Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nông Thị Tuyến

Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nông Thị Tuyến

I. MỤC TIÊU

- HS đặt tính và thực hiện được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20. Đơn vị đo khố l¬ượng kg, đo thể tích lít . Tên gọi và mối quan hệ giữa các thành phần trong phép cộng.Giải bài toán có lời văn, bài toán trắc nghiệm

- HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên

- HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: Bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx 44 trang haihaq2 4870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nông Thị Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Ngày soạn:3/11/2020
Thứ Hai,ngày 9 tháng 11 năm 2020
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
_____________________
TOÁN
Lít
 I. MỤC TIÊU: 
Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu, Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít. Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
- Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
HS 1: Đặt tính và tính: 
37 + 63; 18 + 82; 45 + 55.
HS 2: Tính nhẩm: 10 + 90; 30 + 70; 60 + 40. 
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
HĐ 2. Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa) 
- GV lấy 2 cốc thủy tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước (nước có màu) rót đầy 2 cốc nước đó
- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ?
+ Cốc nào chứa đước ít nước hơn?
- GV lấy tiếp một can nước và 1 ca nước yêu cầu HS nhận xét về mức nước.
HĐ 3. Giới thiệu ca 1 lít, chai 1 lít, đơn vị lít (lít).
- Để biết cốc, ca, can có bao nhiêu lít nước, cốc ít hơn ca bao nhiêu nước ta dùng đơn vị đo là lít - Viết tắt l.
- GV viết lên bảng: lít - lít và yêu cầu HS đọc.
- GV giới thiệu: Đây là 1 cái can 1lít. Rót nước cho đầy can này ta được bao nhiêu lít nước?
- Gọi 1 HS đọc - Đồng thanh cả lớp
HĐ 4. Luyện tập thực hành.
Bài 1: - Để biết cách đọc, viết số về đơn vị đo lít như thế nào? Các em nhìn lên bảng.
- GV dán lên bảng lần lượt các hình ở bài tập 1 và nêu cách đọc. GV viết lên bảng:
- GV đọc, HS đọc.
Bài 2: - HS làm phiếu bài học
- Hỏi: bài toán yêu cầu làm gì?
- Các em nhận xét các số trong phép tính
- HS nhận xét bài của bạn
Bài 4:- HS đọc thầm đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Gọi HS nhận xét bài bạn- thu vở - Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò.
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học.
- HS hát; tự soạn các học cụ cần thiết.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe và nhắc tựa bài. 
- Cốc to
- Cốc bé
- Can đựng nhiều nước hơn ca. Ca đựng ít nước hơn can.
- lít.
- 1 lít nước
- 1 lít
- 2 lít, 5 lít
- 2 HS đọc mức nước ở hai biểu tượng
HS viết bảng con Hai lít, năm lít
- Nhận phiếu BT và thực hiện.
- Tính
- Là các số đo có đơn vị là lít
- 9 lít cộng 8 lít bằng 17 lít
- Vì: 9 + 8 = 17
- HS làm bài trong phiếu
15lít + 5lít = 10lít 
2lít + 2lít + 6lít = 10lít
18lít - 5lít = 13lít 
28lít - 4lít - 2lít = 22lít
- Viết bảng: 9lít + 8lít = 17lít và yêu cầu HS đọc phép tính
-1HS đọc đề bài.
- Cộng lần bán đầu và lần bán sau
Bài giải
Số lít cả 2 lần cửa hàng bán được là:
 12 + 15 = 27(lít)
 Đáp số: 27 lít
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ, thực hiện.
TẬP ĐỌC
Ngày hôm qua đâu rồi ? Mít làm thơ
I. MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc bài Ngày hôm qua đâu rồi? Mít làm thơ. HS đọc đúng, nhanh bài tập đọc.Yêu cầu đọc 35 chữ/phút và trả lời đúng các câu hỏi. HS đọc nhanh, ngắt nghỉ hợp lý sau dấu câu.
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học
II. ĐỒ DÙNG
- Phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới 
a) Giới thiệu 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b) Hướng dẫn đọc 
* Luyện đọc bài Ngày hôm qua đâu rồi ?
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài. 
- GV đọc mẫu bài Ngày hôm qua đâu rồi?
- Cho HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ 
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
? Ước mong nghĩa là thế nào?
- Gọi HS nói tiếp ý khổ thơ 2 cho thành câu
- Nói theo cặp ý khổ thơ 3, 4
? Em cần làm gì để không phí thời gian. Mời HS đọc thuộc lòng đoạn thơ em thích
* Luyện đọc bài Mít làm thơ 
- GV đọc mẫu .
- Cho HS đọc nối tiếp câu
- GV chia đoạn HS đọc nối tiếp đoạn
- Nổi tiếng là thế nào ?
- Thi sĩ là gì ?
- Kì diệu là thế nào ? 
- Nhà Mít ở đâu ? Mít là người như thế nào ?
- Dạo này Mít có gì thay đổi ? 
- Giáo viên dùng phấn màu ghi tên các nhân vật trong bài.
- Cho HS đọc theo lời nhân vật
- GV và HS nhận xét
- HS đọc phân vai
2. Củng cố 
- GV nhận xét
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nối tiếp nhau đọc dòng thơ và các khổ thơ
- HS hoạt động theo cặp và nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 
- HS trả lời
- HS đọc theo lời nhân vật
- HS lắng nghe
 __________________________________
CHÍNH TẢ
Ôn tập (tiết 4)
I.MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. HS đọc đúng, ngắt nghỉ hợp lý sau dấu câu. Nghe và viết đúng đoạn văn “ Cân voi”. Rèn kĩ năng nghe và viết đúng chính tả.
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV + HS: sách giáo khoa, vở chính tả
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới 
a) Giới thiệu: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên đầu bài
b) Hướng dẫn đọc 
* Luyện đọc bài
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả
- GV gọi HS khá giỏi đọc bài.
- Cho HS đọc nối tiếp bài chính tả
- GV cho HS đọc và tìm từ khó trong bài: sứ thần, trung hoa,Lương Thế Vinh..
- GV và HS nhận xét
* Chính tả
- GV yêu cầu hs đọc bài viết và trả lời các câu hỏi
+ Bài chính tả gồm mấy câu ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả cần phải viết hoa,và vì sao phải viết hoa những chữ đấy ?
+ Trong bài chính tả gồm có những dấu câu nào?
GV nhận xét tuyên dương.
Yêu cầu HS gấp SGK lấy vở,bút mực để viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- GV thu vở nhận xét
2. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
HS lắng nghe và mở sách gioá khoa trang 71
HS lắng nghe
2HS đọc bài
HS đọc nối tiếp nhau
HS đọc từ khó
HS trả lời
+ Gồm 4 câu
+ Trung Hoa, Lương Thế Vinh, Một, Khi, Sau, vì là tên riêng và sau dấu chấm
+ Trong bài gồm dấu phảy, dấu chấm.
HS viết bài
HS Soát lỗi
- HS lắng nghe
_________________________________________________________________
Ngày soạn:5/11/2020
Thứ Ba,ngày 10 tháng 11 năm 2020
TOÁN
Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU 
- HS đặt tính và thực hiện được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20. Đơn vị đo khố lượng kg, đo thể tích lít . Tên gọi và mối quan hệ giữa các thành phần trong phép cộng.Giải bài toán có lời văn, bài toán trắc nghiệm
- HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1hs lên làm bài 3, nhận xét 
Gv nhận xét.
2.Bài mới
Giới thiệu 
Bài 1.
gv yêu cầu hs nêu yêu cầu bài 1
Gọi 4 em làm - lớp làm bảng
Bài 2: Gv cho hs nêu yêu cầu 
Gọi 2hs làm.
Nhận xét bổ sung
Bài 3: Gv cho hs đọc đầu bài
Hs nối tiếp nhau điền
Gv nhận xét bổ sung
Bài 4: Gv cho hs đọc đầu bài - tóm tắt - giải.
Gv nhận xét bổ sung.
Bài 5: Gv gọi hs lên khoanh 
Nhận xét bổ sung.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học - ghi bài
Chuẩn bị giờ sau.
1hs làm bài 3
Bài 1: Tính Hs nêu yêu cầu . hs làm
5 + 6 = 11
16 + 5 = 21
40 + 5 = 55
8 + 7 = 15 
 27 + 8 = 35
30 + 6 = 36
9 + 4 = 13
44 + 9 = 53
7 + 20 = 27
Bài 2: Hs nêu yêu cầu - gọi 2 em làm
25 + 20 = 45kg
15 + 30 = 45lít
Bài 3: Hs nêu yêu cầu - hs điền
Số hạng
45
46
38
17
Số hạng
28
48
29
46
Tổng
73
94
67
63
Bài 4: Bài giải
Cả 2 lần bán được số ki lô gam ngô 
là:
 56 + 38 = 94(kg)
 Đáp số: 94kg ngô
Bài 5: Khoanh (c) 3kg
 ________________________
CHÍNH TẢ (Ôn tập)
Danh sách học sinh tổ
Cái trống trường em
I. MỤC TIÊU 
- Ôn luyện tập đọc bài Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A, Cái trống trường em và trả lời câu hỏi về nội dung bài học. Ôn luyện kĩ năng đọc đạt chuẩn tốc độ 35 chữ/ phút. 
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học
II. ĐỒ DÙNG
- Phấn màu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động 
- Mời HS yếu đọc bài Mít làm thơ.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
b) Hướng dẫn đọc
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
* Luyện đọc bài Danh sách HS tổ 1 
- GV đọc mẫu bài: Danh sách HS tổ 1
- Cho HS đọc theo cặp, mỗi bạn đọc 1 dòng
- Từng cặp đọc trước lớp
- Đọc theo nhóm đôi
- Tên HS trong danh sách được xếp theo thứ tự nào ? 
- Bảng chữ cái
- HS hỏi đáp tên, năm sinh, nơi ở 
- Nhiều HS tham gia hỏi đáp.
* Luyện đọc bài: Cái trống trường em: 
- Gọi HS giỏi đọc 
- GV nêu cách đọc theo nhịp, dùng phấn màu vạch nhịp 1 số dòng thơ.
- Cho HS đọc nối tiếp khổ thơ 
- Cho HS đọc khổ thơ yêu thích, giải thích tại sao? 
- Cho HS đọc thuộc lòng khổ thơ đã thuộc.
- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ đã thuộc trước lớp
- Gọi học sinh nhận xét.GV tuyên dương 
3.Củng cố
- Nhận xét tiết học tuyên dương những em đọc tốt, nói tốt.
HS yếu đọc bài
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS đọc bài theo cặp
HS trả lời
HS hỏi đáp
HS giỏi đọc bài
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp
- HS trả lời
HS đọc
HS đọc thuộc lòng
HS nhận xét 
- HS lắng nghe
ĐẠO ĐỨC
Chăm chỉ học tập (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 	
- HS chăm chỉ học tập. Những lợi ích của việc chăm chỉ học tập. Thực 
hiện các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như: Chuẩn bị đầy đủ BTVN, học thuộc bài trước khi đến lớp.
- HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí
- HS tích cực thực hiện những công việc được giao, không cần nhắc nhở 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: Vở BT Đạo đức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Bài mới
a) Giới thiệu bài: để giúp các em hiểu thế nào là chăm chỉ học tập và những biểu hiện của chăm chỉ học tập, hôm nay cô xẽ cùng các con tìm hiểu bài chăm chỉ học tập.
b) Xử lí tình huống 
- GV nêu tình huống.
Sáng ngày nghỉ Dung đang làm BT bố mẹ giao thì các bạn đến rủ đi chơi. Dung phải làm gì bây giờ?
- GVKL: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoần thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
 c) Các biểu hiện của chăm chỉ học tập 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi ra giấy khổ lớn các biểu hiện của chăm chỉ theo sự hiểu biết của bản thân.
- GV theo dõi.
- GV đưa ra KL.Học tập đúng giờ,làm hết các bài tập,luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao và không bỏ dở.
d) Ích lợi của chăm chỉ học tập 
- Yêu cầu các nhóm hãy thảo luận, xử lí các tình huống và ra cách giải quyết hợp lí.
- GVKL:Chăm chỉ học tập gúp chúng ta học hành tiến bộ và rèn chúng ta một thói quen trong sinh hoạt tốt
2. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- HS sắm vai trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- Các nhóm thảo luận, ghi ra giấy các biểu hiện của chăm chỉ học tập..
- Đại diện các nhóm trình bầy KQ thảo luận.
- HS trao đổi và nhận xét.
- Các nhóm thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống.
- HS trình bày.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
_________________________________________________________________
Ngày soạn:9/11/2020
Thứ Tư, ngày 11 tháng 11 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập và củng cố kiến thức luyện từ và câu
I. MỤC TIÊU 
- Đặt được câu theo mẫu Ai (cái gì ?con gì?là gì?). Xếp được tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
- HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học
- HS chủ động, tự tin trong các tình huống học tập và rèn luyệII. ĐỒ DÙNG
- Phiếu ghi tên các bài tập tập đọc.
- Bảng phụ kẻ sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới
a,Giới thiệu
- GV nêu mục tiêu tiết học: hôm nay cô và cả lớp cùng ôn lại cách đặt câu Ai ( cái gi ? con gì ? là gi ?) và các từ ngữ chỉ về sự vật.
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
b,Luyện tập 
- Mục tiêu: học sinh ôn tập lại kiến thức và làm được các bài tập.
Bài 1.GV treo bảng phụ nội dung bài tập. Xếp các từ trong ngoặc đơn vào bảng. ( bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài. Mèo, xe đạp, Hùng ).
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
GV gọi 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở nháp.
Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng và chia sẻ bài của mình cho cả lớp nghe 
GV nhận xét và tuyên dương bài làm tốt
Bài 2. GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập: Đặt 2 câu theo mẫu Ai ( cái gì ? con gì ?
 Là gì ? )
- GV làm mẫu: Bạn Ánh là HS lớp 2 C.
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở 
- Gọi HS chia sẻ bài trước lớp
- GV cùng HS nhận xét 
Bài 3. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- GV gọi HS đọc lại bảng chữ cái đã học
- Yêu cầu HS tìm và ghi tên riêng các nhân vật đã học trong các bài tập đọc tuần 7, và 8 ghi theo bảng chữ cái. Và yêu cầu HS làm bài tập vào vở nháp
- GV cùng HS chia sẻ bài và nhận xét bài
2. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
HS lắng nghe và nắm bắt được yêu cầu của bài học
HS lắng nghe và quan sát bảng phụ bài tập 1
1HS lên bảng làm bảng phụ lớp làm vào vở nháp
- HS nhận xét bài của bạn và cùng chia sẻ bài của mình cho các bạn 
- HS đọc đề bài
HS đặt câu vào vở
HS chia sẽ bài trước lớp
1HS đọc đề bài
3HS đọc
HS lắng nghe nắm bắt yêu cầu và làm bài tập vào vở nháp
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
_________________________________________________________________
Ngày soạn:9/11/2020
Thứ Năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020
TOÁN
Kiểm tra định kì
I. MỤC TIÊU
- HS nhớ lại kiến thức đã học và làm bài kiểm tra tốt
- HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên
II. CHUẨN BỊ 
GV : phiếu kiểm tra
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV phát phiếu kiểm tra, HS nhận phiếu và làm bài tập
PhầnI: bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Phép tính 65 – 21 được gọi là:
A. Tổng B. Hiệu C. Số bị trừ D. Số trừ
b) Bảy mươi tám kilôgam viết là:
 A. 78 kg B. 708 kg C. 87 kg D. 780 kg
Câu 2: Điền vào chỗ chấm:
Đọc số
Viết số
Bốn mươi hai kilôgam
Chín mươi tư kilôgam
73 kg
Một trăm kilôgam
 .
Câu 3: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác trên là:
 	A. 7 cm B. 24 cm C. 9 cm D. 12 cm	
Câu 4. Chọn kết quả đúng điền vào chỗ chấm dưới đây ?
 	1 m = .................. cm
	a) 1 	b) 10 	c) 100
Câu 5: Trong vườn có 29 cây cam và 23 cây quýt . Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây cam và quýt?
A. 52 cây B. 42 cây C. 62 cây D. 6 cây
Phần II: Trình bày cách giải các bài toán sau:
Câu 1: Đặt tính rồi tính:
a)37 + 59 b) 49 + 38 c) 57 – 25 d) 68 – 27
 ..
 .
Câu 2: Tính:
a)14 kg + 5 kg – 3 kg b) 18 kg – 7 kg + 5 kg
Câu 3: Lớp 2A có 18 bạn nam. Số bạn nữ ít hơn số bạn nam là 6 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn nữ?
Đáp án 
I Trắc nhiệm
Câu 1: (1 điểm) a) Đáp án B
 b) Đáp án A
Câu 2: (1 điểm) 
Câu 3: (1 điểm) Đáp án A
 Câu 4: (1 điểm) Đáp án c 
Câu 5: (1 điểm) Đáp án A
II Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Mỗi phần đúng được 0.5 điểm
Câu 2: (1 điểm) Mỗi phần đúng được 0.5 điểm 
Câu 3: (2 điểm) 
 Bài giải 
Lớp 2 A có số bạn nữ là: ( 0.75điểm)
 18- 6 = 12 ( bạn) ( 1điểm)
Đáp số: 12 bạn ( 0.25điểm)
____________________________
TẬP ĐỌC
Cô giáo lớp em, đổi giày
II. MỤC TIÊU
HS đọc và hiểu nội dung bài tập đọc cô giáo lớp em và đổi giày.Giúp HS tự chuẩn bị đầy đủ trang phục khi đến lớp
HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
HS chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới
a, Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi tên đầu bài
b, Luyện đọc
Bài Cô giáo lớp em,
GV đọc mẫu bài tập đọc
Yêu cầu lần lượt các HS đọc câu thơ trong bài.
GV gọi 3 HS đọc 3 đoạn bài thơ
Gọi HS đọc cả bài 
GV nhận xét Hướng dẫn HS cách đọc bài thơ
* GV cho hs tìm hiểu bài qua các câu hỏi:
- Khổ thơ 1 cho em biết điều gì ?
- tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô giáo dạy em viết ? các con lưu ý khổ thơ thứ 2.
- tìm những từ ở khổ thơ thứ 3 nói lên tình cảm của HS dành cho cô giáo ?
- GV gọi HS trả lời theo ý kiểu.
- GV nhận xét
Bài Đỏi giày
GV gọi HS Giỏi đọc toàn bài yêu cầu cả lớp chỉ theo bạn đọc 
Gọi HS đọc lần lượt toàn bài theo hình thức tryuyền điện.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài qua các câu hỏi cuối bài tập
- Vì xỏ giày nhầm, bước đi của cậu bé như thế nào? 
- Khi thấy đi lại khó khăn cậu bé nghĩ gì ?
- Cậu bé thấy chiếc giày ở nhà thế nào ?
- Em sẽ nói thế nào để cậu bé tìm được hai chiếc giày cùng đôi ? 
- GV cùng HS chia sẻ bài 
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
HS lắng nghe và nắm bắt yêu cầu của bài học
HS lắng nghe GV đọc mẫu
Lần lượt HS đọc từng câu cảu bài tập đọc
3HS đọc toàn bài
HS trả lời theo ý hiểu
- Cho ta biết HS nói về cô giáo
- gió đưa hương nhài, nắng nghe vào của lớp,..
Yêu thương em ngắm mãi
HS cùng trao đổi bài với Gv
HS giỏi đọc bài
- HS đọc bài lần lượt
HS trả lời các câu hỏi của Gv
- Cậu bé bước tập tễnh
Cậu bé nghĩ do đường đi khấp khểnh
HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
CHÍNH TẢ
Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học. HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút). Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể, đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện
II. CHUẨN BỊ 
- Phiếu viết tên các bài tập đọc. Vở bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi dựa theo tranh trang 72 
- Nhận xét
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tên đầu bài 
HĐ1: Kiểm tra đọc.
- Gọi HS lên bốc thăm , đọc bài và TLCH đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét
HĐ2:HD làm bài tập 
 Bài 2: Nói lời cảm ơn xin lỗi. 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi.
- Gọi nhiều cặp HS nói.
- Nhận xét, sửa sai, ghi lại các câu hay lên bảng.
Bài 3: Dùng dấu chấm, dấu phẩy.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi vài HS dưới lớp đọc lại bài làm.
- Gọi HS đọc lại truyện vui sau khi đã làm bài đúng. 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS quan sát tranh rồi trả lời.
- 4 – 5 em đọc và trả lời câu hỏi.
Bài 2
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận cặp đôi rồi trả lời từng câu: a) Cảm ơn bạn đã giúp mình.
b)Xin lỗi bạn nhé.
Bài 3
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- 3 HS đọc.
- HS lắng nghe
Ngày soạn :11/11/2020
 Thứ Sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2020
TOÁN
Tìm một số hạng trong một tổng
I. MỤC TIÊU
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b, a + x = b( với a,b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập 
- HS chủ động, tự tin trong các tình huống học tập và rèn luyện 
II. CHUẨN BỊ 
- Màn chiếu hình vễ như SGK, Bảng con, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu các thành phần của phép tính; 13+15 =28
- GV nhận xét
2. Bài mới : Giới thiệu, ghi mục bài: 
 HĐ1:Cách tìm số hạng trong một tổng.
 +Màn chiếu minh họa hình vẽ 1 lên bảng.
- Có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
- Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông ?
- Vậy: 6 cộng 4 bằng mấy ?
 6 bằng 10 trừ đi mấy ?
 4 bằng 10 trừ đi mấy ? 
- Hướng dẫn HS nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 để nhận ra; Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia.
+ Treo hình vẽ 2 lên bảng:
- Hãy nêu cách tính số ô vuông chưa biết? 
– Ghi bảng x= 10 - 4
- Phần cần tìm có mấy ô vuông?
- Ghi bảng: x = 6.
- Yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng.
+ Hình vẽ 3 – Hỏi tương tự để có:
6 + x = 10
 x = 10 – 6
 x = 4
- Vậy muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm sao ?
HĐ2: Thực hành
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Hướng dẫn HS làm theo mẫu (SGK).
- Tương tự HS lên bảng làm các câu còn lại.
- Nhận xét, khắc sâu kiến thức
Bài 2 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT
- Gọi HS nêu cách tìm số hạng, tổng ( ô trống).
- Gọi HS lên bảng làm bài
Bài 3:( HD về nhà)
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
*HSG: Tìm một số biết rằng lấy số đó cộng với 4 được số bé nhất có hai chữ số?
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
-2 HS nêu
- Quan sát.
- 10 ô vuông.
- Phần thứ nhất có 6 ô vuông; phần thứ hai có 4 ô vuông.
- 10
- 4
- 6
- Nhận xét.
- Quan sát và trả lời theo GV hướng dẫn.
- Lấy 10 trừ đi 4.
- 6
- 2 HS đọc. 
- lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Hs đọc thuộc quy tắc tìm ....
Bài 1: Tìm x..
-4 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
- 2 HS nhắc lại quy tắc tìm số hạng chưa biết
Bài 2:
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con
- Hs Khá- giỏi làm bài
THỦ CÔNG
Gấp thuyền phẳng đáy có mui ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Gấp được thuyền phẳng đáy có mui các nếp gấp phẳng và đẹp
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học 
II. ĐỒ DÙNG
Giáo viên: Giáo án, quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, mẫu gấp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới : 
a)Giới thiệu: Gấp thuyền phẳng đáy có mui.
b)Hướng dẫn các hoạt động
Hoạt động 1 : 
Hướng dẫn HS quan sát vật mẫu và nhận xét.
Thuyền có những bộ phận nào? (đáy thuyền, mạn thuyền, 2 mũi thuyền nhọn và có mui).
Cho HS so sánh giữa thuyền phẳng đáy có mui và không mui.
Giữa 2 thuyền có điểm nào giống nhau (đáy thuyền phẳng hình dáng thân thuyền, các nếp gấp).
Có điểm nào khác nhau ? (1 loại không mui và 1 loại có 2 mui ở 2 đầu).
Hướng dẫn HS mở thuyền mẫu ra.
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn lần 1 vừa gấp vừa nêu qui trình.
Hoạt động 3 :
Hướng dẫn mẫu lần 2 kết hợp với qui trình đặt câu hỏi.
Dựa vào quy trình HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Bước 1 : Gấp tạo mui thuyền.
Đặt ngang tờ giấy màu HCN lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp hai đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như H1 sẽ được H2, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng.
Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền PĐKM.
Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều.
Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp Bước 3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Gấp theo đường dấu gấp của H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được. Tương tự, gấp theo đường dấu gấp . 
Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
GV cho HS thực hành gấp
Quan sát giúp đỡ HS chưa gấp được
Củng cố
- GV nhận xét tiết học
HS lắng nhe
HS quan sát mẫu và nhận xét
HS trả lời
- HS trả lời
HS trả lời 
HS trả lời
Lắng nghe và quan sát GV nêu quy trình thự hành gấp mẫu
- HS gấp sản phẩm
______________________________
TẬP LÀM VĂN
Ôn mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. kể ngắn theo câu hỏi
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố kĩ năng nói những câu mời, đề nghị, nhờ, yêu cầu phù hợp với tình huống giao tiếp.Làm quen với bài tập làm văn trả lời câu hỏi. Dựa vào các câu hỏi, trả lời và viết được một bài văn ngắn khoảng 4,5 câu nói về thầy hoặc cô giáo cũ(lớp 1)
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS yêu trường, lớp, biết ơn thầy giáo, cô giáo
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Mời 1 HS đọc bài viết nói về thầy cô giáo cũ (lớp 1)
- GV nhận xét khen ngợi
2. Bài mới
a) Giới thiệu: 
b) Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 22: (trang 30): Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc tình huống a.
- 1 HS đọc: Bạn Hương có bộ xếp hình rất đẹp. Em muốn mượn bạn bộ xếp hình ấy 
- HS ghi ý của mình vào vở
- Mời HS đọc trước lớp
- GV và cả lớp nhận xét
- Gọi HS đọc tình huống b.
- Nhiều HS nêu trước lớp
- GV nhận xét
- 1 HS đọc ý c. Mời bạn tới dự sinh nhật
- Gọi HS nêu miệng
Bài 23:1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn gợi ý
- Em giới thiệu về bạn ngồi cùng bàn với em thì ta cần giới thiệu những điểm gì về bạn?
- Gọi HS nối tiếp nêu miệng
- GV chốt: giới thiệu tên, hình dáng, tính tình bạn, tình cảm của mình với bạn
- HS làm bài vào vở
- Mời 1 vài em đọc trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi
3.Củng cố 
- Cần viết câu đủ ý trọn vẹn
HS đọc bài trước lớp
HS đọc bài
HS ghi ý mình ra vở
HS đọc bài trức lớp
- 1 HS đọc: Bạn Hương vẽ bẩn lên mặt bàn. Em đề nghị bạn không vẽ bẩn lên bàn nữa.
- HS ghi câu đề nghị của mình vào vở
HS đọc 
HS nêu miệng
1HS đọc yêu cầu
HS trả lời
HS nêu miệng 
HS làm bài vào vở và đọc trước lớp
- HS lắng nghe
________________________
GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sinh hoạt, giáo dục kiểm điểm tuần 9
I. MỤC TIÊU
- Giúp các em thấy được nhưng ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần 9 vừa qua. Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 10.
- HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học
- HS tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi, sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai
II. CHUẨN BỊ
- Nội dung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Trong giờ học, cô giáo đang giảng bài một số bạn vẫn đang nói chuyện, làm việc riêng?
- Trong khi bạn trình bày ý kiến, em nói chuyện hoặc không quan tâm?
- Trong lúc cả nhóm thảo luận câu hỏi và bài tập cô giao, một số bạn thờ ơ không tham gia.
- Bạn có chuyện không vui, đã khi nào em quan tâm hỏi thăm bạn chưa?
- Theo em các bạn trong những tình huống trên đã biết lắng nghe và chia sẻ, hợp tác chưa? vì sao?
- Biết lắng nghe và chia sẻ sẽ đem lại lợi ích gì?
- HS hoạt động nhóm 4
 - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung
II. Chủ tịch Hội đồng tự quản lên đánh giá nhận xét tuần 9
- GV nhắc HS thực hiện cho đúng
GV nhận xét chung và cho HS giáo lưu văn nghẹ chủ điểm ngày nhà giáo Việt Nam
- HS lắng nghe
1. Ưu điểm:
- Các bạn thực hiện tương đối tốt nề nếp của đội cũng như của nhà trường .
- Các bạn tích cực vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. 
- Các bạn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập tương đối tốt.
- Các bạn ý thức học tập của 1 số em tương đối tốt, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: 
- Có nhiều bạn tích cực rèn chữ và giữ vở tốt.
- Các bạn thực hiện tốt luật An toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
- kết quả đạt được cảu tuần học tốt và ngày học tốt của lớp
2. Tồn tại:
- Một số bạn ý thức học tập chưa cao.
- Giữ gìn sách vở chưa đẹp.
- Đồ dùng học tập và trang phục chuẩn bị chưa chu đáo: ................................
* Tuyên dương: ...............................................................................................
* Phê bình: ............................................................
3. Phương hướng tuần 10
- Thực hiện tốt việc học ở nhà, đi học mang đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập.
- Tiếp tục vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông.
__________________________________________________________________
TUẦN 10
Ngày soạn:12/11/2020
Thứ Hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
-----------------------------------------------
TOÁN
 Luyện tập
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng. HS có kĩ năng làm tính và giải toán có một phép trừ.
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS tích cực thực hiện những công việc được giao, không cần nhắc nhở
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:Bảng phụ , phấn màu.
- HS: Bảng con, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
2.Bài mới
a) Giới thiệu 
- GVnêu mục tiêu và ghi đầu bài lên bảng
b) Luyện tập
Bài 1: HD tìm số hạng chưa biết. 
GV nhận xét sửa
Bài 2: HD tính nhẩm. 
Gọi HS nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV nhận xét.
Bài3 : GV nêu yêu cầu, HD tính. 
GV nhận xét sửa.
Bài 4:Gọi HS đọc đề toán, HD phân tích đề toán giải. 
Tóm tắt:
- Tất cả 57 quả.
- Cam : 35 quả.
- Quýt : quả?
GV chấm vở nhận xét.
3. Củng cố dặn dò 
Nêu nội dung bài,Chuẩn bị giờ sau
2 em lên bảng làm bài
- HS lắng nghe
HS đọc đầu bài trên bảng 
Bài 1:HS nêu yêu cầu, nêu cách tìm số hạng chưa biết.
Cả lớp làm bài bảng con 3 em lên bảng làm bài.
x + 7 = 18 40 + x = 68
x = 18 - 7 x = 68 - 40
x = 11 x = 28 
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tính nhẩm nêu miệng kết quả.
9 + 1 = 10 8 + 2 = 10 3 + 7 = 10
10 - 9 = 1 10 - 8 = 2 10 - 3 = 7
10 - 1 = 9 10 - 2 = 8 10 - 7 = 3
Bài 3: HS thực hiện phép tính, lớp làm bài nháp, 2 em lên bảng làm bài
10 - 1 - 2 = 7 19 - 3 - 5 = 11
10 - 3 = 7 19 – 8 = 11
Bài 4:HS làm bài vào vở. HSlênbảng.
 Bài giải
 Có số quả quýt là:
 67 - 35 = 32( quả)
 Đáp số:32 quả
HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________
TẬP ĐỌC
Sáng kiến của bé Hà
I.MỤC TIÊU 
- HS đọc nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện lời nhân vật. Nêu được câu chuyện khuyên chúng ta phải biết kính trọng,thương yêu ông bà của mình. 
- HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- HS yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV :Tranh bài tập đọc. Bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ 
 Gọi 2HS lên bảng.
Hỏi HS về tên của các ngày1-6;8-3;1-5;20-11 
- GV nhận xét.
Tiết 1
2.Bài mới
a) Giới thiệu 
- GV cho HS quan sát tranh GT bài. 
b) Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu 
Yêu cầu HS đọc từng câu
HD phát âm từ khó
GV nhận xét sửa.
- Đọc nối tiếp đoạn- giải nghĩa từ khó
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS 
Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm
- GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
Tiết 2
c) Tìm hiểu nội dung 
Yêu cầu HS đọc đoạn 1
Bé Hà có sáng kiến gì?
Hai bố con Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà?Vì sao?
Bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà?
Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3
Bé Hà băn khoăn điều gì?
Bé Hà tặng ông bà cái gi?
Ông bà nghĩ sao về món quà của Hà?
Muốn cho ông bà vui các con làm gì?
d) Thi đọc theo vai 
- GV nhận xét đánh giá khen nhóm đọc hay.
3.Củng cố-dặn dò
Em thích nhân vật nào nhất?vì sao?
Nhắc HS vâng lời ông bà, cha mẹ.
2 HS trả lời tên của các ngày lễ
Ngày 1- 6 là ngày quốc tế thiếu nhi,
 8 - 3 là ngày quốc tế lao động, 
Quan sát theo dõi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_nong_thi_tuyen.docx