Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Dliêya

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Dliêya

TIẾT2 : ÂM NHẠC TCT 8

- HỌC HÁT BÀI: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH

Nhạc và lời: Phong Nhã

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Biết hát theo giai điệu và lời ca

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát

2. Năng lực.

- Biết hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát.

- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách).

* Năng lực âm nhạc:

 - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể.

 - Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc trong bài hát và nội dung ý nghĩa bài hát Trên ngựa phi nhanh Biết gõ đệm theo tiết tấu phù hợp cho bài hát.

- Biết cách kể lại câu chuyện theo lời kể của mình.

 3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.

- Giáo dục hs thêm yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.

II. Đồ dùng

1. Giáo viên

- Đàn phím điện tử, Băng đĩa nhạc

- Nhạc cụ gõ đệm.

2. Học sinh

- SGK, thanh phách.

III. Phương pháp, kĩ thuật

IV. Các hoạt động dạy:( 35 PHÚT)

 

docx 128 trang Hà Duy Kiên 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Dliêya", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG NĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH DLIÊYA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC
TUẦN 8: ( Từ ngày 1/11đến 5/11/2021)
Thứ
Buổi
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Tên bài dạy
HAI
1/11
CHIỀU
1
TẬP ĐỌC
15
Nếu chúng mình có phép lạ
2
ÂM NHẠC
8
Học hát: Trên ngựa ta phi nhanh
3
TIẾNG ANH
GV bộ môn dạy
4
K.CHUYỆN
8
Kể chuyện đã nghe đã đọc
5
TOÁN
36
Luyện tập
BA
2/11
CHIỀU
1
TOÁN
37
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của ...
2
LTVC
8
Cách viết tên người, địa lý nước ngoài
3
TIẾNG ANH
GV bộ môn dạy
4
MĨ THUẬT
GV bộ môn dạy
5
ĐẠO ĐỨC
7
Tiết kiệm tiền của( t2)
TƯ
3/11
CHIỀU
1
TẬP ĐỌC
16
Đôi giày ba ta màu xanh
2
TOÁN
38
Luyện tập
3
THỂ DỤC
GV bộ môn dạy
4
TIN
GV bộ môn dạy
5
LTVC
15
Dấu ngoặc kép
NĂM
4/11
CHIỀU
1
TOÁN
39
Ôn: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu ..
2
TLV
15
Luyện tập phát triển câu chuyện
3
ĐỊA LÍ
8
Hoạt động sản xuất của người dân ở TN
4
KĨ THUẬT
GV bộ môn dạy
5
KHOA HỌC
GV bộ môn dạy
SÁU
5/11
CHIỀU
1
TOÁN
40
Góc nhọn , góc tù , góc bẹt
2
TLV
16
 Luyện tập phát triển câu chuyện
3
TIẾNG ANH
GV bộ môn dạy
4
CHÍNH TẢ
8
Ôn TLV: ôn xd đoạn văn kể chuyện
5
LS-SHTT
8
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân 
SHL- Rèn KNS, Tự chăm sóc bản thân.
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021
TIẾT 1 : TẬP ĐỌC: TCT 15
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
2. Năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên 
3. Phẩm chất
- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
II. Đồ dùng
 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
- HS: SGK, vở viết
III. Phương pháp kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
IV.Các hoạt động dạy – học:( 35 PHÚT)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình"
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành
2. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn,...)
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 4 đoạn:
(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nảy mầm, phép lạ, thuốc nổ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì?
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ muốn nói điều gì? 
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ. 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. 
+Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả. 
+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. 
+ Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét. 
+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. 
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. 
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. 
+ Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón. 
+ Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ
Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
3. Luyện đọc diễn cảm- Đọc thuộc lòng 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
-Gọi 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2.
- YC HS đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng bài thơ.
4. Hoạt động vận dụng 
+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn
5. Hoạt động sáng tạo 
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 -4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Thi học thuộc lòng tại lớp.
- HS nêu
- Hãy vẽ về ước mơ của em
 ======= ––¯——======
TIẾT2 : ÂM NHẠC TCT 8
- HỌC HÁT BÀI: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
Nhạc và lời: Phong Nhã
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết hát theo giai điệu và lời ca 
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát
2. Năng lực.
- Biết hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát.
- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách).
* Năng lực âm nhạc:
 	- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể.
 	- Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc trong bài hát và nội dung ý nghĩa bài hát Trên ngựa phi nhanh Biết gõ đệm theo tiết tấu phù hợp cho bài hát.
- Biết cách kể lại câu chuyện theo lời kể của mình.
 	3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
- Giáo dục hs thêm yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử, Băng đĩa nhạc
- Nhạc cụ gõ đệm.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. Phương pháp, kĩ thuật
IV. Các hoạt động dạy:( 35 PHÚT)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi 3 hs lên bảng biểu diễn bài hát Em yêu hòa bình.
- Gv gọi hs nhận xét; giáo viên nx, đánh giá.
2. Hoạt động khám phá: Dạy hát Bài Trên ngựa ta phi nhanh.
* Giới thiệu bài: 
- Gv treo tranh minh hoạ bài hát 
? Bức tranh vẽ những gì ?
- Gv thuyết trình: Nhạc sĩ Phong Nhã có nhiều bài hát viết cho thiếu nhi, các bài hát của ông có nét nhạc vui tươi, hình ảnh sinh dộng, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ. Bài hát Trên ngựa ta phi nhanh của nhạc sĩ Phong Nhã gợi lên hình ảnh những cậu bé phi ngựa băng qua các miền quê của đất nước, hiên ngang vượt lên phía trước.
* Hát mẫu:
- Gv mở băng mẫu 
? Hỏi cảm nhận của học sinh về bài hát sau khi nghe
* Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Gv phân câu và đọc mẫu ( 4 câu).
- Gv cho đọc lời ca theo tiết tấu.
- Thực hiện theo nối móc xích. 
- Gv chỉ định.
- Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
* Khởi động giọng:
 - Gv đàn thang âm đi lên, xuống
* Dạy hát từng câu:
 - Gv đàn từng câu, lưu ý cho học sinh những câu hát luyến, ngân dài và thể hiện sắc thái tình cảm 
Câu 1: Trên đường gập ... nhanh nhanh.
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
 + Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
Câu 2: Vó câu nhẹ tênh mở rộng bao la 
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát
- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 
Câu 3: Ta phi khắp chốn nhanh nhanh. 
 + Gv đàn cho hs há 
- Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
Câu 4: Ta phi nhanh nhanh...nhanh nhanh 
 + Gv đàn cho hs hát 
- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 
- Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
* Hát cả bài: 
 - Gv yêu cầu cả lớp, tổ, cá nhân hát toàn bài 
* Kết luận:
- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả là nhạc sĩ Phong Nhã 
3. Hoạt động thực hành: Kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu:
 Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh 
 x x x x x x x 
 - Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm
 - Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể ( với 4 động tác)
* Kết luận: Học sinh chủ động, linh hoạt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể tự nhiên.
4. Hoạt động Vận dụng:
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát 
- Giáo viên giáo dục học sinh tình yêu và lòng tự hào về đất nướ Việt Nam 
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem
- Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét tiết học.
+ GV kết luận: Khi học xong 1 bài hát các em cần: nhớ tên bài hát và tác giả của bài.
- 3 hs biểu diễn 
- Hs dưới lớp nhận xét bạn
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe bài hát.
- Nêu cảm nhận
- Hs theo dõi.
- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn.
- Học sinh đứng tại chỗ khởi động giọng theo mẫu âm
- Hs nghe, lĩnh hội
- Hs nghe 
- Hs hát theo h/d của Gv
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Tổ, cá nhân thực hiện
- Hs hát theo hướng dẫn 
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn
- Hs hát theo +Tổ
 + Nhóm
 + Cá nhân
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Tổ, cá nhân thực hiện
- Hs hát theo +Tổ
 + Nhóm
 + Cá nhân
- Hs thực hiện
- Hs nghe, quan sát
- Hs hát và gõ đệm theo TT
+ Tổ, cá nhân thực hiện
- Thực hiện hát kết hợp động tác
+ Động tác 1: Dậm chân
+ Động tác 2: Vỗ đùi
+ Động tác 3: Vỗ vai
+ Động tác 4: Búng tay
- Tổ, cá nhân hs thực hiện
- Hs hát tập thể.
- Hs nghe và lĩnh hội.
- Nghe, ghi nhớ thực hiện
 ======= ––¯——======
TIẾT 3: TIẾNG ANH :GV bộ môn dạy
 ======= ––¯——======
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN TCT 8
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
 1. Kiến thức
- Hiểu câu chuyện mình kể và nêu được nội dung chính của chuyện.
2. Năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuuyện đã nghe, đã đọc nói về những ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
3. Phẩm chất
- Có ước mơ đẹp và nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình
- Phê phán những ước mơ viển vông, phi lí
II. Đồ dùng:
- GV: Một số truyện viết ước mơ.
- HS: Truyện đọc 4, SGK.
III/ Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:( 35 PHÚT)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Kể lại câu chuyện: Điều ước dưới trăng.
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- TBHT điều hành lớp kể chuyện và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết sống đẹp, biết hi sinh cho người khác rồi chúng ta sẽ được đền đáp xvận đáng
2. Khám phá:
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:
+ Thế nào là ước mơ đẹp?
+ Thế nào là những ước mơ viển vông, phi lí?
+ Hãy nêu câu chuyện mình đã ĐỒ DÙNG DẠY HỌC để kể.
- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện mình đọc được ngoài SGK
- Gạch chân dưới các từ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí
- Nối tiếp đọc Gợi ý (SGK)
+Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc 
+ Ước mơ chinh phục thiên nhiên
+ Ước mơ thể hiện sự tham lam lam vô đáy
+ Ước mơ không phải làm việc mà vẫn được hưởng thụ,...
- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể.
3 . Thực hành :
Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá :
+ Nội dung đúng: đạt 4 sao
+ Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ khi kể: 4 sao
+ Nêu được ý nghĩa: 1 sao .
+ Trả lời được câu hỏi của bạn :1 sao .
 Tổng đạt 10 sao
- TBHT điều khiển lớp đánh giá theo bảng đánh giá mà GV đưa ra.
- GV nhận xét,đánh giá, liên hệ giáo dục về ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ 
4. Hoạt động vận dụng 
- Lớp trưởng điều khiển kể chuyện nhóm 4
 - HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên bảng kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho bạn
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tìm đọc các câu chuyện ước mơ trong sách báo, sách kể chuyện 
TIẾT 5: TOÁN Tiết 36: 
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Tính được tổng của 3 số.
2Năng lực
- Vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1 (b), bài 2 (dòng 1, 2), bài 4 (a)
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
II. Đồ dùng:
1. Đồ dùng
 - GV: - Phiếu nhóm, bảng phụ
 - HS: Vở BT, SGK,
III/ Phương pháp , kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
IV. Các hoạt động dạy - học;( 35 PHÚT)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: Bài 1(b): Đặt tính rồi tính tổng
HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài
- GV chốt đáp án, lưu ý cách đặt tính 
Bài 2(dòng 1,2): Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Muốn tính thuận tiện ta cần chú ý gì?
- Gọi đại diện 2 cặp lên bảng làm bài.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách tính thuận tiện.
 Bài 4:(a)HSNK làm hết bài
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV chốt đáp án.
Bài 3 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
- Củng cố cách tính chu vi hình CN, cách tính giá trị của BT có chứa 2 chữ
3. Hoạt động vận dụng 
 Cá nhân - Nhóm 2-Lớp
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ nhóm 2
- 2 HS lên bảng
- HS lên đánh giá đúng, sai..
Đ/a:
 26 387 54 293
 + 14 075 + 61 934
 9 210 7 652 
 49 672 123 879
Nhóm 2- Lớp
- HS đọc yêu cầu bài:
- HS (M3, M4) nêu cách tính thuận tiện với phép tính mẫu 96+78+4
+Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
- HS làm bài theo cặp đôi.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài 
Đ/a:
a. 96 + 78 + 4 
 = ( 96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 
 = 178 
 67 + 21 + 79 
= 67 + ( 21 + 79) 
= 67 + 100 = 16 
b. 789 + 285 + 15
= 789 + ( 285 + 15)
= 789 + 300
= 1 089
 + 448 + 594 + 52
= ( 448 + 52 ) + 594
= 500 + 594 = 1094
- HS đọc đề, phân tích bài toán.
- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
a. Số dân tăng thêm sau hai năm là: 
 79 + 71 = 150 (người)
b. Sau 2 năm, dân số xã đó là: 
 5256 + 150 = 5 406 (người)
 Đáp số: a. 150 người 
 b. 5 406 người
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài 
- HS làm vào vở Tự học
Bài 3: Tìm x
a. x- 306 = 504 b. x+254 = 680
 x = 504+306 x = 680-254
 x = 810 x = 426
Bài 5:
a. P= (16+12)x2 = 56 cm
b. P= (45+15)x2 = 120cm
- Ghi nhớ KT ôn tập
- Tìm các bài tập tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải.
======= ––¯——======
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2021
TIẾT 1: TOÁN Tiết 37: 
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
2. Kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
* BT cần làm: Bài 1, bài 2 
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
II. Đồ dùng:
 - GV: + Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
 -HS: VBT, vở nháp 
III. Phương pháp , kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
IV. Các hoạt động dạy - học( 35 PHÚT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. Hình thành kiến thức mới 
- GV gọi HS đọc bài toán ví dụ trong SGK 
GV: Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số, yêu cầu ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
a. Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán.
 ? 
70
10
Số lớn
Số bé:
b. Hướng dẫn giải bài toán (cách 1) 
- Che phần hơn của số lớn nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé? 
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? 
+ Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào?
+ Tổng mới là bao nhiêu? 
+ Tổng mới lại chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu? 
- Hãy tìm số bé 
- Hãy tìm số lớn 
c. Hướng dẫn giải bài toán (cách 2 )
+ Nếu thêm vào số bé một phần bằng đúng với phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn? 
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? 
+ Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào 
+ Tổng mới là bao nhiêu ? 
+ Tổng mới lại chính là hai lần của số lớn, vậy ta có hai lần số lớn là bao nhiêu ? 
- Hãy tìm số lớn? 
- Hãy tìm số bé ? 
- Lưu ý HS khi làm bài có thể giải bằng 2 cách
- HS đọc đề
- Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán
 + Bài toán cho biết gì ? (Tổng của hai số đó là 70. Hiệu của hai số đó là 10) 
+ Bài toán hỏi gì ? (Tìm hai số đó) 
 -HS quan sát. 
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn sẽ bằng số bé. 
+ Hiệu của hai số 
+ Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với các số bé 
+ Tổng mới : 70 – 10 = 60
+ Hai lần của số bé : 70 – 10 = 60
+ Số bé là : 60 : 2 = 30
+ Số lớn là: 30 + 10 = 40 
 (hoặc 70 – 30 = 40) 
 Số bé = (Tổng - hiệu ) : 2 
+ Nếu thêm cho số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé sẽ bằng số lớn
+ Là hiệu của hai số 
+ Tổng của chúng sẽ tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé
+ Tổng mới : 70 + 10 = 70
+ Hai lần của số bé : 70 + 10 = 80
- Số lớn : 80 : 2 = 40
- Số bé: 40 -10 = 30 
 ( hoặc 70 – 40 = 30) 
Số lớn = (Tổng + hiệu ) : 2
- HS nêu cách tìm số lớn, số bé 
3. Hoạt động thực hành 
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ? 
+Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ? 
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm theo 2 cách.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chốt cách giải.
VD: Cách 1: ta có sơ đồ:
38 Tuổi
58 Tuổi 
 ? tuổi 
Bố:
Con:
 ? Tuổi
Bài 2: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài toán.
- Nhắc HS: chỉ cần làm 1 trong 2 cách.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS (5-7 bài)
- Chốt lời giải đúng.
Cách 1: Ta có sơ đồ:
4 HS
28 HS
 ?HS
Trai 
Gái ? HS
- Củng cố các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu ...
Bài 3 + Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng 
Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
- Đọc và xác định đề bài.
+Tuổi bố cộng với tuổi con là 58 tuổi tuổi bố hơn tuổi con là 38 tuổi. 
+Tìm tuổi của mỗi người. 
+ Bài toán thuộc dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
Cách 1 : 
Hai lần tuổi con là :
58 – 38 = 20 (tuổi)
Tuổi của con là :
20 : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi của bố là:
10 + 38 = 48 (tuổi)
Đáp số : Con : 10 tuổi
 Bố : 48 tuổi
Cách 2 : 
Hai lần tuổi bố là:
58 + 38 = 96 (tuổi)
Tuổi của bố là :
96 : 2 = 48 (tuổi)
Tuổi của con là :
48 – 38 = 10 (tuổi)
(hoặc : 58 – 48 = 10 (tuổi))
Đáp số : Bố : 48 tuổi
 Con : 10 tuổi
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS làm bài vào vở- 1 HS lên bản
Bài giải
Hai lần số học sinh gái là: 	 28 – 4 = 24 (học sinh)
Số học sinh gái là:
24 : 2 = 12 (học sinh )
Số học sinh trai là:	 12 + 4 = 16 (học sinh ) 	 Đáp số : 16 HS trai
	 12 HS gái 
- HS tự làm bài vào vở Tự học
- Đổi chéo tự chữa bài cho bạn
Bài 3: Bài giải
Lớp 4A trồng được số cây là:
 (600-50) : 2 = 275 (cây)
Lớp 4B trồng được số cây là:
 600-275 = 325 (cây)
 Đáp số: 4A: 275 cây
 4B: 325 cây
Bài 4: Hai số đó là 8 và 0 vì tổng và hiệu của 0 với bất kì số nào cũng bằng chính số đó
- Ghi nhớ cách tìm số lớn, số bé trong bài toán T-H
- Tìm và giải các bài toán cùng dạng trong sách toán buổi 2
 ======= ––¯——======
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức 
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Có hiểu biết sơ giản về những danh nhân nước ngoài, địa danh nước ngoài nổi tiếng
2 Năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
 *HS năng khiếu: ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
3. Phẩm chất
- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
II. Đồ dùng:
- GV: + Giấy khổ to viết sẵn nội dung: một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau). 
 + Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 
- HS: vở BT, bút, ...
III. Phương pháp , kĩ thuật
 PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
IV Các hoạt động dạy - học ( 35 PHÚT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
 + Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
+ Lấy VD
- TBHT điều hành
- 2 HS lên bảng lấy VD 
2. Hình thành kiến thức mới
a. Nhận xét
Bài 1: Đọc tên người, tên địa lí nước ngoài. 
+ Nêu hiểu biết của em về những người và địa danh trên?
Bài 2: Biết rằng chữ cái 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: 
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
+ Cách viết trong cùng một bộ phận như thế nào?
*GV: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu mỗi bộ phận có nhiểu tiếng thì dùng gạch nối giữa các tiếng
 Bài 3: 
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2
a. Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị
b. Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thuỵ Điển
*GV: Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 3 là những tên riêng được phiên âm Hán Việt (âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). Chẳng hạn: Hi Mã Lạp Sơn là tên một ngọn núi được phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi- ma- lay- a là tên quốc tế, được phiên âm từ tiếng Tây Tạng. 
 b. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 
b. Ghi nhớ
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng. 
+ Tên người: Lép Tôn- xtôi, Mô- rít- xơ Mát- téc- lích, Tô-mát Ê-đi-xơn
+ Tên địa lí: Hi- ma- lay- a, Đa- nuýp, 
+ HS nêu: VD: Tô-mát Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng, Đa- nuýp là tên một dòng sông rất đẹp ở Nga,...
Nhóm 4- Lớp
Tên người: 
+ Lép Tôn- xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn- xtôi. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Tôn /xtôi. 
+ Mô- rít- xơ, Mát- téc- lích gồm 1 bộ phận, mỗi bộ phận gồm 3 tiếng
+ Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận. Bộ phận 1: Tô-mát gồm 2 tiếng. Bộ phận 2: Ê-đi-xơn gồm 3 tiếng
Tên địa lí: 
+ Hi- ma- lay- a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi/ma/lay/a 
+ Đa- nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng Đa/ nuýp
..........................
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa. 
+ Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. 
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu. 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi: Một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như tên người, tên địa lí Việt Nam: tất cả các tiếng đều được viết hoa. 
- Lắng nghe. 
- 2 HS đọc
3, Hoạt động thực hành 
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi viết cho đúng những tên riêng trong đoạn văn
- Kết luận lời giải đúng. 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em đã biết nhà bác học Lu- i Pa- xtơ qua phương tiện nào?
 Bài 2: Viết lại những tên riêng sau cho đúng qui tắc.
- GV gọi 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. GV đi chỉnh sửa cho từng em. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. 
- Kết luận lời giải đúng. 
- Đặt câu hỏi củng cố bài học. VD:
+ An-be Anh-xtanh là tên người có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận có mấy tiếng?
Bài 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép tên.. 
( Dành cho hs năng khiếu)
GV giải thích cách chơi: Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh. 
Bạn trai cầm là phiếu có tên thủ đô Pa- ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đô Pa- ri là nước Pháp. 
- GV gắn một số thẻ ghi tên một số nước và tên thủ đô của các nước ấy đã được đảo lộn.
- Tổ chức cho HS thi ghép đúng tên nước với thủ đô của nước ấy.
- GV nhận xét, khen/ động viên 
4. Hoạt động vận dụng 
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Đ/á:
Ác - boa, Lu- i Pa- xtơ, Ác- boa, Quy- dăng- xơ. 
+ Đoạn văn viết về gia đình Lu- i Pa- xtơ thời ông còn nhỏ. Lu- i Pa- xtơ (1822- 1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới- người đã chế ra các loại vắc- xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại. 
+ Em biết đến Pa- xtơ qua sách Tiếng Việt 3, qua các truyện về nhà bác học nổi tiếng 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Cá nhân –Nhóm 2- Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Đ/á:
*Tên người: 
+An - be Anh- xtanh: ( Nhà vật lí học nổi tiếng thế giới, người Đức (1879- 1955). 
+Crít- xti- an An- đéc- xen (Nhà văn nổi tiếng thế giới, chuyên viết chuyện cổ tích, người Đan Mạch. (1805- 1875)
+I- u- ri Ga- ga- rin (Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934- 1968)
* Tên địa lí: 
+Xanh Pê- téc- bua(Kinh đô cũ của Nga)
+Tô- ki- ô(Thủ đô của Nhật Bản)
+A- ma- dôn (Tên 1 dòng sông lớn chảy qua Bra- xin. )
+Ni- a- ga- ra (Tên 1 thác nước lớn ở giữa Ca- na- đa và Mĩ ). 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu sai)
- HS quan sát tranh. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Tên nước
Tên thủ đô
Nga
Ấn Độ
Nhật Bản
Thái Lan
Mĩ
Anh
Lào
Cam – pu- chia
Đức
Ma – lai – xi –a
In- đo-nê-xi- a
Phi – líp – pin
Trung Quốc
Mát- xcơ- va
Niu Đê- li
Tô-ki- ô
Băng Cốc
Oa – sinh – tơn
Luân Đôn 
Viêng chăn
Phnôm Pênh
Béc - lin
Cu-a-la Lăm - pơ
Gia – các – ta
Ma – ni – la
Bắc Kinh
- Viết lại các tên riêng nước ngoài vào vở Tự học
- Tìm thêm tên của 5 nước và thủ đô tương vận của 5 nước đó.
 ======= ––¯——======
TIẾT 3: THỂ DỤC :GV bộ môn dạy
 ======= ––¯——======
TIẾT 4: TIN HỌC :GV bộ môn dạy
 ======= ––¯——======
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:	
 1. Kiến thức
- Lựa chọn được những hành vi thể hiện tiết kiệm tiền của và có ý thức thực hiện tiết kiệm trong gia đình.
- Đưa ra cách vận xử phù hợp trong từng tình huống, thể hiện tiết kiệm tiền của.
2.Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
 (- Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ Phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.
 - Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của; có thể cho học sinh kể những việc làm của mình hoặc của các bạn về tiết kiệm tiền của)
3. Phẩm chất
- Có ý thức tiết kiệm tiền của
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
* KNS: - Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của
 - Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
* BVMT:- Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
* SDNLTK:- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.
 - Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
* TT HCM:
Cần kiệm liêm chính
II. Đồ dùng:
1. Đồ dùng
 - GV: + SGK Đạo đức 4
 + Đồ dùng để chơi đóng vai
 - HS: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Phương pháp , kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi phóng viên, đóng vai.
- KT: động não, chia sẻ nhóm 2
IV.Các hoạt động dạy- học: ( 35 PHÚT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
- Yêu cầu HS nêu 1 số việc các em đã làm ở nhà thể hiện sự tiết kiệm tiền của
- Nêu bài học
- HS nối tiếp trả lời
2.Hoạt động thực hành 
HĐ1: Lựa chọn hành vi đúng 
 (Bài 4 - SGK/13): 
Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của?
a/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. 
b/. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. 
c/. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. 
d/. Xé sách vở. 
đ/. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập. 
e/. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi. 
g/. Không xin tiền ăn quà vặt
h/. Ăn hết suất cơm của mình. 
i/. Quên khóa vòi nước. 
k/. Tắt điện khi ra khỏi phòng. 
*GV: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của. 
- GV nhận xét, khen HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày chính là bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. 
+ Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng dầu, than đá, gas, ... chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.
HĐ2: Xử lí tình huống: (Bài tập 5- SGK/13): 
 - GV chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong bài tập 5. 
- GV kết luận về cách vận xử phù hợp trong m

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_truong_th_dlieya.docx