Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

I/ MỤC TIÊU:-Sau bài học Hs có thể:

-Nói tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

-Chỉ và nói tên 1 số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa.

- Giáo dục hs ăn uống hợp vệ sinh.

II/ CHUẨN BỊ: GV: tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa

Hs: vở BT, SGK

III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/Bài cũ:: Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi.

-Cần làm gì để cơ & xương phát triển tốt?( trả lời, lớp nhận xét , bổ sung)

-Tại sao không mang vác vật quá nặng?

- Nhận xét

2/Bài mới: Giới thiệu bài: Cơ quan tiêu hóa

 

doc 29 trang haihaq2 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
GDTT: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TẬP ĐỌC
 CHIẾC BÚT MỰC
I/MỤC TIÊU : 
- Đọc đúng các từ; hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên loay hoay .
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu nghĩa của các từ mới trong bài.
-Hiểu nội dung bài: Cô giáo khen ngợi Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn .( trả lời được câu hỏi 2,3,4,5 HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1).
-Gd hs biết giúp đỡ bạn bè .
*GDKNS: -Thể hiện sự cảm thông.
	- Ra quyết định giải quyết vấn đề.
II/ CHUẨN BỊ:
GV : tranh , SGK , bảng phụ . Hs: SGK .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1/ Khởi động:Cho Hs hát và múa bài “xòe hoa”
2/Bài cũ: Gọi 2 Hs đọc bài tập đọc Trên chiếc bè 
- Nhận xét 
3/Bài mới: Giới thiệu bài:Chiếc bút mực
 luyện đọc
Đọc mẫu:
Đọc 1 lần chú ý giọng đọc to, rõ ràng.
Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn:
-Cho Hs nối tiếp nhau đọc từng câu
-Cho Hs đọc từ khó, dễ lẫn trên bảng
Hướng dẫn ngắt giọng:
-Cho Hs tìm câu khó ngắt giọng và nêu:
Đọc từng đoạn:
-Cho Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cho Hs chia nhóm và luyện đọc.
- Theo dõi các nhóm đọc bài.
Các nhóm thi đọc
-đọc bài & trả lời câu hỏi , lớp theo dõi nhận xét
- Lớp theo dõi
-Mỗi em đọc 1 đến 2 câu
-Đọc : lên, lắm, thế là .
-Hs gạch vào sách và đọc
+Ơ lớp 1A/ học sinh/ bắt đầu viết bút mực / chỉ còn/Mai và Lan/ vẫn phải viết bút mực//
+Thế là trong lớp/ chỉ còn em/ viết bút chì .//
+Bỗng/ Lan gục đầu xuống bàn/ khóc nức nở// 
+Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi//
- Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- Hs chia nhóm và luyện đọc
- Các nhóm thi đọc bài
 (Tiết 2)
HĐGV
HĐHS
Tìm hiểu bài
+Trong lớp bạn nào còn phải vết bút chì?
1.Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong đựơc viết bút mực?
2.Chuyện gì đã xảy ra ở bạn Lan?
*Lúc này Mai loay hoay với hộp bút như thế nào?
3*Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
*Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
4-Khi biết mình cũng được viết bút mực Mai nghĩ và nói với cô như thế nào?
5-Vì sao cơ gio khen Mai?
Luyện đọc lại
-Cho Hs đọc theo phân vai
-Cho Hs đọc toàn bài và hỏi nội dung
4/ Củng cố:
-Cho Hs đọc toàn bài và hỏi:
-Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
-Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
5/Dặn dò: 
 Về nhà đọc bài nhiều lần.
Chuẩn bị bài:Mục lục sách
Nhận xét tiết học.
-Lan và Mai.
1.Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm
2-Lan quên bút ở nhà
*Mai mở hộp bút ra rồi đóng vào
3*Vì nửa muốn thông cảm với bạn cho bạn mựơn bút , nữa lại muốn không
*Đưa bút cho Lan mựơn
4-Mai nghĩ thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói : Cứ để bạn Lan viết trứơc
5-Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn be.
-Hs đọc , lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
- Thích Mai, vì Mai là người bạn tốt luôn giúp đỡ bạn.
- Luôn giúp đỡ mọi người
TOÁN
 38+25
I/ MỤC TIÊU: Giúp Hs
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38+25 
-Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
-Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.( HS khá giỏi làm thêm cột 4,5 bài 1, cột 2 bài 4, bài 2 )
-Giáo dục Hs tính cẩn thận
II/ CHUẨN BỊ:
GV: que tính, bộ thực hành toán, SGK 
 Hs: que tính, bộ thực hành toán
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1/Bài cũ: Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện cách đặt tính và tính 48+5, 29+8
-Nhận xét
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: 38+25
Hướng dẫn thực hiện phép cộng 38+25
Bước 1: Giới thiệu
-Nêu bài toán
-Để biết có tất cả bao nhiêu ta làm thế nào?
Bứơc 2: Tìm kết quả
-Yêu cầu Hs sử dụng que tính để tìm kết quả
-Có tất cả bao nhiêu que tính?
-Vậy 38+25 bằng bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
-Cho Hs đặt tính
+Em đặt tính như thế nào?
+Nêu lại cách thực hiện phép tính 
-Cho vài em nhắc lại cách đặt tính
 thực hành
Bài 1: -Cho Hs tự làm bài vào bảng con.(HS khá giỏi làm cả cột 4,5)
- yêu cầu 3 hs lên bảng làm bài.
-Nhận xét.
Bài 3:-Cho Hs đọc đề bài , 
- Vẽ hình lên bảng và hỏi:
+Muốn biết con kiến đi hết đoạn đường bao nhiêu ta làm thế nào?
-Cho Hs tự giải vào vở
- Nhận xét.
Bài 4:-Cho Hs đọc đề.(HS khá giỏi làm cả cột 2)
-Khi so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trứơc tiên?
-Cho Hs làm bài vào bảng con.
- Nhận xét,sửa sai.
Bài 2: (HS khá giỏi tự làm và nêu cách làm.)
3/Củng cố:
-Em nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính
-Thực hiện phép tính 38+25
4/Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
Lớp làm bảng con.
-Lắng nghe & phân tích
-Thực hiện phép cộng 38+25
-Thao tác trên que tính
-63 que tính
-63
-1 em lên bảng, lớp làm bảng con 
 38 Viết 38 rồi viết 25 thẳng với số 38 
 + 25 viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
 63
-tính từ phải sang trái, 8+5=13 viết 3 nhớ 1, 3+2=5 thêm 1 là 6 viết 6. Vậy 38+25=63
-nhắc lại
Bài 1:- . 3em lên bảng làm bài tập
 38 58 44 47 
 + 45 +36 + 8 + 32
 83 94 52 79
Bài 3:- 2 hs đọc đề bài.
- Hs trả lời.
- 1 Hs lên bảng giải toán.
 Bài giải:
 Số đêximet con kiến đi từ A đến C là:
 28+34= 62(dm)
 Đáp số: 62dm.
Bài 4:-Đọc đề
-Tính tổng trước rồi so sánh
8+4 9+6
CHIỀU
LUYỆN TẬP TOÁN
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp Hs
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38+25 
-Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
-Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
-Giáo dục Hs tính cẩn thận
II/ CHUẨN BỊ:
GV: que tính, bộ thực hành toán, SGK 
 Hs: que tính, bộ thực hành toán
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1/Bài cũ: Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện cách đặt tính và tính 48+5, 29+8
-Nhận xét
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: 38+25
Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: -Cho Hs tự làm bài vào bảng con.
- yêu cầu 3 hs lên bảng làm bài.
-Nhận xét.
Bài 3:-Cho Hs đọc đề bài , 
- Vẽ hình lên bảng và hỏi:
+Muốn biết con kiến đi hết đoạn đường bao nhiêu ta làm thế nào?
-Cho Hs tự giải vào vở
- Nhận xét.
Bài 4:-Cho Hs đọc đề.
-Khi so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trứơc tiên?
-Cho Hs làm bài vào bảng con.
- Nhận xét,sửa sai.
Bài 2: HS tự làm và nêu cách làm.
3/Củng cố:
-Em nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính
-Thực hiện phép tính 38+25
4/Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
Lớp làm bảng con.
Bài 1:- . 1em lên bảng làm bài tập lớp làm bảng con.
 28 48 68 18 
 + 45 +36 +13 + 59
 73 84 81 77
Bài 3:- 2 hs đọc đề bài.
- Hs trả lời.
- 1 Hs lên bảng giải toán.
 Bài giải:
 Số đêximet con kiến đi từ A đến C là:
 18+25= 43(dm)
 Đáp số: 43dm.
Bài 4:-Đọc đề
-Tính tổng trước rồi so sánh
8+5 >8+4 8+9 =9+8 8+5 < 8+6
Bài 2: HS tự làm và nêu cách làm.
Kết quả các số điền vào ô trống là: 13;44; 72; 61; 38;99
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 Bài: CƠ QUAN TIÊU HÓA
I/ MỤC TIÊU:-Sau bài học Hs có thể:
-Nói tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.
-Chỉ và nói tên 1 số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa.
- Giáo dục hs ăn uống hợp vệ sinh.
II/ CHUẨN BỊ: GV: tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa
Hs: vở BT, SGK
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Bài cũ:: Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi.
-Cần làm gì để cơ & xương phát triển tốt?( trả lời, lớp nhận xét , bổ sung)
-Tại sao không mang vác vật quá nặng?
- Nhận xét
2/Bài mới: Giới thiệu bài: Cơ quan tiêu hóa
HĐGV
HĐHS
HĐ1: Trò chơi “Chế biến thức ăn”
Trò chơi gồm 3 động tác: 
+“Nhập khẩu” tay phải đưa lên miệng
+“Vận chuyển” tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực
+“ Chế biến” hai bàn tay để trứơc bụng làm động tác nhào trộn 
-Hô khẩu lệnh Tổ chức cho Hs chơi
-Cần nói chuẩn Hs làm đúng động tác. Sau đó hô nhanh dần & đảo thứ tự của khẩu lệnh
HĐ2: quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hóa
Bứơc 1: Làm việc theo cặp
-Cho Hs quan sát hình 1 SGK
-Đọc chú thích và chỉ vị trí của miệng , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.Và cho Hs thảo luận
-Thức ăn sau khi vào miệng đựợc nhai, nuốt rồi đi đâu?
Bứơc 2: Làm việc cả lớp
-Treo tranh hình vẽ ống tiêu hóa
-Cho 2 em lên thi đua gắn tên các ống tiêu hóa
-Cho 1 em lên chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
HĐ3: quan sát , nhận biết các cơ quan tiêu hóa
-Cho cả lớp quan sát hình 2 & chỉ ra tuyến nứơc bọt, gan, túi mật , tụy
-Kể tên các cơ quan tiêu hóa.
HĐ4: trò chơi ghép chữ vào hình
-Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh gồm hình vẽ các cơ quan tiêu hóa
-Cho Hs gắn chữ vào bên cạnh các cơ quan tiêu hóa tương ứng cho đúng
-Hs dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng
3/Củng cố:-Em nêu tên các cơ quan tiêu hóa
-Chỉ ra vị trí của các cơ quan tiêu hóa
4/Dặn dò: Về nhà ôn lại bài
Chuẩn bị bài: Tiêu hóa thức ăn - Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe và quan sát
-Cả lớp cùng hô và làm động tác theo đúng khẩu lệnh.
-Làm theo vừa hô vừa làm theo lời hô của gv.
-Quan sát
-Đọc và chỉ vị trí tên các cơ quan trong cơ thể.
-Thảo luận theo nhóm
-Quan sát
-Cá nhân thực hành, lớp quan sát nhận xét.
-Quan sát
-Quan sát và thực hành
-Hs kể , lớp nhận xét.
-Nhận tranh và hình vẽ cơ quan tiêu hóa
-Thảo luận
-Dán sản phẩm lên bảng.
 - cá nhân nêu, lớp nhận xét , bổ sung.
- cá nhân lên bảng chỉ
TỰ HỌC : HOÀN THÀNH BÀI TẬP TRONG NGÀY.
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2017
 KỂ CHUYỆN
 CHIẾC BÚT MỰC
I/ MỤC TIÊU:
-Dựa vào tranh minh họa, kể lại từng đoạn câu chuyện “ Chiếc bút mực” (BT1).
(HS khá giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện (BT2) 
-Tập trung nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn bè.
*GDKNS: -Thể hiện sự cảm thông.
	- Ra quyết định giải quyết vấn đề.
II/ CHUẨN BỊ: GV: tranh, hộp bút, bút mực Hs: SGK
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Bài cũ: Gọi 4 em kể lại chuyện “Bím tóc đuôi Sam” (kể theo vai, lớp theo dõi bạn kể)
-Cho Hs nhận xét về nội dung cách kể Nhận xét
2/Bài mới: Giới thiệu bài: Chiếc bút mực
HĐGV
HĐHS
Bài 1: kể lại từng đoạn
-Hướng dẫn kể chuyện
-Hướng dẫn Hs nói câu mở đầu
Cho Hs quan sát tranh & hỏi:
+Cô giáo gọi Lan lên bàn cô làm gì?
+Thái độ của Mai như thế nào?
+Khi không đựơc viết bút mực , thái độ của Mai ra sao?
-Cho 1 số em kể lại nội dung tranh 1
Cho Hs quan sát tranh 2 và hỏi:
-Chuyện gì đã xảy ra cho bạn Lan?
-Khi biết mình quên bút Lan đã làm gì?
-Lúc đó thái độ của Mai thế nào?
-Vì sao Mai loay hoay với hộp bút?
Bức tranh 3:
*Bạn Mai đã quyết định làm gì?
-Mai nói gì với Lan?
*Hành động và lời nói của Mai thể hiện điều gì?
Bức tranh 4:
-Thái độ cô giáo thế nào?
-Khi biết mình đựơc viết bút mực Mai cảm thấy thế nào?
-Cô giáo cho Mai mựơn bút và nói gì?
Bài 2: kể lại toàn bộ câu chuyện (HS khá giỏi).
Nhận xét , cho điểm
3/Củng cố: -Trong câu chuyện này con thích nhân vật nào? Vì sao? 
4/Dặn dò: Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Mẩu giấy vụn.
- Nhận xét tiết học.
-1 hôm , lớp 1A viết bút chì
-lên bàn cô lấy mực.
-Hồi hộp nhìn cô rất buồn
-Vài em kể, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
-Lan không mang bút
-Lan khóc nức nở
-Mai loay hoay với hộp bút
-Mai nửa muốn cho bạn mượn , nửa muốn không
*Mai quyết định đưa bút cho Lan mựơn
-Bạn cầm lấy , mình đang viết bút chì
* Mai biết thông cảm với bạn và sẳn sàng giúp đỡ bạn.
-Cô giáo rất vui
-Mai thấy hơi tiếc
-Cô cho em mựơn , em thật đáng khen
-2HS kể, lớp nhận xét.
CHÍNH TẢ CHIẾC BÚT MỰC
I/ MỤC TIÊU: -Nghe viết chính xác , trình bày đúng bài Chiếc bút mực.
- Làm được bài tập 2; BT3a/b.
- Giáo dục hs có ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ: GV:bảng phụ,sgk,tranh. 
 Hs:vở bài tập,vở chính tả,bảng con.
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Bài cũ: Gọi Hs viết các từ ngữ sau: dỗ em , ăn giỗ, dòng sông, ròng rã, vần thơ, vầng trăng (2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con) Nhận xét
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: Chiếc bút mực
HĐGV
HĐHS
Hướng dẫn viết chính tả
Ghi nhớ nội dung : 
 -Đọc đọan văn.
 -Đọan văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào?
 -Đọan văn này kể về chuyện gì?
Hướng dẫn cách trình bày:
 -Đọan văn có mấy câu?
 -Cuối mỗi câu có dấu gì?
 -Chữ đầu câu & đầu dòng phải viết thế nào?
 -Khi viết tên riêng chúng ta phải lưu ý điều gì?
Hướng dẫn viết từ khó:
 -Cho Hs viết bảng các từ khó dễ lẫn :côgiáo, lắm, mượn, quên.
Viết bài: Yêu cầu hs nhìn bảng chép bài.
-Theo dõi, chỉnh sửa cho Hs.
Sóat lỗi: Đọc bài cho hs soát lỗi
Chấm bài: Thu một số bài chấm.
Làm bài tập.
Bài 2: Cho Hs yêu cầu đọc bài.
 -Cho Hs tự làm bài vào bảng con..
Bài 3:Cho Hs đọc yêu cầu của bài.
 -Đưa ra các đồ vật.
 +Đây là cái gì?
 +Bức tranh vẽ con gì?
 +Người rất ngại làm việc gọi là gì?
 +Trái nghĩa với già là gì?
3/Củng cố: - Yêu cầu hs tìm 5 từ chứa tiếng có vần en, eng, âm, l, n .
4/Dặn dò: về nhà viết những lỗi sai thành một dòng đúng.
Chuẩn bị bài:Cái trống trường em.
- Nhận xét chung tiết học.
-Đọc thầm
-Bài chiếc bút mực.
-Lan đựơc viết bút mực nhưng lại quên bút. Mai lấy bút của mình cho bạn mựơn
-Có 5 câu
-Dấu chấm
-Viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào 1 ô
-Viết hoa
-Viết bảng con
-Nhìn bảng , chép bài
Bài 2: -Điền vào ô trống ia hay ya
-Lớp làm vào vở bảng con.
Bài 3:-Tìm những từ có chứa tiếng âm đầu l hay n
-Cái nón
-Con lợn
-Người lười biếng
-Là non
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp Hs: Thuộc bảng 8 cộng với một số.
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 28+5, 38+25. 
-Biết giải toán theo tóm tắt bằng một phép cộng .(HS khá giỏi làm thêm bài 4, bài 5)
-Giáo dục Hs tính cẩn thận
II/ CHUẨN BỊ:GV: que, đồ dùng phục vụ trò chơi Hs: SGK, vở BT
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Bài cũ:-Cho 2 HS lên bảng làm bài 44+8; 48+33 (làm bài trên bảng, lớp làm bảng con)
-Nêu cách đặt tính và tính Nhận xét
2/Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập
HĐGV
HĐHS
Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS nhẩm và nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính
-Nhận xét.
Bài 2:-Cho Hs đọc đề
- Gọi 2 em lên bảng làm
-Cho vài em nêu cách đặt tính và tính
Chốt ý: khi đặt tính cần đặt thẳng cột và tính từ hàng đơn vị trứơc
Bài 3:-Cho Hs nêu đề bài
-Đọc đề bài dựa vào tóm tắt.
- Gọi hs lên bảng giải toán.
-Nhận xét,sửa sai(nếu có)
Bài 4,5: (-Cho HS khá giỏi tự làm bài và nêu cách làm)
Nhận xét ghi điểm.
3/Dặn dò: - Nhận xét chung tiết học.
- Bài 1: 2 hs đọc yêu cầu của bài. 
-Làm bài , nhận xét , bổ sung
8+2=10 8+3=11 8+4=12
8+6=14 8+7=15 8+8=16
18+6=24 18+7=25 18+8=26
Bài 2: - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
-Làm bài , nhận xét , sửa bài.
 38 48 68 78
 +15 + 24 + 13 + 9
 53 72 81 87
-Nêu cách đặt tính
 Bài 3: - 2 hs đọc yêu cầu của bài. 
-2-4 hs đọc đề toán dựa vào tóm tắt.
- Hs lên bảng giải toán, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Cả hai gói kẹo có số cái kẹo là:
 28 + 26 =54 (cái)
 Đáp số: 54 cái.
Bài 4: các số điền vào chỗ trống là: 37; 48; 73 
Bài 5:khoanh vào chữ trứơc kết quả đúng nêu cách làm.
tính tổng 28+4 và khoanh vào kết quả
-C. 32 vì 28 + 4 = 32
 THỂ DỤC
 CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI- ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I.MỤC TIÊU:-On 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn. Yêu cầu HS biết cách thực hiện được từng động tác của bài thể dục phát triển chung.( chưa yêu cầu thuộc thứ tự từng động tác của bài thể dục).
-Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, nhanh và trật tự.
 -Giáo dục học sinh yêu thích thể dục, thể thao.
II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm:Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
-Phương tiện: Chuẩn bị một còi.
III. NỘI DUNNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
PHẦN
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
ĐỊNH LƯỢNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
MỞ ĐẦU
-Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Đứng vỗ tay và hát
-Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
-Kiểm tra bài cũ:4 HS lên thực hiện 4 động tác thể dục đã học.
-Nhận xét. 
1 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 *
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
CƠ BẢN
*Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
GV giải thích động tác, sau đó hô khẩu lệnh và dùng lời chỉ dẫn cho HS cách nắm tay nhau đi chuyển thành vòng tròn theo ngược chiều kim đồng hồ từ tổ 1 đến hết. Sau khi hs chuyển thành vòng tròn, GV cho đứng lại rồi cho quay mặt vào tâm . Tiếp theo chuyển về đội hình ban đầu. Sau đó gv cho dừng lại ở đội hình vòng tròn, giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung.
*On 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn.
Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp. Lần 2, thi xem tổ nào tập đúng.GV hô nhịp, không làm mẫu.
*Trò chơi kéo cưa lừa xẻ.
Chơi có kết hợp vần điệu.
10 phút
3 lần
10 phút
2 lần
2x8 nhịp
5 phút
KẾT THÚC
Cúi người thả lỏng. 
Cúi lắc người thả lỏng.
Nhảy thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống bài.
Gv nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
 *
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x
Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2017
TẬP ĐỌC
 CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM.
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: trống trường, nghỉ, suốt, ngẫm nghĩ, nghiêng dầu, tưng bừng
- .Ngắt nghỉ hơi đúng các câu thơ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới: ngẫm nghĩ, giá trống, tưng bừng.
- Hiểu nội dung: Thể hiện tình cảm thân ái, gắn bó của hs với cái trống và trường học,
- Giáo dục Hs tôn trọng tình cảm của mọi người.
II/ CHUẨN BỊ:GV: tranh minh họa bài đọc, tranh các con vật, bảng phụ, SGK Hs: SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ :.Gọi 2Hs đọc tiếp nối bài “Mục lục sách” & trả lời câu hỏi 
- Nhận xét
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: Cái trống trường em.
HĐGV
HĐHS
Luyện đọc
Đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
-Yêu cầu Hs đọc các từ khó đọc
-Giảng nghĩa các từ khó: ngẫm nghĩ,giá trống,tưng bừng.
+ Đọc từng đoạn trước lớp
-Hs đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. Chú ý cách đọc 1 số câu:
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm
Tìm hiểu bài
+Mùa hè cái trống phải làm việc không?
+ Suốt ba tháng hè trống phải làm gì?
1. Bạn hs xưng hô và trò chuyện với cái trống như thế nào?
+ Mùa hè cái trống làm bạn với ai?
2.Tìm những từ nghữ tả hoạt động của cái trống?
3. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh đối với ngôi trường?
Luyện đọc học thuộc lòng
- Gv xoá bài thơ trên bảng cho hs luyện học thuộc lòng
-1 số Hs thi đọc thuộc bài.. - Nhận xét.
3/Củng cố :
-Hãy nói lên tình cảm của em về mái trường?
4/Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
-Chuẩn bị bài: Mẩu giấy vụn
-Nhận xét chung tiết học.
-nghe & đọc thầm
-Hs đọc thầm , cá nhân đọc to
-Hs nêu & đọc theo gv
-Buồn không hả trống//
 Nó mừng vui quá! //
 Kìa trống đang gọi//
 Vào năm học mới//
- Mùa hè cái trống cũng nghỉ.
- Trống nằm ngẫm nghĩ
1- Xưng là bạn,mình và hỏi có buồn không.
- Trống làm bạn với ve.
2- ngẫm nghĩ, lặng im, nghiêng đầu, mừng, vui quá, gọi, giọng vang tưng bừng,
3- Bạn rất yêu trường học, yêu mọi vật trong trường, vui mừng khi vào năm học mới.
- lớp nhận xét chọn ra bạn đọc hay nhất .
-Hs trả lời theo ý riêng của mình
 TẬP VIẾT: 
 CHỮ HOA D 
I/ MỤC TIÊU:Rèn kĩ năng viết chữ:
-Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa và1 dòng cỡ nhỏ). Chữ và câu ứng dụng Dân (1 dòng cỡ vừa và1 dòng cỡ nhỏ). Dân giàu nứơc mạnh cỡ nhỏ( 3 lần)
-Giáo dục HS viết đúng độ cao, khoảng cách của chữ và có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ:GV: mẫu chữ hoa D, bảng phụ, phấn màu Hs: vở tập viết
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1/Bài cũ -Cho Hs nhắc lại cụm từ ứng dụng 
-Cho Hs viết chữ C và chữ chia Nhận xét
2/Bài mới: Giới thiệu bài
Hướng dẫn viết chữ hoa
Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ D
-Chữ D cao mấy li?
-Gồm có mấy nét?
-Đặt bút trên đường kẻ thứ 6, viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc và chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB ở đường kẻ 5
-Viết chữ mẫu và nhắc lại cách viết
.Viết mẫu trên khung chữ và dòng kẻ
.Hướng dẫn Hs viết bảng con
Viết câu ứng dụng
.Gt câu ứng dụng
-Cho Hs đọc câu ứng dụng
-Giảng nghĩa câu ứng dụng: nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh.
.Viết câu ứng dụng: D ân giàu nước mạnh
.Hướng dẫn Hs quan sát & nhận xét độ cao của chữ cái, khoảng cách giữa các chữ 
.Hướng dẫn Hs viết chữ D ân vào bảng con
Viết vào vở tập viết
-Cho Hs viết
-1 dòng chữ D cỡ vừa, và 1 dòng cỡ nhỏ
-1 dòng chữ D ân cỡ vừa và cỡ nhỏ
-3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
-Chấm chữa bài & nhận xét
3/Củng cố: Yêu cầu hs nêu cấu tạo của chữ hoa D
4/Dặn dò: Về nhà luyện viết chữ hoa D. 
Chuẩn bị bài:Chữ hoa Đ
- Nhận xét chung tiết học.
-nhắc lại cụm từ : Chia ngọt sẻ bùi
-cá nhân lên bảng, lớp bảng con 
-5 li
-Gồm 1 nét là kết hợp của hai nét cơ bản- nét lựơn 2 đầu (Dọc)và nét cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
-Quan sát, lắng nghe
-Quan sát
-Viết bảng con
-Dân giàu nước mạnh
-Lắng nghe
-Quan sát và nhận xét các chữ cái
-Viết bảng con
-Viết vào vở
D 
D 
Dân 
Dân 
Dân giàu nước mạnh 
TOÁN
 HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
I/ MỤC TIÊU: Giúp Hs:-Nhận dạng đựơc và gọi đúng tên hình chữ nhật , hình tứ giác .
-Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.(HS khá giỏi làm thêm ý c bài 2 và bài 3)
-Giáo dục Hs tính cẩn thận
II/ CHUẨN BỊ:
GV: bìa nhựa hình chữ nhật, hình tứ giác, các hình vẽ phần bài học, SGK Hs: Vở, SGK, bảng con.
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1/Bài cu: Gọi 2 em lên làm bài 38+26;58+18 
Nhận xét
2/Bài mới: Giới thiệu bài: Hình chữ nhật, hình tứ giác
Giới thiệu hình chữ nhật
-Dán lên bảng 1 miếng bìa HCN và nói: đây là HCN
-Cho Hs lấy HCN trong bộ đồ dùng
-Vẽ hcn ABCD và hỏi: đây là hình gì?
-Hãy đọc tên hình?
-Hình có mấy cạnh? có mấy đỉnh?
-Cho Hs đọc tên HCN có trong bài học
-Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học?
Giới thiệu hình tứ giác
-Vẽ lên bảng hình tứ giác CDEG và giới thiệu đây là hình tứ giác
-Hình có mấy cạnh? có mấy đỉnh?
-Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh đựơc gọi là hình tứ giác
-Hình như thế nào đựơc gọi là hình tứ giác?
-Đọc tên các hình tứ giác có trong bài học
-Hcn và hình vuông là các tứ giác đặt biệt
-Nêu tên các hình tứ giác trong bài
 Luyện tập , thực hành
Bài 1:-Cho Hs đọc yêu cầu của bài
-Cho hs tự nối
-Cho Hs đọc tên hình chữ nhật
-Hình tứ giác nối đựơc là hình nào?
Bài 2:-Cho Hs đọc đề 
-Quan sát kỹ hình vào vở BT và dùng bút chì màu tô các hình đó (HS khá giỏi làm cả ý c)
Bài 3: (HS khá giỏi làm)
3/Củng cố:-Hình chữ nhật có mấy cạnh?
-Hình tứ giác có mấy cạnh?
- Có thể nói hình chữ nhật là hình tứ giác có đựơc không?vì sao?
4/Dặn dò: Về nhà tập vẽ hình chữ nhật và hình tứ giác. 
Chuẩn bị bài: Bài toán về nhiều hơn.
- Nhận xét tiết học
-lớp nhận xét, bổ sung
-Quan sát
-Tìm hình chữ nhật & nêu tên hình để trên mặt bàn 
-Là hình chữ nhật.
-Hình chữ nhật ABCD
-Hình có 4 cạnh, 4 đỉnh
-Hcn ABCD, MNPQ, EGHI
-Gần giống hình vuông
-Quan sát và nêu
-4 cạnh,4 đỉnh
-4 đỉnh, 4 cạnh
-tứ giác ABCD, MNPQ, EGHI, CDEG, PQRS, HKMN
Bài 1:-Đọc bài
-Tự nối và cho 2 bạn đổi nhau, kiểm tra 
-HCN ABCD
-MNPQ.
Bài 2:-Đọc bài
-Tô màu, 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở
a) có 1 hình tứ giác
b) có 2 hình tứ giác
c) có 1 hình tứ giác
Bài 3: (HS khá giỏi làm)
a) vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác,
b) vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được 3 hình tứ giác
- 4 cạnh
- 4 cạnh
- có thể gọi đựơc. Vì hình chữ nhật có 4 cạnh, 4 góc.
TỰ HỌC: HOÀN THÀNH BÀI TẬP TRONG NGÀY.
Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2017
THỂ DỤC
 ĐỘNG TÁC BỤNG-CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI
I/MỤC TIÊU: 
-On 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn; học mới động tác bụng. ( chưa yêu cầu thuộc thứ tự từng động tác của bài thể dục).
-Học cách chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, nhanh và trật tự hơn giờ trước.
 -Giáo dục học sinh yêu thích thể dục, thể thao.
II/ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm:Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
-Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ sân cho trò chơi “qua đường lội”.
III. NỘI DUNNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
PHẦN
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
ĐỊNH LƯỢNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
MỞ ĐẦU
-Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Đứng vỗ tay và hát.
-Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay.
-Kiểm tra bài cũ: 4 HS lên thực hiện 4 động tác thể dục đã học.
-Nhận xét.
1 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 *
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
CƠ BẢN
*Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
Từ đội hình hng ngang sau khi kiểm tra bi cũ, GV dùng khẩu lệnh cho hs chuyển đội hình thnh vịng trịn v ngược lại. Tiếp theo cho hs sinh quay thành hàng dọc( dùng khẩu lệnh), tập chuyển đội hình hng dọc thnh vịng trịn.. Sau đó gv cho dừng lại ở đội hình vòng tròn, quay mặt vào tâm, giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung.
*Động tác bụng:
GV giới thiệu động tác vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cách tập.
-Nhịp 1:Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đưa ra trước lên cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau, mặt ngửa.
-Nhịp 2: Từ từ gập thân, hai bàn tay chạm mu bàn chân, hai chân thẳng mắt nhìn theo tay.
-Nhịp 3:Nâng thân,hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
-Nhịp 4:Về TTCB.
-Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
*ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn bụng.
Lần 1:GV vừa làm mẫu,vừa hô nhịp để HS tập theo.Lần 2: GV hô nhịp không làm mẫu. Lần 3:cán sự lớp điều khiển. Gv nhận xét, sửa động tác sai cho HS.
+Động tác vươn thở: Nhịp hô chậm, hơi kéo dài.
+Động tác tay và chân: nhịp hô bình thường, gọn, đanh.
+Động tác lườn và bụng: Nhịp hô hơi chậm, khi cúi hoặc nghiêng lườn hô kéo dài, còn các nhịp khác hô gọn,đanh.
* Trò chơi: “qua đường lội”
GV nhắc lại cách chơi và luật chơi. Hs chơi.
8 phút
3 lần
7 phút
5 lần
5 phút
3 lần
5 phút
 *
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x
KẾT THÚC
Cúi người thả lỏng.
Nhảy thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét và giao bài tập về nhà.
1 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 *
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
 X x x x x x x x
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TÊN RIÊNG, CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ?
I/MỤC TIÊU: 
- Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1). 
- Bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam (BT2).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai (cái gì,con gì)là gì? (BT3)
- Giáo dục học sinh viết đúng tên riêng Việt Nam.
** GDBVMT: Giáo dục HS yêu quý môi trường sống (BT3)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS: vở bài tập.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng yêu cầu mỗi em tìm một số từ chỉ người,con vật,đồ vật 
- Nhận xét,cho điểm.
2/Bài mới: Giới thiệu bài: Tên riêng, câu kiểu ai là gì ?
 HĐGV
 HĐHS
 Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:- Treo bảng phụ
 - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Tìm thêm từ giống các từ ở cột 2.
- Các từ ở cột 1 dùng để làm gì?
KL : Các từ dùng để gọi tên riêng một loại sự vật nói chung không phải viết hoa,các tên riêng cụ thể phải viết hoa.
Bài 2: 
Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs viết tên của 2 bạn trong lớp.
- Viết tên dòng sông,núi quâ em.
Tại sao phải viết hoa tên của bạn và tên núi?
Bài 3: 
Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
 - Gọi 2 hs thực hành theo mẫu.
- Yêu cầu hs thảo luận hỏi đáp trong nhóm đôi.
-Gọi một số cặp lên trình bày.
- Nhận xét,cho điểm các nhóm.
** Giáo dục HS yêu quý môi trường sống: Em cần làm gì để thể hiện tình yêu của mình đối với ngôi trường( khu phố) ?
3/Củng cố: Yêu cầu hs tìm,viết vào bảng con các từ chỉ người, sông, núi.
4/Dặn dò:Về nhà ôn lại bài.
Chuẩn bị bi:Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định, phủ định. Từ ngữ về đồ dùng học tập.
- Nhận xét chung tiết học.
Bài 1:- 2 hs nêu yêu cầu của bài.
- hs tìm từ:
 sông Hồng, sông Thương; 
núi: Bà Đen,Tản Viên.;
 thành phố : Hà Nội,Hải Phòng..
-Gọi tên một loại sự vật.
Bài 2:- 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- hs viết tên của 2 bạn trong lớp.: Nga,Hải.
 - viết dòng sông,núi: núi Đại Bình.
- Vì đó là tên riêng.
Bài 3:- 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 hs thực hành theo mẫu.
- hs thảo luận hỏi đáp trong nhóm đôi.
- Từng cặp nói với nhau trước lớp.
HS1: Trường bạn là gì?
Hs2: Trường mình là trường tiểu học...
** Để thể hiện tình yêu của mình đối với ngôi trường em sẽ chăm sóc cây xanh trong trường..
- hs tìm,viết vào bảng con các từ chỉ người, sông , núi.
 Tên người: Bạn Vân, Lam, Linh, 
Tên sông: sông Hồng, Cửu Long, Thái Bình, Mã..
Núi: núi Ba Vì, Đại Bình, Tản Viên..
 ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU:
Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh biết xác định câu đúng; tìm từ và đặt câu.
Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
Bài 1. Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành những câu sau:
a) ........là bạn thân của em.
b) ..... là cô giáo lớp em.
c) Mẹ em . ................ .
d) ..... . là 
đ) ............................................ là học sinh giỏi.
e) Bố em là ......................................................
Bài 2. Tìm và viết vào chỗ trống
- 3 từ chỉ người có chức vụ: chủ tịch xã; ...
- 3 từ chỉ đồ dùng nấu ăn: nồi, ...
- 3 từ chỉ cây rau: rau muống; ...
Bài 3. Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
 Sáng chủ nhật em được nghỉ học mẹ cho em sang bà ngoại chơi ở đó em được bà cho đi hái hoa sen và cho ăn chè hạt sen em rất thích sang nhà bà ngoại.
Đáp án tham khảo:
a) Bạn Nguyễn Tấn Phong là bạn thân của em.
b) Cô Bùi Thị Ngư là cô giáo lớp em.
c) Mẹ em là giáo viên.
d) Chú Hồng là cán bộ ở xã em.
đ) Bạn Quách Văn Minh là học sinh giỏi.
e) Bố em là nông dân
Đáp án tham khảo:
- Bí thư Chi bộ; Hiệu trưởng; Chủ tịch huyện.
- bếp ga; chảo; nồi áp suất.
- rau diếp cá; rau lang; rau tần ô.
 Sáng chủ nhật, em được nghỉ học. Mẹ cho em sang bà ngoại chơi. Ở đó, em được bà cho đi hái hoa sen và cho ăn chè hạt sen. Em rất thích sang nhà bà ngoại.
NGLL
CHIỀU
 ÂM NHẠC
ÔN BÀI HÁT : XOÈ HOA.
I MỤC TIÊU :- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. ( có điều kiện cho HS tập biểu diễn bài hát).
- Giáo dục hs yêu thích âm nhạc .
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.- Băng nhạc máy nghe,nhạc cụ,.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HĐGV
 HĐHS
1/Ổn định: Cho hs hát bài “ thật là hay ”
2/ Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng hát bái hát thuộc lời bà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc