Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập; nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.

2. Biết được trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ, được mọi người yêu mến.

3. Hiểu trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh

4. Có thái độ hành vi trung thực trong học tập. Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập

5. Giáo dục kĩ năng sống : kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Tranh sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.

- Dặn dò hướng dẫn nội dung phương pháp học tập môn Đạo đức lớp 4

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài : (2’)

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học

- Một số em nhắc lại.

 

doc 9 trang huongadn91 5650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ Ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020
Tự nhiên và xã hội (3A)
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS có khả năng : 
Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các hình trong SGK trang 4, 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.
- Dặn dò hướng dẫn nội dung phương pháp học tập môn TNXH lớp 3
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu (12’)
* Mục tiêu : HS Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra hết sức.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Trò chơi
- Cả lớp cùng thực hiện động tác "Bịt mũi nín thở"
- Sau đó, GV hỏi cảm giác của em sau khi nín thở lâu.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV gọi đại diện một số em lên thực hiện trước lớp
Sau đó HS thảo luận theo gợi ý sau :
+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?
+ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu ?
+ Nêu lợi ích của việc thở sâu ? 
* Kết luận : (như mục bạn cần biết)
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK (11’)
* Mục tiêu: 
- Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Từng cặp HS lần lượt hỏi và trả lời với nhau về nội dung hình 2 trang 5.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV gọi một số cặp hỏi và đáp trước lớp
Cả lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận.
3. Củng cố, dặn dò (5').
- Vài em đọc mục bạn cần biết ở cuối bài
- Nhận xét chung tiết học
- Nhắc HS về ôn lại nội dung bài học.
_________________________________
Đạo đức (3A)
KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. HS biết : 
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thiếu nhi cần làm những gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. HS hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Một số bức ảnh tư liệu về Bác Hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập môn Đạo đức lớp 3
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( 8') 
*Mục tiêu : HS biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
* Cách tiến hành:
1. Một HS đọc các tình huống ở bài tập 1
2. HS thảo luận theo từng nhóm 4 người đặt tên cho từng bức ảnh.
3. Các nhóm trình bày kết quả tên của từng bức ảnh nhóm mình đặt. Cả lớp nhận xét bổ sung
4. GV giới thiệu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
Hoạt động 2: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác (8') .
*Mục tiêu : HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc em cần làm để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
* Cách tiến hành
GV kể chuyện 
HS thảo luận các câu hỏi cuối câu chuyện.
GV kết luận : 
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy.( 9’) 
*Mục tiêu : HS hiểu và ghi nhớ nội dung Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, nhi đồng.
* Cách tiến hành
1.Vài em đọc Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, nhi đồng.
2. HS thảo luận theo cặp về nội dung từng điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, nhi đồng.
3. HS tiếp nối nói về nội dung từng điều.
4. GV gọi một số HS liên hệ trước lớp mình đã thực hiện được những gì trong Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, nhi đồng.
3. Củng cố - dặn dò (3') 
- GV nhận xét tiết học .
- GV hướng dẫn HS thực hành: Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, NĐ.
___________________________________________
Đạo đức (3B)
Nội dung giáo án như tiết lớp 3A
___________________________________________
Đạo đức (Lớp 4)
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập; nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
2. Biết được trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ, được mọi người yêu mến.
3. Hiểu trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh 
4. Có thái độ hành vi trung thực trong học tập. Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập 
5. Giáo dục kĩ năng sống : kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.
- Dặn dò hướng dẫn nội dung phương pháp học tập môn Đạo đức lớp 4
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (9’)
- HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống 
- HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. 
- GV tóm tắt các cách giải quyết chính : nói dối cô là sưu tầm nhưng quên ở nhà, mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem, nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau 
- GV hỏi : Nếu là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào ? 
- Các nhóm thảo luận và trình bày 
- GV kết luận : cách giải quyết (c) là phù hợp 
- GV yêu cầu HS đọc và giải thích phần ghi nhớ trong SGK 
 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (8’)
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm việc cá nhân
- HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau 
- GV kết luận :
 +Các việc (c) là trung thực trong học tập 
 + Các việc a, b, d là không trung thực 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (8’) 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá của mình và nêu lí do lựa chọn của mình 
- Cả lớp trao đổi bổ sung 
- GV kết luận : + Ý kiến b, c là đúng.
 + Ý kiến a là sai 
3. Hoạt động tiếp nối (2’)
Hướng dẫn HS về nhà sưu tầm các mẩu chuyện về tấm gương trung thực.
___________________________________________
Đạo đức (Lớp 5)
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
 Sau khi học bài này, HS biết: 
- HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện.
 - Vui vẻ tự hào khi là HS lớp 5.
- Biết nhắc nhở các bạn có ý thức học tập, rèn luyện
- Kĩ năng tự nhận thức (Tự nhận thức được mình là HS lớp 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Một số bức tranh về học tập, sinh hoạt đúng giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.
- Dặn dò hướng dẫn nội dung phương pháp học tập môn Đạo đức lớp 5
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
 Hoạt động 1. HS quan sát tranh (5’)
- GV cho hs quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2 . Thảo luận nhóm. (6’)
 - HS thảo luận theo nhóm đôi, Các nhóm trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét
Hoạt động 3 Tự liên hệ (5’)
 - HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
 - Thảo luận theo nhóm đôi.
 - Một số HS liên hệ trước lớp.
 Hoạt động 4. Chơi trò chơi phóng viên (6’)
 - HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác :
 + Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?
 + Bạn thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
 + Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình: ”Rèn luyện đội viên” 
 + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứng đáng là HS lớp 5?
 + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5?
Hoạt động tiếp nối ( 7’)
 *Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học 2020- 2021
 - Mục tiêu phấn đấu
 - Những thuận lợi đã có
 - Những khó khăn có thể gặp
 - Biện pháp khắc phục khó khăn
 - Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khi gặp khó khăn
 * Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5
 * Vẽ tranh về chủ đề Trường em.
____________________________________________________________
Thứ Năm, ngày 17 tháng 9 năm2020
Đạo đức (2A)
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
-Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Một số bức tranh về học tập, sinh hoạt đúng giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.
- Dặn dò hướng dẫn nội dung phương pháp học tập môn Đạo đức lớp 4
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (13’)
*Mục tiêu : HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
* Cách tiến hành:
1. GV nêu yêu cầu
2. HS thảo luận theo cặp về việc làm nào đúng việc làm nào sai? Tại sao đúng (sai)? Trong các tình huống bài tập 1 trong VBT
3. Đại diện các nhóm trình bày
4. GV Kết luận
TH1: Lan và Tùng nên làm bài tập toán cùng các bạn.
TH2: Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và ngồi ăn với cả nhà.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống (11') .
*Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với từng tình huống cụ thể
* Cách tiến hành
GV nêu yêu cầu
HS thảo luận về các tình huống bài tập 2 VBT và chuẩn bị đóng vai
Từng nhóm lên đóng vai
GV kết luận 
TH1: Ngọc nên tắt ti vi và ngủ để đảm bảo giờ giấc
TH2: Lai nên từ chối mua bi và khuyên bạn không được bỏ học.
3.Củng cố - dặn dò (4') 
- GV nhận xét tiết học.
- GV hướng dẫn HS thực hành: Xây dựng thời gian biểu và thực hiện đúng. 
________________________________________
Tự nhiên và xã hội (2B)
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU 
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương .
 - Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh vẽ cơ quan vận động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.
- Dặn dò hướng dẫn nội dung phương pháp học tập môn TNXH lớp 2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (18’)
* Mục tiêu: 
- HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
- Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
 - HS nêu được vai trò của xương và cơ.
* Cách tiến hành: 
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát :
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK và làm 1 số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm. GV cho 1 nhóm lên thể hiện lại các động tác: giơ tay, quay cổ, nghiêng mình, cúi gập người.
Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS 
Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi :
HS làm việc theo nhóm 4 : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về nhận biết cơ quan vận động .
+) Trong các động tác chúng ta vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
+) Xương và cơ nằm ở đâu?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá .
+ GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 .
Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức 
+ GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát , thảo luận 
* Kết luận: 
- Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
- Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được
- Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động.
Hoạt động 3: Trò chơi “Vật tay” (7’)
* Mục tiêu: HS hiểu được rằng, hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cách chơi.
- GV yêu cầu hai HS xung phong lên chơi mẫu.
- Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người, trong đó có 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài. Kết thúc cuộc chơi, các trọng tài nói tên các bạn thắng cuộc. Cả lớp hoan hô các bạn thắng cuộc. GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
* Kết thúc tiết học, GV cho HS làm bài tập số 1 và 2 trong VBT để củng cố lại kiến thức đã học.
- GV yêu nhắc lại nội dung trọng tâm bài học.
- Nhắc lại tên các cơ quan vận động đã học.
_______________________________________
Tự nhiên và xã hội (3B)
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS có khả năng : 
Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
Nói được ích lợi của của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí độc hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trong SGK.
- Mỗi nhóm một cái gương soi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi học sinh lên thực hành thở : hít vào và thở ra rồi nhận xét lồng ngực.
- Gọi HS trả lời câu hỏi : Kể tên các bộ phận cơ quan hô hấp
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận ( 13’)
* Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Từng tổ HS lấy gương ra soi quan sát phía trong lỗ mũi của mình rồi thảo luận để trả lời các câu hỏi : 
+ Em nhìn thấy gì trong mũi ?
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
* Kết luận : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khẻo vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK (12’)
* Mục tiêu: Nói được ích lợi của của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí độc hại.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Từng cặp HS lần lượt hỏi và trả lời với nhau về nội dung hình 3, 4, 5 trang 7 - SGK.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV gọi một số cặp hỏi và đáp trước lớp
Cả lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận.
3. Củng cố, dặn dò (3').
- Vài em đọc mục bạn cần biết ở cuối bài
- Nhận xét chung tiết học
- Nhắc HS về làm các bài tập trong VBT
____________________________________________________________
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2020
Tự nhiên và xã hội (2B)
Nội dung giáo án như đã soạn ở lớp 2A (sáng thứ 5)
____________________________________________
Đạo đức (2B)
Nội dung giáo án như đã soạn ở lớp 2A (sáng thứ 5)
___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.doc