Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 28: Luyện tập mở rộng vốn từ về Tình cảm gia đình. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Đỗ Thị Hồng Thắm

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 28: Luyện tập mở rộng vốn từ về Tình cảm gia đình. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Đỗ Thị Hồng Thắm

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức,kĩ năng

- Phát triển vốn từ chỉ người thân trong gia đình.

- Phát triển từ chỉ tính cách.

- Biết sử dụng dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

2. Năng lực, phẩm chất

-Năng lực

+ Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

+ Tự định hướng, phát triển vốn từ của bản thân.

-Phẩm chất :

+ Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, yêu quý gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu;

2. Học sinh: SGK TV, vở ô li, nháp,

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 23135
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 28: Luyện tập mở rộng vốn từ về Tình cảm gia đình. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Đỗ Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.
DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức,kĩ năng
- Phát triển vốn từ chỉ người thân trong gia đình.
- Phát triển từ chỉ tính cách.
- Biết sử dụng dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Năng lực, phẩm chất
-Năng lực 
+ Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
+ Tự định hướng, phát triển vốn từ của bản thân.
-Phẩm chất : 
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, yêu quý gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; 
2. Học sinh: SGK TV, vở ô li, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động 
Kiểm tra bài cũ 
-Chơi trò chơi: Tiêu diệt virut corona
Câu 1: Người sinh ra bố gọi là gì?
A. Bác
B. Ông bà ngoại
C. Ông bà nội
Câu 2: Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu: Đôi mắt đen láy.
A. Đen láy
B. Đôi mắt
C. Mắt
Câu 3: Câu nào là câu nêu đặc điểm?
A.Chúng em đang học bài
B. Bông hoa thơm ngào ngạt
C. Hà My là học sinh lớp 2
-GV nhận xét 
-Gọi HS kể lại các từ chỉ người trong gia đình
 Giới thiệu bài mới:
Các con đã biết các từ chỉ người trong gia đình. Vậy khi sống trong một gia đình các con sẽ bắt gặp nhiều từ chỉ tình cảm, cảm xúc, những việc làm hay những hành động thể hiện được tình cảm với gia đình. Đó là những từ nào cô trò mình cùng tìm hiểu qua tiết luyện tập hôm nay: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình. Chúng mình còn ôn tập về Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Luyện tập: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Một bạn nhắc lại đầu bài cho cô.
-Cô mời cả lớp mình mở vở ghi bài cho cô nào
-GV yêu cầu HS ghi bài vào vở
2. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình
Mục tiêu: Phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình.
Bài 1: Những từ nào dưới đây chỉ tình cảm của người thân trong gia đình?
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
-Bài yêu cầu làm gì?
(GV gạch chân dưới từ Những từ, chỉ tình cảm, người thân trong gia đình)
-GV gọi 1 HS đọc 6 từ ngữ
-Cho HS làm việc nhóm đôi (2p)
-Gọi HS đại diện các nhóm trình bày (2 Hs)
-Gọi HS nhận xét bài của 2 nhóm.
-GV nhận xét, chiếu đáp án
-Gv hỏi: Các nhóm khác có giống kết quả với cô không? 
-GV gọi 1 HS đọc lại các từ ngữ chỉ tình cảm gia đình.
- Gv yêu cầu HS kể thêm các từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình mà con biết.
- Vậy con có tình cảm như thế nào với những người trong gia đình mình?
GV: Ngoài những từ ngữ trong bài các con đã tìm được thêm rất nhiều từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình và mỗi bạn có một tình cảm riêng đối với mọi người. Có những từ chỉ tình cảm, cảm xúc, có những từ chỉ hành động, việc làm thể hiện sự quan tâm với người thân. Các con thấy ở trong gia đình không phải lúc nào chúng ta cũng là vui vẻ, quý mến. Mà đôi khi cũng không tránh được sự giận hờn, buồn bã. Thế nhưng cô mong rằng lớp 2C, 2E chúng ta luôn yêu thương, quan tâm mọi người trong gia đình nhé.
-GV: Trong bài tập 1 các con đã tìm được 4 từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình. Vậy còn 2 từ vui chơi, chăm chỉ là từ ngữ chỉ gì?
Chuyển ý: Vui chơi là từ chỉ hoạt động chúng ta đã được học. Chăm chỉ là từ chỉ tính cách con người. Vậy có những từ ngữ nào chỉ tính cách của con người nữa thì cô trò mình cùng tìm hiểu qua BT2.
Hoạt động 2: Từ chỉ tính cách 
Mục tiêu: Phát triển vốn từ chỉ tính cách.
Bài 2: Tìm từ ngữ bạn nhỏ nói về tính cách của bố mình trong đoạn văn sau
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc đoạn văn
- Bài 2 yêu cầu làm gì?
-Cho học sinh gạch chân những từ ngữ chỉ tính cách của bố bạn nhỏ vào sách (1p).
- GV gọi 2 học sinh trình bày kết quả
- Gv hỏi HS: Bạn nào có ý kiến khác các bạn?
-Gv nhận xét, chốt đáp án
- Con có nhận xét gì về tính cách của bố bạn nhỏ?
GV: Chúng mình thấy bố bạn nhỏ rất tốt phải không nào? Bố bạn nhỏ rất là yêu bạn nhỏ. Khi dạy bạn ấy học bố bạn rất kiên nhẫn. Bố bạn rất vui tính nhưng lại rất nghiêm khắc khi bạn ấy mắc lỗi, dễ tha thứ cho bạn ấy.
Mở rộng:
-Bố của con có tính cách thế nào?
Kết luận: Cô thấy tính cách của bố mỗi bạn khác nhau như: vui vẻ, hòa đồng, khéo léo, Bây giờ cô trò mình chuyển sang hoạt động 3.
Hoạt động 3: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
Mục tiêu: Biết sử dụng dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
Bài 3: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than thay cho ô vuông.
-Gv yêu cầu HS đọc đề bài, đoạn văn
- Bài tập yêu cầu làm gì?
-Gv cho HS làm vào vở (7p)
- GV gọi 2 HS trình bày
-Yêu cầu HS nhận xét
-GV nhận xét, chốt kết quả
- GV hỏi HS: Khi nào sử dụng các dấu câu đó?
-GV nhận xét, chốt kết quả
-GV yêu cầu HS đọc lại
3.Củng cố, dặn dò
* Củng cố :
- Qua bài học các con biết thêm được điều gì?
- GV nhận xét tiết học
* Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết đoạn văn
-Hs tham gia chơi
-HS kể: ông bà nội, ông bà ngoại, cậu, mợ, dì, 
-HS ghi bài vào vở
-1 Hs đọc
-Những từ ngữ nào dưới đây chỉ tình cảm của người thân trong gia đình?
-1HS đọc
-Hs thảo luận
+HS 1: Các từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình là: chăm sóc, quan tâm, yêu thương, kính trọng.
+HS 2: 
-HS bấm biểu tượng giơ tay hoặc tự mình giơ tay
-Hs đọc
-Hs trả lời: nhường nhịn, đoàn kết, yêu quý, giúp đỡ, lo lắng, giận, 
-HS trả lời
+HS 1: Con rất yêu mẹ vì mẹ nấu cho con những món ăn ngon.
+HS 2: Con rất kính trọng ông bà vì ông bà là người lớn tuổi nhất trong nhà.
-HS lắng nghe
-HS trả lời:
+ Vui chơi là từ chỉ hoạt động.
+ Chăm chỉ là từ chỉ tính cách con người.
-1 HS đọc
-HS đọc
- Bài yêu cầu Tìm từ ngữ bạn nhỏ nói về tính cách của bố mình trong đoạn văn.
- HS gạch chân: kiên nhẫn, vui tính, nghiêm khắc, dễ tha thứ.
-HS trình bày
-HS trả lời bằng cách giơ tay
- HS trả lời: Tính cách của bố bạn nhỏ rất tốt.
-HS lắng nghe
-HS trả lời: hòa đồng, cẩn thận, vui vẻ, khéo léo, 
-HS lắng nghe
-1 HS đọc đề, 1 HS đọc đoạn văn
- Bài yêu cấu Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than thay cho ô vuông.
-HS làm vở
-HS làm bài
-HS trình bày
-HS nhận xét
- HS trả lời:
+ Dấu chấm: Đặt cuối câu kể lại sự việc.
+ Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi điều chưa biết
+ Dấu chấm than: Đặt cuối câu bộc lộ cảm xúc.
-HS đọc
-HS trả lời: Qua bài học hôm nay biết thêm được từ ngữ về tình cảm gia đình, từ chỉ tính cách, Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc.docx