Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Vương Thuý Kiều

Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Vương Thuý Kiều

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng có dạng 38 + 25.

2. Kỹ năng:

- Áp dụng phép cộng dạng 38 + 25 để giải các bài toán có liên quan.

- Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trư¬ớc.

3. Thái độ:

 - Giúp HS yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận kiên trì.

II. Đồ dùng – Chuẩn bị :

- GV: SGK, máy tính.

 - HS: Que tính, vở, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

docx 68 trang huongadn91 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Vương Thuý Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc	 Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	- Hiểu được nghĩa của các từ mới: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay
 	- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.
2. Kĩ năng : 
 	- Đọc trơn được bài, đọc đúng các từ khó, từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
 	- Nghỉ ngơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Giọng đọc phân biệt rõ lời các nhân vật.
3. Thái độ : 
- HS biết đoàn kết trong tình bạn.
II. Đồ dùng – Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh họa, máy tính.
- HS: SGK Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Bài cũ:
Kiểm tra đọc Bài Mít làm thơ và TLCH
- Nhận xét, tuyên dương
- HS đọc và trả lời 
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Muốn biết chuyện gì đã xảy ra trong lớp học của các bạn nhỏ chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc: “Chiếc bút mực”
- Ghi đầu bài lên bảng 
- Cảnh trong lớp học 
- Mở SGK tr 40
b)Dạy bài mới:
34’
Tiết 1 
Luyện đọc: 
MT: Giúp HS đọc lưu loát, rõ ràng
Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu, đọc rõ ràng, phân biệt lời giữa các nhân vật.
- HS khá đọc lại. 
HD phát âm các từ khó: 
- Từ: nức nở, loay hoay, hồi hộp
- Yêu cầu HS đọc các từ khó 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Cá nhân, ĐT
- HS luyện đọc 
HD ngắt giọng: 
+ Ở lớp 1A,/ học sinh/ bắt đầu được viết bút mực,/ chỉ còn/ Mai và Lan/ vẫn phải viết bút chì.
GV HD HS chia đoạn 
- Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc các câu khó ngắt giọng 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2 
- Hỏi: hồi hộp có nghĩa là gì ?
- HS chia đoạn
- HS tìm cách đọc 
- HS đọc
- Hồi hộp có nghĩa là không yên lòng và chờ đợi một điều gì đó 
Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc đoạn 1, 2 theo nhóm 
- HS luyện đọc nhóm
Thi đọc
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc
- Gọi HS nhận xét 
- GV tuyên dương
- Nhóm thi đọc
- HS nhận xét
Đọc đồng thanh
- YC HS đọc đồng thanh
- HS đọc
Tìm hiểu đoạn 1, 2:
MT: Giúp HS hiểu nội dung bài học
- Trong lớp có bạn nào vẫn phải viết bút chì?
- Gọi 1 HS đọc và hỏi: Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?
?HS đọc và hỏi : Thế trong lớp chỉ còn mấy bạn phải viết bút chì 
* Chuyển đoạn: Lan đã được viết bút mực còn Mai thì chưa, Vậy chuyện gì đã xảy ra? Chúng ta cùng học tiếp đoạn còn lại để biết được điều đó.
- Mai và Lan 
- Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
- Một mình Mai 
Tiết 2
7’
Nhắc lại phần tiết 1: 
Các con đã được luyện đọc bài để giúp các con hiểu rõ hơn nội dung bài cùng chuyển sang phần tìm hiểu bài
10’
Luyện đọc 
Đọc mẫu đoạn 3,4:
MT: Giúp HS đọc lưu loát, rõ ràng
- GV đọc mẫu 
- HS khá đọc lại. Cả lớp theo dõi 
Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Từ: ngạc nhiên, lớp
- Gọi HS đọc
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp đọc 
HD ngắt giọng:
+ Bỗng/ Lan gục đầu xuống bàn/ khóc nức nở.
- YC HS tìm cách đọc câu dài, câu diễn cảm sau đó cho lớp luyện đọc.
- Gọi HS đọc
- HS tìm cách đọc
- HS đọc
Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng đoạn 
- Nối tiếp đọc 
Thi đọc:
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Gọi HS nhận xét
- HS thi đọc
- HS nhận xét
Đọc đồng thanh:
- YC lớp đọc
- HS đọc
10’
Tìm hiểu đoạn 3, 4:
MT: Giúp HS hiểu nội dung bài học.
Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan?
- Lúc này bạn Mai loay hoay với hộp bút như thế nào ?
- Vì sao bạn Mai lại loay hoay như vậy?
- Cuối cùng Mai đã làm gì?
? Thái độ của Mai như thế nào khi biết mình cũng được viết bút mực 
- Mai đã nói với cô thế nào?
- Theo em bạn Mai có đáng khen không ? Vì sao?
- Lan quên bút ở nhà 
- Bạn Mai mở hộp bút ra rồi lại đóng hộp bút vào 
- Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại không muốn.
- Đưa bút cho Lan mượn 
- Mai thấy hơi tiếc
- HS TL
8’
Luyện đọc lại: 
MT: Giúp HS thể hiện tốt giọng các nhân vật
- GV gọi HS đọc theo vai 
- Gọi HS đọc toàn bài
- Gọi nhận xét 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- HS đọc theo vai
- HS đọc 
- HS nhận xét
- HS đọc 
- Thích Mai vì Mai là người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn bè. Luôn giúp đỡ mọi người.
5’
3. Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì 
- Bài sau: Mục lục sách 
- HS lắng nghe
Môn: Toán Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
38 + 25
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng có dạng 38 + 25.
2. Kỹ năng:
- Áp dụng phép cộng dạng 38 + 25 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 
3. Thái độ: 
 - Giúp HS yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận kiên trì.
II. Đồ dùng – Chuẩn bị : 
- GV: SGK, máy tính.
 - HS: Que tính, vở, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện các phép tính sau
?) Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- Nhận xét, tuyên dương
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- Lắng nghe
- HS ghi vở 
b)Dạy bài mới:
10’
Giới thiệu phép cộng 38 + 25:
- Nêu bài toán: Có 38 que tính, thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- HS dùng que tính tìm kết quả
- HD HS tìm kết quả của 38 + 25 như sau:
Chiếu silde
- Gọi HS lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
- Nghe và phân tích bài 
- Thực hiện phép cộng 38 + 25
- HS thao tác trên que tính, có tất cả 63 que tính.
 38
 + 25
 63
- HS nêu
Luyện tập :
MT: Giúp HS thực hiện tính thành thạo số có hai chữ số.
7’
Bài 1: Tính :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nhận xét chữa bài
- Nêu cách thực hiện phép tính: 
38 + 45; 68 + 4
- HS đọc đề
- HS làm bài.
- 2HS nhận xét Đ/S
 - HS nêu
7’
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
- YC HS đọc đề
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét chữa bài.
- Muốn tìm tổng của hai số hạng ta làm thế nào?
- HS đọc đề
- HS làm bài
- HS chữa
- 2HS nêu cách làm
8’
Bài 3: Giải toán
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 28 + 34 ?
- Nêu cách thực hiện phép cộng:
 28 + 34.
- Đọc đề bài.
- HS làm bài
- HS nhận xét
- HS trả lời.
- HS giải thích.
8’
Bài 4: Điền dấu > ; < ; =
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
?) Nêu cách so sánh các tổng trên
- HS đọc
- HS làm bài 
- HS nhận xét
- HS nêu
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích vì sao 8 + 9 = 9 + 8 
- Phép tính sau làm đúng hay sai ? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng
 45 
 + 16 
 51 
- Nêu cách đặt tính và tính phép cộng có nhớ hai số có 2 chữ số ? 
- Nhận xét giờ học.
- Sai vì khi cộng không nhớ 1 sang hàng chục. Sửa lại như sau:
 45 
 + 16 
 61 
- HS trả lời
Môn: Toán	Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Phép cộng có nhớ dạng 8 + 5; 28 + 5; 38 + 25.
2. Kĩ năng : 
- Giải bài toán có lời văn theo tóm tắt.
- Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
3. Thái độ : 
- Yêu thích môn học, rèn tính kiên trì, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- GV: SGK, máy tính.
	- HS: SGK, vở ghi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính GV nêu sau
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính trên
- Nhận xét
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
MT: Giúp HS thực hiện tính và giải toán có lời văn thành thạo.
5’
Bài 1: Tính nhẩm:
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- HS đọc đề
- HS làm bài 
- HS đọc chữa bài, lớp đổi vở chữa
8’
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài
- Nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính 38 + 15; 68 + 13; 78 + 9
- HS đọc đề
- HS làm bài
- HS chữa
- 3HS nêu cách làm.
7’
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt 
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đặt đề 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 28 + 26 ? Nêu cách 
tính 28 + 26 ?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- HS đặt đề toán
- HS lên bảng, làm bài 
 - HS trả lời.
- Tìm tổng của hai số 
5’
Bài 4: Số ?
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- HS đọc đề
- 1 HS lên bảng làm
- HS chữa bài
5’
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : 28 + 4 = ?
A. 68 B. 22 
C. 32 D. 24
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lại khoanh vào chữ C?
- HS đọc đề
- HS làm bài.
- HS trả lời.
4’
3. Củng cố, dặn dò:
+ Trò chơi: “Leo núi”.
Chuẩn bị: hình vẽ dãy núi và 2 hình vận động viên, 2 lá cờ. 
Câu hỏi về kiến thức cần củng cố :
- 35 + 28 = ? 
18 + 5 + 9 = ?.
- So sánh 29 + 25 và 24 + 30
- 32 cộng bao nhiêu thì bằng 49 ?
- Sợi dây thứ nhất dài 30cm. Sợi dây thứ hai dài 2dm. Hỏi cả hai sợi dây dài bao nhiêu dm ?
+ Cách chơi: 2 đội chơi giành quyền trả lời bằng cách phất cờ, nếu trả lời đúng thì vận động viên của đội đó được tiến lên một bậc, vận động viên của đội kia bị tụt một bậc đội kia trả lời đúng sẽ được tiến lên nếu sai thì đứng im. Đội nào lên đến đỉnh trước là đội thắng cuộc. 
- Nhận xét giờ học.
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe
Môn: Đạo đức Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
GỌN GÀNG NGĂN NẮP (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp.
- Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
2. Kĩ năng : 
- HS thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
3. Thái độ : 
- HS có thái độ yêu mến, đồng tình với những bạn sống gọn gàng, ngăn nắp. Không đồng tình, ủng hộ những người sống không gọn gàng, ngăn nắp.
II. Đồ dùng:
 	- GV: Tranh ảnh, máy tính.
 	 - HS: Vở bài tập Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
Bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi”
 GVnêu câu hỏi, gọi 2 HS trả lời
- Em cần làm gì sau khi mắc lỗi?
- Nêu ghi nhớ của bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi 
- Nhận xét 
- 2 học sinh trả lời.
- HS lắng nghe
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS lắng nghe.
b)Dạy bài mới:
9’
Hoạt động 1:
Phân tích tranh. (BT 1)
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của 
các nhóm thảo luận
- Kết luận: Các em nên rèn thói 
quen gọn gàng, ngăn nắp trong 
sinh hoạt.
- HS quan sát tranh
- Một bạn nhỏ đang sắp xếp sách vở đã học xong lên giá sách.
- Làm như thế để giữ gìn bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu và giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình. 
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại kết luận
10’
Hoạt động 2:
Phân tích truyện: “Chuyện xảy ra
 trước giờ ra chơi”
MT: Giúp HS nắm được nội dung câu chuyện
- HS hãy chú ý nghe câu chuyện và thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng ?
+ Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì ?
- GV kể câu chuyện.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV tổng kết ý kiến các nhóm.
- Thảo luận và đại diện trình bày, các nhóm khác NX, bổ sung.
11’
Hoạt động 3:
Xử lí tình huống 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có ghi tình huống và phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải quyết.
- Nhóm 1: Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rủ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào ?
- Nhóm 2: Bé Nam đã học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng, sách vở lung tung làm cả nhà nhiều phen vất vả vì bé không tìm thấy .......Nếu là anh chị của Nam em làm thế nào ?
- Nhóm 3: Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp gọn chăn chiếu sau giờ nghỉ trưa ở lớp Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ngay ra sân ........... của Ngọc em sẽ làm gì ?
- Nhóm 4: Ở lớp Tuấn ngồi cùng bàn với Nga. Ngày nào Tuấn cũng để nhờ sách vở, đồ dùng, bóng, bi sang ngăn bàn của Nga. Nếu là Nga em sẽ làm gì ? 
- Gọi từng nhóm lên trình bày ý kiến, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nêu kết luận cách xử lí đúng
- Từng nhóm HS thảo luận về cách giải quyết và cử đại diện lên trình bày kết quả.
- Các nhóm trình bày. 
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc
- HS lắng nghe
Môn: Chính tả	Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS chép lại chính xác, đẹp đoạn tóm tắt câu chuyện: Chiếc bút mực.
2. Kĩ năng : 
	- Viết đúng hình thức 1 đoạn văn xuôi. Củng cố quy tắc chính tả.
3. Thái độ : 
	- Rèn tính cẩn thận, trình bày khoa học. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nội dung bài chính tả.
 	- HS: Vở chính tả, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- Nhận xét bài viết Trên chiếc bè, chữa lỗi HS sai nhiều.
- Nhận xét
- HS lên bảng viết các từ sai
- HS nghe
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con tập chép đúng đoạn tóm tắt nội dung bài Chiếc bút mực. 
- Ghi tên bài lên bảng
- HS lắng nghe
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
16’
Hướng dẫn tập chép :
Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc đoạn văn cần chép.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào ?
? Đoạn văn kể về chuyện gì 
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Bài Chiếc bút mực.
- Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút, Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ? Cuối mỗi câu có dấu gì ? 
- Chữ đầu dòng và chữ đầu câu viết thế nào ?
- Có 5 câu, cuối mỗi câu có dấu chấm.
- Chữ đầu dòng lui vào 1 ô, viết hoa.
Hướng dẫn viết từ khó 
Từ: cô giáo, lắm, khóc, mượn, quên.
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- HS viết 
Chép bài :
- Yêu cầu HS chép bài.
- HS chép bài
Soát lỗi, nhận xét:
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
- Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
13’
Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
MT: Giúp HS phân biệt vần
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống: ia hay ya?
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- GV chốt.
- 2HS đọc đề bài.
- HS làm bài. 
- HS chữa bài
Bài tập 2: 
a, Tìm những từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n?
b, Tìm những từ chứa tiếng có vần en hay eng
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét chữa bài
- Đọc yêu cầu đề bài.
- HS lên làm bài
- HS chữa bài
5’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Cái trống trường em. 
- HS lắng nghe.
Môn: Tập đọc Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa từ mới : mục lục, tuyển tập, tác giả, hương đồng cỏ nội...... 
- Biết xem mục lục sách để tra cứu.	
2. Kĩ năng : 
- Đọc đúng bản Mục lục sách.
- Nghỉ hơi sau mỗi cột.
- Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện.
3. Thái độ : 
	- Chăm chỉ luyện đọc, yêu thích sách.	
II. Đồ dùng:
 	- GV: Tập truyện thiếu nhi có mục lục.
 	- HS: SGK, vở ghi.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Bài cũ:
Đọc bài: Chiếc bút mực
 - Gọi 3 HS đọc và trả lời câu hỏi:
- Nhận xét 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
12’
Luyện đọc:
Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu 
- Theo dõi và đọc thầm 
Luyện đọc :
Từ : truyện, Quang Dũng, cỏ nội, vương quốc...
- HD HS đọc nối tiếp câu
- Giới thiệu các từ cần luyện đọc và cho HS đọc 
- Gọi HS đọc chú thích
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo thứ tự.
- HS đọc
- Nối tiếp nhau đọc 
- HS đọc
HD ngắt nghỉ câu dài:
- GV đưa câu dài
- HS đọc
Luyện đọc nhóm
- GV chia nhóm HS luyện đọc
- Gọi đại diện các nhóm đọc
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm đọc
Thi đọc
- GV gọi các nhóm thi đọc
- Các nhóm thi đọc
Đọc đồng thanh
- YC lớp đọc đồng thanh
- Lớp đọc
10’
Tìm hiểu bài 
MT: HS nắm được nội dung bài
- Tuyển tập có bao nhiêu trang ?
- Tập Bốn mùa của tác giả nào?
- Truyện Bây giờ bạn ở đâu ở trang nào ?
Mục lục sách dùng để làm gì ?
* Kết luận : Đọc mục lục sách chúng ta có thể biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào ... để ta nhanh chóng tìm được những gì cần đọc. 
- Đưa ra Tuyển tập truyện thiếu nhi và yêu cầu HS tra cứu mục lục theo yêu cầu cụ thể của GV
- 96 trang
- Băng Sơn
- Trang 37
- Tìm được truyện ở trang nào, của tác giả nào. 
- 5 -7 HS tập tra cứu 
8’
Luyện đọc lại:
- Gọi 3 HS đọc lại bài và hỏi một số câu về nội dung 
- Nhận xét 
- HS đọc Bài và trả lời câu hỏi 
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn biết cuốn sách có bao nhiêu trang, có những truyện gì, muốn đọc từng truyện ta làm thế nào ?
- Nhận xét giờ học 
- Bài sau: Mẩu giấy vụn.
- Tập tra cứu mục lục sách 
- HS nghe 
Môn: Tập viết Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
CHỮ HOA D
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết viết chữ hoa D theo cỡ vừa và nhỏ.
 	- Hiểu ý nghĩa cụm từ ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.	 
2. Kĩ năng : 
- Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.
3. Thái độ : 
 	- Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng: 
 	- GV: Mẫu chữ cái hoa D đặt trong khung chữ.
	- HS: Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà.
- HS lên bảng viết chữ Chia
Cả lớp viết bảng con chữ: Chia 
- HS viết bảng con 
- HS thực hiện yêu cầu 
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
Trong tiết học này, các em sẽ học cách viết chữ hoa D và học cách nối nét từ chữ D sang chữ cái đứng liền sau.
b)Dạy bài mới:
15’
Hướng dẫn viết chữ hoa D:
HD quan sát và nhận xét chữ D
- Chữ D hoa cao mấy đơn vị chữ, rộng mấy đơn vị chữ ?
- Chữ được viết bởi mấy nét ? Là những nét nào ?
- Cao 5 li, rộng 4 li 
- Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản - nét lượn hai đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
Cách viết :
- Điểm đặt bút của nét này ở đâu ? Dừng bút ở đâu ?
- ĐB trên ĐK 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB trên ĐK5.
- ĐB ở trên ĐK6, dừng bút trên ĐK 5
- Lắng nghe, theo dõi và quan sát GV viết mẫu .
Viết bảng con
- Yêu cầu HS viết chữ D hoa vào bảng con 
- Theo dõi chỉnh sửa cho HS 
- Viết bảng 
Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng: “Dân giàu nước mạnh”
- Nêu : Đây là câu thành ngữ ý nói nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là một mơ ước, cũng có thể hiểu là một kinh nghiệm (Dân giàu có thì nước 
mới mạnh).
- Những chữ nào cao 2,5 li ?
- Những chữ nào cao 1 li ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng bao nhiêu ?
- Nêu cách nối nét giữa các chữ D hoa và chữ â 
- Đọc: Dân giàu nước mạnh 
- Chữ D, g, h 
- Chữ a, i, ư, ơ n, m, â, c.
- Bằng viết 1 chữ o.
- Hai chữ D và â không nối liền nét nhưng khoảng cách giữa hai chữ nhỏ hơn khoảng cách bình thường.
13’
Hướng dẫn HS viết vào vở TV
MT: Giúp HS viết đúng và đẹp
- Yêu cầu viết bảng con chữ Dân 
- Nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ D cỡ vừa 
+ 2 dòng chữ D cỡ nhỏ 
+ 1 dòng chữ Dân cỡ vừa
+ 1 dòng chữ Dân cỡ nhỏ
+ 3 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ 
- HS viết bài GV theo dõi chỉnh sửa cho HS viết đúng 
- Viết bảng 
- HS viết bài 
5’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Nhắc HS hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV
- HS nghe
Môn: Kể chuyện Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Dựa vào tranh minh hoạ, gợi ý cuối mỗi tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: Chiếc bút mực. 
- Biết kể chuyện tự nhiên phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Kĩ năng : 
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
3. Thái độ : 
 	- Thích được kể chuyện, đóng vai vào các nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ,máy tính.
- HS: SGK, vở ghi.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- Gọi HS kể lại chuyện: Bím tóc đuôi sam
- Nhận xét, đánh giá 
- 4 HS nhập vai và thực hành kể chuyện theo vai 
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
Tiết tập đọc hôm qua, các em đã học bài tập đọc Chiếc bút mực. Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này
- Hướng dẫn HS nói câu mở đầu
- HS quan sát tranh.
b)Dạy bài mới:
18
Kể lại đoạn theo tranh :
MT: Giúp HS kể thành thạo nội dung truyện theo tranh
- Treo tranh minh hoạ. yêu cầu HS dựa vào tranh tập kể trong nhóm.
- Nêu câu hỏi gợi ý:
* Tranh 1 :
+ Cô giáo gọi Lan lên bàn cô làm gì ?
+ Thái độ của Mai thế nào ?
+ Khi không được viết bút mực, thái độ của Mai ra sao ?
- Gọi HS kể lại nội dung bức tranh 1
+ Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan ?
+ Khi biết mình quên bút bạn Lan đã làm gì ?
+ Lúc đó thái độ của Mai ra sao ?
+ Vì sao Mai lại loay hoay với hộp bút ?
- Lấy mực.
- Mai hồi hộp nhìn cô.
- Mai rất buồn vì cả lớp chỉ còn một mình em viết bút chì.
- 2, 3 HS kể lại, lớp theo dõi và nhận xét sau mỗi lần có bạn kể.
- Lan không mang bút.
 - Lan khóc nức nở.
- Mai đang lay hoay với cái hộp bút.
- Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa không muốn.
Tranh 2:
- Gọi HS kể lại nội dung bức tranh 2
+ Bạn Mai đã làm gì?
+ Mai đã nói gì với Lan?
- 2, 3 HS kể lại, lớp theo dõi và NX sau mỗi lần có bạn kể.
- Mai đã cho Lan mượn bút của mình
Tranh 3 :
- Gọi HS kể lại nội dung bức tranh 3
- Thái độ của cô giáo thế nào?
- Khi biết mình được viết bút mực, Mai cảm thấy thế nào ?
- Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì 
- HS kể lại, lớp theo dõi và NX sau mỗi lần có bạn kể.
- Cô giáo rất vui.
- Hơi tiếc.
- Cô cho em mượn. 
Em thật đáng khen.
Tranh 4 :
- Gọi HS kể lại nội dung bức tranh 4.
- HS kể
12’
Kể lại toàn bộ câu chuyện :
MT: Giúp HS kể thành thạo nội dung truyện
- HS dựa vào tranh tập kể nhóm.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện.
- Gọi HS nhận xét sau mỗi lần kể.
- Yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai.
- GV làm người dẫn chuyện phối hợp kể cùng HS
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Gọi HS xung phong nhận vai kể, hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ của từng vai sau đó yêu cầu thực hành kể.
- Yêu cầu HS nhận xét từng vai
- HS kể nhóm
- Các nhóm thi kể 
- NX lời kể của bạn.
- Một số HS khác nhận vai Mai, Lan, cô giáo và kể cùng GV
- HS tự nhận vai người dẫn chuyện, và kể lại chuyện
- Nhận xét các bạn tham gia kể
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập kể cho người thân nghe
- HS lắng nghe
Môn: Toán Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
 HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TỨ GIÁC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Có biểu tượng ban đầu về hình chữ nhật, hình tứ giác.
 2. Kĩ năng : 
- Vẽ hình tứ giác, hình chữ nhật bằng cách nối các điểm cho trước.
- Nhận ra hình chữ nhật, hình tứ giác trong các hình cho trước.
 3. Thái độ : 
- Yêu thích các hình học.
II. Đồ dùng: 
- GV: Một số miếng nhựa hình chữ nhật, hình tứ giác.
- HS: Các hình vẽ phần bài học sgk.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bộ đồ dùng học toán của HS
- HS thực hiện yêu cầu 
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
5’
Giới thiệu hình chữ nhật:
- Chiếu slide một hình chữ nhật và 
nói: Đây là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng một hình chữ nhật.
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi : đây là hình gì ? Hãy đọc tên hình
- Hình có mấy cạnh, mấy đỉnh?
- Đọc tên các HCN có trong bài học.
- HCN gần giống hình nào đã học?
- HS quan sát.
- HS tìm hình 
- HCN ABCD
- 4 cạnh và 4 đỉnh.
- ABCD; MNPQ; EGHI.
- Hình vuông.
5’
Giới thiệu hình tứ giác :
- Vẽ lên bảng hình tứ giác CDEG và giới thiệu : đây là hình tứ giác
- Hình có mấy cạnh, mấy đỉnh?
+ Nêu: Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.
- Hình ntn được gọi là hình tứ giác?
- Đọc tên các hình tứ giác có trong bài 
- Có người nói hình chữ nhật cũng là hình tứ giác. Theo em như vậy đúng hay sai? Vì sao?
* Hình chữ nhật và hình vuông là các tứ giác đặc biệt.
- Nêu tên hình tứ giác trong bài học
-Tứ giác CDEG.
- 4 cạnh và 4 đỉnh.
- CDEG; PQRS; 
....
- HS trả lời 
- HS đọc
- HS TL
20’
Luyện tập :
MT: Giúp HS biết cách vẽ 
Bài 1: Dùng thước và bút nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét chữa bài.
- Hãy đọc tên các hình vừa nối được.
- HS đọc
- ABCD; MNPQ; EGHI; CDEG; PQRS; HKMN.
Bài 2: Trong mỗi hình có mấy hình tứ giác?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
- HCN và hình tứ giác có gì giống nhau
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình vẽ sgk và trả lời
- Nhận xét chữa bài
- Vì sao em biết các hình đó là hình tứ giác?
- HS đọc
- HS làm
- 4 cạnh và 4 đỉnh.
- HS thực hiện 
- Đều có 4 cạnh và 4 đỉnh
Bài 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình để được hình chữ nhật, hình tam giác, tứ giác 
+ Hướng dẫn: Kẻ thêm nghĩa là vẽ thêm 1 đoạn thẳng vào trong hình cho trước.
- Điền tên và đọc tên các hình chữ nhật, hình tam giác, tứ giác.
- Hình chữ nhật có đặc điểm gì:
- Hình có 4 cạnh, 4 đỉnh gọi là gì?
- HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS thực hiện 
- 2HS trả lời
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- HS nghe
Môn: Toán Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
 BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	 - Hiểu khái niệm “nhiều hơn” và biết cách giải bài toán về nhiều hơn
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
3. Thái độ : 
 	- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi tính toán.
II. Đồ dùng: 
- GV: Hình vẽ 7 quả cam.
- HS: Vở, SGK.	
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính:
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính trên
- Nhận xét
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nêu.
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
8’
Giới thiệu bài toán về nhiều hơn 
MT: Giúp HS biết cách thực hiện dạng toán Nhiều hơn
- Chiếu 5 quả cam, nói: 
Cành trên có 5 quả cam.
- Tiếp 7 quả cam xuống dưới, nói: Cành dưới có 5 quả cam và thêm 2 quả nữa.
- Hãy so sánh số cam ở hai cành với nhau ?
- Cành dưới nhiêu hơn bao nhiêu quả ? (Nối 5 quả trên tương ứng với 5 quả dưới, còn thừa ra 2 quả).
+ Nêu bài toán: Cành trên có 5 quả cam, cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả cam. Hỏi cành dưới có mấy quả cam ? 
- Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam em làm thế nào ?
- Hãy đọc câu trả lời của bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm.
- Cành dưới có nhiều cam hơn cành trên.
- Nhiều hơn 2 quả.
- HS nhắc lại bài toán.
- Thực hiện phép cộng 5 + 2.
- 2 HS TL
- Làm bài.
22’
Luyện tập:
Bài 1: Hoà có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa?
 Tóm tắt : 
Cành trên : 4 quả
Cành dưới nhiều hơn cành trên : 2 quả
Cành dưới : ? quả
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 4 + 2 ?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- 2 HS đọc đề bài.
- HS làm bài
 - HS nhận xét
- Để tìm số hoa của Bình.
- Bài toán về nhiều hơn.
Bài 2:
Nam có viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét chữa bài
- Để tìm số bi của Bảo em làm phép tính gì?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- 2 HS đọc đề bài.
- HS làm bài
- HS chữa bài
- Phép tính cộng 
thờm 5 bằng 15
- Nhiều hơn.
Bài 3: Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm. Hỏi Đào cao bao nhiêu xăngtimet?
- Gọi HS đọc đề bài
+ Hướng dẫn: Cao hơn cũng có nghĩa là nhiều hơn.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét chữa bài
- Bài toán này thuộc dạng toán gì ? Giải bằng phép tính gì?
- 2 HS đọc đề bài.
- HS làm bài
- HS nhận xét
- Bài toán về nhiều hơn, giải bằng phép tính cộng.
3’
3. Củng cố, dặn dò:
?) Hôm nay các em học dạng toán gì?
- Bài toán về nhiều hơn giải bằng phép tính gì?
- Nhận xét giờ học .
- HSTL
- HS lắng nghe
Môn: Chính tả Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS chép lại chính xác 2 khổ thơ đầu của bài.
- Biết trình bày một bài thơ bốn tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dũng thơ, để cách một dũng khi viết hết mỗi khổ thơ.
2. Kĩ năng : 
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n; en/eng; i/iê.
3. Thái độ : 
- Rèn tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, máy tính.
- HS: Vở chính tả, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- Nhận xét bài viết Chiếc bút mực, chữa lỗi HS sai nhiều.
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
2. Bài mới:
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
15’
HS nghe viết:
Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- GV đọc 2 khổ thơ cần viết.
- Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ.
- Tìm những từ ngữ tả cái trống như một con người?
- Đọc thầm theo GV.
- HS đọc bài.
- Nghĩ, ngẫm nghĩ, buồn.
Hướng dẫn cách trình bày :
? Mỗi khổ thơ có mấy dòng 
- Trong 2 khổ thơ đầu có những dấu câu nào? 
- Tìm những chữ c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2019_2020_vuong_thuy_kieu.docx