Giáo án Mỹ thuật Lớp 2 - Chủ đề 9: Sắc màu thiên nhiên

Giáo án Mỹ thuật Lớp 2 - Chủ đề 9: Sắc màu thiên nhiên

I/ MỤC TIÊU:

• HS nhận ra và nêu được vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên.

• Vẽ được tranh phong cảnh đơn giản và vẽ màu theo ý thích.

• HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

• Giáo dục học sinh thêm yêu môn học.

II/ CHUẨN BỊ:

• Giáo viên:

 - Sách dạy – học Mĩ thuật.

- Tranh, ảnh phong cảnh thiên nhiên.

- Tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên.

• Học sinh:

- Sách học Mĩ thuật.

- Giấy vẽ, giấy màu, bìa, bút chì, màu vẽ, đất nặn, keo dán .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 6 trang haihaq2 6711
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 2 - Chủ đề 9: Sắc màu thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 9: SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
Thời lượng: 2 tiết - Dạy tuần: 22/23.
I/ MỤC TIÊU:
HS nhận ra và nêu được vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên.
Vẽ được tranh phong cảnh đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
 HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
Giáo dục học sinh thêm yêu môn học.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
 - Sách dạy – học Mĩ thuật.
- Tranh, ảnh phong cảnh thiên nhiên.
- Tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên.
Học sinh: 
- Sách học Mĩ thuật.
- Giấy vẽ, giấy màu, bìa, bút chì, màu vẽ, đất nặn, keo dán .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Tiết 1:	 Ngày.......tháng.......năm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định tổ chức
 - Khởi động: HS chơi trò chơi “thời tiết”. 
 - Tuỳ điều kiện lớp học chia nhóm
 2/ Kiểm tra đồ dùng
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi tựa bài
*Hoạt động1: - Tìm hiểu
- Cho HS xem tranh, ảnh về phong cảnh thiên nhiên và xem tham khảo thêm hình trong SGK.
Phong cảnh Hội An
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời cá nhân.
+ Kể tên các phong cảnh thiên nhiên ?
+ Các sự vật, phong cảnh trong thiên nhiên có màu sắc như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS quan sát một số tranh vẽ phong cảnh. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+Trong tranh vẽ về nội dung gì ?
+ Màu sắc của phong cảnh trong tranh vẽ có giống với màu sắc phong cảnh trong tự nhiên không ?
+ Em thích bức tranh vẽ nào nhất ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.Các nhóm khác nhận xét.
-Nhận xét kết quả của các nhóm. 
- GV kết luận:
+ Thiên nhiên xung quanh ta rất đẹp. Phong cảnh mỗi nơi đều có vẻ đẹp riêng như: cảnh nông thôn, cảnh thành phố, cảnh biển, cảnh núi 
+ Màu sắc thiên nhiên thể hiện rất phong phú và đa dạng trong các sản phẩm mĩ thuật theo cảm xúc riêng của mỗi người.
* Hoạt đông 2: Cách thực hiện. 
- GV cho HS xem một số tranh vẽ phong cảnh ở nông thôn và thành phố:
+ Phong cảnh ở nông thôn có giống với phong cảnh ở thành phố không?
+ Vẽ tranh phong cảnh là vẽ những cảnh gì? 
* GV kết luận: 
- Phong cảnh mỗi vùng miền không giống nhau và thay đổi theo thời gian
- Vẽ tranh phong cảnh là vẽ tất cả những cảnh vật mà ta nhìn thấy và cảm nhận được.
- GV treo biểu bảng các bước vẽ một bức tranh phong cảnh.
+ Có mấy bước và kể tên các bước?
- GV minh họa các bước và hướng dẫn rõ các bước.
+ B1: Nhớ lại hoặc tưởng tượng một cảnh 
đẹp thiên nhiên.
 + B2: Vẽ các hình ảnh chính trung tâm của bức tranh và thêm các hình ảnh phụ cho bức tranh sinh động.
 + B3: Vẽ màu theo ý thích.(Chú ý đậm nhạt)
- Y/c HS nhắc lại các bước vẽ
Nhận xét - Dặn dò: (5’) 
- Đánh giá giờ học, tuyên dương, động viên, khuyến khích học sinh tích cực trong học tập.
- Chuẩn bị DCHT tiết sau ./.
- Học sinh ổn định
- Học sinh khởi động.
- Học sinh chia nhóm
- Ban học tập kiểm tra phát đồ dùng
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh H 9.1.
Phong cảnh Hạ long
- HS trả lời.
+ Phong cảnh vịnh Hạ Long, phong cảnh Hội An, phong cảnh ruộng bậc thang 
+ Đẹp, đa dạng, phong phú.
- Hs lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm
- Nhóm tổng hợp ý kiến
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét.
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Lắng nghe quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS ghi nhớ nhắc lại.
-HS lắng nghe
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 2:	 Ngày.......tháng.......năm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt đông 3: Thực hành.
- GV nhắc lại các bước vẽ một bức tranh phong cảnh.
- Yêu cầu HS vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích vào giấy A4.
- Trong quá trình làm việc GV cho khuyến khích các e tham quan trao đổi giữa các bạn để sản phẩm của mình đa dạng và phong phú hơn.
- Tạo thêm các hình ảnh khác để nội dung chủ đề thêm phong phú....Có thể thêm các chi tiết bằng cách vẽ hoặc xé dán. Từ các hình đó tạo thêm các chi tiết để hình thành sp mới.
- Lựa chọn các vật tìm được, kết hợp với các vật liệu khác để tạo thành sp mới.
- Cho HS vẽ hoặc gắn thêm hình ảnh khác tạo không gian cho sản phẩm thêm sinh động.
- Vẽ màu phù hợp với nội dung tranh
- GV theo dõi, hổ trợ. Nêu một số lưu ý để HS làm bài tốt hơn.
-Vừa quan sát vừa giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
* Hoạt động 4. Trưng bày giới thiệu, đánh giá sản phẩm.
- GV chia nhóm và cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- Cho các nhóm thảo luận 5 đến 7 phút để chuẩn bị thuyết trình.
+ Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. 
+ Khuyến khích các nhóm thuyết trình theo phương pháp kể chuyện và minh họa.
- Trong quá trình thuyết trình có thể cho các thành viên khác trong nhóm bổ sung.
- GV và các thành viên nhóm khác có thể đặt câu hỏi thêm. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn.
- Nhận xét khen ngợi các nhóm : Giáo dục HS thông qua các bức tranh.
- YC học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT(Tr 43)
*Tổng kết chủ đề:
- GV đánh giá, chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. 
* Vận dụng sáng tạo:
- GV hướng dẫn HS dùng giấy xé dán phong cảnh thiên nhiên đơn giản như vườn cây, vườn hoa và diễn tả màu sắc của thiên nhiên theo cảm xúc của riêng bản thân.
* Dặn dò:
-- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau “ Tìm hiểu tranh dân gian Đông Hồ”.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành, vẽ bức tranh theo ý thích của mình.
- HS trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV.
- Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm trong nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện đánh giá. - HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_2_chu_de_9_sac_mau_thien_nhien.doc