Nội dung ôn tập phần phân biệt các kiểu câu kể - Phân môn: Luyện từ và câu lớp 2

Nội dung ôn tập phần phân biệt các kiểu câu kể - Phân môn: Luyện từ và câu lớp 2

NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN PHÂN BIỆT CÁC KIỂU CÂU KỂ

 PHÂN MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2

I/ Mục tiêu:

- Giúp học sinh nắm vững các kiểu câu kể đã học ở lớp 2

- Giúp học sinh biết cách phân biệt được các kiểu câu kể đã học .

- Biết viết câu theo yêu cầu, phù hợp với tình huống thực tế

- Biết sử dụng dấu câu phù hợp với từng kiểu câu kể.

II/ Hệ thống kiến thức :

1/ Kiểu câu : Ai – là gì ? ( thường dùng để giới thiệu hay nhận xét về sự vật nói đến trong câu.)

 Mô hình : (Sự vật + là + sự vật thích hợp); ( bắt buộc có từ “là” )

 VD 1: Dùng để giới thiệu về em hay người nào đó :

 Bình là bạn thân của em.

 Mẹ em là giáo viên. C Chú Nam là bộ đội.

 

docx 4 trang thuychi 27820
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập phần phân biệt các kiểu câu kể - Phân môn: Luyện từ và câu lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN PHÂN BIỆT CÁC KIỂU CÂU KỂ
 PHÂN MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững các kiểu câu kể đã học ở lớp 2
- Giúp học sinh biết cách phân biệt được các kiểu câu kể đã học .
- Biết viết câu theo yêu cầu, phù hợp với tình huống thực tế 
- Biết sử dụng dấu câu phù hợp với từng kiểu câu kể.
II/ Hệ thống kiến thức :
1/ Kiểu câu : Ai – là gì ? ( thường dùng để giới thiệu hay nhận xét về sự vật nói đến trong câu.)
 Mô hình : (Sự vật + là + sự vật thích hợp); ( bắt buộc có từ “là” )
 VD 1: Dùng để giới thiệu về em hay người nào đó : 
 Bình là bạn thân của em. 
Mẹ em là giáo viên.
C Chú Nam là bộ đội.
 VD2: Dùng để giới thiệu về đồ vật, con vật nào đó:
 Cái bút này là của em. 
Con trâu là bạn của nhà nông.
C Cái cặp là đồ dùng học tập.
 VD3: Dùng để nhận xét về một sự vật nào đó: 
 Hoa là học sinh giỏi của lớp. 
Con mèo là con vật có ích.
C Làng em là làng văn hóa.
*Em chú ý câu kiểu Ai – là gì ? bắt buộc phải có từ “ là”
*Câu kiểu Ai –là gì ? có các cách viết như sau :
 Ai –là gì ?
Kiếu câu Ai- là gì ? Cái gì – là gì ? 
 Con gì – là gì ? ....
 2/ Kiểu câu Ai – làm gì ? 
 Mô hình : Sự vật + hoạt động ( trạng thái) 
 hoặc Sự vật + đang + hoạt động ( trạng thái )
Kiểu câu Ai – làm gì ? nói rõ về sự vật có hoạt động ( việc làm) gì ? 
Kiểu câu Ai – làm gì ? có các mẫu sau : 
 Sự vật + hoạt động ( sự vật đó có hoạt động gì ?)
 VD : Con trâu ăn cỏ. Cô giáo viết bài.
 Sự vật + đang + hoạt động ( hoạt động hiện tại đang diễn ra )
 VD : Con trâu đang ăn cỏ. Cô giáo đang viết bài.
 Sự vật + trạng thái VD : Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. 
 Ánh trăng chiếu xuống mặt đất.
 Ai –làm gì ?
Kiếu câu Ai- làm gì ? Cái gì – làm gì ? 
 Con gì – làm gì ? ....
 3 / Kiểu câu Ai – thế nào ?
 Mô hình : (Sự vật + đặc điểm ) hoặc (Sự vật + rất + đặc điểm )
 VD : Quyển vở trắng tinh. Nam học rất giỏi. Chú chó rất thông minh. Vvv
 Ai –thế nào ?
Kiếu câu Ai- thể nào ? Cái gì – thế nào ? 
 Con gì – thế nào ? ....
 * Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?
+ Câu kể Ai- là gì? Dùng để giới thiệu, nhận xét về sự vật ( phải có từ “ là” )
+ Câu kể Ai- làm gì? Dùng để kể về hoạt động của sự vật . ( có từ chỉ hoạt động)
+ Câu kể Ai- thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật.( có từ chỉ đặc điểm)
III/ Hệ thống câu hỏi và bài tập 
 Bài 1 : Những câu sau đây thuộc kiểu câu nào ? 
 a/ Bàn tay mẹ gầy gầy, xương xương . ( Thuộc kiểu câu : ...........................................)
 b/ Những chiếc lá khô chạy theo cơn gió. ( Thuộc kiểu câu : ...........................................)
 c/ Bạn Nam là thành viên của đội bóng rổ. (Thuộc kiểu câu : ...........................................)
 Bài 2 : Nối câu với kiểu câu : 
 Câu 
Nối 
Kiểu câu 
Bé đang tập nói tập đi . 
Đôi mắt bé tròn to và đen láy. 
Ai – làm gì ? 
Bé Mai là em của chị Hoa. 
Ai – là gì ?
Môi bé đỏ hồng rất dễ thương.
Mai là một cô bé thật đáng yêu.
Ai – thế nào ? 
 Bài 3: Em sắp xếp lại thứ tự các câu ở bài tập 2 rồi viết lại để có một đoạn văn kể 
 về em bé :
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
 IV/ Đáp án : 
 Bài 1: Câu a Ai – thế nào ?
 Câu b Ai – làm gì ?
 Câu c Ai – là gì ? 
 Bài 2: Câu a, e Ai – là gì ? 
 Câu c Ai – làm gì ?
 Câu b, d Ai – thế nào ? 
 Bài 3 : Thứ tự có thể là : c,b,d, a, e (hoặc c, d, b, a, e ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_phan_phan_biet_cac_kieu_cau_ke_phan_mon_luye.docx