Giáo án Mĩ thuật 2 (Sách Cánh Diều) - Học kỳ 1

Giáo án Mĩ thuật 2 (Sách Cánh Diều) - Học kỳ 1

CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO VỚI NÉT (4 tiết)

Bài 3: CÙNG HỌC VUI VỚI NÉT (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:

– Nêu được cách tạo nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau.

– Tạo được nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau; biết vận dụng nét tạo được để tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

– Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của nhóm, của bạn bè. Bước đầu thấy được sự đa dạng của chất liệu sử dụng để tạo các kiểu nét và có thể vận dụng nét để sáng tạo sản phẩm phục vụ cuộc sống.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tực học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, khoa học (tìm hiểu tự nhiên, xã hội) thông qua một số biểu hiện như: Biết được nhiều sản phẩm trong đời sống có biểu hiện kiểu nét khác nhau và được tạo bằng những nguyên vật liệu như mây, tre, sắt, thép

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và sự tôn trọng được biểu hiện như: Chuẩn bị vật liệu, chất liệu để tạo nét, tạo sản phẩm bằng một số hình thức tạo nét khác nhau; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học trong và sau khi thực hành; tôn trọng sự lựa chọn hình thức, chất liệu để thực hành và sản phẩm tạo được của bạn.

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

2.1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, màu vẽ, bông tăm, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, khăn lau/vải mềm,

2.2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, bút viết bảng hoặc màu dạ; bông tăm, màu goat/màu nước, kéo, bút chì ; hình ảnh minh họa liên quan đến bài học.

GV chuẩn bị và nhắc HS chuẩn bị khăn mặt cũ hoặc vải (mềm) tận dụng từ quần, áo cũ để làm khăn lau tay, lau đồ dùng, công cụ trong thực hành.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế

3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp

3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

 

docx 41 trang Hà Duy Kiên 25/05/2022 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 (Sách Cánh Diều) - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG DẠY HỌC 
CÁC CHỦ ĐỀ, BÀI HỌC – HỌC KÌ 1 
TT tuần
Chủ đề 
Bài học
Số tiết
Trang
1
Chủ đề 1
Học vui cùng màu sắc
 Bài 1: Vui chơi với màu
2
2
2
3
 Bài 2: Màu đậm, màu nhạt
2
6
4
5
Chủ đề 2
Sáng tạo với nét
 Bài 3: Cùng học vui với nét
2
10
6
7
 Bài 4: Sáng tạo cùng sản phẩm thủ công
2
15
8
9
 Chủ đề 3
Trang trí bằng chấm, nét lặp lại
 Bài 5: Khu vườn vui vẻ
 2
19
10
11
 Bài 6: hộp bút thân quen
2
24
12
13
Chủ đề 4
Học vui với tranh in
 Bài 7: làm quen với tranh in
2
29
14
15
 Bài 8: Hoa, quả mùa xuân
2
34
16
17
 Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1
2
38
18
Tổng
9 bài
18 
tiết
CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC (4 tiết)
 Bài 1: VUI CHƠI VỚI MÀU (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: 
 – Đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống, trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và trong thực hành, sáng tạo. 
 – Sử dụng được các màu cơ bản để thực hành, sáng tạo sản phẩm và trao đổi, chia sẻ. 
 – Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của bạn. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản. 
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, âm nhạc, khoa học (tìm hiểu tự nhiên, xã hội) được biểu hiện như: Chọn màu cơ bản yêu thích để vẽ hình ảnh trên sản phẩm, Trao đổi, chia sẻ trong học tập; Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống có các màu cơ bản; nghe và hát bài hát về màu sắc 
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đức tính chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng được biểu hiện như: Yêu thích vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, đời sống; Tôn trọng ý thích về màu sắc của bạn bè và những người xung quanh; biết chuẩn bị đồ dùng học tập... 
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
2.1. Học sinh: SGK, Vở TH; màu vẽ, giấy màu, bút chì.
2.2. Giáo viên: SGK, Vở TH; giấy màu, màu vẽ, bút chì ; hình ảnh/vật thậtliên quan đến nội dung bài học. 
Gv có thể sử dụng hình ảnh làng bích họa Tam Thanh (miền Trung) hoặc hình vẽ, trang trí trên tường, hành lang đường phố/đường làng ở địa phương và một số nơi khác để giới thiệu đến HS.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU
1.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tế, học tập nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp 
1.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp, sơ đồ tư duy 
1.3. Hình thức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1
- Nhận biết các màu cơ bản
- Thực hành: Vẽ bức tranh về hình ảnh yêu thích bằng các màu cơ bản 
Tiết 2
- Nhắc lại nội dung tiết 1
- Thực hành: Tạo sản phẩm có các màu cơ bản bằng cách vẽ, cắt, dán hoặc nặn (cá nhân/nhóm)/Có thể sử dụng sản phẩm của tiết 1 để tạo sản phẩm nhóm. 
Tiết 1
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài học (khoảng 4’)
– Kiểm tra sĩ số HS 
– Tổ chức Hs nghe (hoặc cùng hát) bài hát: Màu hoa (nhạc và lời của Hoàng Văn Yến); gợi mở HS kể tên màu sắc được nhắc trong bài hát; liên hệ giới thiệu bài học. 
- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo Gv
- Nghe và hát bài hát 
Hoạt động 2: Tổ chức HS tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ (khoảng 28’)
2.1. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút)
a. Sử dụng hình ảnh Tr.5.
– Hướng dẫn HS quan sát và thảo luận: Kể tên các đồ dùng và đọc tên các màu 
– Nhận xét câu trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; nêu vấn đề, kích thích HS tìm những đồ dùng, đồ vật ở trong lớp có các màu: đỏ, vàng, lam 
– Gợi nhắc HS: Các màu: đỏ, vàng, lam (xanh lam) là những màu cơ bản; kết hợp hướng dẫn HS xem thêm trang 81, Sgk và giải thích thêm về đặc điểm màu cơ bản. 
b. Sử dụng hình ảnh bắp ngô, cánh diều, cái ô/dù (trang 6)
 – Hướng dẫn HS quan sát, giao nhiệm vụ: 
+ Đọc tên mỗi hình ảnh
+ Giới thiệu màu cơ bản có trên mỗi hình ảnh
+ Chia sẻ điều biết được về mỗi hình ảnh, ví dụ: Em đã biết các hình ảnh này chưa? Hoặc đã thấy ở đâu? Sử dụng để làm gì?...
– Tóm tắt chia sẻ của HS, giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống. 
– Gợi mở HS kể thêm hình ảnh/đồ dùng đã biết có các màu cơ bản. 
c. Giới thiệu tác phẩm mĩ thuật (tr.6)
– Hướng dẫn HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Đọc tên một số màu có ở tác phẩm
+ Kể tên chi tiết/hình ảnh có màu cơ bản 
– Tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu tên tác giả và các màu sắc có trên tác phẩm. 
– Giới thiệu thêm một số sản phẩm trong Vở TH, tác phẩm sưu tầm; gợi mở HS chỉ ra màu cơ bản ở sản phẩm, tác phẩm. 
Sử dụng câu chốt trang 6 để tóm tắt nội dung HĐ 2.1; kết hợp
 trình chiếu hình ảnh
– Quan sát, thảo luận nhóm đôi 
– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
– Tìm màu cơ bản có trong lớp
– Giới thiệu hình ảnh, đồ dùng đã nhìn thấy/đã biết có màu cơ bản.
– Thảo luận nhóm 6
– Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung
2.2. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 16 phút)
a. Tổ chức HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (tr.7)
– Hướng dẫn HS quan sát các thẻ màu và thảo luận, thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK
– Nhận xét kết quả trò chơi; kích thích HS hứng thú với thực hành.
– Quan sát
– Thảo luận nhóm 3-4 
– Trả lời, nhận xét, bổ sung 
 b. Hướng dẫn HS tìm hiểu sử dụng màu cơ bản trên một số sản phẩm (tr.7). 
– Tổ chức Hs quan sát, giao nhiệm vụ thảo luận:
+ Giới thiệu hình ảnh rõ nhất ở mỗi sản phẩm
+ Giới thiệu sản phẩm có nhiều màu vàng/màu đỏ/màu lam.
+ Trên mỗi sản phẩm, màu đỏ, màu vàng, màu lam có ở hình ảnh, chi tiết nào? 
 – Tóm tắt nội dung thảo luận, chia sẻ của HS; giới thiệu rõ hơn các màu cơ bản sử dụng trên mỗi sản phẩm và gợi nhắc HS:
+ Có thể vẽ hình ảnh yêu thích như: con vật, bông hoa, trái cây, đồ vật, đồ dùng theo ý thích.
+ Có thể sử dụng nhiều màu vàng hoặc nhiều màu đỏ, nhiều màu lam để vẽ hình ảnh yêu thích và có thể thêm các màu khác. 
– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm tham khảo (tr.8) và giới thiệu các hình ảnh, các màu cơ bản có trong mỗi sản phẩm. 
– Quan sát
– Thảo luận nhóm 5-6
– Trả lời, nhận xét/bổ sung
– Lắng nghe 
c. Tổ chức HS thực hành và thảo luận
- Giới thiệu thời lượng của bài học và nhiệm vụ thực hành ở tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học
- Tổ chức Hs ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Vẽ hình ảnh yêu thích trên trang giấy (hoặc vẽ màu cơ bản vào hình có sẵn trong vở TH, tr.4). 
+ Sử dụng nhiều màu đỏ hoặc nhiều màu vàng, nhiều màu lam để vẽ; có thể vẽ thêm các màu khác theo ý thích.
+ Quan sát các bạn trong nhóm, có thể hỏi bạn vẽ hình ảnh gì, màu nào sẽ vẽ nhiều và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn. 
- Gợi mở HS có thể: Dùng bút chì hoặc bút màu để vẽ hình ảnh bằng nét và vẽ màu cơ bản, vẽ thêm màu khác cho bức tranh. 
- Vi trí ngồi theo nhóm
- Thực hành: tạo sản phẩm cá nhân
- Quan sát, chia sẻ với bạn trong nhóm.
2.3. Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5 phút)
– Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm và giới thiệu, chia sẻ:
+ Hình ảnh thể hiện trên sản phẩm
+ Màu cơ bản nào được vẽ nhiều trên sản phẩm. 
+ Muốn vẽ thêm màu nào/hình ảnh gì trên sản phẩm của mình?
+ Sản phẩm của các bạn trong lớp có những hình ảnh gì?...
– Tóm tắt ý kiến của HS; Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận
– Trưng bày sản phẩm, quan sát, chia sẻ cảm nhận
Hoạt động 3. Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2 (khoảng 3’)
– Củng cố nội dung tiết 1 
– Nhận xét giờ học, hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2: Bảo quản sản phẩm tiết 1 và có thể vẽ hoàn thành bức tranh ở nhà (nếu thích); chuẩn bị đất nặn để thực hành tạo sản phẩm nhóm.
– Gợi mở HS ý tưởng treo sản phẩm ở đâu? 
– Lắng nghe
– Quan sát
– Có thể chia sẻ ý tưởng treo bức tranh. 
Tiết 2 
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu tiết 2 (khoảng 3’)
– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học. 
– Tóm tắt chia sẻ của HS, nhắc lại nội dung chính của tiết 1 và giới thiệu nội dung tiết học.
– Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1
Hoạt động 2: Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu nội dung tạo sản phẩm nhóm (khoảng 5’)
– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm trong vở TH (tr.5) và thảo luận, giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi sản phẩm 
– Nhận xét kết quả thảo luận của HS; gợi mở nhóm thảo luận lựa chọn hình ảnh để tạo sản phẩm nhóm bằng đất nặn hoặc vẽ, cắt, dán.
– Quan sát, thảo luận nhóm 6-7 HS 
– Chia sẻ ý tưởng thực hành thực hành của nhóm
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm (khoảng 17’)
– Giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm HS: Tạo sản phẩm theo ý thích có các màu cơ bản, bằng cách vẽ, cắt dán hoặc nặn. Có thể sử dụng thêm các màu khác ở sản phẩm.
– Gợi mở các nhóm Hs thực hiện:
+ Thảo luận, lựa chọn hình ảnh: vườn cây, vườn hoa, con vật, trái cây để tạo sản phẩm nhóm
+ Thảo luận, lựa chọn cách thực hành:
Cách 1: Sử dụng màu vẽ, giấy và cắt dán:
 Cá nhân vẽ hình ảnh theo nội dung lựa chọn của nhóm và vẽ màu cơ bản theo ý thích, cắt; các thành viên cùng dán các hình sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm và vẽ thêm chấm, nét, màu cho sản phẩm nhóm
Cách 2: Sử dụng đất nặn:
 Cá nhân nặn hình ảnh theo nội dung lựa chọn cả nhóm; các thành viên cùng sắp xếp sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm 
– Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học 
- Quan sát các nhóm Hs thực hiện nhiệm vụ và gợi mở, hướng dẫn; kết 
hợp trao đổi, nêu vấn đề 
– Thực hành nhóm 4 – 6 HS
– Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. 
- Lựa chọn cách thích hành theo ý thích. 
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 6’)
– Hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu: 
+ Tên sản phẩm, hình thức thực hành; tên các màu cơ bản, màu khác trên sản phẩm của nhóm
+ Thích sản phẩm nhóm nào nhất, vì sao?...
– Tóm tắt nội dung giới thiệu của các nhóm. 
– Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.
– Trưng bày, giới thiệu sản phẩm 
– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận
Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị bài 2 (3’)
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập.
– Hướng dẫn Hs quan sát hình ảnh mục Vận dụng, gợi mở HS giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi bức tranh và liên hẹ với các hình ảnh trong đời sống.
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài Bài 2, trang 10 SGK.
– HS suy nghĩ, trả lời.
– Giới thiệu hình ảnh có trong mỗi bức tranh ở mục Vận dụng (tr.9); liên hệ với cuộc sống xung quanh.
- Lắng nghe
 Bài 2: MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: 
– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo
– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo. 
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt. 
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ thông qua các biểu hiện cụ thể như: Biết chuẩn bị và sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt; trao đổi, chia sẻ trong học tập... 
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm biểu hiện cụ thể như: Chuẩn bị số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; thẳng thắn nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn 
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
2.1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán 
2.2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán, màu vẽ ; hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học. 
- GV có thể sưu tầm một số bìa sách truyện thiếu nhi do hoạ sĩ Tạ Thúc Bình minh
 hoạ, như: Tấm Cám, Bánh chưng bánh giầy, Con cóc là cậu ông Trời, Thạch Sanh, Thánh Gióng 
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU
3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tế, học tập nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp 
3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, bể cá 
3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1
- Nhận biết màu đậm, màu nhạt
- Thực hành: Sử dụng giấy màu đậm, màu nhạt để sáng tạo sản phẩm cá nhân bằng cách xé hoặc cắt dán
Tiết 2
- Nhắc lại nội dung tiết 1
- Thực hành: Sáng tạo sản phẩm nhóm theo ý thích bằng cách xé, cắt, dán hoặc nặn, vẽ. (có thể kết hợp sử dụng sản phẩm tiết 1) 
Tiết 1
Nội dung
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3’)
- Kiểm tra sĩ số HS. 
- Giới thiệu bài học: Sử dụng bảng màu cơ bản, gợi mở HS giới thiệu màu đậm, màu nhạt theo cảm nhận và liên hệ bài học
- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo
- Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7’)
a. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.10) 
- Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các hình ảnh và đọc tên các màu có ở mỗi hình ảnh? 
+ Trong mỗi hình ảnh, màu nào đậm, màu nào nhạt?
- Nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống thực tế (biển có tỉnh thành nào? Quả nho có vị gì, thường trồng ở đâu? Quả bóng chuyền sử dụng như thế nào, góp gì cho sức khỏe ).
- Gợi mở HS quan sát, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi đồ
 dùng/đồ vật có trong lớp 
- Quan sát
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
b. Sử dụng hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (Tr.11)
- Hình ảnh trong SGK, tr.11
+ Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm 
+ Nhận xét câu trả lời, ý kiến nhận xét, bổ sung của HS.
+ Giới thiệu một số thông tin về tác giả, nội dung thể hiện và màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS chỉ ra hình ảnh chính trong mỗi bức tranh. 
- Hình ảnh sưu tầm và giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt trên mỗi hình ảnh sản phẩm, tác phẩm. 
- Gợi nhắc HS: Có thể tìm thấy màu đậm, màu nhạt ở trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4 – 6 HS.
- Giới thiệu màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh 
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 17’)
a. Hướng dẫn HS tìm hiểu sáng tạo cùng màu đậm, màu nhạt 
- Giao nhiệm vụ cho HS: quan sát hình SGK (tr.11) và thảo luận, trả lời câu hỏi: 
+ Hình các cánh hoa, lá, cành được tạo bằng cách nào?
+ Hai tờ giấy màu tím và màu vàng, tờ giấy màu nào đậm, màu nào nhạt? (có thể sử dụng giấy màu do Gv, HS chuẩn bị
+ Tìm hình ảnh, chi tiết giống và khác nhạu ở hai bức tranh? 
+ Trong mỗi bức tranh, hình ảnh hoặc chi tiết nào đậm nhất, nhạt nhất?
- Đánh giá câu trả lời, nhận xét/bổ sung của HS; giới thiệu rõ hơn về cách xé hình cánh hoa, lá, cành hoa và tạo đậm, nhạt trên mỗi bức tranh; 
- Nhắc HS: Trong thực hành, có thể tạo hình ảnh yêu thích có màu đậm trên nền màu nhạt hoặc tạo hình ảnh yêu thích có màu nhạt trên nền màu đậm. 
- Hướng dẫn HS quan sát hình sản phẩm: Quả bưởi, cái ca, hoa hướng dương, dưa hấu trong SGK, tr.12 và yêu cầu Hs chỉ ra hình ảnh/chi tiết đậm, nhạt trên mỗi sản phẩm. 
- Tóm tắt nội dung (a): Có thể xé dán giấy để tạo các hình ảnh yêu thích như: hoa, quả, đồ vật để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt. Kích thích HS hứng thú với thực hành. 
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 3 - 4 HS
- Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét/bổ sung 
b. Tổ chức HS thực hành và tập trao đổi, chia sẻ
- Giới thiệu với HS thời lượng dành cho bài học và nhiệm vụ thực hành của tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học.
- Bố trí HS theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân: 
+ Sử dụng giấy màu để xé dán tạo hình ảnh yêu thích.
+ Yêu cầu của sản phẩm: Có màu đậm, màu nhạt 
+ Trong thực hành: quan sát bạn trong nhóm, phát hiện điều có thể học tập từ bạn, có thể chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, hỏi ý tưởng thực hành của bạn và giấy màu đậm, màu nhạt bạn sẽ sử dụng để thể hiện trên sản phẩm 
- Gợi mở HS: Chọn giấy có màu đậm, màu nhạt khác nhau để
riêng và sử dụng để xé, dán. Có thể xé dán hình ảnh bằng giấy màu
 đậm và dán trên nền giấy màu nhạt; hoặc ngược lại. 
- Quan sát Hs thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc hướng dẫn HS thực hiện tốt hơn. 
- Ngồi theo vị trí nhóm: 6 -7HS
- Thực hành cá nhân
- Quan sát, trao đổi cùng bạn trong nhóm
- Nhận xét, nêu ý kiến về sản phẩm đang thực hành của mình/của bạn
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm 
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:
+ Sản phẩm của em có tên là gì?
+ Em đã xé dán được hình ảnh gì?
+ Trong bức tranh xé dán của em, chi tiết hoặc hình ảnh nào có màu đậm, màu nhạt.
+ Em hãy kể những hình ảnh mà các bạn trong nhóm của mình đã xé dán được, em thích sản phẩm của bạn nào nhất? vì sao?
- Tóm tắt các ý kiến chia sẻ, giới thiệu của HS. Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận; nhắc HS bảo quản sản phẩm
- Trưng bày sản phẩm
- Giới thiệu sản phẩm của mình, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn/của mình 
- Lắng nghe
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 (3’)
- Nhắc lại nội dung chính của tiết học. Nhận xét giờ học
- Gợi mở HS: Có thể xé dán hình ảnh khác/ có thể sử dụng bức tranh xé dán để làm gì; muốn tạo thêm chi tiết nào ở bức tranh? 
- Nhắc HS chuẩn bị học tiết 2 của bài học
- Lắng nghe
- Có thể chia sẻ mong muốn thực hành/ ý tưởng sử dụng sản phẩm.
Tiết 2
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3’)
– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học. 
– Giới thiệu nội dung tiết học.
– Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu cách thực hành (khoảng 7’)
- Sử dụng hình sản phẩm: Quả, tĩnh vật, mâm ngũ quả trong SGK (tr.12), Tĩnh vật quả (tr.13):
+ Giao nhiệm vụ quan sát, thảo luận cho các nhóm HS: 
i) Giới thiệu các hình ảnh có trên mỗi sản phẩm
ii) Màu đậm, màu nhạt có ở chi tiết, hình ảnh nào trên mỗi
sản phẩm?
iii) Mỗi sản phẩm được tạo nên bằng cách nào? 
+ Đánh giá câu trả lời, nhận xét/ bổ sung của HS. 
+ Giới thiệu hai cách thực hành:
i) Sử dụng giấy màu đậm, màu nhạt để xé dán tạo bức tranh có hình ảnh yêu thích.
ii) Sử dụng màu đậm, màu nhạt để vẽ bức tranh có hình ảnh yêu thích. 
- Gợi mở HS rõ hơn cách thức hành, kết hợp hình ảnh trực quan/
 thị phạm thao tác chính:
+ Mỗi thành viên cùng xé dán/vẽ tạo hình ảnh có màu đậm, màu nhạt theo ý thích
+ Các thành viên cùng vẽ/xé dán tạo màu nền đậm/nhạt xung quanh để làm rõ hình ảnh đã vẽ/xé dán. 
+ Gợi mở các nhóm HS chia sẻ ý tưởng ban đầu: Nhóm em chọn cách thực hành nào? Hình ảnh nào nhóm em muốn vẽ hoặc xé dán? 
- Sử dụng hình ảnh sản phẩm sưu tầm/giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS: Nội dung thể hiện; màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm; hình thức thực hành 
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4 – 6 HS:
- Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
- Mỗi nhóm có thể chia sẻ ý tưởng thực hành
- Quan sát một số sản phẩm sưu tầm/vở THMT
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm (khoảng 16’)
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Thảo luận, chọn hình thức vẽ hoặc xé dán để thực hành
+ Thảo luận, chọn hình ảnh thể hiện (hoa, quả, đồ dùng )
+ Thảo luận, chọn màu đậm, màu nhạt cho hình ảnh thể hiện và nền của bức tranh.
+ Thảo luận, phân công thành viên vẽ hoặc xé dán tạo hình ảnh, tạo nền cho bức tranh
- Quan sát các nhóm HS thực hành, trao đổi; kết hợp sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở và hướng dẫn, hỗ trợ HS. 
- Thảo luận và thực hành tạo sản phẩm nhóm
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’)
- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày sản phẩm 
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận
- Tóm tắt nội dung giới thiệu của HS, nhận xét các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hành
- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận
Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn chuẩn bị bài 3 (khoảng 4’)
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập.
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mục Vận dụng (tr.13) và gợi mở HS nhận ra có thể vẽ các bức tranh về cuộc sống xung quanh bằng các màu đậm, màu nhạt khác nhau.
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 3, trang 15 SGK.
- Lắng nghe
- Quan sát mục Vận dụng và chia sẻ theo cảm nhận 
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO VỚI NÉT (4 tiết)
Bài 3: CÙNG HỌC VUI VỚI NÉT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau: 
– Nêu được cách tạo nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau. 
– Tạo được nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau; biết vận dụng nét tạo được để tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành. 
– Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của nhóm, của bạn bè. Bước đầu thấy được sự đa dạng của chất liệu sử dụng để tạo các kiểu nét và có thể vận dụng nét để sáng tạo sản phẩm phục vụ cuộc sống. 
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tực học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, khoa học (tìm hiểu tự nhiên, xã hội) thông qua một số biểu hiện như: Biết được nhiều sản phẩm trong đời sống có biểu hiện kiểu nét khác nhau và được tạo bằng những nguyên vật liệu như mây, tre, sắt, thép 
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và sự tôn trọng được biểu hiện như: Chuẩn bị vật liệu, chất liệu để tạo nét, tạo sản phẩm bằng một số hình thức tạo nét khác nhau; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học trong và sau khi thực hành; tôn trọng sự lựa chọn hình thức, chất liệu để thực hành và sản phẩm tạo được của bạn... 
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 
2.1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, màu vẽ, bông tăm, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, khăn lau/vải mềm,
2.2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, bút viết bảng hoặc màu dạ; bông tăm, màu goat/màu nước, kéo, bút chì ; hình ảnh minh họa liên quan đến bài học. 
GV chuẩn bị và nhắc HS chuẩn bị khăn mặt cũ hoặc vải (mềm) tận dụng từ quần, áo cũ để làm khăn lau tay, lau đồ dùng, công cụ trong thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU 
3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế 
3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp 
3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Phân bố nội dung chính 
Tiết 1
- Tìm hiểu cách tạo nét bằng một số hình thức khác nhau
- Thực hành: Tạo nét bằng hình thức yêu thích và tập vận dụng để tạo
 sản phẩm cá nhân. 
Tiết 2
- Nhắc lại nội dung tiết 1, tìm hiểu một số sản phẩm được tạo từ các hình thức tạo nét khác nhau
- Thực hành: Sáng tạo sản phẩm nhóm
	 Tiết 1
 Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1. Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3 phút) 
- Tổ chức HS chơi trò chơi: Thử tài của bạn
+ Hình thức chơi: Tiếp sức
+ Chuẩn bị: Trên bảng dán hai tờ giấy trắng (tương ứng hai đội chơi), khổ giấy A3 (hoặc A4, có thể sử dụng giấy một mặt). Mỗi đội chơi gồm 5 thành viên, mỗi thành viên được nhận một bút viết bảng hoặc một bút màu dạ (màu sắc tùy thích).
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh chơi, lần lượt mỗi thành viên lên vẽ một kiểu nét đã biết/theo ý thích
+ Thời gian chơi: 2 phút
+ Đánh giá kết quả: Số lượng nét/số kiểu nét
- Giới thiệu nội dung bài học. 
- Hai đội chơi
- Những Hs không tham gia chơi cổ vũ hai đội chơi
- Đánh giá kết quả
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 9 phút)
a. Nhận biết một số hình thức tạo nét
– Tổ chức HS quan sát hình: 1, 2, 3 (tr.15)
 và giao nhiệm vụ: Thảo luận; Trả lời câu hỏi trong SGK. 
– Gợi mở HS: Nét được tạo nên từ vật liệu gì? Bằng cách nào?... 
– Nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu một số hình thức tạo nét
– Quan sát
– Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi 
– Nhận xét hoặc bổ sung ý kiến của các bạn đã chia sẻ 
 b. Nhận biết kiểu nét trên một số sản phẩm hữu ích trong đời sống
‒ Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh tr.16 và yêu cầu: Thảo luận; Trả lời câu hỏi trong SGK 
– Nhận xét câu trả lời, ý kiến bổ sung của HS; giới thiệu thêm thông tin về mỗi hình ảnh, và những chi tiết tương ứng với một số kiểu nét; kết hợp liên hệ yếu tố vùng miền và bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, chia sẻ ở HS với các bạn vùng khó khăn
– Gợi mở HS giới thiệu chiếc cầu hoặc ô cửa sổ trong cuộc sống và nêu chi tiết giống kiểu nét cụ thể. 
– Giới thiệu hình ảnh về nhà trường, gợi mở HS: Nêu chi tiết giống một số kiểu nét và chất liệu tạo nên chi tiết đó.
– Nhận xét, khích lệ nội dung trả lời của HS và tóm tắt nội dung HĐ1. 
– Quan sát, 
– Thảo luận nhóm 4 
– Đại diện nhóm trình bày.
– Nhận xét trả lời của nhóm bạn, có thể bổ sung.
– Lắng nghe 
– Suy nghĩ, nhớ về hình ảnh cái cầu/ô cửa sổ đã biết
– Trả lời câu hỏi
 Hoạt động 3. Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm và tập thảo luận, chia sẻ (khoảng 16’)
a. Hướng dẫn HS cách tạo nét
– Tổ chức HS quan sát hình trong SGK, tr.16, 17 và giao nhiệm vụ: Thảo luận, nêu cách tạo nét theo cảm nhận
– Tóm tắt nội dung trả lời, ý kiến nhận xét, bổ sung của HS.
– Thị phạm minh họa, hướng dẫn cách tạo nét, kết hợp giải thích, tương tác với HS:
+ Tạo nét từ đất nặn 
+ Tạo nét từ bìa giấy và màu goat (hoặc màu nước)
+ Tạo nét từ cắt giấy màu
– Tóm tắt nội dung hướng dẫn, kết hơp giới thiệu một số sản phẩm sáng tạo từ mỗi cách tạo nét. 
- Kích thích HS tâm thế thực hành tạo nét
– Quan sát
– Thảo luận nhóm 4 và trình bày.
– Lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn
– Quan sát GV hướng dẫn.
– Một số HS phối hợp với GV
– Tổ chức trò chơi: “TÔI CẦN” 
 + Nội dung: Hs giới thiệu những đồ dùng để thực hành.
+ Cách chơi: Quản trò nêu khẩu lệnh; các bạn trong lớp hưởng ứng, thực hiện. 
– Kết thúc trò chơi, Gv nhận xét và khích lệ HS sẵn sàng thực hành. 
– Thực hiện theo nội dung trò chơi 
b. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ
– Nhắc HS về nhiệm vụ chính của tiết 1 và gợi mở nội dung tiết 2 của bài học.
– Giới thiệu vị trí các nhóm tương ứng với các hình thức tạo nét và cho phép HS được chọn hình thức tạo nét theo ý thích
– Giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Tạo sản phẩm cá nhân bằng hình thức tạo nét yêu thích
+ Quan sát các bạn trong nhóm và trao đổi, nêu ý kiến. VD: Bạn sẽ chọn màu nào để tạo nét và tạo sản phẩm gì? Bạn tạo được kiểu nét nào; chia sẻ với bạn về lựa chọn màu sắc, tên sản phẩm của
 mình .
– Gợi nhắc HS quan sát hình một số sản phẩm trang 18, SGK và có thể tham khảo để thực hành theo ý thích.
– Quan sát HS thực hành, thảo luận và hướng dẫn/hỗ trợ; gợi mở HS chia sẻ liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống. 
– Chọn hình thức thực hành và di chuyển đến vị trí các nhóm theo sở thích: 
+ N.1: Tạo nét từ đất nặn
+ N.2: Tạo nét từ bìa giấy và màu goat/màu nước
+ N.3: Tạo nét bằng cắt giấy
– Chia sẻ ý tưởng thực hành. 
– Thực hành cá nhân, thảo luận cùng bạn trong nhóm
Hoạt động 4. Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận (5’)
– Nhắc HS thu dọn đồ dùng, vật liệu; lau tay và bàn/ghế, công cụ... 
– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm tại nhóm và di chuyển đến các nhóm để quan sát và nhận xét, trao đổi 
– Gợi mở HS chia sẻ cảm nhận 
– Yêu cầu các nhóm chọn sản phẩm yêu thích để trưng bày trên bảng và giới thiệu
– Tóm tắt nội dung chia sẻ của HS, nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.
– Thu dọn đồ dùng, công cụ 
– Trưng bày sản phẩm, quan sát và trao đổi
- Các nhóm lựa chọn 2-3 sản phẩm trưng bày trên bảng và giới thiệu: Tên sản phẩm; Kiểu nét; Cách tạo sản phẩm
Hoạt động 5. Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2 (2’)
Tóm tắt nội dung chính của tiết học
– Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm 
 – Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng, vật
 liệu để học tiết 2 của bài học.. 
- Lắng nghe
- Có thể chia sẻ suy nghĩ , ý tưởng. 
Tiết 2
Hoạt động chủ yếu của GV
HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu tiết học (khoảng 2’)
– Kiểm tra sĩ số HS 
– Gợi mở HS: Nhắc lại nội dung tiết 1 và sản phẩm đã tạo được.
– Tóm tắt ý kiến HS và nội dung tiết 1; Giới thiệu tiết 2
– Tổ trưởng/lớp trưởng báo cáo.
– Nhắc lại tiết 1 
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu đặc điểm sản phẩm tạo từ các hình thức tạo nét (khoảng 6’)
– Tổ chức HS quan sát hình ảnh các sản phẩm trong SGK tr.18: Người bạn, hoa, thiên nhiên và giao nhiệm vụ thảo luận: 
+ Giới thiệu hình thức tạo nét ở mỗi sản phẩm sản phẩm?
+ Sản phẩm nào có nhiều hình thức tạo nét?
– Nhận xét, tóm lược trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn nội dung, hình thức tạo nét ở mỗi sản phẩm.
Gợi nhắc HS: Có thể vận dụng một hình thức hoặc kết hợp các hình thức tạo nét để tạo sản phẩm theo ý thích; có thể tham khảo thêm sản phẩm trong vở THMT và mục vận dụng.
– Gợi mở nhóm HS thảo luận nhanh và chia sẻ ý tưởng chọn hình thức thực hành để tạo sản phẩm nhóm. 
– Quan sát.
– Thảo luận nhóm: 6 HS.
– Thực hiện nhiệm vụ 
Hoạt động 3. Tổ chức các nhóm HS thực hành, sáng tạo và trao đổi, chia sẻ (khoảng 17’)
– Bố trí nhóm HS gồm 6-7 thành viên, giao nhiệm: 
+ Tạo sản phẩm nhóm gồm 3 thành viên.
+ Thảo luận nhóm 3-4 thành viên, thống nhất chọn nội dung thể hiện và tạo sản phẩm bằng hình thức tạo nét theo ý thích.
– Gợi mở các nhóm HS có thể tạo hình: Hoa, quả, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, nhà, cây và có thể vận dụng một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Các thành viên sử dụng sản phẩm cá nhân ở tiết 1, cùng sắp xếp, bổ sung để tạ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_sach_canh_dieu_hoc_ky_1.docx