạn.
- Nhận xét cách kể chuyện của HS.
* Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Hướng dẫn HS dựa vào các tranh minh hoạ vừa sắp xếp để kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét cách kể chuyện của HS. Cùng HS bình xét bạn kể chuyện hay nhất.
* Hướng dẫn HS đặt tên khác cho câu chuyện .
- Ghi nhanh các tên chuyện mà HS đặt.
- Nhận xét, tuyên dương HS có tên chuyện hay nhất.
- Chuyện " Ông Mạnh thắng Thần Gió cho em biết điều gì ? 
* Chốt lại ý nghĩa câu chuyện: Con người có khả năng chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm lao động. Nhưng con người cũng sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS kể chuyện.
-HS nghe.
- Cả lớp theo dõi.
- 1 HS nêu yêu cầu 1.
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 4, 8 HS kể.
- 1 HS nêu yêu cầu 2.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện nhóm kể trước lớp.
- Nhận xét bạn kể.
- 1 HS nêu yêu cầu 3.
- Lần lượt đặt tên khác cho câu chuyện.
- 1- 2 HS nêu
-HS nghe.
_________________________________
Thủ công 
Tiết 20: CẮT, GẤP TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG ( Tiếp theo )
I- Mục tiêu:
1, Kiến thức: - HS biết cách gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng.
2, Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng gấp, trang trí được thiếp chúc mừng cân đối, đẹp.
3, Thái độ: HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II- Đồ dùng dạy và học:
- GV : Một số mẫu thiếp chúc mừng. Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. Giấy trắng hoặc giấy thủ công. Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
- HS : Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học. 
b- Nội dung bài :
* Hoạt động 1: HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Y/c HS nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.
- Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
- Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
- Yêu cầu HS thực hành.
- GV giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
*Hoạt động 2: HS trưng bày sản phẩm.
- GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài, kĩ năng thực hành SP của HS.
- Giờ sau mang giấy vở học sinh bút chì, bút màu, thức kẻ, hồ dán, kéo để học bài " Gấp, cắt, dán phong bì "
- Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
+HS nêu. 
- HS thực hành
+ HS trưng bày sản phẩm
- HS thực hiện 
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC MÀU NẮNG
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy bài “ Màu nắng” và trả lời câu hỏi trong bài.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu cho hs.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
Học sinh: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 
A. Hoạt động 1: Đọc hiểu.
- Hướng dẫn hs đọc thầm bài Màu nắng, trả lời câu hỏi.
Bài 3: Ghi lại những sự vật có màu vàng được miêu tả trong bài thơ Màu nắng
- GV hướng dẫn hs làm bài tập.
Đáp án:
( Nắng vàng, rơm vàng, hoa cải, hoa cúc)
Bài 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
- Cho HS đọc YC.
( Nhầm hoa cúc là nắng rơi ngoài sân
Nên nắng này có cả hương
Bé đi vào vườn để hái nắng
Chim nhìn theo mỉm cười)
Bài 5: Em hãy thay lời bạn nhỏ trong bài thơ để nói với sơn ca về sự nhầm lẫn đáng yêu của sơn ca 
- Nhận xét bài làm.
B. Hoạt động 2: Viết.
Bài 1/ 11: Tìm 3 từ có âm đầu là S
- GV hướng dẫn hs làm bài.
- Nhận xét.
* GV hướng dẫn hs tự học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố đọc cách đọc đúng và diễn cảm cho hs.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị
- Cá nhân đọc thầm
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.
- 4 hs trả lời.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc YC.
- HS thảo luận nhóm 4 tìm từ ngữ.
- 4 HS đại diện trình bày.
-1 HS đọc YC.
- Làm cá nhân vào vở.
- 3 HS đọc chữa bài.
- Cá nhân trả lời theo ý của mình.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- Cá nhân hoàn thành bài nhanh thực hiện.
- Lắng nghe.
____________________________________
Ôn Toán
PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Củng cố phép tính tổng nhiều số hạng.
- Ôn tập về giải toán.
- Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
Học sinh: Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sách và đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới: 
A Hoạt động 1: Tái hiện, củng cố:
* Bài tập 4 trang 5 Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
- Gọi hs đọc đề bài: Đặt tính rồi tính.
- Mời hs làm bài
- GV quan sát, hỗ trợ hs gặp khó khăn khi làm bài.
* Củng cố tính nhẩm nhanh phép nhân
* Bài tập 10 trang 7 Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
- Gọi hs đọc đề bài.
- Hướng dẫn hs làm bài
- GV quan sát, hỗ trợ hs gặp khó khăn khi làm bài.
- Chữa bài và nhận xét:
Bài giải
Trên xe còn lại số bạn là:
6 x 2= 12( bánh xe)
 Đáp số: 12 bánh xe
* Củng cố về giải toán.
B Hoạt động 2: Vận dụng
* Bài tập 11 trang 7 Sách bài tập phát triển năng lực lớp 2
- Gọi hs đọc đề bài: nối hình vẽ vói phép nhân
- Mời hs làm bài
* Củng cố về dạngphép nhân
* Hướng dẫn hs tự học.
3. Củng cố và dặn dò
- GV củng cố phép nhân.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc 
- Cá nhân làm bài vào sách.
2 x 3 = 6
2 x 5 = 10
- 1HS đọc bài toán.
- Cá nhân làm sách bài tập.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài bạn.
- 1HS đọc bài toán.
- Cả lớp quan sát.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Cá nhân nhẩm nêu miệng nối tiếp
- HS hoàn thành bài nhanh thực hiện.
- HS lắng nghe.
______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2016
Tập đọc 
Tiết 20: MÙA XUÂN ĐẾN
I- Mục tiêu
1, Kiến thức: + HS biết:
- Đọc trơn toàn bài: ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Biết một vài loài cây, loài chim trong bài. Hiểu các từ ngữ: nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm.
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thêm thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
2, Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài văn.
3, Thái độ: Giúp cho các em cảm nhận được vẻ đẹp khi mùa xuân đến, màu sắc thiên nhiên thay đổi.
II- Đồ dùng dạy và học
- GV : Tranh ảnh một số loài cây, loài hoa trong bài, một số tờ giấy khổ to.
- HS : SGK.
III- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió và TLCH của bài đọc.
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài :GV nêu MT bài học. 
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b- Nội dung bài :
* GV đọc diễn cảm bài văn.
- Hướng dẫn HS giọng đọc: giọng vui, hào hứng, nhấn giọng những từ gợi tả.
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+Luyện đọc từng câu.
- Chú ý những từ ngữ : Rực rỡ, nảy lộc, nồng nàn, khướu, lắm điều, ...
+ Luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS chia bài làm 3 đoạn.
+ HD HS đọc một số câu khó.
+ Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
+Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
+ Cho cả lớp đọc đồng thanh.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ? ( Hoa mận tàn báo mùa xuân đến.)
- Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn, các em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo mùa xuân đến ? (Hoa đào nở, hoa mai vàng nở.)
- Cho HS xem tranh vẽ ở SGK.
- Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến ? ( Bầu trời càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây ...)
- Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân, vẻ riêng của mỗi loài chim ? ( Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua, chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm giáng, cu gáy trầm ngâm.)
* Chốt lại nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thêm thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
*- Luyện đọc lại
- Hướng dẫn HS luyện đọc lại cả bài.
- Cho HS thi đọc
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Qua bài văn em biết những gì về mùa xuân ?
 ( Mùa xuân là mùa rất đẹp ).
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
- 2 HS đọc bài.
- Nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Luyện đọc câu khó.
- Đọc theo nhóm đôi.
- 2 HS đọc từ chú giải 
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc.
- 1, 2 HS TL
- 1, 2 HS nêu
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu lại.
- 2, 3 HS thi đọc lại cả bài.
- HS nêu.
___________________________________
Toán
Tiết 98: BẢNG NHÂN 4
I- Mục tiêu
1, Kiến thức: Thành lập bảng nhân 4 và học thuộc lòng bảng nhân này, áp dụng để giải toán có lời văn.
2, Kĩ năng: Rèn trí nhớ và kĩ năng giải toán cho HS.
3, Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy và học
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 4 chấm tròn
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc bảng nhân 3
- Viết phép nhân tương ứng với tổng sau: 4 + 4 + 4 = 
- Nêu tên gọi các thành phần của phép nhân đó?
- Gv nhận xét
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học. 
b- Nội dung bài :
* HĐ 1: Thành lập bảng nhân4.
- Gắn 1 tấm bìa có 4 chấm tròn lên bảng.
. Hỏi: Có mấy chấm tròn? (4 chấm tròn).
- 4 chấm tròn được lấy mấy lần? (được lấy 1 lần).
- 4 được lấy mấy lần? (1 lần).
- 4 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 4 x 1 = 4
( ghi bảng).
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn, vậy 4 chấm tròn được lấy mấy lần?
 (2 lần)
- Vậy 4 được lấy mấy lần? (2 lần)
- Em nêu phép nhân tương ứng? (4 nhân 2 bằng 8)
- Ghi bảng: 4 x 2 = 8.
* Hướng dẫn tương tự với các phép nhân khác.
- Thành lập xong bảng nhân 4, Gv hỏi: Em có nhận xét gì về các thừa số của bảng nhân 4? (Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 4, các thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, ......, 10.)
- Yêu cầu HS đọc CN, ĐT bảng nhân 4.
* HĐ 2: Thực hành.
 Bài 1/99: Tính nhẩm.
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Y/c HS tính nhẩm, mỗi HS nêu 1phép tính và KQ.
- Nhận xét, chữa bài.
- Em có nhận xét gì bài 1 ( bảng nhân 4).
Bài 2/99: Làm vở.
- Đọc đề bài ?
- Có tất cả mấy chiếc ô tô? (5 ôtô).
- Mỗi chiếc ô tô có mấy bánh xe? ( 4 bánh)
- Để biết 5 ôtô có bao nhiêu bánh xe ta làm ntn? 
 (Ta tính tích 4 x 5)
- Yêu cầu HS tóm tắt, làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
 Bài giải
 Năm ô tô có số bánh xe là:
 4 x 5 = 20( bánh xe)
 Đáp số: 20 bánh xe.
 Bài 3/99: Đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy là số nào? ( số 4)
- Tiếp sau số 4 là số nào? (là số 8)
- 4 cộng thêm mấy thì bằng 8? ( cộng thêm 4 )
- Tiếp sau số 4 là số nào? VS? (số 12, Vì 8 cộng thêm 4 bằng 12).
- Yêu cầu HS làm vở.
- Yêu cầu HS đọc thêm 4: Đọc xuôi , đọc ngược dãy số vừa tìm được.
KL: Dãy số chính là tích của bảng nhân 4.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4?
- Về nhà: Học thuộc bảng nhân 4 .
- 3,4HS đọc
- 1 HS làm
- 1 HS nêu
- Quan sát, trả lời. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc: 4 nhân 1 bằng 4
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
 - Hs đọc: 4 nhân 2 bằng 8
- HS nêu.
- HS đọc bảng nhân 4
- Đọc nhóm, CN, cả lớp.
- Thi đọc thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS nối tiếp nêu.
- Lớp nhận xét 
- HS nêu.
- HS đọc
- HS nêu.
- HS làm vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nối tiếp trả lời
- HS làm vở.
- 3HS đọc.
-2-4HS đọc bài 
-HS nghe.
_______________________________
Tập viết
Tiết 20: CHỮ HOA Q
I- Mục tiêu
1, Kiến thức: Biết viết chữ Q hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng cụm từ Quê hương tươi đẹp theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ hoa Q, từ và câu ứng dụng đúng mẫu, đẹp.
3, Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu.
II- Đồ dùng dạy và học
- GV : Mẫu chữ Q, bảng phụ viết sẵn mẫu chữ.
- HS : Vở Tập viết.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra:
- Viết chữ P.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
- GV nêu MT, YC của tiết học.
b- Nội dung bài :
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
+ HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa Q
- Chữ hoa Q cao mấy li ?( Chữ hoa Q cao 5 li)
- Chữ hoa Q được viết bằng mấy nét ?
 (Được viết 2 nét)
- GV HD HS quy trình viết.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình.
+ HD HS viết trên bảng con
- GV uốn nắn, nhận xét.
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Quê hương tươi đẹp
- Nêu cách hiểu cụm từ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương
+ Quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét
- Nhận xét độ cao của các chữ cái ? ( Q, h, g, cao 2, 5 li. đ, p cao 2 li. Các chữ cái còn lại cao 1 li.)
- Khoảng cách giữa các tiếng ?.
- GV viết mẫu chữ Quê.
+ Hướng dẫn HS viết chữ Quê vào bảng con.
* Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết.
* GV chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3, Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết thêm vào vở Tập viết.
- HS viết bảng con
-HS nghe.
+ HS quan sát chữ mẫu
- HS nêu.
- HS quan sát
- HS viết trên không
- Viết vào bảng con
- Đọc cụm từ ứng dụng.
- HS nêu nhận xét.
- Theo dõi.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vở Tập viết.
-HS nghe.
___________________________________________________________________
Thứ năm ngày 14 tháng 01 năm 2016
Toán 
Tiết 99: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu
 1, Kiến thức: Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 4. Vận dụng bảng nhân để giải toán có lời văn.
2., Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính và giải toán chính xác.
3, Thái độ: Giáo dục cho các em yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy và học
- GV: Nội dung bài.
- HS: SGK, vở ghi.
III- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4?
- GV nhận xét.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài : Ghi tên bài.
b- Nội dung bài:
 Bài 1/ 100: Tính nhẩm.GV giúp đỡ HS làm bài.
- Yêu cầu cả lớp làm nháp.
- Gọi HS đọc to phép tính và kết quả trước lớp.
- GV nhận xét.
? Hãy so sánh kết quả của: 2 x 4 và 4 x 2?
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích có thay đổi không? (Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.)
 Bài 2/ 100 : Tính 
- Viết 2 x 3 + 4. Cho HS tính:
 2 x 3 + 4 = 6 + 4 = 10( Đ)
 2 x 3 + 4 = 2 x 7 = 14( S)
* Lưu ý: Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức có cả phép nhân và phép cộng ta thực hiện phép nhân trước rồi thực hiện phép cộng sau.
- Cho HS làm bảng con các phần còn lại.
- Chữa bài, nhận xét.
 Bài 3/100:- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt, làm vở.
- GV nhận xét.
 Bài giải

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2019_2020_chuan_kien_thuc.doc