Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 26: Em mang về yêu thương - Tiết 4: Luyện tập Mở rộng vốn từ về Gia đình. Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm - Nguyễn Thị Hoài An

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 26: Em mang về yêu thương - Tiết 4: Luyện tập Mở rộng vốn từ về Gia đình. Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm - Nguyễn Thị Hoài An

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kiến thức: - Phát triển vốn từ chỉ quan hệ họ hàng, từ chỉ đặc điểm, đặt câu nêu đặc điểm.

- Đặt được câu nêu đặc điểm theo mẫu.

- Năng lực: Phát triển vốn từ chỉ họ hàng, từ chỉ đặc điểm.

- Phẩm chất: Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.

 Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, ý thức quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Học liệu: SGK, SGV, clip, slide tranh minh họa,

- Thiết bị dạy học: Laptop, máy chiếu,

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 24823
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 26: Em mang về yêu thương - Tiết 4: Luyện tập Mở rộng vốn từ về Gia đình. Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm - Nguyễn Thị Hoài An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
BÀI 26: EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG (TIẾT 4)
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIA ĐÌNH, 
TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Kiến thức: - Phát triển vốn từ chỉ quan hệ họ hàng, từ chỉ đặc điểm, đặt câu nêu đặc điểm. 
- Đặt được câu nêu đặc điểm theo mẫu.
- Năng lực: Phát triển vốn từ chỉ họ hàng, từ chỉ đặc điểm.
- Phẩm chất: Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.
 Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, ý thức quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Học liệu: SGK, SGV, clip, slide tranh minh họa, 
- Thiết bị dạy học: Laptop, máy chiếu, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát: Cây gia đình.
- Bài hát nhắc đến ai?
- HS hát và vận động theo bài hát: Cây gia đình.
- Bài hát nói về những người trong cùng 1 gia đình và tình cảm của những người trong gia đình.
- GV kết nối vào bài mới: Gia đình là gì? Trong gia đình gồm có những ai? Bài học hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu. sau đó cô trò mình sẽ tiếp tục on tập về từ chỉ đặc điểm và câu nêu đặc điểm. Qua tiết 4 cảu bài 26: MRVT vè gia đình. Từ chỉ đặc điểm. Câu nêu đặc điểm.
- Ghi bài lên bảng.
- HS ghi bài vào vở.
- 1 HS đọc lại đầu bài.
B. Khám phá:
GV giới thiệu: Bài hôm nay gồm có 3 HĐ: 
HĐ1: MRVT về gia đình.
HĐ 2: Từ chỉ đặc điểm
HĐ 3: Câu nêu đặc điểm
* Giảng từ gia đình: 
- Con hiểu thế nào là gia đình?
- HSTL: Gia đình là những người có quan hệ ruột thịt, sống cùng 1 nhà.
Hoạt động 1. Làm bài tập 1: - GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài. 
Tìm từ phù hợp thay cho ô vuông.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc các phần a,b,c,d
- Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì? ( Gạch chân những từ .)
- 1 HS đọc phần a,b,c,d
- HSTL
- GV nêu nhiệm vụ: Đối với BT này, cô sẽ cho các thảo luận nhóm 4, các con sẽ thảo luận để tìm ra từ thay thế vào ô vuông.
- HS làm việc nhóm 4 để thực hiện nhiệm vụ. 
Gv cho hs báo cáo KQ
a. Em trai của mẹ gọi là cậu; b. Em trai của bố gọi là chú; c. Em gái của mẹ gọi là dì.; d. Em gái của bố gọi là cô.
- GV nói: Cậu, chú, dì, cô là những người em trai, em gái của bố và mẹ. Đó là những người trong cùng họ hàng. Vậy họ hàng chính là những người có cùng huyết thống với bố mẹ.
- Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết?
( Cho HS xem hình).
- HS, GV nhận xét. 
- Một số HS đọc to đáp án. 
- Để tìm hiểu rõ hơn về người trong cùng họ hàng. Cô sẽ cho các con chơi trò chơi Ai đoán đúng nhé!
- Người sinh ra bố gọi là gì?
- Anh chị của bố gọi là gì?
- Em gái của bố được gọi là gì?
- Em trai của bố được gọi là gì?
- Vợ của chú được gọi là gì?
- Tất cả những người thuộc họ bên bố gọi là gì?
- Người sinh ra mẹ được gọi là gì?
- Anh chị của mẹ được gọi là gì?
- Hoạt động 2. Làm bài tập 2 
Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ.
- GV chiếu bài thơ lên bảng.
- GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận. 
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thảo luận với HS cách tìm ra đáp án đúng. 
- GV và HS thống nhất đáp án. (Các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ là: vắng vẻ, mát, thơm.)
Hoạt động 3. Làm bài tập Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chọn viết 2 câu vào vở.
- GV viết hoặc chiếu các từ ngữ ở cột A và cột B lên bảng phụ. 
- GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác nhận xét và nêu đáp án của mình. 
- GV và HS thống nhất đáp án. (Đôi mắt em bé đen láy. Mái tóc của mẹ mượt mà.; Giọng nói của bố trầm ấm.) 
- GV chiếu hoặc viết các câu lên trên bảng. HS chọn viết 2 câu vào vở.
D. Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
- Ông nội, bà nội.
- .
- HS tự kể: ông nội, bà nội, bác, mợ, thím, già .
- HS làm việc theo cặp tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ.
- HS trình bày kết quả thảo luận. 
- Các HS khác nhận xét và nêu đáp án của mình 
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc thầm ND bài cần nối.
- HS làm việc nhóm đôi, tìm các từ ngữ ở cột B tương ứng với các từ ngữ cột A.
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận. 
- Các HS khác nhận xét và nêu đáp án của mình.
- HS nêu nội dung bài học.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
 ******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc.docx