Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.

- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.

- Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.

* Với học sinh khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.

- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.

II. Chuẩn bị.

- Bộ lắp ghép mô h́ình kỹ thuật.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 23 trang haihaq2 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Thứ hai ngày 25/2/ 2019
Sáng 
Tiết 4: Đạo đức ( 2)
Thực hành kĩ năng giữa kì II
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số bài đạo đức đã học.
- Biết vận dụng và thực hành kĩ năng, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người học sinh. 
- Có thái độ phù hợp với từng nội dung.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu phần bài học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Thảo luận: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2 theo phiếu học tập sau đó cả lớp cùng đàm thoại theo các nội dung sau:
+ Khi nhặt được của rơi, em sẽ làm gì?
+ Khi cần một điều gì đó ví dụ như một cái bút mới vì bút em đã bị hỏng, em cần phải làm gì? Khi nói thái độ của em như thế nào?
+ Nếu có nhận điện thoại khi ở nhà em sẽ nói như thế nào? Vì sao?
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết hợp liên hệ thực tế cuộc sống của các em.
- GV tổng kết.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nhắc lại 
- Lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm đôi các nội dung trong phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày, kết hợp liên hệ thực tế bản thân các em ở gia đình, địa phương và trong cuộc sống hàng ngày của các em.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- HS nêu lại các nội dung đã thảo luận.
- Lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức (5)
 Thực hành kĩ năng giữa học kì II
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu phần bài học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: (cá nhân)
Bài tập 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương. 
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (nhóm)
Bài tập 2: Hãy ghi những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó?
- GV phát phiếu học tập 
- Mời đại diện một số nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS làm bài ra nháp.
- HS thảo luận nhóm 
- Các nhóm trình bày
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 1: Thủ công + Lịch sử (1+4)
NTĐ 1
NTĐ 4
TG
Bài 18: Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 2 )
Bài 21. Trình - Nguyễn phân tranh
 3’
 35'’
 2’
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng
II. Chuẩn bị: 
- Hình chữ nhật mẫu, tờ giấy kẻ ô lớn.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài học.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Giáo viên nhắc lại cách cắt hình chữ nhật.
 + Để kẻ hình chữ nhật ta dựa vào mấy cách? Cách kẻ và cách cắt nào đơn giản, ít thừa giấy vụn?
 - theo dõi
Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản trên giấy vở có kẻ ô.
- HS thực hành.
- GV giúp đỡ HS.
- Học sinh trình bày sản phẩm vào vở.
- GV và HS nhận xét đánh giá sản phẩm của HS.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
I. Mục tiêu:
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
 + Từ thế kỉ XVI, triều nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều và Bắc Triều, tiếp đó là Đàng Trong Và Đàng Ngoài.
 + Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiên cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực : đời sống đói khát , phải đi lính và chết trận , sản xuất không phát triển.
- Dùng lược đồ Việt Nam để âđng tranh giới chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài.
*GDLSĐP: Giáo dục học sinh biết các đời vua nhà Mạc ở Cao Bằng
II. Chuẩn bị:
- Lược đồ, phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu bài học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỷ XVI.
+ Những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều Hậu Lê thế kỉ XVI?
- Gọi HS phát biểu.
- GV tổng kết ý kiến của tất cả HS, sau đó giải thích về từ “vua quỷ” và “vua lợn” để HS thấy rõ sự suy sụp của nhà Hậu Lê.
Hoạt động 2: Nhà mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều.
- Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm:
+Trình bày khái quát tình hình đất nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long.
+ Nhà Mạc ra đời? Triều đình Nhà Mạc được sử cũ gọi là gì? (Năm 1527 lợi dụng tình hình suy thoái nhà Hậu Lê. Mạc Đăng Dung cầm đầu một số quan lại cướp ngôi. Bắc triều (vì ở phía Bắc)).
+ Nam triều là triều đình của dòng học phong kiến nào? Ra đời? (Nam triều là triều đình họ Lê: Năm 153 ở Thanh Hóa)
+ Vì sao có chiến tranh Nam Bắc Triều? (Hai thế lực PK Nam triều; Bắc triều tranh giành quyền lực gây cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều)
+ Chiến tranh Nam Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm? Kết quả? (Kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592. Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc)
- Mời đại diện trình bày.
- GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn. 
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
+ Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
+ Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới của Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 4: Đời sống nhân dân cuối thế kỷ XVI.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu đời sống của nhân dân ở thế kỷ XVI.
+ Đời sống của ND ở thế kỉ XVI?
(Vô cùng cực khổ, đàn ông ra trận chém giết lẫn nhau, đàn bà, trẻ em sống đói rách. KT đất nước suy yếu)
=> Ghi nhớ.
*LSĐP:
+ Em hãy cho biết các đời vua Nhà Mạc ở Cao Bằng?
(3 đời vua: Mạc Kính Cung (1593 – 1625), Mạc Kính Khoan (1625 – 1638) và Mạc Kính Vũ (1638 – 1677)).
- GV giới thiệu thêm: Năm 1592, trong trận đánh chiếm thành Thăng Long, Nhà Mạc thua, rút chạy lên Cao Bằng cố thủ, xây dựng căn cứ và đã trải qua 3 đời vua: Mạc Kính Cung (1593 – 1625), Mạc Kính Khoan (1625 – 1638) và Mạc Kính Vũ (1638 – 1677), một số dấu tích vẫn còn đến ngày nay.
C.Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
 Thứ ba ngày 26/2/2019
Sáng
Tiết 2: Thủ công (2)
Bài 13 : Làm dây xúc xích trang trí (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 Biết cách làm dây xúc xích trang trí
II. Chuẩn bị:
- Mẫu dây xúc xíc, giấy, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 20’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng 
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu dây xúc xích
 + Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? ? Có hình dáng, màu sắc, kích thước như thế nào? 
+ Để có được dây xúc xích ta phải làm như thế nào? 
- GV nhận xét, KL:
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
 Bước 1: Cắt thành các nan giấy
 + Lấy giấy khác màu, cắt các nan rộng 1ô, dài 12 ô. Mỗi tờ cắt 4- 6 nan
Bước 2: Dán các nan thành dây xúc xích
+ Bôi hồ dán nan thứ nhất thành vòng tròn
+ Luồn nan 2 vào nan 1 rồi dán thành vòng tròn
 + Làm dây xúc xích dài theo ý muốn
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS trình bày 
- HS quan sát
- Bằng giấy 
- Hình tròn, nhiều màu, kích thước bằng nhau 
- Cắt các nan giấy 
- HS theo dõi
- Lắng nghe
Tiết 3. Kĩ thuật (5)
Lắp xe ben (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.
- Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị.
- Bộ lắp ghép mô h́ình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3'
25'
2'
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi học sinh nhắc lại quy trình lắp.
- Nhận xét.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài, ghi tên bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV đưa ra xe ben. Yêu cầu học sinh quan sát, nhắc lại các bộ phận xe Ben. 
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết cần thiết theo nhóm 4. 
- Cử đại diện nhóm trình bày cách thực hiện lắp xe Ben
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS thực hành lắp xe theo nhóm 4
- GV kiểm tra, quan sát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm:
- Hướng dẫn cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
- GV nhận xét tiết học.
- 1 học sinh nêu.
- Nghe, nhắc lại.
- Quan sát nhận xét.
- Quan sát trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
- HS thực hành lắp xe theo nhóm 4
- Đánh giá sản phẩm.
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe.
Tiết 4. Thủ công (3)
 Bài 14: Làm lọ hoa gắn tường (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách làm lọ hoa gắn tường
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu lọ hoa gắn tường đã dán và một lọ chưa dán
 - Tranh quy trình, giáy thủ công
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng HS
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu lọ hoa gắn tường, nêu câu hỏi:
+ Hình dạng lọ hoa như thế nào?có màu gì?
+ Lọ hoa có những bộ phận nào? 
+ Tờ giấy gấp lọ hoa là hình gì? 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
 Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ và gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy lên bàn mặt màu ở trên, gấp lên 3 ô để làm đế lọ hoa.
- Xoay dọc tờ giấy để mặt kẻ ô ở trên, gấp nếp gấp thứ nhất cách mép giấy 1 ô.
- Lật tờ giấy sang mặt màu gấp nếp thứ 2 cách nếp thứ nhất 1 ô.
- Lật giấy gấp tiếp như vậy cho hết tờ giấy.
 Bước 2: Tách phần gấp đế lọ ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ
- Một tay cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón trỏ và ngón cái tay kia cầm vào từng nếp gấp làm đế lọ kéo tách ra.
- Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được, kéo ra để được như hình b.
 Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường
- Để dán lọ hoa được cân đối, vẽ hình trên vào phần giấy trưng bày sản phẩm.
- Bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ. Sau đó dán vào vị trí đã vẽ.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét chung tiết học
- Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau thực hành.
- HS lắng nghe
- Dài, phình to ở miệng, thu nhỏ dần về đáy.
- Miệng, thân, đáy.
- Hình chữ nhật
- Quan sát 
 - Lắng nghe
- Gọi 1 HS nhắc lại các bước gấp
- Cho HS tập gấp lọ hoa.
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 1: Đạo đức + Khoa học (1+4) 
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Thực hành kĩ năng giữa học kì II
 Bài 49: Ánh sáng và bảo vệ đôi mắt
 3’
35’
 2’
I. Mục tiêu.
- HS biết thực hiện tốt 1 số kĩ năng đã học trong các bài ở HKI đến giữa HKII.
- Biết giải quyết 1 số tình huống trong các bài đã học.
- Biết lễ phép, vâng lời cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, Phiếu bài tập 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời:
+ Đi bộ đúng quy định có lợi gì ?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1 : Ôn bài lễ phép vâng lời thầy cô giáo, em và các bạn.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:
+ Gặp thầy cô giáo em cần phải làm gì?
+ Khi nhận hay đưa vật gì cho thầy cô giáo em đưa thế nào?
+ Để biết ơn thầy cô giáo em cần làm gì?
+ Là bè bạn chơi với nhau em cần làm gì?
- GV lần lượt nhận xét và tuyên dương đánh giá.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- GV đưa ra 2 tình huống và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
+ Tình huống 1: Trên đường đi học về Nga gặp thấy giáo cũ . Theo em bạn Nga nên làm thế nào?
+ Tình huống 2: Văn gặp lại bạn Ngân sau mấy tháng xa cách. Theo em bạn Văn nên làm gì?
- GV bao quát giúp đỡ các nhóm
- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: Ôn bài đi bộ.
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
+ Khi đi bộ trên đường phố em cần chú ý gì?
+ Ở đường lộ nông thôn khi đi bộ em nên chú ý điều gì?
+ Vì sao chúng ta phải đi đúng quy định?
- GV nhận xét chung.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau
I. Mục tiêu :
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản ánh sáng, để bảo vệ mắt.
- Hiểu và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Biết tránh, không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
*GDKNS: - Kĩ năng trình bày
 - Kĩ năng bình luận
II. Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh 
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu nội dung bài trước 
- Nhận xét.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng? 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 + Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn ?
 + Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Anh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt...
Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra ? 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu: quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGK cùng nhau xây dựng đoạn kịch có nội dung như hình minh hoạ để nói về những việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- GV đi giúp đỡ các nhóm bằng các câu hỏi:
 + Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng ?
 + Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì ?
 + Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn ?
 + Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì ?
- Nhận xét, thảo luận: 
 Dùng kính hướng về ánh đèn pin bật sáng. 
+ Em đã nhìn thấy gì ?
- GV giảng: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt.
Hoạt động 3: Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2.
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ 5, 6, 7, 8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 + Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết ? Tại sao ?
- HS thảo luận cặp đôi quan sát hình minh hoạ và trả lời theo các câu hỏi.
- Gọi đại diện HS trình bày ý kiến, yêu cầu mỗi HS chỉ nói về một tranh, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận: 
C. Cñng cè, dÆn dß:
 - Nhận xét chung giờ học.
- ChuÈn bÞ bµi sau.
Tiết 3. Đạo đức (3)
Thực hành kĩ năng giữa học kì II
I. Mục tiêu: 
 HS thực hành bài 9, 10, 11 hiểu và thực hành thành thạo trong từng tình huống.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh, Phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học :	
TG
 Ho¹t ®éng cña GV
 Ho¹t ®éng cña HS
3’
25’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại nội dung bài đã học 
- Nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế 
- Chia nhóm giao việc cho từng nhóm biểu hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- HS GV nhận xét.
Hoạt động 2: 
Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài.
 - GV cho HS làm bài, báo bài
 - Nhận xét, khen
Bài 11: Tôn trọng đám tang
 - HS tự làm bài, báo kết quả 
C.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học, 
- HS ôn lại bài
 - HS nêu
- HS các nhóm đóng vai trình bày trước lớp.
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm. đóng và. trình bày trước lớp.
- Làm bài
- Lắng nghe
 Thứ tư ngày 27/2/2019
Sáng
Tiết 1: Lịch sử (5) 
Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
I. Mục tiêu:
- Vào dịp tết Mậu Thân (1968), quân và dân miền nam đã tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào sứ quán Mĩ ở Sài gòn.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân (1968) đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân và dân ta.
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK, PHT
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3'
35’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ 
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
+ Kể tên một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
- GV cho HS quan sát ảnh quân giải phóng tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 và hỏi: Mô tả những gì em thấy trong ảnh, bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì.
- GV Vào tết Mậu thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công, tiêu biểu là cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử này.
2. Nội dung
Hoạt động 1. Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu cho mối nhóm
 + Xuân Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đó làm gì ?
+ Thế nào là Tổng tiến công ?
+ Thế nào là “ Nổi dậy ”
+ Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân.
+ Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công đồng loạt của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
+ Trình bày bối cảnh chung của cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- GV nhận xét, kết luận: Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến cụng và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 , các lực lượng đặc công của ta đó bí mật ém quân tại thành phố Sài Gòn( và các thành phố khác) vũ khí được vận chuyển đến các địa điểm bớ mật ( đạn dược gói trong bánh trưng giả )Lực lượng biệt động đặc công làm nhiệm vụ tiên phong đánh các vị trớ chiến lược, hiệu lệnh tấn công được phát sau khi Bác Hồ đọc thơ chúc Tết.
Hoạt động 2. Trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968.
 Thảo luận nhóm.
 + Em hãy trình bày lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quân Mĩ tại Sài Gòn ?
- GV nhận xét.
- GV ghi bảng: Ta tấn công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
 Đây là mục tiêu quan trọng trong số 9 mục tiêu trọng yếu tại Sài Gòn. Vì đây là cơ quan đầu não chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam.
- Thảo luận cả lớp:
+ Trận đánh của quân giải phóng vào Sứ quán Mĩ đó có kết quả như thế nào ?
+ Tại sao ta lại chọn đánh vào tòa Sứ quán Mĩ ?
Hoạt động 3. Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đồng loạt vào những đâu ?
+ GV ghi bảng: Tấn công địch trên khắp miền Nam.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đó làm cho địch trở nên như thế nào ?
 + Làm cho địch hoang mang lo sợ.
+ Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân Mĩ buộc phải làm gì ?
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đó tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước như thế nào ?
- GV nhận xét và ghi bảng .
=>Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ta chủ động tấn công vào tận sào huyệt của địch.
C. Củng cố - Dặn dò.
- GV tổng kết bài học: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968, khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn,cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù. Trận công phá vào Toà Đại sứ quán Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây, cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- Là tuyến đường chính chi viện cho chiến trường miền Nam giải phóng đất nước.
- Anh hùng Nguyễn Viết Sinh, 10 cô gái trên ngã Ba Đồng Lộc
- Lắng nghe
- HS chia thành các nhóm nhỏ cùng thảo luận để giải quyết các yêu cầu của phiếu.
+ Xuân Mậu Thân 1968 quân dân miền Nam đó tổng tiến công và nổi dậy .
+ Tổng tiến công: chủ động tiến đánh quân địch mạnh mẽ cựng một thời gian,trên tất cả các mặt trận.
+ Nổi dậy: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở địa phương để phối hợp hành động với cuộc tổng tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng, nhằm đánh bại quân địch.
- Bất ngờ: Tấn công vào đêm giao thừa ,đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn.
- Đồng loạt : Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự.
- Một nhóm trình bày tóm tắt nội dung từ “ Đêm 30 Tết đến .của địch ”
 - HS lắng nghe.
 - 2 nhóm HS thuật lại kết hợp chỉ tranh.
“ Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quân Mĩ, làm sập một mảng tường bảo vệ. Các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên linh gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới Sứ quán, lính Mĩ bảo vệ Sứ quán chống trả quyết liệt nhưng không thể đẩy lùi được cuộc tiến công của ta, Địch phải dùng máy bay lên thẳng chở thêm lính Mĩ đổ xuống nóc Sứ quán để phản kích. Bọn chỉ huy hoảng hốt, bí mật đưa Đại sứ bân cơ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiển ở đây đó diễn ra suốt 6 giờ đồng hồ, khiến cho Sứ quán Mĩ bị tê liệt.”
- Trả lời.
- Trận đánh của quân giải phóng vào sứ quán Mĩ đó làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
 -Vì đây là mục tiêu quan trọng nhất trong số 9 mục tiêu trọng yếu tại Sài Gòn.
- Trả lời.
- Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu hết khắp các thành phố , thị xã, miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng 
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đó làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng hoang mang lo sợ.
- Sau đon bất ngờ Mĩ buộc phải thựa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Chiều
Tiết 1. TNXH + Địa lí (1+4): 
NTĐ 1
NTĐ 4
TG
Bài 25: Con cá
Bài 25: Thành phố Cần Thơ
3’
35’
2’
I. Mục tiêu
- Kể tên và nêu ích lợi của cá.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
*GDKNS:- Kĩ năng ra quuyết định, kĩ năng tìm kiếm
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
*GDBVMT, BĐ: Liên hệ giới thiệu các loài cá biển (và sinh vật biển) 
II. Chuẩn bị:
- Tranh, SGK
III. Các hoạt động dạy học	
A. Kiểm tra bài cũ: 
 + Cây gỗ trồng để làm gì? 
 - GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
 Hoạt động1: Quan sát con cá
- GV giới thiệu con Cá: Con Cá này tên là cá chép, nó sống ở ao, hồ, sông. 
*GDTNMTBĐ ( Liên hệ ):
 + Kể tên một số loài vật, các vi sinh vật sống ở biển mà em biết?
 - Hướng dẫn HS quan sát con cá.
- GV nêu câu hỏi gợi ý.
 + Chỉ và nói tên bộ phận bên ngoài con cá
 + Cá bơi bằng gì?
 + Cá thở bằng gì?
Cho HS thảo luận theo nội dung sau:
 + Nêu các bộ phận của Cá
 + Tại sao con cá lại mở miệng?
 - GV theo dõi, HS thảo luận.
 - GV cho 1 số em lên trình bày: Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận.
Hoạt động 2 :Làm việc với SGK
- GV cho HS thảo luận nhóm 
- GV theo dõi, HS thảo luận.
 - 1 số em lên hỏi và trả lời: GV nhận xét.
- GV kết luận : Ăn cá rất có lợi cho sức khoẻ, khi ăn chúng ta cần phải cẩn thận tránh mắc xương.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xt tiết học
- Về nhà xem lại bài, và chuẩn bị bài sau.
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
 + Thành phố ở trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
 + Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
 - Chỉ được thành phố Cần Thơ trên (lược đồ).
II. Chuẩn bị: 
- Tranh SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu bài học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp 
- HS dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi mục 1trong SGK 
 - GV nhận xét 
Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của ĐB SCL 
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
Bước 1 : Các nhóm dựa vào tranh ảnh bản đồ VN, SGK thảo luận gợi ý: 
- Tìm dẫn chứng thể hiện Cần thơ là 
+ Trung tâm kinh tế 
+ Trung tâm văn hóa, khoa học 
+ Trung tâm du lịch 
- Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ?
- GV mô tả thêm về sự trù phú của Cần Thơ và các hoạt động văn hoá của Cần Thơ.
- GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 - GV nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 28/2/2019
Sáng 
Tiết 1: Khoa học (5)
Bài 49: Ôn tập: Vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu:
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát và thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
*GDBVMT: Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các thành tựu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Pin, bóng đèn, dây dẫn, thẻ từ... 
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
35’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài đã học
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng?”
- Yêu cầu thư kí chỉ ghi lại những lần sai 
- GV đọc to từng câu hỏi và các đáp án để HS lựa chọn. SGK trang 100-101
Hoạt động 2: Tổng kết bài học và dặn dò
- GV: Về nhà các em ôn tập kĩ những nội dung hôm nay được tổng kết và chuẩn bị cho bài học sau.
-Trò chơi “Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”
- GV nêu nhiệm vụ:
- Tổ chức:
- Tính điểm: 
- GV mời đại diện các nhóm làm trọng 
 tài.
*MT: Khi sử dụng đồ điện chúng ta cần chú ý dều gì?
- Tổng kết điểm, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời 
- Các nhóm được quyền suy nghĩ trong vòng 15 giây mỗi câu hỏi sau đó giơ bảng từ lựa chọn.
- Thư kí tổng kết điểm và báo cáo GV
- HS nhóm đạt giải lên nhận phần thưởng.
- Mỗi nhóm một bảng phụ
- Mỗi nhóm 4 em 
HS đứng đầu lên viết lên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết, 
- Lắng nghe
Tiết 3: Khoa học (4)
Bài 50: Nóng lạnh và nhiệt độ
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể,nhiệt độ không khí.
 II. Chuẩn bị:
 - Cốc, chén... 
III. Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài học trước
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Sự nóng, lạnh của vật
- GV nêu: Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của một vật.
+ Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết?
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi:
 +Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ? Vì sao em biết?
- Gọi HS trình bày ý kiến và yêu cầu, HS khác bổ sung.
- GV giảng và hỏi tiếp : Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong H1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất ?
Hoạt động 2: Giới thiệu cách sử dụng nhiệt kế
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D. Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A,D sau đó chuyển nhanh vào chậu B,C. Hỏi: Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó ?
- GV giảng bài: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. 
- Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : nhiệt kế đo nhiệt dộ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. ...
- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:
 + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
 + Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
- Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.
- GV giảng: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370c. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh.
C. Củng cố dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiết sau
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau trả lời:
 +Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng.
 +Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủi lạnh.
- Quan sát hình và trả lời.
- HS trình bày ý kiến: Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.
- HS nghe và trả lời câu hỏi: Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.
- HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:
 + Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS đọc : 300C
 + 1000C
+ 0 0 C
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- Đọc 370C
-Vài HS trả lời. 
- HS trả lời.
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 3: Khoa học (5)
Bài 50: Ôn tập vật chất và năng lượn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2018_2019.doc