Giáo án Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

 - Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa được khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan

- Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. phối hợp được màu sắc của nan dọc, nan ngang hài hòa

- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản

II. Đồ dùng:

- Vật mẫu, Các thanh nan

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 24 trang haihaq2 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
 Thứ hai ngày 18/2/2019
Sáng
Tiết 4: Đạo đức (2) 
Bài 11: Lịch sự khi nhận điện thoại (tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số yêu cầu, tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
VD : Biết chào hỏi và tự giới thiệu ; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn ; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. 
- Biết sử lí một số tình huống đơn giản 
*GDKNS : Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, bảng phụ, phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu bài học
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Sắm vai
- GV yêu cầu HS.
- Mời đại diện trình bày.
- GV nhận xét, KL: Khi nói chuyện điện thoại cần thể hiện sự lễ phép, đúng mực. Nếu mình chót gọi nhầm số máy thì phải xin lỗi 
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Làm việc theo nhóm và xử lí tình huống.
+ Ở lớp ta đã có ai nhận hộ điện thoại? Bây giờ xem lại việc làm của mình và thấy mình ứng xử đã được chưa?
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: Cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tồn trọng người khác.
- Khi nói chuyện qua điện thoại cần nói ngắn gọn rõ ràng, để tốn ít tiền cước phí.
- Khi người khác nói chuyện điện thoại không nên nghe trộm.
* + Em đã biết cư xử lịch sự khi nhận và gọi điện thoại chưa?
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
- HS nhắc lại 
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập và các tình huống, thảo luận và tìm ra lời thoại phù hợp, chuẩn bị sắm vai.
- Các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung và nêu cách nói khác.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận tìm cách ứng xử.
- Các nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- Chia sẻ.
- Lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức ( 5)
Bài 11: Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam 
*GDBV, MTBĐ (liên hệ): Yêu các vùng biển, hải đảo của tổ quốc
II. Chuẩn bị:
- Tranh, bảng phụ, Phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu phần bài học
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: BT1
- Các nhóm giới thiệu về 1 sự kiện, 1 bài hát, 1 bài thơ, tranh ảnh, nhân vật lịch sử có liên quan đến mốc thời gian hoặc địa danh của Việt Nam đã nêu ở BT1
- GV KL: ngày 2/9/1945 là ngày Chủ tich Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước VN dân chủ cộng hoà...
+ 7/5/1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ... 
Hoạt động 2: BT3
- GV yêu cầu: Học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch (các bạn trong lớp) về 1 trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, danh lam thắng cảnh, con người VN...
- Giáo viên khen nhóm làm tốt
*MT: Kể tên một số tài nguyên ở biển mà chúng ta biết? 
 + Các em sẽ làm gì với những tài nguyên đó? 
Hoạt động 3: Tổ chức triển lám
- GV cho HS trưng bày tranh theo nhóm
- GV nhận xét tranh vẽ của học sinh 
- Cho HS hát, đọc thơ theo chủ đề
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS nêu
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến
- Lắng nghe.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai
- Đại diện các nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhân xét, bổ sung.
- Dầu mỏ, đảo... 
- Bảo vệ, giữ gìn góp phần yêu quê hương đất nước 
- HS trưng bày tranh theo nhóm
- Lớp xem tranh và trao đổi
- HS hát, đọc thơ theo chủ đề
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 1: Thủ công + Lịch sử (1+4) 
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 18: Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 1 )
Bài 20: Ôn tập
3’
 35’
 3’
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng
II. Chuẩn bị của GV, HS 
- GV : Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền, tờ giấy kẻ ô lớn.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài học – Ghi đề bài.
2. Nội dung
Hoạt động 1: 
- Giáo viên treo bảng hình chữ nhật mẫu, hỏi : Hình chữ nhật có mấy cạnh? Độ dài các cạnh như thế nào?
- Giáo viên kết luận: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn cách kẻ.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu cách kẻ.
a) Cách kẻ hình chữ nhật
b) Cắt và dán hình chữ nhật
c) Hướng dẫn cách kẻ thứ 2
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước, như vậy chỉ còn cắt 2 cạnh còn lại.
- Giáo viên cho học sinh thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản trên giấy vở có kẻ ô.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS
C. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
I. Mục tiêu:
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện).
- VD: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân , thống nhất đất nước ; năm 981, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, 
- Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV).
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh, SGK 
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỷ XV.
- GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu.
- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc với phiếu.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị hai nội dung (câu hai và câu 3 SGK/53).
- GV gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV và HS nhận xét.
- GV chốt lại ý đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Trả lời câu hỏi của bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 19/2/2019
Sáng
Tiết 2: Thủ công (2)
Bài 12 : Ôn tập phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 Củng cố được kiến thức , kĩ năng gấp các hình đã học.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
- GV: Bài mẫu các loại hình đã học.
- HS : Giấy A4, kéo, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 20’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng 
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Đánh giá
- Đánh giá sản phẩm HS theo 3 mức độ: 
 Hoàn thành tốt: 
- Nếp gấp, đường cắt thẳng
- Thực hiện đúng quy trình
- Dán cân đối, phẳng
Hoàn thành: 
- Nếp gấp, đường cắt thẳng
- Thực hiện đúng quy trình
Chưa hoàn thành:
 - Nếp gấp, đường cắt không thẳng.
- Không đúng quy trình
- Chưa làm ra sản phẩm
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS trình bày 
- Lắng nghe
- Nhận xét.
Tiết 3. Kĩ thuật (5)
Lắp xe ben (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.
- Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị.
- Bộ lắp ghép mô h́ình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2'
25'
3'
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài, ghi tên bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: 5’
- GV đưa ra xe ben. Hướng dẫn học sinh quan sát.
+ Em hãy nêu các bộ phận của xe Ben?
- GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 
- Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Lắp từng bộ phận.
- Lắp ráp xe ben. H́ình SGK
- Hướng dẫn tháo rời các chi tiết (H́ình 1).
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp để dồ dùng lên bàn, GV kiểm tra.
- Nghe, nhắc lại.
- Quan sát nhận xét.
- Quan sát trả lời câu hỏi.
- HS quan sát và nêu các bộ phận
- HS trả lời
- Xem bảng SGK.
- Quan sát h́ình 2, 3, 4
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe.
Tiết 4. Thủ công (3)
Bài 13: Đan nong đôi (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa được khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan
- Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. phối hợp được màu sắc của nan dọc, nan ngang hài hòa
- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản
II. Đồ dùng:
- Vật mẫu, Các thanh nan 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng HS
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: 
- Cho HS nhắc lại cách đan nong đôi.
 + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
 + Bước 2: Đan nong đôi (nhấc 2 nan, đè 2 nan. Nan ngang trước và nan ngang sau lệch nhau 1 nan dọc)
 + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
Hoạt động 2: 
- Cho HS thực hành. 
- GV quan sát, hướng dẫn HS
- Nhắc HS cách dán nẹp
- Cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Về nhà em giới thiệu sản phẩm đã đan cho cả nhà xem.
- Em tập đan thêm các sản phẩm khác mà em thích.
- HS lắng nghe
 - HS thực hành đan nong đôi
- Trưng bày sản phẩm
- 
 - Lắng nghe
Chiều
Tiết 1 : Đạo đức + Khoa học (1+ 4) 
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 11: Đi dộ đúng quy định (tiết 2)
Bài 47: Ánh sáng cần cho sự sống
3’
35’
 2’
I. Mục tiêu:
- Nêu được 1 số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
*GDKNS:
- Kĩ năng an toàn khi đi bộ
- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không dúng quy định
II. Chuẩn bị:
- Đồ vật, SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
+ Trẻ em có quyền gì và có bổn phận gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
 Hoạt động 1: Làm bài tập 3 
- Quan sát tranh, thảo luận câu hỏi theo nhóm. 
+ Các bạn trong tranh có đi đúng quy định không?
+ Điều gì có thể xảy ra, vì sao ? 
+ Em sẽ làm gì nếu gặp bạn đi như thế ? 
- Vài nhóm hỏi đáp trước lớp. 
- Nhận xét, KL: Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. 

Hoạt động 2: Làm bài tập 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4. 
 - Nhận xét, kết luận:
+ Tranh 1, 2, 3, 4, 6 : Đi bộ đúng quy định.
 + Tranh 5, 7, 8 : Đi bộ sai quy định
+ Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. 
Hoạt động 3: Trò chơi : Đèn xanh, đèn đỏ.
- Giáo viên tổ chức cách chơi : 
Cách chơi : 
+ Đèn xanh : đi đều tại chỗ. 
+ Đèn vàng : đứng im và vỗ tay. 
+ Đèn đỏ : tất cả đứng im. 
- Quan sát HS
*+ Khi đi bộ trên đường em phải chú ý điều gì?
C. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về nhà ôn lại bài 
I. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của ánh sáng: 
- Đối với đời sống của con người: có ý thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ. 
- Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù. 
II. Chuẩn bị:
 - Tranh, SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu bài học trước
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài học – Ghi đề bài.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu ?
+ Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển như thế nào ?
+ Cây sống nơi thiếu ánh sáng sẽ ra sao?
+ Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng ?
- Mời đại diện báo bài.
- Nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm.
- Kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản, . 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2, trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao những bông hoa này lại có tên là hoa hướng dương ?
Hoạt động 2: Nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Tại sao một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo nguyên, được chiếu sáng nhiều? Trong khi đó lại có một số loài cây sống được trong rừng rậm, hang động ?
+ Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng ?
- Mời đại diện báo bài.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người một số loài hoa, vạn liên thanh, các loại thuộc họ gừng, họ cà phê, 
C. Củng cố -Dặn dò
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
Tiết 2: Đạo đức (3)
 Bài 11: Tôn trọng đám tang (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương mất mát người thân của người khác.
*GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh, bảng phụ, Phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học :	
TG
 Ho¹t ®éng cña GV
 Ho¹t ®éng cña HS
 3’
25’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là đám tang 
- Nhận xét, tuyên dương. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
- Gv đọc các ý kiến:
a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những 
người mình quen biết?
b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng
 người đã khuất 
c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá 
- Kết luận: Tán thành với các ý kiến b,c
Không tán thành với ý kiến a.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- GV chia lớp làm 2 nhóm, giao việc cho mỗi nhóm 1 tình huống (VBT)
- Mời đại diện trình bày.
- Nhận xét, kết luận: 
+ Tình huống a: Em không nên gọi bạn, chỉ trỏ, cười đùa .
+ Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, vặn to đài, ti vi .
 + Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn 
+ Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn
+ Tình huống c. 
Hoạt động 3: Trò chơi "Nên và không nên"
- GV phổ biến luật chơi
- GV nhận xét
- Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm" đám tang. Đó là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
C. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà thường xuyên vệ sinh nhà ở, thôn xóm sạch sẽ.
- HS ôn lại bài
- HS nêu
- HS nghe
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành hoặc lưỡng lự của mình.
- HS thảo luận theo nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày, kết quả lớp trao đổi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chơi trò chơi
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
 Thứ tư ngày 20/2/2019
Sáng
Tiết 1 : Lịch sử (5) 
Bài 22: Đường Trường Sơn
I. Mục tiêu:
- Ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đay là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, cho chiến trường, góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước của dân tộc ta.
*Tích hợp tài nguyên môi trường biển đảo
- Biết được Đường Hồ Chí Minh trên biển
- Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh sgk
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu bài học 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ độ, thanh niên xung phong đã "mở đường mòn Hồ Chí Minh", góp phần chiến thắng giặc Mĩ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn
 - Gv treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn và nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ.
Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
- GV hỏi:
+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc - Nam của nước ta?
+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
+ Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
- GV: Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Cũng như trong kháng chiến chống Pháp, lần này ta cũng dựa vào rừng để giữ bí mật và an toàn cho con đường huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến.
Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:
+ Tìm hiểu và kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Tổ chức thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Tổ chức thi trình bày thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
=>KL: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- GV nêu: Hiểu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn với kháng chiến chống Mĩ của ta nên giặc Mĩ đã liên tục chống phá. Trong 16 năm, chúng đã dùng máy bay thả xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc, nhưng con đường vẫn tiếp tục lớn mạnh. Em hãy nêu sự phát triển của con đường? Việc Nhà nước ta xây dựng lại đường Trường Sơn thành con đường đẹp, hiện đại có ý nghĩa thế nào với công cuộc xây dựng đất nước, của dân tộc ta?
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài.
- HS nêu
- Lắng nghe.
 - HS theo dõi, sau đó 3 HS nối tiếp lên chỉ vị trí của đường TS trước lớp.
+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc - Nam của nước ta.
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
+ Vì đường đi giữa rừng khó bị đich phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
- Nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Cả nhóm tập hợp thông tin, dán vào giấy khổ to.
+ 2 HS thi kể trước lớp.
+ Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp
- Lắng nghe.
- HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp thống nhất ý kiến: Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam - Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí.... để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- HS nghe, đọc SGK và trả lời: Dù giặc Mĩ liên tục chống phá nhưng đường Trường Sơn ngày càng mở thêm và vươn dài về phía Nam tổ quốc. Hiện nay Đảng và chính phỉ ta đã xây dựng lại đường Trường Sơn, con đường giao thông quan trọng ối hai miền Nam- Bắc đất nước ta. Con đường đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay
- Nghe.
Chiều
Tiết 1. TNXH + Địa lí (1+4) 
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 24 : Cây gỗ
Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh
3’
35’
 2’
I. Mục tiêu:
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ
- Chỉ được rễ ,thân, lá, hoa của cây gỗ.
*GDKNS : Kĩ năng kiên định, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phê phán ; phát triển kĩ năng giao tiếp.
*MT: Biết bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- Tanh, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu nội dung bài đó học 
- Nhận xét, tuyên dương. 
B. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ 
 - GV giao nhiệm vụ : quan sát cây mà mình mang đến lớp, nêu tên cây, tên các bộ phận chính của cây, nơi sống của cây
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp 
- Cho HS quan sát tranh 1 cây gỗ và nhận xét.
+ Thân cây có đặc điểm gì ? 
+ Thân cây gỗ có gì khác so với thân cây rau cải, cây hoa ? 
- GV: Cây gỗ là loại cây thân cứng, dần dần nó sẽ phát triển thành những cây to, cao tán lá xoá rộng, rễ ăn đâm sâu xuống đất. 
 Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán toả bóng mát.
Hoạt động 3 : Làm việc với SGK
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Nêu lợi ích của việc trồng cây gỗ 
+ Cây gỗ được trồng ở đâu ? 
+ Kể tên 1 số cây gỗ được trồng ở địa phương em ? 
 + Nêu ích lợi khác của cây gỗ ? 
- KL : Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm đồ dùng và làm những việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao, có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát 
C. Củng cố, dặn dò: 
* MT: Ở dịa phương em có trồng cây không? Em làm gì chăm sóc cây?
- Nhận xét tiết học 
-Về nhà các em thực hiện tốt ND vừa học
I. Mục tiêu: 
- HS biết thành phố Hồ Chí Minh:nLà thành phố lớn nhất cả nước và là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn.
- HS chỉ được vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.
- Biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
- Có ý thức tìm hiểu về thành phố Hồ Chí Minh và góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh
II. Chuẩn bị: 
 - Tranh ảnh, SGK 
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- HS nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bi:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
- Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Thành phố nằm bên sông nào? Cách biển bao xa?
+ Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
+ Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào?
+ Quan sát hình 1, cho biết thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những địa phương nào?
+ Từ thành phố có thể đi tới các nơi khác bằng phương tiện giao thông nào? Thành phố có sân bay quốc tế và hải cảng nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích và dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi
- Thảo luận theo cặp.
+ Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn
+ Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò
- GV yêu cầu HS thi đua gắn tranh ảnh sưu tầm được (HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh)
- Nhận xét tiết học
 Thứ năm ngày 21/2/2019
Sáng
Tiết 4: Khoa học (5)
Bài 47: Lắp mạnh điện đơn giản
I. Mục tiêu:
 - Lắp một mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn và dây dẫn.
*GDBVMT : Có ý thức sử dụng loại năng lượng này một cách tiết kiệm.
II. Chuẩn bị:
- Tranh 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
35’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu nội dung bài đã học 
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
- GV lần lượt làm thí nghiệm sau:
+ Lắp mạch diện có nguồn điện là pin để thắp sáng đèn, sau đó ngắt một chỗ nối trong mạch để tạo ra một chỗ hở. Đèn có sáng không?
+Tiếp tục chèn vào chỗ hở của mạch một miếng nhôm.
- Chốt lại:
+ Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện
Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- GV viết lên bảng một số vật liệu
- GV lần lượt nói tên vật liệu
- GV chốt lại: Một số chất dẫn điện là: đồng, nhôm, sắt (kim loại). Một số chất cách điện là: nhựa, cao su, sứ thuỷ tinh, gỗ khô, bìa . 
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:
+ Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?
+ Cái ngắt điện có vai trò gì?
- Mời đại diện báo bài.
- GV nhận xét. 
C. Củng cố - dặn dò.
*MT: Ở nhà em đã dùng điên tiết kiệm chưa?
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS nêu
- Lớp làm việc theo nhóm 4
- Các nhóm nhận xét: 
- Đại diện nhóm lên thực hành chèn tiếp vào chỗ hở một số vật liệu như: đồng, sắt, cao su, thuỷ tinh, nhưa, bìa, 
- Các nhóm nhận xét
- Cử 2 đội, mỗi đội có 5 thành viên. Mỗi lượt chơi có 1 người là thành viên ở mỗi đội 
- 2 người chơi thi đua tìm ra nhanh vật được GV nêu tên sau đó đánh X vào nếu đó là vật dẫn điện, dấu * vào nếu đó vật cách điện . 
- Làm việc theo nhóm đôi
- 
Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Chia sẻ.
- Lắng nghe
Tiết 3: Khoa học (4)
Bài 48 : Ánh sáng cần cho sự sống (tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh, SGK
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
35’
3’
1. KTBC
+ Anh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của thực vật ?
- GV nhận xét và tuyên dương.
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Con người và động vật cần ánh sáng cho sự sống của mình như thế nào ? Các em cùng học Tiết.
b. Tìm hiểu Tiết
 Hoạt động 1:Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu: trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
 +Anh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người ?
+ Tìm những ví dụ chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người.
- Gọi HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến, GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng thành 2 cột:
 + Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
+ Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
- Nhận xét các ý kiến của HS.
- GV giảng: Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Anh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia sáng giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.
- GV hỏi tiếp:
 + Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời ?+Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
- GV chuyển hoạt động: Con người sẽ không thể sống được nếu không có ánh sáng. Còn động vật thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp Tiết.
Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật
- Tổ chức HS thảo luận nhóm.
-Treo bảng phụ có ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
- Yêu cầu: Trao đổi, thảo luận, thống nhất câu trả lời và ghi câu trả lời ra giấy.
- Gọi đại diện HS trình bày các câu hỏi thảo luận là:
+ Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ?
+ Kể tên một số động vật kiếm ăn ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
+ Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó ?
+ Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận: Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Anh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật. Trong thực tế người ta áp dụng nhu cầu về ánh sáng khác nhau của động vật để có những biện pháp kĩ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
 3. Củng cố, dặn dò
 + Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người ?
 + Ánh sáng cần cho đời sống của động vật như thế nào ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS thuộc Tiết ngay tại lớp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- Thảo luận, trả lời:
+Anh sáng giúp ta: nhìn thấy mọi vật, phân biệt đuợc màu sắc, kẻ thù, các loại thức ăn, nước uống, nhìn thấy được các hình ảnh của cuộc sống, 
 +Anh sáng còn giúp cho con người khoẻ mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể, 
- HS nghe.
- HS trả lời:
 +Nếu không có ánh sáng Mặt Trời thì Trái Đất sẽ tối đen như mực. Con người sẽ không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn nước uống, động vật sẽ tấn công con người, bệnh tật sẽ làm cho con người yếu đuối và có thể chết.
 + Anh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên.
- HS nghe.
- HS trả lời
- HS ngồi 2 bàn trên dưới quay lại trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu, các nhóm khác bổ sung.
- Câu trả lời đúng là:
ü Tên một số loài động vật: chim, hổ, báo, hươu, nai, mèo, chó, gà, thỏ, voi, tê giác, sư tử, cú mèo, chuột, rắn, trâu, bò, Những con vật đó cần ánh sáng để diện tích cư đi nơi khác tránh rét, tránh nóng, tìm thức ăn, nước uống, chạy trốn kẻ thù.
ü Động vật kiếm ăn vào ban ngày: ga, vịt, trâu, bò, hươu, nai, voi, tê giác, thỏ, khỉ, 
 Động vật kiếm ăn vào ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú mèo, dơi, ếch, nhái, côn trùng, rắn, 
ü Các loài động vật khác nhau, có loài cần ánh sáng, có loài ưa bóng tối.
ü Trong chăn nuôi người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2018_2019.doc