Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 28: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? - Huỳnh Thị Cẩm Tiên

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 28: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? - Huỳnh Thị Cẩm Tiên

- Trò chơi: “ Chuyền gấu”

- Cách chơi: Giáo viên nói tên một loài cây và trao gấu cho bạn đầu tiên yêu cầu học sinh nêu lợi ích của cây được xếp vào nhóm tương ứng ( cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa, cây lấy gỗ, ), sau đó học sinh tiếp tục nói tên một loài cây và chuyền gấu cho bạn khác, cứ tiếp tục đến khi nghe hiệu lệnh dừng lại của giáo viên.

- Giáo viên nhận xét.

-Học sinh ổn định bước vào tiết học.

-Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi và tiến hành tham gia trò chơi chuyền gấu, mỗi học sinh nhận được gấu phải nói được nhóm cây tương ứng với tên cây được nêu trước đó và tên của một cây khác.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 4520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 28: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? - Huỳnh Thị Cẩm Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Huỳnh Thị Cẩm Tiên
Hướng dẫn: Cô Lê Võ Thùy Linh.
Lớp 2D
TUẦN 28
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
Mục tiêu:
Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối.
Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?
Chuẩn bị:
Giáo viên: bài giảng power point, gấu, bảng nhóm, tranh vẽ điền tên, phiếu thảo luận.
Học sinh:bút, vở.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp, hình thức tổ chức
1.Ổn định: (1 phút)
Giáo viên ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Trò chơi: “ Chuyền gấu”
Cách chơi: Giáo viên nói tên một loài cây và trao gấu cho bạn đầu tiên yêu cầu học sinh nêu lợi ích của cây được xếp vào nhóm tương ứng ( cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa, cây lấy gỗ, ), sau đó học sinh tiếp tục nói tên một loài cây và chuyền gấu cho bạn khác, cứ tiếp tục đến khi nghe hiệu lệnh dừng lại của giáo viên.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. (3 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số loài cây ăn quả.
Giáo viên giới thiệu: Những loài cây ăn quả sẽ có những bộ phận nào và những bộ phận của cây như thế nào ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học mới của phân môn luyện từ và câu “ Từ ngữ về cây cối- Câu hỏi Để làm gì ?”
Giáo viên mời 1 học sinh đọc tựa bài.
Hoạt động 2: Bài tập 1 (8phút)
Bài 1: Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài 1.
Giáo viên chiếu ảnh của cây ăn quả: cây xoài. Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Cây xoài có những bộ phận nào ?
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành lên bảng điền tên các bộ phận của cây vào ô trống phù hợp trong tranh.
Giáo viên mời nhận xét.
Giáo viên mở rộng và kết luận: Cây có rễ, gốc, thân, lá, cành, hoa, quả, ngọn. Khi cây phát triển thành cây trưởng thành cây sẽ ra hoa và cho quả. Rễ cây có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng để nuôi sống cây. Lá có nhiệm vụ quang hợp.
Họat động 3: Bài tập 2. 
(15 phút)
Bài 2: Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài 2.
.
Giáo viên cho học sinh xem tranh về các bộ phận còn lại của cây: rễ cây, gốc cây, thân cây, cành cây, lá cây, ngọn cây, hoa, quả.
Giáo viên hướng dẫn: Các từ ngữ tả bộ phận của cây là những từ chỉ đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các bộ phận đó. 
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 tìm các từ để tả các bộ phận của cây. 
 (3 phút).
Giáo viên chia lớp 2 nhóm, tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
Cách chơi: Mỗi nhóm sẽ thảo luận và cử ra 4 bạn đại diện tham gia trò chơi, mỗi bạn sẽ thực hiện viết đặc điểm bộ phận của cây theo hình thức thi tiếp sức, mỗi lượt viết 1 từ lên bảng nhóm. Nhóm A làm 4 bộ phận: Rễ cây, gốc cây, thân cây, cành cây. Nhóm B làm 4 bộ phận: lá cây, hoa, quả, ngọn cây. Nhóm nào viết được nhiều từ đúng sẽ chiến thắng. (3 phút)
Giáo viên yêu cầu đại diện 2 nhóm trình bày.
Giáo viên mời nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Bài tập 3 
(8 phút)
Bài 3: Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì để hỏi về từng việc làm được vẽ trong các tranh dưới đây. Tự trả lời các câu hỏi ấy.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài 3.
Giáo viên chiếu tranh yêu cầu học sinh quan sát từng tranh và nói những việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi thực hành đặt câu hỏi với cum từ để làm gì ? và trả lời câu hỏi. ( 2 phút)
Giáo viên mời các nhóm thực hành nói trước lớp.
Giáo viên nhận xét và giáo dục: Cây xanh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, vì vậy chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ, không chặt phá bừa bãi cây xanh.
4. Củng cố và dặn dò: 
( 5 phút)
Trò chơi: “ Đoán tên cây trái”.
Cách chơi: Học sinh đoán tên cây từ những gợi ý mà giáo viên đưa ra.
Các gợi ý:
Cây danh còn thiếu xíu xíu
Thẳng thân, rỗng ruột cho nhiều quả đây.
Quả chín đem bổ ra ngay.
Cơm vàng ngọt lịm, ruột đầy hạt tiêu.
Là cây đu đủ.
Cây chi cây lại kì nha.
Mùa hè đến hẹn ra hoa quả màu.
Xa trường tạm biệt nhớ nhau.
Mượn màu hoa đỏ đổi trao tâm tình.
Là cây phượng.
Là hình chiếc lược
Trong quả có nước
Vỏ xước thành xơ
Thân xốp ai ngờ
Bắc cầu làm cột.
Là cây dừa.
Giáo viên nhận xét tết học.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
Dặn dò:
Học sinh hoàn thành bài tập, luyện tập đặt câu hỏi với cụm từ để làm gì ?
Học sinh ổn định bước vào tiết học.
Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi và tiến hành tham gia trò chơi chuyền gấu, mỗi học sinh nhận được gấu phải nói được nhóm cây tương ứng với tên cây được nêu trước đó và tên của một cây khác.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh kể tên các loài cây ăn quả mà em biết.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tên bài học.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Học sinh quan sát hình ảnh của cây xoài và trả lời các câu hỏi:
Cây xoài có các bộ phận: gốc cây, rễ cây, thân cây, cành cây, hoa, lá, quả, ngọn cây.
Từng học sinh lên viết tên các bộ phận của cây theo mũi tên trong tranh.
Học sinh nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Học sinh quan sát tranh về các bộ phận khác của cây.( chú ý về hình dáng, màu sắc, kích thước, đặc điểm).
Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm các từ để tả các bộ phận của cây. Mỗi nhóm đôi sẽ thảo luận tìm hiểu về 1 bộ phận theo hướng dẫn của giáo viên.
Dự kiến kết quả hoạt động nhóm:
Nhóm 1 + 3.
Các từ tả rễ cây: uốn lượn, dài, ngoằn ngoèo, 
Các từ tả gốc cây: to, sần sùi, chắc nịch, cứng, 
Các từ tả thân cây: cao, to, chắc, xanh thẫm, gai góc, 
Các từ tả cành cây: khẳng khiu, thẳng, tỏa rộng, gai góc, xum xuê, 
Nhóm 2 + 4
Các từ tả hoa: rực rỡ, đỏ thắm, ngát hương.
Các từ tả lá cây: xanh mướt, tươi tốt, xanh biết, úa vàng, 
Các từ tả quả: chín mọng, vàng tươi, căng mịn, chùm, ngọt lịm, 
Các từ tả ngọn cây: cao, chót vót, khỏe khoắn, thẳng tắp, 
Học sinh nghe giáo viên phổ biến cách chơi.
Mỗi nhóm đại diện 4 học sinh tham gia tiếp sức viết các từ tả bộ phận của cây trong thời gian quy định.
2 học sinh đại diện 2 nhóm trình bày bài làm của nhóm.
Học sinh nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Học sinh quan sát tranh về hoạt động của 2 bạn bạn nhỏ:
Tranh 1: bạn gái đang tưới nước cho cây.
Tranh 2: bạn trai đang bắt sâu cho cây.
Học sinh hoạt động nhóm đôi thực hành 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời: 
Tranh 1:
Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì ?
Bạn gái tưới nước cho cây để cây tươi tốt/ không bị héo/ không bị chết/ cây mau lớn.
Tranh 2:
Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì ?
Bạn trai bắt sâu cho cây để cây không bị sau bệnh/ để bảo vệ cây khỏi sâu.
Các nhóm được gọi thực hành hỏi đáp với cụm để làm gì trước lớp.
Học sinh lắng nghe.
Giáo viên nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.
Học sinh đọc các câu đố và đoán tên loài cây.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh lắng nghe.
Cả lớp.
Phương pháp: trò chơi.
Cá nhân.
Phương pháp: đàm thoại.
Cá nhân.
Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thực hành.
Cả lớp, nhóm đôi, nhóm lớn.
Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi.
Cá nhân, cả lớp.
Phương pháp: vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm.
Cá nhân, cả lớp.
Phương pháp: trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_tuan_28_tu_ngu_ve_cay_coi_dat.docx