Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Tiết 112: Mở rộng vốn từ về Gia đình. Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm - Năm học 2021-2022

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Tiết 112: Mở rộng vốn từ về Gia đình. Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng

- MRVT vốn từ chỉ quan hệ họ hàng, củng cố từ chỉ đặc điểm. Đặt câu nêu đặc điểm.

2. Năng lực

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: HS nói được từ ngữ chỉ quan hệ họ hàng và từ chỉ đặc điểm. Vận dụng viết 1 câu nêu đặc điểm ngoại hình, tính cách của họ hàng, người thân trong gia đình.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những từ ngữ, hình ảnh nói về đặc điểm ngoại hình, tính cách của họ hàng, người thân trong gia đình.

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý trọng những người thân trong gia đình, trong họ hàng nội, ngoại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu. Video bài hát “Em yêu gia đình em”. Phiếu bài tập.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 57748
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Tiết 112: Mở rộng vốn từ về Gia đình. Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng Việt 	Lớp : 2D
Bài 26 : EM MANG YÊU THƯƠNG VỀ
Tiết 112: MRVT VỀ GIA ĐÌNH, TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
Ngày thực hiện: 12/12/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Kiến thức, kĩ năng
- MRVT vốn từ chỉ quan hệ họ hàng, củng cố từ chỉ đặc điểm. Đặt câu nêu đặc điểm.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực ngôn ngữ: HS nói được từ ngữ chỉ quan hệ họ hàng và từ chỉ đặc điểm. Vận dụng viết 1 câu nêu đặc điểm ngoại hình, tính cách của họ hàng, người thân trong gia đình.
- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những từ ngữ, hình ảnh nói về đặc điểm ngoại hình, tính cách của họ hàng, người thân trong gia đình. 
3. Về phẩm chất: 
- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý trọng những người thân trong gia đình, trong họ hàng nội, ngoại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, máy chiếu. Video bài hát “Em yêu gia đình em”. Phiếu bài tập.
PHIẾU BÀI TẬP
Họ và tên: .
Bài 3: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm. Chọn viết 2 câu vào phiếu.
A
B
Đôi mắt em bé
mượt mà.
Mái tóc của mẹ
trầm ấm.
Giọng nói của bố
đen láy.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- HS: SGK, vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS nghe/hát và vận động theo giai điệu bài hát Em yêu gia đình em.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Bài hát nhắc đến những thành viên nào trong gia đình?
+ Không khí gia đình của bạn nhỏ như thế nào?
- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài: Mỗi chúng ta đều có một gia đình. Để có thể hiểu hơn về gia đình, về quan hệ họ hàng của gia đình và tìm hiểu thêm về các từ chỉ đặc điểm của người cũng như tạo được câu nêu đặc điểm chúng ta cùng vào bài học hôm nay nhé!
- GV ghi tên bài.	
2. KHÁM PHÁ:
BT1. Tìm từ phù hợp thay cho ô vuông.
- GV chiếu ngữ liệu lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài.
- GV phổ biến cho HS trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng
- Tổ chức HS chơi.
- Câu 1: Em trai của mẹ gọi là: .
A. bác B. anh C. cậu D. chú
- Câu 2: Em trai của bố gọi là: .
A. con B. chú C. cậu D. bác
- Câu 3: Em gái của mẹ gọi là: .
A. bác B. dì C. cô D. mợ
- Câu 4: Em gái của bố gọi là: .
A. bác B. dì C. thím D. cô
- GV giới thiệu: Các từ bố, mẹ, cậu, chú, dì, cô là những từ ngữ chỉ quan hệ trong gia đình, họ hàng.
Liên hệ, mở rộng: Ngoài các từ vừa điền, em hãy tìm thêm một số từ ngữ khác chỉ quan hệ trong gia đình, họ hàng mà em biết.
- Tổ chức HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- GV chốt lại: Vậy những từ các em vừa tìm được đều là những từ ngữ chỉ quan hệ trong gia đình, họ hàng. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm các từ chỉ đặc điểm sang bài tập 2 nhé.
3. HĐ thực hành, Luyện tập:
BT2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ.
Từ ngữ chỉ đặc điểm
Câu nêu đặc điểm
- GV chiếu đoạn thơ lên trên bảng.
- GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài.
- Từ chỉ đặc điểm là những dùng để làm gì?
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm, thống nhất đáp án. Hỏi thêm vắng vẻ chỉ đặc điểm của sự vật nào? Khu vườn lặng im ta có thể thay bằng từ chỉ đặc điểm nào khác không?
Mở rộng: Các từ vắng vẻ, lặng im, mát, thơm chính là những từ chỉ đặc điểm em hãy đặt câu với một từ chỉ đặc điểm vừa tìm được
- GV kết luận: Các em đã tìm được những từ chỉ đặc điểm trong bài thơ và qua bài thơ chúng ta thấy được bạn nhỏ rất yêu bà, biết quan tâm, chăm sóc cho bà. Chúng ta hãy học tập bạn nhé. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau ghép để tạo thành các câu chỉ đặc điểm ở bài tập 3 nhé.
3. HĐ thực hành, Luyện tập:
BT3. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm. Chọn 2 câu viết vào vở.
- GV chiếu bài tập lên bảng cho HS làm phiếu học tập.
- Tổ chức HS làm phiếu học tập.
- GV tổ chức chữa bài, thu phiếu kiểm tra, nhận xét.
- GV chốt đáp án đúng:
+ Đôi mắt em bé đen láy.
+ Mái tóc của mẹ mượt mà.
+ Giọng nói của bố trầm ấm.
- GV hỏi thêm: Em hãy nêu các từ chỉ đặc điểm có trong bài tập 3.
- GV nhấn mạnh: Các câu mà các em vừa ghép được là các câu nêu đặc điểm về ngoại hình, tính cách của người thân trong gia đình. Khi viết câu các em nhớ ghi đầy đủ các bộ phận thì người nghe mới hiểu và trình bày đúng cách viết câu là đầu dòng viết hoa và cuối mỗi câu có dấu chấm nhé.
Mở rộng: Hãy tìm thêm các câu chỉ đặc điểm về ngoại hình, tính cách của họ hàng, người thân trong gia đình?
- GV nhận xét, góp ý, sửa sai.
4. HĐ vận dung, trải nghiệm:
- GV tổ chức HS chơi trò chơi Chúc mừng sinh nhật.
Câu 1 : Người sinh ra bố gọi là: .
Câu 2 : Người sinh ra mẹ gọi là: ..
Câu 3 : Trong các từ: ca hát, nhảy múa, vắng vẻ, tập vẽ. Từ nào là từ chỉ đặc điểm?
Câu 4 : Sắp xếp các từ sau thành câu nêu đặc điểm: bạc trắng, của bà, mái tóc.
- Tổng kết, tuyên dương HS sau trò chơi.
- Nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, tuyên dương dương HS.
- Về nhà các em hãy tìm hiểu thêm về họ hàng, người thân qua bố mẹ nhé.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
- HS hát và vận động theo bài hát.
+ Bài hát nói về mọi người trong gia đình: Ông bà, bố mẹ, anh, chị, em. 
+ Không khí gia đình bạn nhỏ rất vui vẻ.
- HS chú ý.
- HS mở vở ghi tên bài.
- HS chú ý.
- Tìm từ phù hợp thay cho ô vuông.
- HS xác định yêu cầu bài.
- Có 4 câu hỏi tương ứng với các câu trả lời. Trong 10 giây em hãy suy nghĩ và tìm ra đáp án đúng và ghi vào bảng con. Nếu hết thời gian bạn nào chưa giơ bảng thì coi như bỏ cuộc. Bạn nào giơ bảng nhanh và điền đúng sẽ nhận được 1 tràng vỗ tay nhé.
- HS tham gia chơi.
a. Em trai của mẹ gọi là cậu; 
b. Em trai của bố gọi là chú; 
c. Em gái của mẹ gọi là dì.
d. Em gái của bố gọi là cô 
- HS trả lời nối tiếp: Bài ngoại, bà nội, bác, bá, ông nội, ông ngoại, cụ, cháu, dượng, thím, 
- HS đọc.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc đoạn thơ.
- Nêu yêu cầu bài.
- Từ chỉ đặc đặc là những từ dùng để mô tả sự vật, hiện tượng về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác.
- Thảo luận nhóm đôi (2 phút)
- HS nêu : vắng vẻ, lặng im, mát, thơm.
- HS chú ý và nêu ý kiến.
- Đặt câu nối tiếp : Con đường vắng vẻ./ Trời mùa thu rất mát mẻ./ Em thích mùa thơm trên áo của mẹ./ 
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm phiếu (2 phút), 1 HS làm phiếu lớn.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: mượt mà, trầm ấm, đen láy.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nêu nối tiếp.
- HS chú ý, tự sửa sai (nếu có).
- Lắng nghe luật chơi.
- Câu 1: Bà nội
- Câu 2: Bà ngoại
- Câu 3: vắng vẻ
- Câu 4: Mái tóc của bà bạc trắng.
- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (nếu có):
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc.docx