Giáo án Mĩ thuật 2 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Phan Chu Trinh

Giáo án Mĩ thuật 2 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Phan Chu Trinh

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

- Nhận biết được hình dạng của một số túi xách và cách trang trí lặp lại trên túi xách.

- Tạo được sản phẩm túi xách có trang trí hình cơ bản lặp lại.

- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm túi xách của mình, của bạn.

- Bước đầu liên hệ được sản phẩm túi xách của mình ứng dụng vào trong đời sống.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và năng lực đặc thù khác thông qua các biểu hiện như:

- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trao đổi, chia sẻ trong học tập.

 

docx 47 trang Huy Toàn 23/06/2023 4132
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG DẠY HỌC 
CÁC CHỦ ĐỀ, BÀI HỌC – HỌC KÌ 2 
TT tuần
Chủ đề 
Bài học
Số tiết
Trang
1
Chủ đề 5
Những hình, khối lặp lại
 Bài 10: Chiếc túi xách xinh xắn 
2
47
2
3
 Bài 11: Phương tiện giao thông
2
51
4
5
Chủ đề 6
Nhịp điệu vui
 Bài 12: Làm quen với nhịp điệu
2
56
6
7
 Bài 13: Chiếc bánh sinh nhật
2
60
8
9
 Chủ đề 7
Trang trí bằng chấm, nét lặp lại
 Bài 14: Con vật nuôi quen thuộc
2
64
10
11
 Bài 15: Trang phục em yêu thích
2
68
12
13
 Bài 16: Một ngày thú vị của em 
3
73
14
15
16
 Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì 2
2
77
17
Tổng
9 bài
17 
tiết
 CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH, KHỐI LẶP LẠI
Bài 10: CHIẾC TÚI XÁCH XIN XẮN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: 
- Nhận biết được hình dạng của một số túi xách và cách trang trí lặp lại trên túi xách.
- Tạo được sản phẩm túi xách có trang trí hình cơ bản lặp lại.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm túi xách của mình, của bạn.
- Bước đầu liên hệ được sản phẩm túi xách của mình ứng dụng vào trong đời sống.
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và năng lực đặc thù khác thông qua các biểu hiện như: 
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trao đổi, chia sẻ trong học tập. 
- Năng lực tính toán: Vận dụng đơn vị đo độ dài,.. để tạo sản phẩm túi xách 
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái qua các biểu hiện cụ thể: Chuẩn bị được một số đồ dùng để thực hành, sáng tạo; Giữ vệ sinh cá nhân và lớp học;Tự tin nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn; Làm túi xách tặng bạn, bố mẹ, 
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
2.1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán 
2.2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán, màu vẽ ; hình ảnh, trực quan liên quan đến nội dung bài học, máy tính, máy chiếu, 
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU
3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, vấn đáp, luyện tập, 
3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, 
3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1
- Kiến thức: Nhận biết hình dạng của túi xách và trang trí hình cơ bản lặp lại
- Thực hành: Tạo hình chiếc túi xách và trang trí hình cơ bản lặp lại
Tiết 2
- Nhắc lại nội dung tiết 1
- Thực hành: Hoàn thành sản phẩm cá nhân, sắp xếp tạo sản phẩm nhóm.
Tiết 1
Nội dung
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng HS.
- Cách tiến hành: Đưa ra 2 sản phẩm túi sách cho HS quan sát (một túi xách có trang trí họa tiết và một túi xách không có trang trí). Dùng câu hỏi gợi mở HS nêu tên, chất liệu, công dụng của từng chiếc túi xách, HS thích chiếc túi xách nào, vì sao. 
- Tóm tắt, nhận xét câu trả lời của HS, từ đó liên hệ vào nội dung bài dạy. 
- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo
- Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 9’)
*Mục tiêu: Nhận biết được một số hình dạng của túi xách và trang trí hình cơ bản lặp lại.
a. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.47, 48) 
- Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Chỉ ra hình cơ bản nào được lặp lại?
+ Hình cơ bản nào lặp lại xen kẽ, lặp lại đối xứng?
- Nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn về nguyên lí lặp lại mỗi hình ảnh. 
- Giới thiệu vài nét về tác giả, nội dung, hình thức thể hiện bức tranh Lâu đài và mặt trời của họa sĩ Pôn-cờ-li.
- Liên hệ, gợi mở HS quan sát, tìm hình lặp lại trên một số đồ vật có ở xung quanh. 
- Gợi nhắc HS: 
+ Có nhiều hình thức lặp lại khác nhau (lặp lại xen kẽ, lặp lại đối xứng, lặp lại tự do, Lặp lại theo chiều dọc, chiều ngang,..)
+ Trang trí hình cơ bản lặp lại để làm cho sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật thêm sinh động.
+ Chúng ta thường thấy hình cơ bản được sắp lặp lại ở trên một số sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật.
- Quan sát
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
- Ghi nhớ.
b. Sử dụng một số hình ảnh chiếc túi xách (Tr.48)
- Hình ảnh những chiếc túi xách trong SGK, tr.48
+ Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận về hình dạng và các bộ phận của mỗi túi xách. Tìm hình cơ bản lặp lại, hình thức lặp lại của hình cơ bản trên mỗi sản phẩm túi xách. 
+ Nhận xét, đánh giá, bổ xung câu trả lời, nhận xét của HS.
- Gợi nhắc HS: 
+ Túi xách có nhiều hình dạng, chất liệu, màu sắc, cách trang trí họa tiết khác nhau. 
+ Có thể vận dụng cách trang trí hình cơ bản lặp lại để trang trí làm đẹp sản phẩm túi xách của mình.
- Sử dụng một số câu hỏi mở, nêu vấn đề, gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sáng tạo sản phẩm túi xách trước khi chuyển sang hoạt động thực hành sáng tạo.
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4 - 6 HS.
- Nêu hình lặp lại trên mỗi túi xách.
- Nhận xét, bổ xung câu trả lời của bạn, nhóm bạn.
- HS trả lời.
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo (khoảng 15’)
*Mục tiêu: Tạo được hình chiếc túi xách theo ý thích.
a. Hướng dẫn HS cách tạo hình và trang trí túi xách bằng hình cơ bản lặp lại.
- Giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình minh họa (cách 1; 2) cách tạo sản phẩm túi xách ở SGK (tr.49). Thảo luận, trả lời câu hỏi: 
+ Sản phẩm túi xách được tạo bởi những hình cơ bản nào? 
+ Hình cơ bản được trang trí lặp lại ở bộ phận nào trên mỗi sản phẩm túi xách?
+ Chất liệu để tạo sản phẩm túi xách?
- Nhận xét, đánh giá, bổ xung câu trả lời của HS.
- Thao tác trực tiếp hoặc trình chiếu các bước tạo hình và trang trí sản phẩm túi xách (thao tác cả 2 cách). Thao tác kết hợp đàm thoại, thao tác chậm những chi tiết khó giúp HS hiểu rõ hơn).
Các bước tạo sản phẩm túi xách.
+ Bước 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ
+ Bước 2. Vẽ, cắt hình các bộ phận của túi xách, họa tiết trang trí.
+ Bước 3. Ghép, dán các bộ phận tạo nên hình chiếc túi xách
+ Bước 4. Trang trí túi xách bằng hình cơ bản lặp lại.
 - Nhắc HS: 
+ Có thể tạo hình chiếc túi xách có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác,...theo ý thích.
+ Có thể trang trí hình lặp lại ở trên thân túi hoặc quai túi,...
+ Sử dụng hình cơ bản có kích cỡ nhỏ và trang trí lặp lại đối xứng hoặc trang trí lặp lại xen kẽ. 
- Hướng dẫn HS quan sát thêm hình tham khảo sản phẩm túi xách có dạng hình tròn, dạng hình chữ nhật, dạng hình bán nguyệt trong SGK, tr.50 giúp HS thấy được sự đa dạng về hình dáng của sản phẩm túi xách và cách trang hình lặp lại trên sản phẩm túi xách trước khi giao bài tập và tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm.
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 3-4HS
- Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét/bổ xung 
- Quan sát GV thực hiện các bước.
- Lắng nghe GV lưu ý.
b. Tổ chức HS thực hành và tập trao đổi, chia sẻ
- Bố trí HS theo nhóm 3 – 4 HS
- Giao bài tập: Em hãy tạo hình và trang trí chiếc túi xách bằng hình cơ lặp lại theo ý thích. 
- Nhiệm vụ HS thực hiện trong tiết 1: Tạo hình chiếc túi xách theo ý thích. 
- Gợi mở HS: 
+ Túi xách có các bộ phận chính gồm: thân túi, quai túi,..
+ Thân túi xách thường có dạng hình vuông, hình chữ nhật, ...
+ Quai túi thường có hình băng dài hoặc ngắn. Có thể dùng sợi dây nhỏ có màu sắc để tạo quai túi xách.
+ Có thể vẽ, cắt, xé dán tạo hình sản phẩm túi xách theo ý thích.
- Nhắc HS: 
+ Thời lượng dành cho nhiệm vụ thực hành của tiết 1.
+ Trong quá trình thực hành quan sát bạn trong nhóm, phát hiện điều có thể học tập từ bạn, có thể chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, hỏi ý tưởng thực hành của bạn và cách tạo hình chiếc túi xách
- Quan sát HS thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc hướng dẫn HS thực hiện tạo hình túi xách tốt hơn. 
- Ngồi theo vị trí nhóm.
-Thực hành cá nhân.
- Quan sát, nêu ý kiến, trao đổi, nhận xét về sản phẩm đang thực hành của mình, bạn. Hoặc nhờ GV giải đáp, trợ giúp.
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’)
*Mục tiêu:HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm túi xách của mình, của bạn. 
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. 
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:
+ Túi xách của em có dạng hình gì?
+ Em làm cách nào để tạo hình chiếc túi xách của mình?
+ Em sẽ trang trí hình lặp lại trên bộ phận nào của túi xách?
+ Em thích hình túi xách của bạn nào nhất? vì sao? 
- Tóm tắt các ý kiến chia sẻ, nhận xét, đánh giá của HS. 
- Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.
- Nhắc HS bảo quản sản phẩm để tiết sau thực hành tiếp phần trang trí hình lặp lại trên túi xách đã tạo được.
- Trưng bày sản phẩm
- Giới thiệu sản phẩm của mình, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn/của mình 
- Lắng nghe
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng, hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 (khoảng 3’) 
*Mục tiêu:HS nêu được ý tưởng vận dụng cách tạo hình túi xách để tạo chiếc túi xách có hình dáng, màu sắc khác theo ý thích. 
- Nhắc lại nội dung chính của tiết học. 
- Nhận xét giờ học.
- Gợi mở HS: 
+ Có thể vẽ, cắt, xé dán túi xách có hình dạng, màu sắc khác.
+ Chia sẻ ý tưởng trang trí cho sản phẩm túi xách ở tiết sau.
- Nhắc HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cho học tiết 2 của bài học.
- Lắng nghe
- Có thể chia sẻ ý tưởng tạo hình chiếc túi xách khác và trang trí hình cơ bản lặp lại.
Tiết 2
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nội dung đã học ở tiết 1 và biết được nội dung sẽ học ở tiết 2.
– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học. 
– Giới thiệu nội dung tiết học.
+ Trang trí hình lặp lại trên túi xách đã tạo được ở tiết 1
+ Tạo sản phẩm nhóm và trưng bày sản phẩm, chia sẻ cảm nhận.
- Lớp trưởng/Tổ trưởng báo cáo.
- Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu cách thực hành (khoảng 7’)
*Mục tiêu:Giúp HS ôn lại cách trang trí hình lặp lại trên sản phẩm túi xách và biết được cách tạo sản phẩm nhóm.
* Tổ chức ôn lại cách trang trí hình lặp lại trên túi xách.
- Sử dụng hình minh họa cách tạo sản phẩm túi xách trong SGK (tr.49).
+ Giao nhiệm vụ HS quan sát, ôn lại cách trang trí hình lặp lại ở 2 cách tạo sản phẩm túi xách, thảo luận nhóm: 
i) Sản phẩm túi xách nào có hình lặp lại đối xứng? 
ii)Sản phẩm túi xách nào có hình lặp lại xen kẽ? Hai hình nào xen kẽ với nhau?
iii) Các hình lặp lại đó được trang trí ở bộ phận nào của túi xách
+ Đánh giá câu trả lời, nhận xét/ bổ sung của HS. 
+ Trình chiếu cách trang trí hình cơ bản lặp lại trên hình túi xách:
i) Lặp lại đối xứng trên túi xách hình tam giác.
ii) Lặp lại xen kẽ trên túi xách hình vuông.
- Thị phạm chậm những chi tiết khó, giúp HS hiểu rõ hơn.
* Tổ chức tìm hiểu cách tạo sản phẩm nhóm
- Trực quan hình ảnh một số sản phẩm nhóm (một số túi xách sắp xếp, kết hợp với nhau như: Bộ sưu tập túi xách thời trang, Cửa hàng túi xách, )
- Giới thiệu cách tạo sản phẩm nhóm: 
+ Tập hợp các sản phẩm túi xách của cá nhân trong nhóm.
+ Sắp xếp, dán hoặc dùng dây treo các sản phẩm cá nhân trên giấy A3 như trong cửa hàng thời trang hoặc bộ sưu tập thời trang túi xách, 
+ Trang trí thêm một số chi tiết: Giá tiền cho từng sản phẩm, gắn nơ, hoa, 
+ Đặt tên cho sản phẩm nhóm: Thời trang túi xách, Cửa hàng túi xách thời trang, Túi xách học sinh, 
- Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng ban đầu về sản phẩm của nhóm trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. 
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4 – 6 HS:
- Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, bổ xung câu trả lời của nhóm bạn.
- HS quan sát, tương tác với GV
- Mỗi nhóm chia sẻ ý tưởng thực hành
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành trang trí hình lặp lại cho sản phẩm cá nhân và tạo sản phẩm nhóm (khoảng 15’)
*Mục tiêu:Tạo hình, trang trí được chiếc túi xách xin xắn và tạo sản phẩm nhóm theo ý thích
- Giao nhiệm vụ: 
+ Cá nhân thực hành trang trí hình cơ bản lặp lại trên hình túi xách đã tạo được ở tiết học trước. 
+ Thảo luận nhóm chọn đặt tên, cách kết nối các sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm và hình thức trình bày sản phẩm nhóm.
+ Thảo luận, phân công thành viên thực hiện các nhiệm vụ.
- Quan sát các nhóm HS thực hành, trao đổi; kết hợp sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở và hướng dẫn, hỗ trợ HS. 
- Thực hành, hoàn thiện sản phẩm cá nhân
- Thảo luận và thực hành tạo sản phẩm nhóm
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận (khoảng 6’)
*Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận của mình về sản phẩm túi xách của cá nhân, nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày sản phẩm: Treo trên bảng hoặc các nhóm cầm, treo trên tay như biểu diễn thời trang.
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận.
- Gợi mở HS vận dụng sản phẩm túi xách vào trong cuộc sống.
- Tóm tắt nội dung giới thiệu của HS, nhận xét các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hành
- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận
- Đại diện nhóm.
Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng, hướng dẫn chuẩn bị bài 11 (khoảng 4’)
*Mục tiêu: Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng vận dụng sản phẩm túi xách vào trong cuộc sống như làm đồ chơi, trang trí góc học tập, làm quà tặng, 
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập.
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mục Vận dụng (tr.50) và gợi mở HS nhận ra có thể sáng tạo nhiều chiếc túi xách xin xắn có trang trí hình lặp lại khác nhau. 
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 11, trang 51, 52, 53, 54 SGK.
- Lắng nghe
- Quan sát mục Vận dụng và chia sẻ theo cảm nhận 
 Bài 11: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (2 tiết) 
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: 
- Liên hệ được một số bộ phận chính của phương tiện giao thông với các khối cơ bản.
- Tạo được sản phẩm phương tiện giao thông theo ý thích bằng cách sắp xếp vật liệu dạng khối cơ bản lặp lại.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm phương tiện giao thông.
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và năng lực đặc thù khác thông qua các biểu hiện cụ thể như: 
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chuẩn bị được vật liệu, trao đổi, chia sẻ trong học tập. 
- Năng lực thể chất: Vận dụng khéo léo đôi bàn tay thao tác tạo sản phẩm.
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Biểu hiện cụ thể: Chuẩn bị được một số vật liệu dạng khối để thực hành, sáng tạo; Giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; Liên hệ sản phẩm vào trong thực hiện an toàn khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
2.1. Học sinh: SGK, lõi giấy vệ sinh, vỏ hộp giấy, giấy màu, giấy bìa, bút chì, sợi dây chỉ, kéo, băng dính hoặc hồ dán, 
2.2. Giáo viên: SGK, lõi giấy vệ sinh, vỏ hộp giấy, giấy màu, giấy bìa, bút chì, sợi dây chỉ, kéo, băng dính hoặc hồ dán; Hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học . 
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU
3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, vấn đáp, luyện tập, học tập nhóm, 
3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, khăn trải bàn 
3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1
- Kiến thức: Nhận biết hình khối của một số bộ phận chính phương tiện giao thông.
- Thực hành: Tạo một số bộ phận, chi tiết của phương tiện giao thông bằng vật liệu hình khối, tạo sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm.
Tiết 2
- Nhắc lại nội dung tiết 1
- Thực hành: Gắn, ghép các bộ phận, chi tiết đã tạo ở tiết 1 để tạo sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm.
Tiết 1
Nội dung
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng HS. 
- Khởi động, giới thiệu bài học: 
+ Sử dụng sản phẩm phương tiện giao thông làm từ đồ vật, vật liệu đã qua sử dụng có dạng khối. 
+ Tổ chức HS quan sát kết hợp gợi mở HS nêu tên của phương tiện giao thông, sản phẩm được tạo bởi vật liệu có dạng khối nào, khối nào được lặp lại trên sản phẩm. 
+ Tóm tắt, nhận xét phần trả lời của HS, từ đó liên hệ vào nội dung bài dạy. 
- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo
- Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 9’)
*Mục tiêu: Nhận biết được hình khối của một số bộ phận chính của phương tiện giao thông.
a. Sử dụng hình ảnh xe ô tải, đoàn tàu trong SGK (Tr.51) 
- Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Tên của mỗi phương tiên giao thông?
+ Phương tiện ô tô tải có những bộ phận chính nào?
+ Phương tiện tàu hỏa gồm có những bộ phận chính nào?
+ Các bộ phận nào giống với những khối cơ bản minh họa ở bên dưới?
- Nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn về hình khối của các bộ phận chính đó.
- Gợi nhắc HS: 
+ Có nhiều phương tiên giao thông khác nhau (Đường bộ, đường thủy, đường không, )
+ Một số bộ phận chính của phương tiên giao thông có hình dạng giống với hình khối cơ bản. 
- Quan sát
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ xung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
- Ghi nhớ
b. Sử dụng một số hình ảnh sản phẩm phương tiện giao thông (Tr.52)
- Tổ chức HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận về hình khối các bộ phận trên mỗi sản phẩm phương tiện giao thông và trả lời câu hỏi. 
+ Nêu hình khối có ở trên mỗi sản phẩm phương tiện giao thông.
+ Tìm hình khối lặp lại trên mỗi sản phẩm phương tiện giao thông.
+ Vật liệu tạo nên mỗi sản phẩm phương tiện giao thông. 
+ Màu sắc trên mỗi sản phẩm?
- Nhận xét, bổ xung, đánh giá câu trả lời của HS.
- Gợi nhắc HS: Có thể tạo được sản phẩm phương tiện giao thông khác nhau từ vật liệu hình khối lặp lại.
- Sử dụng một số câu hỏi mở, nêu vấn đề, gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sáng tạo sản phẩm phương tiện giao thông trước khi chuyển sang hoạt động thực hành sáng tạo.
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4 - 6 HS.
+ Nêu hình khối có trên mỗi sản phẩm.
+ Chỉ ra hình khối lặp lại trên mỗi sản phẩm phương tiện giao thông.
+ Vật liệu tạo nên sản phẩm.
- Nhận xét, bổ xung câu trả lời của bạn, nhóm bạn.
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo (khoảng 15’)
*Mục tiêu: Tạo được bộ phận chính, chi tiết của phương tiện giao thông bằng vật liệu hình khối, tạo sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm.
a.Hướng dẫn HS cách tạo sản phẩm phương tiện giao thông từ vật liệu dạng khối cơ bản lặp lại.
- Giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình minh họa cách tạo sản phẩm phương tiện giao thông ở SGK (tr.52, 53) và thảo luận, trả lời câu hỏi: 
+ Vật liệu chính để tạo nên sản phẩm? Vật liệu chính đó có dạng hình khối cơ bản nào? 
+ Hình khối nào trên sản phẩm được sắp xếp lặp lại? 
- Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 
- Thao tác trực tiếp hoặc trình chiếu các bước tạo sản phẩm phương tiện giao thông (thao tác cả 2 cách)
- Thao tác kết hợp đàm thoại, thao tác chậm những chi tiết khó.
+ Bước 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu chính, phụ, dụng cụ. Chọn phương tiện để thể hiện.
+ Bước 2. Vẽ, cắt dán trang trí các bộ phận chính, phụ.
+ Bước 3. Ghép, dán các bộ phận chính tạo nên sản phẩm.
+ Bước 4.Trang trí thêm một số chi tiết cho sản phẩm sinh động.
- Nhắc HS: 
+ Có thể tạo sản phẩm phương tiện giao thông bằng cách ghép nối lặp lại các hình khối từ vật liệu sẵn có.
+ Có thể trang trí thêm hình lặp lại ở trên các bộ phận của phương tiện giao thông.
- Hướng HS quan sát thêm một số hình sản phẩm phương tiện giao thông khác, giúp HS thấy được sự đa dạng trong cách sắp xếp hình khối lặp lại trên sản phẩm trước khi giao bài tập và tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm.
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4- 6 HS
- Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét/bổ xung 
- Quan sát GV thực hiện các bước.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
b. Tổ chức HS thực hành và tập trao đổi, chia sẻ
- Bố trí HS theo nhóm 4 – 6 HS
- Giao bài tập: Sử dụng vật liệu sẵn có dạng hình khối và sắp xếp lặp lại để tạo sản phảm phương tiện giao thông theo ý thích.
- Nhiệm vụ HS thực hành trong tiết 1: Tạo các bộ phận, chi tiết cho sản phẩm phương tiện giao thông từ vật liệu có sẵn dạng hình khối theo ý thích. 
- Gợi mở HS: 
+ Phương tiện giao thông có các bộ phận chính gồm: đầu xe, thân xe, bánh xe,..
+ Đầu xe, thân xe thường có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương, khối trụ,...
+ Bánh xe có dạng hình khối cầu (tròn), khối trụ,...
- Nhắc HS: 
+ Thời lượng dành cho nhiệm vụ thực hành của tiết 1.
+ Trong quá trình thực hành quan sát bạn trong nhóm, phát hiện điều có thể học tập từ bạn, có thể chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, tham khảo cách thực hành của bạn, 
- Quan sát HS thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc hướng dẫn HS thực hành tạo các bộ phận chính của phương tiện giao thông. 
- Ngồi theo vị trí nhóm.
-Thực hành cá nhân.
- Quan sát, nêu ý kiến, trao đổi, nhận xét về sản phẩm đang thực hành của mình, bạn. Hoặc nhờ GV giải đáp, trợ giúp.
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’)
*Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận của mình về các bộ phận, chi tiết cho sản phẩm phương tiện giao thông đã tạo được của cá nhân, nhóm.
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:
+ Nhóm em tạo sản phẩm phương tiện giao thông nào?
+ Em và nhóm đã tạo được những bộ phận nào?
+ Những bộ phận đó được tạo bởi vật liệu dạng khối nào?
- Tóm tắt các ý kiến chia sẻ, nhận xét, đánh giá của HS. 
- Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận; nhắc HS bảo quản các bộ phận đã tạo được để tiết sau thực hành ghép, dán trang các bộ phận tạo sản phẩm phương tiên giao thông của nhóm. 
- Trưng bày sản phẩm
- Giới thiệu tên phương tiện và các bộ phận chính mà nhóm đã tạo được. 
- Chia sẻ cảm nhận về các bộ phận đã tạo được.
- Lắng nghe
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng, hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 (khoảng 3’)
*Mục tiêu: HS chia sẻ được ý tưởng ban đầu về cách ghép, dán, trang trí các bộ phận tạo sản phẩm phương tiện giao thông.
- Nhắc lại nội dung chính của tiết học. Nhận xét giờ học
- Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng cách ghép, dán các bộ phận, chi tiết để tạo sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm.
- Nhắc HS bảo quản các bộ phận đã tạo được và các vật liệu, dụng cụ để tiết học sau (tiết 2) sẽ thực hành tiếp.
- Nhắc HS dọn vệ sinh sạch sẽ nơi mình và nhóm thực hành.
- Lắng nghe
- Chia sẻ ý tưởng thực hành ghép, dán trang trí sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm.
- Vệ sinh nơi mình thực hành.
Tiết 2
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nội dung đã học ở tiết 1 và biết được nội dung sẽ học ở tiết 2.
- Ổn định lớp
- Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học. 
- Giới thiệu nội dung tiết 2:
+ Ghép, dán các bộ phận, chi tiết tạo sản phẩm.
+ Trang trí, hoàn thiện sản phẩm nhóm và trưng bày sản phẩm, chia sẻ cảm nhận.
- Lớp trưởng/Tổ trưởng báo cáo.
- Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1
- Cả lớp lắng nghe
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu cách thực hành (khoảng 7’)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại cách ghép, dán, trang trí các bộ phận tạo sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm. 
* Tổ chức ôn lại các bước tạo sản phẩm phương tiện giao thông.
- Sử dụng hình minh họa cách tạo sản phẩm phương tiện giao thông trong SGK (tr.52,53).
- Giao nhiệm vụ HS quan sát, ôn lại các bước tạo sản phẩm phương tiện giao thông.
+ Bước 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu chính, phụ, dụng cụ. 
+ Bước 2. Vẽ, cắt dán trang trí các bộ phận chính, phụ.
+ Bước 3. Ghép, dán các bộ phận chính tạo nên sản phẩm.
+ Bước 4.Trang trí thêm một số chi tiết cho sản phẩm sinh động.
- Đánh giá câu trả lời, nhận xét/ bổ sung của HS. 
- Thao tác trực tiếp hoặc trình chiếu lại cách ghép, dán trang trí các bộ phận, chi tiết tạo sản phẩm phương tiện giao thông.
- Trực quan/thị phạm kết hợp đàm thoại, gợi mở kĩ năng thực hành sản phẩm
- Nhắc HS: 
+ Có thể vận dụng trang trí hình lặp lại trên các bộ phận chính của sản phẩm.
+ Có thể ghép, dán, nối các bộ phận chính với nhau trước, ghép dán các chi tiết, trang trí hình lặp lại sau hoặc ngược lại.
+ Tạo thêm hậu cảnh đặt phía sau phương tạo sinh động cho sản phẩm nhóm (vẽ cảnh núi, mây, cây, nhà )
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4–6 HS
- Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
- HS quan sát, tương tác với GV.
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm (khoảng 15’)
*Mục tiêu: Vận dụng được cách ghép, dán các bộ phận, chi tiết để tạo sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho HS: Ghép, dán, trang trí các bộ phận tạo sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm.
- Nhắc HS: 
+ Nhóm thảo luận cách ghép dán các bộ phận, chi tiết và trang trí sản phẩm. 
+ Phân công thành viên thực hiện các nhiệm vụ.
- Quan sát các nhóm HS thực hành, trao đổi; kết hợp sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở và hướng dẫn, hỗ trợ HS. 
- Thảo luận và thực hành tạo sản phẩm nhóm
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm. chia sẻ cảm nhận (khoảng 6’)
*Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận của mình về sản phẩm phương tiện giao thông của cá nhân, nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày sản phẩm
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận
- Theo dõi HS chia sẻ cảm nhận.
- Tóm tắt nội dung giới thiệu của HS, nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. 
- Gợi mở HS vận dụng sản phẩm vào làm đồ chơi, quà tặng, 
- Giáo dục HS ý thức khi sử dụng các phương tiện giao thông dành cho lứa tuổi sao cho an toàn, sức khỏe. 
- Trưng bày sản phẩm
- Đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận.
- Nhận xét đánh giá phần chia sẻ cảm nhận và sản phẩm của nhóm bạn.
Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng, hướng dẫn chuẩn bị bài 12 (khoảng 4’)
*Mục tiêu: HS chia sẻ được cách vận dụng sản phẩm phương tiện giao thông vào trong cuộc sống (làm đồ chơi, trang trí phòng lớp học, ) đã tạo được 
- Tóm tắt nội dung chính của tiết học, bài học
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mục Vận dụng (tr.54) và gợi mở HS sáng tạo thêm sản phẩm phương tiện giao thông bằng hình thức vẽ , năn,... khác nhau. 
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 11, trang 51, 52, 53, 54 SGK.
- Lắng nghe
- Quan sát mục Vận dụng và chia sẻ theo cảm nhận 
CHỦ ĐỀ 6. NHỊP ĐIỆU VUI
Bài 12. Làm quen với nhịp điệu (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: 
- Bước đầu nhận biết được biểu hiện của nhịp điệu trong cuộc sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
- Biết sắp xếp chấm, nét tạo được nhịp điệu đơn giản trên sản phẩm
- Trưng bày và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác thông qua các biểu hiện cụ thể như: 
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp, hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chuẩn bị được vật liệu, trao đổi, chia sẻ trong học tập. 
- Năng lực tính toán: Vận dụng đơn vị đo độ dài, kích thước,... để tạo sản phẩm.
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất như: 
Chăm chỉ: Tự chuẩn bị một số vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.
Trách nhiệm: Giữ vệ sinh cá nhân và lớp học, bảo quản sản phẩm của mình, của bạn.
Nhân ái: Yêu thương các loài vật.
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
2.1. Học sinh: SGK, vở bài tập, giấy bìa, giấy màu, màu vẽ, bút lông, bút chì, tẩy chì, kéo, hồ dán, 
2.2. Giáo viên: SGK, giấy màu, bút chì, bút màu, kéo, hồ dán, ; hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học; máy tính máy chiếu, 
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU
3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, vấn đáp, thục hành, thảo luận, 
3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, bể cá, sơ đồ tư duy, 
3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1
- Kiến thức: Nhận biết đường lượn (biểu hiện của nhịp điệu) trên một số hình ảnh trong đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
- Thực hành: Tập sắp xếp chấm, nét để tạo đường lượn trên sản phẩm cá nhân.
Tiết 2
- Nhắc lại nội dung tiết 1
- Thực hành: Sử dụng hình ảnh theo ý thích sắp xếp tạo đường lượn(nhịp điệu) trên sản phẩm nhóm
Tiết 1
Nội dung
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
- Kiểm tra sĩ số, chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Khởi động, giới thiệu bài học: Tổ chức HS xem clip bài hát Nhịp điệu tuổi thơ. Yêu cầu HS dùng tay miêu tả độ lên xuống theo nhịp của bài hát. Gợi mở HS chia sẻ:
+ Hoạt động diễn ra trong clip.
+ Nội dung bài hát nói về cái gì
+ Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, qua đó liê vào nội dung bài dạy. 
- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo
- Để đồ dùng lên bàn.
- Nghe hát và quan sát hình ảnh trong clip.
- Trả lời câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của bạn
 Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 9’
*Mục tiêu: Nhận biết được đường lượn (biểu hiện của nhịp điệu) qua một số hình ảnh trong đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
a. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.56) 
- Nhắc HS quan sát, thảo luận và chỉ ra đường lượn nhịp nhàng trong mỗi hình ảnh minh họa.
- Nhận xét nội dung trả lời của HS; Phận tích, giới thiệu rõ hơn giúp HS nhận ra đường lượn chính là biểu hiện của nhịp điệu.
- Trực quan thêm một số hình ảnh khác, gợi mở giúp HS thấy rõ hơn biểu hiện của nhịp điệu trong thiên nhiên, cuộc sống. 
- Quan sát, trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
b. Sử dụng một hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có biểu hiện nhịp điệu (Tr.57)
- Giao nhiệm vụ HS quan sát, thảo luận và chỉ ra:
+ Đường lượn của họa tiết trên Vải thổ cẩm?
+ Đường lượn của các con sóng?
- Nhận xét, bổ xung, đánh giá phần trả lời của HS.
- Giới thiệu vài nét về Họa sĩ Hô-cư-sai; Giới thiệu rõ hơn hì

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2023_truong_ththcs.docx