Giáo án Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Phan Thế Luân

Giáo án Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Phan Thế Luân

 I./MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài; nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu ý nghĩa bài: phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.(trả lời được CH 1, 2, 3)

 * HS khá, giỏi trả lời được CH4

 - Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài; nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 - Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.

 II./CHUẨN BỊ:

 Tranh vẽ SGK.

 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 39 trang haihaq2 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Phan Thế Luân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
 Tiết 16
 Tập đọc
MẨU GIẤY VỤN
 I./ MỤC TIÊU:
- Đọc đúng ,rõ ràng, rành mạch toàn bài ; biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng ,rõ ràng, rành mạch toàn bài ; biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
* GDKNS: Tự nhận thức về bản thân.
* GDMT: Luôn giữ gìn trường lớp, sạch đẹp.
 II./ CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi sẳn các câu cần luyện đọc.
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 hs đọc bài Mục lục sách. Trả lời câu hỏi trong SGK. Nhận xét.
B. Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu baì :
- Trong tuần này chúng ta tiếp tục học về chủ điểm gì?
- GV cho hs quan sát tranh SGK.
- GV cho hs tìm hiểu tranh –dẫn dắt đến tựa bài –ghi tựa.
2. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu cả bài. Đọc đúng lời nhân vật:
 + Dẫn chuyện: thong thả.
 + Cô giáo : nhẹ nhàng, dí dỏm.
 + Bạn trai : hồn nhiên.
 + bạn gái : vui, nhí nhảnh.
 * Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu trong bài.
- GV rèn cho hs đọc lại các từ mà hs đọc sai nhiều VD : rộng tãi, sáng sủa, giữa cửa, mẩu giấy, xì xào, sọt rác 
* Đọc từng đoạn :
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đọan.
- Luyện đọc câu dài :
 Đoạn 1: Lớp học rộng rãi,/ sáng sủa/và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào.//
 Đoạn 2: Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! // Thật đáng khen ! // (giọng khen ngợi)
 + Các em hãy lắng nghe và cho cô biết /
mẩu giấy đang nói gì nhé ! //
- Đoạn 4 : + Các bạn ơi ! // Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! //.(giọng vui đùa, dí dỏm).
- GV kết hợp cho hs giải nghĩa từ theo mỗi đoạn:
- GV giải thích thêm các từ :
 Sáng sủa, đồng thanh, xì xào.
* Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Tổ chức cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi giúp cho những HS đọc chậm, còn phát âm sai.
* Thi đua đọc giữa các nhóm.
- Tổ chức thi đọc tiếp sức giữa các nhóm.
- Chọn 2 nhóm thi đọc tiếp sức theo đoạn đến hết bài.
- Nhận xét –Tuyên dương nhóm đọc hay.
- GV : Để hiểu rõ nội dung bài nói gì các em hãy chú ý đọc thầm, tìm ý ở tiết 2.
* Nhận xét tiết học
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Chủ điểm trường học.
- Quan sát tranh. 
- Nhắc lại tên bài.
- HS nghe và đọc thầm.
-HS lần lượt đọc từng câu nối tiếp theo (dãy bàn).2 lượt.
-HS luyện phát âm đúng:CN,ĐT
-4 HS đọc nối tiếp đoạn.
-HS đọc CN- ĐT.
- HS nhìn SGK đọc phần nghĩa của từ
- Lớp đọc theo nhóm(4 hs).5’
- Các nhóm thi đọc.
- Nhận xét chọn nhóm đọc hay.
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung .. . . 
 Tiết 17
Tập đọc
MẨU GIẤY VỤN
 I./MỤC TIÊU:
 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài; nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa bài: phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.(trả lời được CH 1, 2, 3)
	* HS khá, giỏi trả lời được CH4
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài; nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
 II./CHUẨN BỊ:
 Tranh vẽ SGK.
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- GV gọi hs đọc lại toàn bài.
- Gọi hs lần lượt đọc câu hỏi và trả lời.
 Câu1:Mẩu giấy vụn nằm ở đâu ? Có dễ thấy không?
 Câu 2 : Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? 
 Câu 3 :Bạn gái nghe mẩu giấy nói gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đọan 4 để trả lời.
 GV hỏi thêm: Có thật đó là lời của mẩu giấy không ? 
-Vậy đó là lời của ai?
-Tại sao bạn gái nói được như vậy?
 Câu 4 : Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì?
- Khuyến khích HS đưa ra ý kiến của mình.
- GV kết luận : Muốn cho trường học sạch đẹp, HS phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Cần tránh thái độ thờ ơ, nhìn mà không thấy, thấy mà không làm và cảm thấy khó chịu khi làm xấu bẩn trường lớp. Mỗi HS đều có ý thức giữ vệ sinh chung thì môi trường lớp học mới luôn sạch đẹp.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại :
- Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai. 
- Cho HS thi theo từng nhóm, mỗi nhóm tự phân các vai lên thi đọc lại toàn truyện.
- Nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất, tuyên dương.
* Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào ?Vì sao?
- Dặn dò : Luyện đọc lại bài kĩ và quan sát các tranh minh họa trong SGK để chuẩn bị tiết kể chuyện “Mẩu giấy vụn” cho tốt.
* Nhận xét tiết học
- Dò thầm.
- 1 HS đọc câu hỏi.
- Mẩu giấy vụn nằm ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ thấy
- Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì
- Các bạn ơi ! hãy bỏ tôi vào sọt rác !
- Đó không phải là lời của mẩu giấy.
- Lời của bạn gái.
- Vì bạn gái hiểu được điều cô giáo muốn nhắc nhở hs hãy cho rác vào thùng .
- Nhiều HS trả lời.
- Phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp./ Phải giữ trường lớp luôn sạch đẹp. / Phải luôn chú ý giữ vệ sinh trường lớp.
- Thi đọc theo vai.
- Các nhóm thi đọc.
- Nhận xét 
- Thích bạn gái vì bạn thông minh hiểu ý cô giáo, biết nhặt rác bỏ vào sọt.
-Cô giáo vì cô đã dạy cho các em bài học quý,một cách nhẹ nhàng,hóm hỉnh 
vCác lưu ý, điều chỉnh 
Toán
Tiết 26
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 7 + 5
 I./MỤC TIÊU :
Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5,lập được bảng 7 cộng với một số.
Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng .
Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
Lưu ý: cần làm BT1, BT2, BT4
Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 7 + 5 ;kĩ năng nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
 II./CHUẨN BỊ : - Que tính, bảng gài III./CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
A. Bài cũ:
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu tên bài - ghi bảng.
2. Giới thiệu phép cộng 7 + 5
- GV nêu bài toán : Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả.
- 7 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu hs nêu cách tìm kết quả bằng que tính.GV kết luận. 
- GV cho hs đặt tính và tính.
- Gọi hs nêu cách đặt tính .
- Em tính như thế nào?
-Gọi vài hs nhắc lại.
- 7 cộng với một số: 7 + 5.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng 7 + 5
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.
- Là 12 que tính
- HS nêu nhiều cách.
- HS nêu
- Viết 7 rồi viết 5 xuống dưới, thẳng cột với 7. Viết dấu + rồi gạch ngang. 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 dưới 5, viết 1 vào cột chục.
3. Lập bảng các công thức 7 cộng với một số .
- Cho hs sử dụnh que tính để tìm kết quả các phép tính trong phần bài học.
- Gọi hs nêu kết quả, gv ghi bảng.
- GV luyện cho hs học thuộc bảng cộng 7 với một bằng cách xóa dần .
4. Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài
-Yêu cầu hs tự nhẩm, sau đó nêu kết quả.
- Ghi bảng 2 phép tính đầu, hỏi: Em có nhận xét gì giữa hai phép tính.
- Nhận xét.kết luận.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho hs làm vào nháp, 5 hs lên làm ở bảng.
- Gọi hs nêu cách đặt tính và tính 7 + 4 và 7 + 9.
-GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 3:
- Gọi hs đọc đề bài.
-Gọi hs khá, giỏi tính nhanh nêu kết quả.
Bài 4:
- Gọi hs đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán thuộc dạng gì? 
- Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu lớp làm vào vở,1 hs làm bảng phụ.
-GV nhận xét 5-7 bài .
-Nhận xét –Kết luận.
Bài 5:
- Gọi hs đọc đề bài.
-Yêu cầu HS khá, giỏi tính nhanh nêu kết quả.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng công thức : 7 cộng với một số.
- Nhận xét tiết học:
* Dặn: về tiếp tục học thuộc bảng 7 cộng với một số và làm thêm VBT.
- Thao tác trên que tính.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính.
- Học thuộc bảng cộng 7.
- 2-3 hs thi đọc thuộc lòng.
- Tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Có kết quả bằng nhau. Vì 2 số hạng đổi chỗ cho nhau.
- Nhận xét, sửa bài.
-Tính.
- HS làm bài.
-Nhận xét bài bạn.
-Sửa bài.
- Tính nhẩm.
- Làm bài, nhận xét bạn.
-1 hs đọc.
- Em 7 tuổi.Anh hơn em 5 tuổi.
- Bài toán về nhiều hơn.
- Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
- HS làm bài. Bài giải
 Tuổi của anh là:
 7 + 5 =12(tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi.
-HS sửa bài.
- Đọc đề.
-Làm bài.Nhận xét bạn.
- 1-2 HS đọc TL.
Tiết 6
Đạo đức
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( tiết 2)
 I.MỤC TIÊU : 
 - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
 Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 - Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 * HS khá, giỏi: tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 - GDHS : Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên, nhà cửa thêm gọn gàng, ngăn nắp,sạch sẽ,góp phần làm sạch, đẹp môi trường và góp phần bảo vệ môi trường
 II.CHUẨN BỊ : 
 Các thẻ màu ở hoạt động 2
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Bài cũ: Tiết rồi ta học bài gì?
* Hỏi: -Em cần làm gì ở chỗ học chỗ chơi của mình? 
-Giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi có lợi gì ? 
-Nhận xét –Đánh giá.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Giới thiệu tưạ, ghi bảng.
2. Hoạt động 1 : Đóng vai theo các tình huống.
Mục tiêu : Giúp hs biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
-GV giao cho 4 tổ 4 tình huống :
+ Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ 
+ Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ 
+ Chị được phân công sắp xếp chiếu gọn gàng sau khi ngủ dậy nhưng em thấy chị không làm. Em sẽ 
+ Tập vở của cả lớp sau khi thu lên để cô chấm điểm rất lộn xộn vì các bạn không sắp xếp. Em sẽ 
-Mời đại diện 4 tổ lên trình diễn.
-Gọi hs nhận xét các bạn thể hiện vai.
Kết luận : Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi sinh hoạt của mình.
3. Hoạt động 2 : Tự liên hệ
Mục tiêu : GV kiểm tra việc hs thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- GV phát thẻ màu biểu hiện 3 mức độ :
+ Thẻ đỏ : Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi.
+ Thẻ xanh : Chỉ làm khi được nhắc nhở.
+ Thẻ trắng : Thường nhờ người khác làm hộ.
-GV đếm số hs theo mỗi mức độ.
-Ghi bảng số liệu vừa thu được.
-Gọi hs so sánh số liệu giữa các nhóm.
-Tuyên dương nhóm hs chọn thẻ đỏ. Khuyên 2 nhóm thẻ còn lại nên học hỏi nhóm bạn.
-Đánh giá tính hình giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp ở trường của hs.
Kết luận : Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến và góp phần làm sạch đẹp môi trường. BVMT.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV đọc mẫu chuyện “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” trong SGV phần phụ lục.
- Qua câu chuyện em rút ra được điều gì cho mình? 
-Liên hệ GDHS:
* Nhận xét tiết học:
* Dặn: Thực hiện tốt điều đã học trong cuộc sống.
-HS nêu.
-2 HSTL.
- Gọn gàng, ngăn nắp / tiết 2.
- Làm việc theo tổ.
-HS đại diện 4 tổ lên trước lớp thể hiện vai diễn.
- Nhận xét cách ứng xử các bạn đã hợp lí chưa.
-HS giơ thẻ khi đồng ý với hành vi gv nêu.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
vBổ sung: 
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Tiết 6
Kể chuyện
MẪU GIẤY VỤN.
 I./ MỤC TIÊU
 - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn . 
 * Lưu ý: HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT2).
 - Rèn kĩ năng kể từng đoạn câu chuyện ;KN lắng nghe bạn kể chuyện và biết đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 - GDMT: Có ý thức giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.
 II./ CHUẨN BỊ:
 Tranh minh họa trong SGK.
 III./ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS kể nối tiếp câu chuyện: “Chiếc bút mực”
- 3 HS kể nối tiếp câu chuyện.
- Nhận xét chung.
- Nhận xét bạn kể.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Giới thiệu tựa, ghi bảng.
- Nhắc tựa.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
* Họat động 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Dựa theo tranh, kể lại câu chuyện Mẩu giấy vụn. 
- Yêu cầu hs quan sát tranh và nêu nội dung tranh vẽ gì?
- HS nêu nội dung từng tranh.
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm tập kể.
- Các nhóm tập kể: mỗi nhóm 4 hs.
- Mời đại diện nhóm thi kể.
- Đại diện nhóm lần lượt kể từng đoạn câu chuyện
- Nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay.
- Nhận xét, chọn nhóm kể hay nhất.
* Họat động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện:( HS khá, giỏi kể).
- Gọi1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Phân vai (ngừơi dẫn chuyện, cô giáo, học sinh nam, học sinh nữ) dựng lại câu chuyện.
- Hướng dẫn HS thực hiện: 4 em đóng 4 vai, mỗi vai kể một giọng riêng. 2-3 hs nói lời của cả lớp.
- Lần 1:GV làm người dẫn chuyện cùng kể với HS.
-Lần 2,3 hs tự dẫn chuyện cùng kể với bạn.
- 3 HS tham gia 3 vai cùng tập kể.
-HS tự kể theo vai
- Nhận xét, tuyên dương nhóm hs kể hay.
- Nhận xét, chọn nhóm kể hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Ta vừa tập kể bài gì?
- Mẫu giấy vụn.
* Nhận xét tiết học.
* Dặn dò: về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Tập kể lại câu chuyện.
vCác lưu ý, điều chỉnh .
 .
Tiết 11
Chính tả (tập chép)
MẨU GIẤY VỤN
 I./ MỤC TIÊU:
 - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài. 
 - Làm được BT2 (2 trong số 3 dòng a,b, c) ;BT (3) b.
 - Rèn viết đúng và trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
 II./CHUẨN BỊ:
 Viết sẵn đoạn chép trên bảng phụ và ND BT2 (b, c) ,BT(3)b.
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Bài cũ:
-GV đọc cho hs viết vào bảng con 1 số từ: tìm kiếm, lỡ hẹn, leng keng 
-Nhận xét phần KT.
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài :
 -GV nêu mục tiêu –Ghi tựa bài.
 2.Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
-GV đọc mẫu đoạn chép lần 1.
-Gọi HS đọc lại đoạn chép .
-Đoạn văn này kể về ai?
-Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy ?
-Hãy tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả.
* GV đọc từng câu cho hs tìm từ khó .
-GV ghi bảng hướng dẫn hs phân tích .
-Đọc các từ khó cho hs viết bảng con.
-GV đọc lại đoạn chép lần 2.
-Yêu cầu hs chép vào vở .(lưu ý hs cách trình bày, cách ngồi viết đúng).
-GV đọc cho hs dò lại bài viết.
-Đọc cho hs soát lỗi.
-Thống kê lỗi: 0, 1, 2 
-Nhận xét 5-7 bài hs .Nhận xét chung.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT.
 Bài tập 2: Gọi hs đọc yêu cầu.
-Yêu cầu hs làm vào VBT, 1 HS làm bảng phụ
(cho hs làm BT2 (b,c).
-Nhận xét –Sửa bài.
Bài tập 3: Yêu cầu gì?
-Gọi 2 hs lên bảng thi điền nhanh .(chọn làm BT3 b).
-Nhận xét –Tuyên dương hs.
-Kết luận: ngã ba đường, ba ngả đường, vẽ tranh, có vẻ .
C.Củng cố:
* Dặn dò:Về xem lại BT và viết hết lỗi sai trong bài CT.
-Nhận xét tiết học
-HS viết bảng con.
-HS nhắc lại: Mẩu giấy vụn.
-Dò thầm theo
-1-2 hs đọc lại
-Về hành động của bạn gái.
-Có 2 dấu phẩy.
-Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu (!),(-), dấu ngoặc kép.
-HS nêu :mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác, 
-Viết bảng con.
-Dò thầm theo.
-HS nhìn bảng chép.
-Dò lại bài.
-Soát lỗi.
-HS nêu
-Điền vào chỗ trống ai hay ay?
-HS làm bài
-Nhận xét bài bạn.
-HS đọc các từ vừa điền.
-1 HS đọc.
-2 HS thi làm bài.
-Nhận xét chọn bạn làm đúng, nhanh.
-1-2 HS đọc lại các từ vừa điền.
vCác lưu ý, điều chỉnh 
 . .
 ..
Tiết 27
Toán
47 + 5
 I.MỤC TIÊU :
 - Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 * Lưu ý: cần làm BT1 (cột 1, 2, 3), BT3.
 II.CHUẨN BỊ :
 Que tính.Bảng gài.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Bài cũ: Gọi hs đọc TL bảng 7 cộng với một số.
-Nhận xét .
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Bài hôm nay các em sẽ dựa vào cách thực hiện phép cộng 29 + 5, 28 + 5 và bảng các công thức 7cộng với một số để xây dựng cách đặt tính, thực hiện phép tính có dạng 47 + 5. Ghi tựa.
2. Giới thiệu phép cộng 47 + 5
- GV nêu bài toán : Có 47 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?(ghi phép tính).
- Yêu cầu hs tính bằng que tính để tìm kết quả.
- Gọi hs nêu cách tính bằng que tính .
- GV: 47 que tính thêm 5 que tính nữa là bao nhiêu que tính
-Vậy 47 cộng 5 bằng mấy?
- Hỏi : Ngoài cách tính trên ta còn có cách nào nữa? 
- Gọi hs nêu cách đặt tính.
- Thực hiện tính thế nào ?
3. Luyện tập -Thực hành
Bài 1: Yêu cầu gì?
- Cho hs tự làm bài vào nháp. Gọi 3 hs lên bảng làm bài.(cột 1, 2, 3).
- Yêu cầu nêu rõ cách đặt tính, thực hiện phép tính 27 + 5, 37 + 6, 67 + 9.
- Nhận xét.Sửa bài..
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu
- Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng. Yêu cầu hs quan sát sơ đồ.
GV: Đoạn thẳng CD dài mấy cm ? Đoạn thẳng AB như thế nào với đoạn thẳng CD ?
- Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì?
 Hãy dựa vào sơ đồ, đọc đề toán.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 hs làm bảng phụ.
- GV nhận xét 5-7 bài hs.
- Nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính, thực hiện phép tính 47 + 5.
* Dặn dò: Về xem lại bài và làm thêm bài tập.
- Nhận xét tiết học
-2-3 hs đọc.
- Lắng nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép cộng 47 + 5
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả
-Là 52 que tính.
- 47 cộng 5 bằng 52
- Đặt tính dọc
-1 HS nêu.
- Tính từ phải sang trái, 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1, 4 cộng 1 bằng 5, viết 5. Vậy 47 cộng 5 bằng 52.
- Tính.
 17 27 37 
 +4 + 5 + 6 
 21 32 4 3
 67 17 25 
+ 9 + 3 + 7 
 76 20 32 
- 3 HS làm bảng nêu.
.- HS nêu.
- Quan sát sơ đồ.
- Đoạn thẳng CD dài 17 cm.
- Đọan thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD là 8 cm.
- Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm?
- Bài toán về nhiều nơn.
- 1-2 đọc bài tóan.
- Làm bài.
Bài giải.
 Đọan thẳng AB dài là:
 17 + 8 = 25(cm)
 Đáp số: 25 cm.
- 2 HS nêu 
 ...
ÂM NHẠC: TIẾT 6
HỌC BÀI HÁT: MÚA VUI
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
I/ Mục tiêu:
1. Về kiến thức
- Biết bài hát Múa vui là sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
2. Về kĩ năng
- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
3. Về thái độ
- GDHS yêu thích môn học
II/ Giáo viên chuẩn bị.
1. Giáo viên
- Nhạc cụ : Đàn, thanh phách.
- Tranh ảnh minh họa bài hát.
2. Học sinh
- Vở ghi, sgk
III/ Phương pháp giảng dạy
- Thuyết trình, vấn đáp, luyện tập, trực quan...
IV/ Hoạt động dạy học.
Bước 1. Ổn định tổ chức 
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi hs lên bảng biểu diễn.
- Gv nhận xét.
Bước 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
- Gv treo tranh minh hoạ bài hát.
-?Bức tranh vẽ những gì?
Gv nhận xét vào bài mới.
* Hoạt động 1: Dạy hát: Bài Múa vui.
- Gv hát mẫu.
- Gv cho hs đọc lời ca theo tiết tấu: chia câu (4 câu) cho hs đọc.
- Dạy hát từng câu:
Câu 1: Cùng nhau múa xung ... cùng vui.
 + Gv hát mẫu.
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
Câu 2: Cùng nhau múa xung múa đều.
 + Gv hát mẫu.
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho hs hát ghép câu1 và câu 2.
- Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2.
Câu 3: Nắm tay nhau bắt tay múa ca.
 + Gv hát mẫu.
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
Câu 4 : Nắm tay nhau bắt tay múa đều.
 + Gv hát mẫu.
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4.
- Gv cho hs hát ghép toàn bài.
- Gv cho nhóm, bàn hát toàn bài.
- Gv nhận xét động viên
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo phách:
 Cùng nhau múa xung quanh vòng.
 x x x x
- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo phách và ngược lại.
- Gv cho hs hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
 Cùng nhau múa xung quanh vòng.
 x x 
- Gv cho hs lên bảng biểu diễn.
- Gv nhận xét.
- Hs nghe.
- Hs quan sát.
- Hs trả lời.
- Hs nghe.
- Hs đọc lời ca.
- Hs nghe.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs nghe.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs hát ghép câu 1,2
- Tổ, nhóm hát
- Hs nghe.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs nghe.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs hát ghép câu 3 và 4.
- Hs hát toàn bài.
- Nhóm, bàn hát.
- Hs hát và vỗ tay theo phách.
- Tổ hát và vỗ tay theo phách.
- Hs hát và vỗ tay theo nhịp.
Hs biểu diễn.
Bước 4.Củng cố:
-? Em nào cho biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào?
- Gv củng cố lại nội dung bài học.
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát.
Bước 5.Dặn dò:
- Nhắc hs về học bài.
- Xem trước bài mới.
- Gv nhận xét giờ học.
V/Rút kinh nghiệm
THỂ DỤC
TUẦN 6
 TIẾT 11: ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: - Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục phát triển chung. 
2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng động tác theo nhịp hô, đúng hướng, đúng biên độ.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục, các dụng cụ cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC	
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp : Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
* Khởi động: Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Kiểm tra bài cũ: 5 động tác của bài thể dục.
8 – 10 P
Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số và chúc GV “Khoẻ”
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 € ( GV) 
HS chạy theo hàng dọc do cán sự điều khiển sau đó tập hợp 3 hàng ngang. 
2. Phần cơ bản
 * Ôn 5 động tác đã học.
 * Chia nhóm tập luyện
 * Thi đua giữa các tổ
 * Học đi đều
-TTCB: Đứng nghiêm.	
- Khẩu lệnh “đi đều bước”.
- Sau động lệnh bước, HS đồng loạt bước chân trái lên trước khoảng 20-30 cm, đặt bàn chân trái từ gót đến cả bàn, đồng thời phối hợp đánh tay như dậm chân tại chỗ, nhịp 1. Tiếp đó dồn trọng tâm vào chân trái, co gối chân phải ra trước chạm đất đổi chiều đánh của hai tay nhịp 2. Động tác được lặp lại nhịp nhàng đồng đều.
- Đứng lại: Khẩu lệnh “Đứng lại đứng” động tác đứng lại hô khi bàn chân phải chạm đất, HS bước tiếp chân trái một bước nữa, rồi bước tiếp chân phải 1 bước nữa rơi vào động lệnh “Đứng”, sau động lệnh HS bước tiếp chân trái 1 bước nữa đếm nhịp 1, chân phải thu về chân trái thành h́nh chữ V vào nhịp 2.
18 – 22 P
4 – 5 Lần 2 x 8 nhịp
4 – 6 P
4 – 6 P
6 – 8 P
- GV hô nhịp để HS thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát uốn nắn, sửa sai.
 € € € € € € 
 € € € € € 
 € € € € € € 
(GV)
- HS tự giác tích cực tập luyện.
- HS chia thành 4 tổ tập luyện. Cán sự điếu khiển, GV đến các tổ quan sát sửa sai.
 ] ]
 5GV
 ] ]
- HS tự giác tích cực tập luyện.
- Từng tổ lên thực hiện do cán sự điều khiển. GV cùng học sinh quan sát nhận xét, GV tuyên dương tổ thực hiện tốt. 
- GV làm mẫu một lần, phân tích kỹ thuật động tác cho HS nắm được, sau đó hô cho HS cùng thực hiện.
- Đội hình tập luyện
- HS chú ý quan sát lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV chú ý quan sát, sửa sai cho HS.
3. Phần kết thúc
- Trò chơi “Lịch sự ”
- Cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học. 
- Xuống lớp.
3 – 5 P
- Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học.
 €€€€€€
 €€€€€€
 €€€€€€
 € (GV)
Nội dung bổ sung
 ..
 ..
 ..
Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020
Tiết 18
Tập đọc
NGÔI TRƯỜNG MỚI
 I./ MỤC TIÊU:
Đọc đúng ,rõ ràng, rành mạch toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
Hiểu ND: Ngôi trường mới rất đẹp,các bạn HS tự hào về ngôi trường mới và yêu quý Thầy cô, bạn bè.(trả lời được CH 1,2). HS khá, giỏi trả lời được CH 3.
GDHS: biết tự hào về ngôi trường mới và yêu quý thầy cô, bạn bè.	 
 II./ CHUẨN BỊ:
	Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 hs đọc bài Mẩu giấy vụn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét chung.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- GV cho hs quan sát tranh SGK.
- Cho hs khai thác ND tranh – giới thiệu bài- Ghi tựa.
2. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng trìu mến, thiết tha, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của bạn HS đối với ngôi trường mới.
 * Đọc từng câu :
- Gọi HS đọc từng câu nối tiếp nhau. Chú ý rèn đọc các từ khó HS đọc sai nhiều VD : Trên nền, lấp ló, trang nghiêm, cũ, bỡ ngỡ, xoan đào...
* Đọc từng đọan trước lớp :
- Tổ chức cho HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau từng đoạn trong bài. 
- GV: chia 3 đoạn (mỗi chấm xuống dòng là 1 đoạn).
 -Luyện đọc ngắt hơi, nhấn giọng một số câu sau: 
-Đoạn 2:
 + Em bước vào lớp / vừa bỡ ngỡ / em thấy quen thân.//
-Đoạn 3
 + Dưới mái trường mới,sao tiếng trống rung động kéo dài ! //
 + Cả đến chiếc thước kẻ / chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế ! //
- Gọi HS đọc nối tiếp đọan kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa từ : 
* Đọc từng đoạn theo nhóm :
- Tổ chức cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. GV theo dõi, sửa sai.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm : theo đoạn, mỗi nhóm cử đại diện thi đọc.Nhận xét –Tuyên dương.
- Cho cả lớp đọc ĐT .
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- GV hoặc hs K,G đọc mẫu toàn bài.
Câu 1: Tìm đoạn văn tương ứng với nội dung : 
 a) Tả ngôi trường từ xa.
 b) Tả lớp học.
 c) Tả cảm xúc của HS dưới mái trường mới.
 - GV : Bài văn tả ngôi trường theo cách từ xa đến gần.
 Câu 2: Tìm từ tả vẻ đẹp của ngôi trường?
 Yêu cầu HS đọc thầm đọan 1 và 2 để trả lời. 
 Câu 3 : Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những gì mới? (HS khá, giỏi TL).
- Yêu cầu HS đọc thầm đọan 3 để tìm ý trả lời.
 - Bài văn cho thấy tình cảm của bạn hs với ngôi trừơng mới như thế nào?
- Gọi hs nhắc lại ND bài. GV nhận xét –KL.
4. Luyện đọc lại :
- Tổ chức cho HS thi đọc lại toàn bài.
- Gọi 2 HS đại diện 2 dãy thi đọc toàn bài.
- Nhận xét., bình chọn người đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò :
-GV : Ngôi trường em đang học cũ hay mới ?
- Em có yêu mái trường của mình không ?
- GV KL : Dù trường mới hay cũ, ai cũng yêu mến, gắn bó với trường của mình.
- Nhận xét tiết học:
* Dặn dò.: về luyện đọc lại bài kĩ hơn. 
-3 HS đọc bài.
- Quan sát tranh.
- Ngôi trường mới.
- HS đọc thầm.
- HS đọc từng câu nối tiếp.
- Luyện phát âm:CN-ĐT.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đọan.
- Luyện đọc câu:CN –ĐT.
- HS đọc nối tiếp đọan trước lớp lần 2.
- HS nhìn SGK để giải nghĩa từ.
- HS đọc theo nhóm (3 hs) .
- Cử đại diện các nhóm lên thi đọc
- Đọc đồng thanh.
- HS tìm và trả lời lần lượt từng nội dung:
 a) Nhìn từ xa trong cây.
 b)Tường vôi mùa thu.
 c) Đoạn cuối bài.
- 1 HS đọc câu hỏi.
- ngói đỏ . ., bàn ghế gỗ xoan đào , tất cả 
-1 hs nêu CH.
- Tiếng trống rung động kéo dài Tiếng cô giáo trang nghiêm, ấm áp. Tiếng đọc bài của mình vang lên. Nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả chiếc thước kẻ, chiếc bút chì như cũng đáng yêu hơn.
- Bạn hs rất yêu ngôi trường mới
- 2 HS thi đọc.
- HS trả lời.
vCác lưu ý, điều chỉnh .
 ..
Tiết 28
Toán
 47 + 25
 I.MỤC TIÊU :.
Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 +25 .
Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng.
 * Lưu ý:Cần làm BT1 (cột 1, 2, 3),BT3 
 II.CHUẨN BỊ :
 Que tính.Bảng gài.
 Nội dung bài tập 2 (a, b, d, e)) viết trên bảng phụ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng thực hiện Đặt tính rồi tính : 37 +9, 67 +7
 - Nhận xét.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em tiếp tục thực hiện phép cộng có nhớ dạng: 47 + 25
2. Giới thiệu phép cộng:
- GV nêu bài toán: có 47 que tính thêm 25 que tính .Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? 
- Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả. Gọi hs nêu cách làm.
-GV hướng dẫn hs thao tác bằng que tính (tương tự tiết 38 + 25).
- Yêu cầu hs lên bảng đặt tính và nói cách thực hiện.
-Gọi vài hs khác nhắc lại.
3. Luyện tập- Thực hành
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yc hs tự làm bài vào nháp ,3 hs làm ở bảng.
-GV nhận xét –Chỉnh sửa.
-Yêu cầu hs nêu lại cách tính : 17 + 24, 47 +27.
-Yêu cầu hs K, G tính nhanh nêu kết quả 2 cột còn lại.
Bài 3: Gọi hs đọc bài toán.
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu lớp làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ.
- Nhận xét 5-6 tập 
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 47 + 25.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về xem lại BT và làm thêm VBT.
-2 HS thực hiện.
-HS nhắc lại: 47 + 25.
-Nghe –phân tích đề.
- Thực hiện phép tính cộng 47 + 25.
- Dùng que tính tìm kết quả.
- HS nêu nhiều cách làm.
-1 HS lên đặt tính và nêu.
-1-2 HS nêu lại.
- Tính.
-HS làm bài vào nháp ,3 hs làm bảng .(cột 1, 2, 3).
-Nhận xét bài ở bảng.
- 2 hs nêu.
-2-3 hs nêu.
-1 hs đọc.
- HS nêu.
-HS làm bài. 
 Bài giải
 Số người đội đó có là:
 27 +18 = 45 (người)
 Đáp số: 45 người.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu.
vCác lưu ý, điều chỉnh .
 .
Tiết 6
Tập viết
CHỮ HOA Đ
 I./ MỤC TIÊU:
Viết đúng chữ hoa Đ (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ),chữ và câu ứng dụng:
Đẹp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần).
GDHS:Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 II./ CHUẨN BỊ:
Mẩu chữ cái viết hoa Đ và D đặt trong khung.
Bảng phụ viết sẵn cỡ nhỏ: Đẹp (dòng 1), Đẹp trường đẹp lớp (dòng 2).
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Bài cũ:
-GV kiểm tra vở viết ở nhà.
-Cho hs viết bảng con chữ cái hoa D và chữ Dân. Nhận xét .
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 -GV nêu mục tiêu –Ghi tựa.
 2.Hướng dẫn viết chữ cái hoa:
-GV giới thiệu chữ mẫu hoa Đ trong khung.
-Chữ hoa Đ cao mấy li và viết trên mấy đường kẻ ngang ?
-Chữ hoa Đ giống chữ gì?
-Chữ hoa Đ và chữ D khác nhau ở điểm nào?
-GV nhắc lại cách viết chữ hoa D, rồi viết chữ hoa Đ (vừa viết vừa nhắc lại cách viết).
-Cho hs viết bảng con chữ hoa Đ .
-Nhận xét –chỉnh sửa cho hs.
 3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Gọi hs đọc cụm từ ứng dụng.
-Em hiểu nghĩa của cụm từ này như thế nào?
-Chữ nào có độ cao bằng chữ hoa Đ và cao mấy ô li?
-Các chữ còn lại cao mấy ô li?
-Dấu thanh đặt ở các chữ như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là bao nhiêu?
-GV viết mẫu chữ Đẹp trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu ),nhắc HS lưu ý: Nối nét giữa Đ và e ,nét khuyết của chữ e gần chạm vào nét cong phải của chữ Đ.
-Cho hs viết bảng con chữ Đẹp .
-GV nhận xét – chỉnh sửa.
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
-GV nêu yêu cầu viết :
 +1 dòng chữ hoa Đ cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ.
 + 1 dòng chữ Đẹp cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Đẹp trường đẹp lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_phan_the_luan.doc