Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-201

Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-201

I . MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. Bước đầu biết tóm tắt nội dung một đoạn chuyện bằng 1 cụm từ hoặc một câu (Bài tập 1). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (Bài tập 2). Một số học sinh biết phân vai để dựng lại câu chuyện (Bài tập 3) (M3, M4);

- Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn;

- Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 35 trang haihaq2 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-201", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 12/04/2021
MÔN: TẬP ĐỌC 
BÀI: NHỮNG QUẢ ĐÀO (Tiết 85,86)
I . MỤC TIÊU
- Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa;
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật;
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- Ổn định
- KTBC: Trò chơi: Bắn tên
- Nội dung chơi: 
+ Học thuộc bài thơ cây dừa
+ Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
+ Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?
+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn?
+ Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Những quả đào.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nhận xét
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động 1: Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Lưu ý giọng đọc cho học sinh.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: đi xa, chẳng bao lâu, cháu ấy ạ, tấm lòng, thốt lên, xoa đầu 
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ từng đoạn.
Ví dụ:
+Quả to này xin phần bà.// Ba quả nhỏ hơn phần các cháu.//
Bữa cơm chiều hôm ấy,/ ông hỏi các cháu://
-Thế nào, / Các cháu thấy đào có ngon không?
(...)	
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ.
/?/ Em hiểu thế nào là nhân hậu?
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
- Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
- HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
*Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
- Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc: động theo cặp
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp luyện đọc câu khó.
- Học sinh nhận xét bạn đọc trong nhóm và một số nhóm đọc lại.
- Học sinh nêu nghĩa của từ sách giáo khoa.
- Thương người đối xử có tình có nghĩa với mọi người.
- Học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện đọc câu văn này.
- Học sinh đọc bài. 
- Các nhóm thi đọc
+ Đọc trong nhóm
+ Cử đại diện thi đọc 
-Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Ông giành quả đào cho những ai?
- Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
- Nêu nhận xét của ông về từng cháu?
- Vì sao ông nhận xét như vậy?
- Theo em ông khen ngợi ai vì sao?
- Em thích nhân vật nào nhất?
- Nhận xét – phân tích từng nhân vật. 
 => Kết luận, ghi nội dung bài
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo
- Học sinh đọc bài thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Cho vợ và 3 đứa cháu
- Xuân ăn lấy hạt trồng. Vân ăn vứt bỏ hạt, thèm. Việt không ăn cho bạn Sơn 
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời câu hỏi 3.
- 3 học sinh nêu.
- Khen ngợi Việt nhất vì việt có lòng nhân hậu.
- Nhiều học sinh cho ý kiến.
 - Lắng nghe, ghi nhớ
4. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- YC các nhóm chia nhau đọc lại bài.
+ YC các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
5. Hoạt động nối tiếp 
+ Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao? 
+ Qua câu chuyện này em học được điều gì?
VD: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.
*GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức và xác định giá trị bản thân; Mỗi chúng ta cần biết nhường nhịn để cuộc sống luôn có nghĩa ....
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Cây đa quê hương.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- HS nhóm chia nhau đọc lại bài.
+Các nhóm tự phân vai đọc lại bài (người dẫn chuyện, Xuân, Việt Vân, ông.)
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 12/04/2021
MÔN: TOÁN
BÀI: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 (Tiết 141)
I . MỤC TIÊU
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200. Biết cách đọc, viết các số 111 đến 200. Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200. Biết thứ tự các số từ 111 đến 200;
- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số từ 111 đến 200;
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: Bài tập 1, 2a, 3.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định.
- KTBC: Trò chơi: Truyền điện
- Nội dung chơi: đọc các số từ 101 đến 110; so sánh các số trong phạm vi 110
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Các số từ 111 đến 200.
- Học sinh tham gia chơi.
- Nhận xét bài của bạn
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Hoạt động 1: Hình thành kiến thưc mới 
- Giáo viên nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày lên bảng như sách giáo khoa.
* Viết và đọc số 111.
- Yêu cầu học sinh nêu số trăm, số chục và số đơn vị.
- Gọi học sinh điền số thích hợp và viết.
- Gọi học sinh nêu cách đọc, viết số 111.
* Viết và đọc 112.
- Số 112 gồm mấy trăm, chục, đơn vị?
- Gọi học sinh nêu cách đọc, viết số 112.
-Trợ giúp các số còn lại (tương tự...)
- Giáo viên nêu tên số, chẳng hạn “Một trăm ba mươi hai”.
- Yêu cầu học sinh lấy các hình vuông (trăm) hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông).
- Yêu cầu học sinh thực hiện trên đồ dùng học tập.
- Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp số 142; 121, 173.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
- Học sinh lấy đồ dùng.
- Học sinh nêu: 1 Trăm, 1 chục, 1 đơn vị.
- Nhiều học sinh đọc.
- Học sinh viết số 111.
- Gồm 1 trăm, 1 chục và 2 đơn vị.
- Học sinh nêu cách đọc viết số 112
- Tự làm theo cặp đôi với các số: 135, 146, 199 
- Đọc phân tích số:
- Học sinh thực hiện.
3. Hoạt động thực hành 
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu HS lên bảng chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2a: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên vẽ tia số lên bảng và yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Đánh giá bài làm học sinh.
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài mẫu.
- Hướng dẫn học sinh cách so sánh số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Muốn so sánh 2 số có 3 chữ số ta sánh thế nào?
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 2b,c: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
4. Hoạt động nối tiếp
- Viết( theo mẫu)
 + 124 gồm 1trăm, 2 chục, 4 đơn vị.
 + 162 gồm ......................................
 + 178 gồm .....................................
 + 160 gồm......................................
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Các số có ba chữ số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh điền: 
110	Một trăm mười.
111	Một trăm mười một.
117	Một trăm mười bảy.
154	Một trăm năm mươi tư.
181	Một trăm tám mươi mốt.
195	Một trăm chín mươi lăm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh làm bài:
a) 111; 112; 113; 114; 115; 116; 117; 118; 119; 120.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài.
- Học sinh làm bài:
123 < 124 120 < 152
129 > 120 186 = 186
126 >122 135 >125
155 128
- Học sinh nhận xét.
- So sánh hàng trăm đến hàng chục đến hàng đơn vị.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
+Dự kiến KQ báo cáo:
b) 151; 152; 153; 154; 155; 156; 157; 158; 159; 160. c) 191; 192; 193; 194; 195; 196; 197; 198; 199; 200.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 13/04/2021
MÔN: KỂ CHUYỆN
BÀI: NHỮNG QUẢ ĐÀO (Tiết 29)
I . MỤC TIÊU
- Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. Bước đầu biết tóm tắt nội dung một đoạn chuyện bằng 1 cụm từ hoặc một câu (Bài tập 1). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (Bài tập 2). Một số học sinh biết phân vai để dựng lại câu chuyện (Bài tập 3) (M3, M4);
- Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn;
- Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
II. CHUẨN BỊ 	
- Giáo viên: Sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- Ổn định.
- KTBC: GV tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện Kho báu.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh tham gia thi kể.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 1: Kể chuyện 
Việc 1: Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tóm tắt nội dung từng đoạn của truyện.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu cả mẫu.
- Dựa vào nội dung tóm tắt đoạn 1, 2 hãy tóm tắt từng đoạn bằng lời của mình.
- Yêu cầu học sinh làm vở nháp và tiếp nối phát biểu ý kiến
- Giáo viên chốt lại các tên đúng và viết bổ sung tên đúng lên bảng
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt ở bài tập 1.
- Chia lớp thành nhóm 4 học sinh và tập kể trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm thi kể.
- Nhận xét đánh giá tuyên dương.
Việc 2: Phân vai dựng lại câu chuỵên (M3, M4)
- Tổ chức cho học sinh tự hình thành nhóm 5 học sinh thể hiện theo vai dựng lại câu chuyện
- Giáo viên lập tổ trọng tài cùng giáo viên nhận xét chấm điểm thi đua.
- Gọi đại diện các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
- 1 học sinh đọc yêu cầu cả mẫu.
- Học sinh làm vở nháp và tiếp nối chia sẻ
- Học sinh nhận xét.
- Vài học sinh nêu.
- Học sinh tập kể trong nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Nhận xét lời kể của học sinh.
- Học sinh tập kể trong nhóm 5 theo vai.
- 3 - 4 nhóm học sinh lên tập kể theo vai
- Nhận xét cách đóng vai, thể hiện theo vai của từng học sinh trong nhóm.
- Tổ trọng tài nhận xét học sinh kể.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: 
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên?
Kết luận: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
4. Hoạt động nối tiếp
- Kể lại câu chuyện theo vai nhân vật( người dẫn chuyện, người ông, Xuân, Việt, Vân). Lưu ý HS cần thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói của từng nhân vật.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh trả lời. 
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 13/04/2021
MÔN: CHÍNH TẢ
BÀI: NHỮNG QUẢ ĐÀO (Tiết 57)
I . MỤC TIÊU
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. Làm được bài tập 2a;
- Rèn cho học sinh quy tắc chính tả s/x;
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- Ổn định.
- Lớp hát tập thể
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động 1: Chuẩn bị viết chính tả 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
- Đoạn viết cho ta biết gì?
- Trong bài có những tiếng nào được viết hoa?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: Xuân, Vân, Việt, Đào.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh. 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý: 
+ Qua việc chia đào mà ông biết được tính nết được từng cháu.
+ Xuân,Vân ,Việt.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 2: Viết bài chính tả
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- GV đọc cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên).
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài vào vở.
4. Hoạt động 3: Kiểm và nhận xét bài 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa.
- Giáo viên kiểm nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
5. Hoạt động 4: Làm bài tập 
Bài 2a: TC Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a, tổ chức cho học sinh thi điền vài chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng.
- Giáo viên chốt kết quả đúng, tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng.
6. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm- làm một số bài tập chính tả có phụ âm s/x. 
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai . Xem trước bài chính tả sau: Hoa phượng.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 13/04/2021
MÔN: TOÁN
BÀI: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiết 142)
I . MỤC TIÊU
- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị;
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết số có ba chữ số;
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 2,3.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định.
- KTBC: Trò chơi: Xì điện
Nội dung chơi: cho học sinh truyền nhau đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Các số có ba chữ số.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Hoạt động 1: Hình thành kiến thưc mới 
- Giáo viên kẻ bảng như sách giáo khoa, yêu cầu học sinh quan sát.
- Có mấy hình vuông to?
- Có mấy hình chữ nhật? Có mấy hình vuông nhỏ?
- Có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Có tất cả mấy trăm, chục, đơn vị,?
- Cần điền những chữ số nào thích hợp?
- Giáo viên điền vào ô trống.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết số và đọc số: Hai trăm bốn mươi ba.
- Giáo viên hướng dẫn tương tự cho học sinh làm với 235 và các số còn lại.
- Yêu cầu học sinh lấy hình vuông (trăm) hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông) để được hình ảnh trực quan của số đã cho.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp các số khác.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
3. Hoạt động thực hành
- Học sinh quan sát trải nghiệm trên hình vẽ.
 - Có 2 ô vuông to.
- Có 3 hình chữ nhật, 3 ô vuông nhỏ.
- Có tất cả 243 ô vuông.
- Có 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị.
- Điền số 243.
- 243. Nhiều học sinh đọc: Hai trăm bốn mươi ba.
- Học sinh nêu.
- Học sinh đọc viết số, phân tích số 235.
- Thực hiện.
- Học sinh viết bảng con: 310, 240, 411, 205, 252
- Đọc và phân tích.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm 
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: TC Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết số thích hợp vào chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
4. Hoạt động nối tiếp
- Trò chơi: Điền nhanh điền đúng 
 GV viết bài tập vào bảng phụ cho HS chơi. Mỗi đội 4 HS.
 + Số 146 gồm .. trăm .chục đơn vị.
 + Số 327 gồm .. trăm .chục đơn vị.
 + Số 856 gồm .. trăm .chục đơn vị.
 + Số 112 gồm .. trăm .chục đơn vị.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa bài sai. Xem trước bài: So sánh các số có ba chữ số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu
- Học sinh làm bài:
a) 405; b) 450; c) 311; d) 315; e) 521; g) 322.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Học sinh lắng nghe.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 14/04/2021
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ? (Tiết 29)
I . MỤC TIÊU
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (Bài tập 1, bài tập 2). Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? (bài tập 3);
- Rèn kĩ năng đặt câu;
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài 
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định.
- KTBC: T/C Xì điện
Nội dung chơi: đặt câu hỏi “Để làm gì?”
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. Hoạt động thực hành 
Bài 1 (miệng): 
- Giáo viên gắn tranh ảnh 4 loại cây ăn quả.
- Cho học sinh quan sát 1 số cây.
- Yêu cầu 2 học sinh kể tên các loài cây và chỉ các bộ phận của cây ăn quả.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
Bài 2: Làm việc cá theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Giáo viên lưu ý học sinh: Từ tả các bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phát giấy khổ to và bút dạ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và làm vào phiếu và vở.
- Gọi đại diện các nhóm dán kết quả và đọc bài.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3 (miệng): 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh.
- Em hãy nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh.
- Học sinh đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì? (Mẫu)
- Gọi nhiều học sinh phát biểu ý kiến.
- Nhận xét tuyên dương học sinh.
- Nhắc nhở học sinh về tìm từ tả các bộ phận của cây.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
3. Hoạt động nối tiếp
- Dùng cụm từ Để làm gì để đặt câu hỏi về mục đích của các công việc sau.
 a. Các bạn học sinh lớp 2C trồng cây ở sân trường.
 b. Các bạn học sinh 2C quét lá rụng ở sân trường.
 c. Cô giáo dẫn học sinh ra vườn trường học về các loài cây.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Bác Hồ.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh quan sát.
- 2 học sinh kể tên các loài cây và chỉ các bộ phận của cây ăn quả (Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn).
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm dán kết quả và đọc bài.
- Học sinh nhận xét bổ sung thêm.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì?
- Học sinh phát biểu ý kiến.
+ Học sinh 1: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?
+ Học sinh 2: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cho cây xanh tốt.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 14/04/2021
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG (Tiết 87)
I . MỤC TIÊU
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. Trả lời được câu hỏi 1,2,4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4);
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ. Chú ý các từ: cổ kính, không xuể, chót vót, gợn sóng, sừng trâu;
- Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- Ổn định.
- GV cho học sinh nghe bài hát: Quê hương
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Giáo viên nhận xét. 
- GV kết nối nội dung bài và ghi tựa bài: Cây đa quê hương
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động 1: Luyện đọc 
a.GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ: cổ kính, không xuể, chót vót, gợn sóng, sừng trâu.
* Đọc từng đoạn :
+ Chia nhóm -> YC đọc từng đoạn trong nhóm
- Giảng từ mới: 
+ Thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững.
+ Đặt câu với từ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, 
- GV trợ giúp, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ câu,...
 Luyện câu (Dự kiến):
 + Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên/ những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười đang nói. ( )
- Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm -> chia sẻ 
-HS đọc-> giải nghĩa từ:
+Lững thững: đi chậm từng bước một (...)
+HS đặt câu:
Ví dụ: Làng em có mái đình cổ kính.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách đọc 
- Học sinh đọc bài theo sự điều hành của nhóm trưởng
- Đọc bài, chia sẻ cách đọc
- Đại diện nhóm thi đọc
- Thi đua giữa các nhóm
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
- Những câu văn nào cho em biết cây đa đã sống rất lâu?
- Các bộ phận của cây đa được tác giả tả bằng những hình ảnh nào?
- Hãy nói đặc điểm nổi bật của mỗi bộ phận của cây đa? (M3, M4 trả lời)
- Giáo viên viết bảng những ý kiến được xem là đúng.
- Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy cảnh đẹp nào của quê hương?
+ Khích lệ trả lời (HS M1).
- Nội dung bài tập đọc là gì?
*GV kết luận: rút nội dung.
*GV giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước 
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm
- Lớp đọc thầm bài 
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Cây đa nghìn năm...
- Thân chín mười đứa ôm không xuể, cành..., ....
- Học sinh nêu.
- Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu 
- Đọc nhẩm, ghi nhớ
- GV gọi 1HS M4 đọc bài
- GV kết hợp với LT tổ chức cho học sinh đọc bài
- Cho học sinh chia nhóm thi đọc
- Yêu cầu học sinh đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và cùng nhóm bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Lưu ý: Đọc đúng: M1, M2; Đọc hay: M3, M4
4. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
- Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?
=> Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, và tình yêu của tác giả với cây đa, với quê hương.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về quê hương đất nước con người Việt Nam
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc trong nhóm
+ Học sinh đọc theo sự điều hành của trưởng nhóm 
-Học sinh thi đọc trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
Ngày soạn: 10/04/2021
Ngày dạy: 14/04/2021
MÔN: TOÁN
BÀI: SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiết 143)
I . MỤC TIÊU
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000);
- Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số;
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1, 2a, 3 (dòng 1).
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật. Giấy khổ to ghi sẵn dãy số.
- Học sinh: sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- Ổn định.
- KTBC: Trò chơi: Đố bạn biết
Nội dung chơi: LT đọc một vài số có ba chữ số để học sinh viết số.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: So sánh các số có ba chữ số.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Hoạt động 1: Hình thành kiến thưc mới
- Giáo viên gắn lên bảng 1 tấm bìa hình vuông.
Việc 1: Ôn đọc viết các số có 3 chữ số.
* Đọc số
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn các số có 3 chữ số:
 Từ 401=>410 551=>560
- Gọi học sinh đọc các số trên bảng.
* Viết số
- Giáo viên đọc số: Năm trăm hai mươi m

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_bo_mon_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2020_201.doc