Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kỳ I - Năm học 2021-2022 - Giàng Quán Sùng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kỳ I - Năm học 2021-2022 - Giàng Quán Sùng

CHỦ ĐỀ 2:

SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT

(2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kỹ năng

- HS nhận ra được nét và các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm mĩ thuật.

 2. Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất

- HS tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau.

- HS củng cố thêm về yếu tố nét và sử dụng nét trong mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm.

- HS biết sử dụng công cụ phù hợp với chất liệu có sẵn để thực hành làm sản phẩm mĩ thuật.

- HS yêu thích sử dụng nét trong thực hành.

- HS có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật, tác phẩm mĩ thuật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Một số tranh, ảnh, đồ vật được trang trí bằng nét.

- Một số sản phẩm mĩ thuật được trang trí bằng những nét khác nhau.

- Một số đồ vật HS yêu thích để trang trí.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 2.

- Vở bài tập MT 2.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CÙA HS

TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS chơi TC “Đoán tên của nét”.

- GV nêu luật chơi, cách chơi.

- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.

- GV giới thiệu chủ đề. - Hai nhóm HS chơi. Sau khi xem xong các nét vẽ của GV, nhóm nào nói đúng tên các nét nhiều hơn thì thắng cuộc.

- Mở bài học

 

docx 49 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kỳ I - Năm học 2021-2022 - Giàng Quán Sùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 04/09/2021
Ngày dạy: 09/09/2021 (2A1, 2A2)
CHỦ ĐỀ 1:
MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
(1 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kỹ năng
- HS nhận biết được hình thức và sự xuất hiện đa dạng của mĩ thuật trong cuộc sống.
 2. Năng lực: 
- HS nhận biết hình thức và tên gọi một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
- HS nhận biết được sự biểu hiện phong phú của mĩ thuật trong cuộc sống.
3. Phẩm chất: 
- HS yêu thích một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh.
- HS có ý thức về việc giữ gìn cảnh quan, sự vật, đồ vật có tính mĩ thuật trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:
- Một số tác phẩm MT, clip (nếu có điều kiện)...có nội dung liên quan đến sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
- Một số sản phẩm MT gần gũi tại địa phương.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV cho HS chơi TC “Tranh và tượng”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi biết lựa chọn đúng.
- GV giải thích thế nào là tranh và tượng.
- GV giới thiệu chủ đề.
- Hai nhóm HS lên chơi, mỗi nhóm 3-4 HS. Sau khi xem xong clip, nhóm nào xác định được nhiều tranh, tượng đúng hơn thì thắng cuộc.
- Tiếp thu
- Mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- GV mời một số HS nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT qua một số câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức đã học: 
+ Những tác phẩm MT được biết đến bởi yếu tố nào?
+ Những sản phẩm MT thường xuất hiện ở đâu?
- GV ghi tóm tắt các câu trả lời của HS lên bảng (không đánh giá).
- GV yêu cầu HS mở SGK MT 2 trang 5, quan sát hình minh họa và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.
- GV căn cứ những ý kiến HS đã phát biểu để bổ sung, làm rõ hơn về sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống với những hình thức khác nhau như:
+ Pa nô, áp phích ở ngoài đường vào những dịp kỷ niệm, ngày lễ...
+ Cờ trang trí ở trường học nhân dịp khai giảng, chào đón năm học mới...
+ Những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm...
- GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những sản phẩm MT được làm từ vật liệu tái sử dụng. Khi giải thích cần phân tích ngắn gọn trên vật thật để HS liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.
- Sau khi giải thích, GV yêu cầu HS quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.
- Sau đó GV mời từng HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà HS đã đến.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- HS lắng nghe câu hỏi và nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình biết.
- HS nêu
- HS nêu
- Quan sát, ghi nhớ
- Thực hiện, quan sát và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.
- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức mà GV truyện đạt.
- Tiếp thu
- Quan sát, ghi nhớ
- Tiếp thu
- Lắng nghe, nắm bắt kiến thức mà GV truyền đạt và liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.
- Quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.
- HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà mình đã đến.
- Phát huy
3. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, VẬN DỤNG, CÙNG CỐ
*Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS
*Liên hệ thực tế cuộc sống:
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.
*Dặn dò:
- Về nhà xem trước chủ đề 2: SỰ THÚ VỊ CỦA ĐƯỜNG NÉT.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh liên quan đến NÉT...
- Lắng nghe, mở rộng kiến thức 
- Về nhà xem trước chủ đề 2
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho bài học sau.
III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC
 ..
TUẦN 2+3
Ngày soạn: 11/09/2021
Ngày dạy: 16/09/2021 (2A1, 2A2); 23/09/2021 (2A1, 2A2)
CHỦ ĐỀ 2:
SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
(2 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng 
- HS nhận ra được nét và các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm mĩ thuật.
 2. Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
- HS tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau.
- HS củng cố thêm về yếu tố nét và sử dụng nét trong mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm.
- HS biết sử dụng công cụ phù hợp với chất liệu có sẵn để thực hành làm sản phẩm mĩ thuật.
- HS yêu thích sử dụng nét trong thực hành.
- HS có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật, tác phẩm mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh, đồ vật được trang trí bằng nét.
- Một số sản phẩm mĩ thuật được trang trí bằng những nét khác nhau.
- Một số đồ vật HS yêu thích để trang trí.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CÙA HS
TIẾT 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi TC “Đoán tên của nét”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.
- GV giới thiệu chủ đề.
- Hai nhóm HS chơi. Sau khi xem xong các nét vẽ của GV, nhóm nào nói đúng tên các nét nhiều hơn thì thắng cuộc.
- Mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình thức biểu hiện của nét trên một số vật dụng và trong sản phẩm mĩ thuật.
- HS nhận biết được các chất liệu thực hiện sản phẩm mĩ thuật có sử dụng yếu tố nét.
b. Nội dung:
- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố nét.
- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố nét cần lĩnh hội trong chủ đề.
c. Sản phẩm:
HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của nét ở các phương diện:
- Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các nét được trang trí trên các vật dụng hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.
- Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về các nét.
d.Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS chơi TC “Nét thanh, nét đậm”
+ GV nêu cách chơi, cách tiến hành.
+ GV khen ngợi đội chơi tốt.
+ GV lồng ghép việc giải thích về việc thể hiện nét ở nhiều chất liệu, tương quan giữa to, nhỏ trong một bài thực hành.
- GV yêu cầu HS (nhóm/cá nhân) quan sát hình trang 8-9 SGK MT2 và một số hình ảnh, vật dụng sản phẩm MT có sử dụng nét để trang trí (do GV chuẩn bị thêm). GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm MT:
+ Nét có ở đâu trên sản phẩm MT?
+ Nét thể hiện hình ảnh gì?
+ Đó là những nét nào: Cong, thẳng, gấp khúc...?
+ Em nhận ra sản phẩm MT được tạo bằng chất liệu gì?
+ Hãy nêu các vật dụng được trang trí bằng nét mà em quan sát thấy. Đó là những nét nào em đã biết?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV củng cố, chốt KT:
+ Nét có nhiều trên các sản phẩm MT.
+ Nét được tạo bằng nhiều cách và nhiều chất liệu khác nhau.
- Trong một sản phẩm MT, có thể kết hợp nhiều loại nét khác nhau để thể hiện.
3. HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN
a. Mục tiêu:
- HS tạo được sản phẩm MT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức vẽ hoặc xé dán.
b. Nội dung:
- HS có thể tham khảo việc tạo nét bằng hình thức xé dán để tạo sản phẩm MT ở trang 10 SGK MT2.
- GV có thể thị phạm trực tiếp cho HS quan sát và nhận biết thêm cách thực hiện (vẽ hoặc xé, cắt dán giấy màu).
c. Sản phẩm:
- Sản phẩm MT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS quan sát phần tham khảo cách tạo nét trang 10 SGK MT2 và một số sản phẩm có sử dụng nét để trang trí (do GV chuẩn bị) và gợi ý HS trả lời câu hỏi để nhận biết:
+ Có nhiều cách để thể hiện bức tranh có nét là chính.
+ Có nhiều cách khác nhau thể hiện nét trên sản phẩm MT.
+ Nét làm cho sản phẩm MT đẹp và hấp dẫn.
- GV yêu cầu HS thực hành: Sử dụng nét là chính để tạo một sản phẩm yêu thích.
- Tùy vào thực tế lớp học, GV có thể cho HS chuẩn bị bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán...để thực hiện sản phẩm.
- GV có thể tổ chức thực hành cá nhân hoặc nhóm sao cho phù hợp với điều kiện học tập của HS.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2
TIẾT 2
1. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN
a. Mục tiêu:
- HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước.
b. Nội dung:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trong trang 11 SGK MT2.
- Bổ sung thêm một số câu hỏi phù hợp với sản phẩm MT đã được HS thực hiện ở hoạt động 2.
c. Sản phẩm:
- HS trả lời được câu hỏi phù hợp với sản phẩm MT được hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi TC “Chấm ở đâu”.
+ Nêu luật chơi, cách chơi.
+ Tuyên dương đội chơi tốt.
+ Lồng ghép việc giải thích về hình thức sắp xếp yếu tố nét theo nguyên lý lặp lại
- Căn cứ vào sản phẩm MT mà HS đã thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi gợi ý trong trang 11 SGK MT2:
+ Bài thực hành của bạn có những nét gì? 
+ Với những nét này, em có thể tạo được những hình gì khác?
+ Em thích bài thực hành nào nhất? Hãy chia sẻ về những điều em thích trong bài đó?
- GV bổ sung thêm các câu hỏi gợi ý:
+ Em nhận ra bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện?
+ Với những nét thể hiện trong sản phẩm MT của bạn, em có thể tạo ra hình ảnh, sản phẩm nào khác?
- GV gợi ý HS quan sát đường diềm trong trang 11 SGK MT2 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm.
- GV chỉ ra những nguyên lý tạo hình: Lặp lại, nhắc lại, nhịp điệu...của nét trên họa tiết.
2. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- HS thực hành việc sử dụng các yếu tố nét màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích.
b. Nội dung:
- HS phân tích các bước dùng nét màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một sản phẩm MT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí.
c. Sản phẩm:
- Một sản phẩm MT là một đồ vật được trang trí bằng nét.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, trang 12 SGK MT2, gợi ý để HS nhận biết cách thực hiện.
- Tùy thực tế lớp học GV có thể gợi ý cho HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp, trang trí trên tấm bìa...bằng các chất liệu màu (trong đó sử dụng nét để trang trí là chính).
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.
*TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ý sau:
+ Bạn đã tạo được sản phẩm gì?
+ Nét được thể hiện ở đâu trên sản phẩm?
+ Sản phẩm MT của bạn có sự kết hợp của những loại nét nào?
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS.
- Nhận biết được hình thức biểu hiện của nét trên một số vật dụng và trong sản phẩm mĩ thuật.
- Nhận biết được các chất liệu thực hiện sản phẩm mĩ thuật có sử dụng yếu tố nét.
- HS đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố nét.
- HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố nét cần lĩnh hội trong chủ đề.
- Nhận thức về hình thức biểu hiện của nét.
- Nhận biết các nét được trang trí trên các vật dụng hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.
- HS biết mô tả về các nét
- HS cử đội chơi, bạn chơi
- HS chơi
- Tuyên dương
- Tiếp thu kiến thức
- HS quan sát hình trang 8-9 SGK MT2 và một số hình ảnh, vật dụng sản phẩm MT có sử dụng nét để trang trí.
- Lắng nghe, trả lời theo ý hiểu của mình về các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm MT.
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu theo cảm nhận
- 1, 2 HS 
- HS nêu
- Phát huy
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Ghi nhớ
- Tiếp thu
- Theo ý thích 
- Tạo được sản phẩm MT làm nổi bật
- Tham khảo trang 10 SGK MT 2
- Quan sát, tiếp thu cách thực hiện (vẽ hoặc xé, cắt dán giấy màu).
- Thực hiện được sản phẩm theo đúng yêu cầu.
- Quan sát cách tạo nét trang 10 SGK MT2 và một số sản phẩm có sử dụng nét để trang trí của GV, trả lời câu hỏi.
- Tiếp thu
- Ghi nhớ
- Ghi nhớ kiến thức
- Nắm được yêu cầu thực hành sản phẩm
- HS chuẩn bị đồ dùng của mình 
- Thực hành làm sản phẩm theo yêu cầu của GV.
- Hoàn thành sản phẩm
- Lưu giữ sản phẩm cho Tiết 2
- Củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước.
- Lắng nghe, trả lời câu hỏi
- Qua câu hỏi nắm bắt được kiến thức của hoạt động.
- Theo cảm nhận riêng của mình
- Chọn đội chơi, người chơi
- Chơi trò chơi
- Phát huy
- Lắng nghe, tiếp thu
- Hoạt động nhóm 6, thảo luận câu hỏi, của đại diện nhóm báo cáo.
- HS nêu
- HS nêu theo nội dung đã thảo luận
- HS nêu theo cảm nhận
- Lắng nghe, trả lời
- HS nêu
- HS nêu
- Quan sát trang 11 SGK MT2 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm.
- HS nhận ra sự lặp lại, nhắc lại, nhịp điệu...của nét trên họa tiết.
- HS sử dụng các yếu tố nét màu để trang trí được một đồ vật mà mình yêu thích.
- Phân tích được các bước dùng nét màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một sản phẩm MT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí.
- HS thực hiện được sản phẩm đúng theo yêu cầu.
- HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, trang 12 SGK MT2, gợi ý để HS nhận biết cách thực hiện.
- HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp, trang trí trên tấm bìa...bằng các chất liệu màu.
- Thực hành hoàn thiện sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm.
- HS nêu
- HS nêu
- HS trả lời theo những gì mình thấy
- HS nêu theo cảm nhận
- Rút kinh nghiệm điều chưa được và phát huy điều tốt trong sản phẩm của mình.
3. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, DẶN DÒ
*Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS
*Liên hệ thực tế cuộc sống:
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.
*Dặn dò:
- Về nhà xem trước chủ đề 3: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH CƠ BẢN.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh...liên quan đến bài học sau.	
- HS nêu
- Phát huy
- Mở rộng kiến thức
- Về nhà xem trước bài học
- Chẩu bị đầy đủ đồ dùng học tập cho bài học sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC
TUẦN 4+5
Ngày soạn: 25/09/2021
Ngày dạy: 30/09/2021 (2A1, 2A2); 07/10/2021 (2A1, 2A2) 
CHỦ ĐỀ 3:
SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH CƠ BẢN
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng
- HS nhận ra sự kết hợp của các hình cơ bản để tạo nên hình dạng của đồ vật, sự vật.
 2. Hình thành và phát triển năng lự, phẩm chất 
- HS củng cố kiến thức về hình cơ bản.
- HS nhận biết được sự kết hợp của các hình cơ bản có trong cuộc sống.
- HS tạo được hình dạng của đồ vật từ việc kết hợp một số hình cơ bản.
- HS tạo được sản phẩm có hình dạng lặp lại.
- HS biết sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu có sẵn để thực hành sản phẩm MT.
- HS yêu thích sử dụng các hình cơ bản trong thực hành.
- HS có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật, tác phẩm mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆC DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
- Một số đồ vật có hình đồng dạng với một số hình cơ bản được kết hợp.
- Sưu tầm một số đồ vật có sự kết hợp từ các hình cơ bản (theo thực tế).
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu (nếu có điều kiện).
- Một số hình cơ bản được làm từ dây thép, khối thạch cao (nếu có điều kiện).
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV cho HS chơi TC “Nhìn vật đoán hình”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.
- GV giới thiệu chủ đề.
- HS chọn đội chơi, bạn chơi
- Hai đội chơi nhìn vật GV đưa ra và đoán hình dạng của đồ vật đó. Đội nào đoán đúng nhiều hơn và nhanh hơn thì chiến thắng.
- Mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng một số đồ vật có dạng hình cơ bản và một số đồ vật, sự vật có hình dáng được kết hợp từ các hình cơ bản trong cuộc sống.
- HS nhận biết sự lặp lại của các hình cơ bản trong có trong hình dáng đồ vật, sự vật.
b. Nội dung:
- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, đồ vật thật, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản.
- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản cần lĩnh hội trong chủ đề.
c. Sản phẩm:
HS có nhận thức về sự kết hợp giữa các hình cơ bản ở các phương diện:
- Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các đồ vật, sự vật hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.
- Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về sự kết hợp giữa các hình cơ bản:
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tròn.
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tam giác.
+ Hình tròn kết hợp với hình tam giác.
d.Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS (nhóm/cá nhân) quan sát hình trang 13, 14, 15 SGK MT2 và một số đồ dùng đã chuẩn bị sẵn (tùy điều kiện thực tế). GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận biết sự kết hợp của các hình cơ bản, liên tưởng với hình ảnh đồ vật đồng dạng:
+ Em nhận thấy hình (đồ vật) này được kết hợp từ những hình cơ bản nào?
+ Những đồ vật này đồng dạng với hình cơ bản nào?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV tiếp tục triển khai hoạt động tìm hiểu về sự lặp lại các hình cơ bản ở đồ vật bằng cách đưa câu hỏi gợi ý:
+ Hình ảnh đoàn tàu, đèn ông sao, chuồng chim bồ câu...có sự lặp lại của những hình ảnh nào?
- GV nhận xét, động viên HS
2. HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN
a. Mục tiêu:
- HS tạo được sản phẩm MT có sự kết hợp của các hình cơ bản .bằng hình thức vẽ, xé dán hoặc nặn.
b. Nội dung:
- HS có thể tham khảo sản phẩm MT có sự kết hợp các hình cơ bản với các hình thức thể hiện khác nhau ở trang 16 SGK MT2.
- HS chọn nội dung và chất liệu phù hợp để thể hiện sản phẩm theo ý thích.
c. Sản phẩm:
- Sản phẩm MT có sự kết hợp của các hình cơ bản bằng hình thức yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện: HS thể hiện một vật có sự kết hợp của hình cơ bản dạng 2D.
- GV hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm vẽ, xé dán có sự kết hợp của các hình cơ bản ở trang 16 SGK MT2 hoặc sản phẩm MT GV chuẩn bị thêm để HS tham khảo và nhận biết nội dung, chất liệu thực hiện.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ, xé dán thể hiện một vật đơn giản có sự kết hợp từ các hình cơ bản và trang trí theo ý thích.
- Tùy vào thực tế lớp học, GV có thể cho HS sử dụng bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán, miết đất nặn trên giấy bìa...để thực hiện sản phẩm.
- Trong quá trình thực hiện, GV có thể gợi ý thêm cho HS cách lựa chọn nội dung, sắp xếp hình ảnh, màu sắc cho cân đối, hài hòa.
*GV cho HS thể hiện một vật có sự kết hợp của hình cơ bản dạng 2D.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2
- Nhận biết được hình dáng một số đồ vật có dạng hình cơ bản và một số đồ vật, sự vật có hình dáng được kết hợp từ các hình cơ bản trong cuộc sống.
- Nhận biết sự lặp lại của các hình cơ bản trong có trong hình dáng đồ vật, sự vật.
- Quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, đồ vật thật, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản.
- HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản cần lĩnh hội trong chủ đề.
- Nhận thức được về sự kết hợp giữa các hình cơ bản ở các phương diện:
- Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các đồ vật, sự vật hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.
- Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về sự kết hợp giữa các hình cơ bản:
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tròn.
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tam giác.
+ Hình tròn kết hợp với hình tam giác.
- HS (nhóm/cá nhân) quan sát hình trang 13, 14, 15 SGK MT2.
- Lắng nghe câu hỏi của GV, thảo luận, báo cáo về sự kết hợp của các hình cơ bản, liên tưởng với hình ảnh đồ vật đồng dạng.
- HS nêu
- HS báo cáo
- Phát huy
- HS tìm hiểu về sự lặp lại các hình cơ bản ở đồ vật thông qua thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
- HS báo cáo nội dung thảo luận
- Phát huy
- Tạo được sản phẩm MT có sự kết hợp của các hình cơ bản .bằng hình thức vẽ, xé dán hoặc nặn.
- Tham khảo sản phẩm MT có sự kết hợp các hình cơ bản với các hình thức thể hiện khác nhau ở trang 16 SGK MT2.
- HS thực hiện được sản phẩm đúng theo yêu cầu.
- HS quan sát sản phẩm vẽ, xé dán có sự kết hợp của các hình cơ bản ở trang 16 SGK MT2 hoặc sản phẩm MT GV chuẩn bị thêm để HS tham khảo và nhận biết nội dung, chất liệu thực hiện.
- HS thực hành vẽ, xé dán thể hiện một vật đơn giản có sự kết hợp từ các hình cơ bản và trang trí theo ý thích.
- HS sử dụng bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán, miết đất nặn trên giấy bìa...để thực hiện sản phẩm.
- HS lựa chọn nội dung, sắp xếp hình ảnh, màu sắc cho cân đối, hài hòa.
- Thực hiện yêu cầu bài tập ở dạng 2D
- Hoàn thành sản phẩm 
- Thực hiện
3. HOẠT ĐỘNG 3: QUAN SÁT
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng một số đồ vật có dạng hình cơ bản và một số đồ vật, sự vật có hình dáng được kết hợp từ các hình cơ bản trong cuộc sống.
- HS nhận biết sự lặp lại của các hình cơ bản trong có trong hình dáng đồ vật, sự vật.
b. Nội dung:
- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, đồ vật thật, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản.
- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản cần lĩnh hội trong chủ đề.
c. Sản phẩm:
HS có nhận thức về sự kết hợp giữa các hình cơ bản ở các phương diện:
- Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các đồ vật, sự vật hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.
- Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về sự kết hợp giữa các hình cơ bản:
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tròn.
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tam giác.
+ Hình tròn kết hợp với hình tam giác.
d.Tổ chức thực hiện:
- GV gợi ý cho HS tự tìm và liên hệ các vật khác trong cuộc sống:
+ Hãy nêu các vật có dạng kết hợp của các hình cơ bản mà em biết? (Ngôi nhà, tòa tháp, ô tô...)
+ Những hình cơ bản được kết hợp đó là hình gì?
- GV nhận xét, động viên HS
- GV tóm tắt, chốt:
+ Các hình cơ bản kết hợp với nhau giúp ta có thể liên tưởng đến rất nhiều vật trong cuộc sống.
+ Sự kết hợp đó có thể là phép cộng giữa các hình hoặc là sự lặp lại tùy vào sự hình thành hoặc tính năng sử dụng của các đồ vật, sự vật.
+ Có thể sử dụng nhiều hình thức, chất liệu để thể hiện sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS chơi TC: “Hình gì-Vật gì”
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- Tuyên dương đội chơi tốt.
- GV đưa câu lệnh: “Hãy liên tưởng một đồ vật có hình tương ứng với một hình cơ bản mà em thích” để nối tiếp với phần Thể hiện.
- Nhận biết được hình dáng một số đồ vật có dạng hình cơ bản và một số đồ vật, sự vật có hình dáng được kết hợp từ các hình cơ bản trong cuộc sống.
- Nhận biết sự lặp lại của các hình cơ bản trong có trong hình dáng đồ vật, sự vật.
- Quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, đồ vật thật, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản.
- HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố kết hợp giữa các hình cơ bản cần lĩnh hội trong chủ đề.
- Nhận thức được về sự kết hợp giữa các hình cơ bản ở các phương diện:
- Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các đồ vật, sự vật hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.
- Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về sự kết hợp giữa các hình cơ bản:
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tròn.
+ Hình chữ nhật, hình vuông kết hợp với hình tam giác.
+ Hình tròn kết hợp với hình tam giác.
- HS tự tìm và liên hệ các vật khác trong cuộc sống.
- HS nêu theo hiểu biết của mình
- HS nêu
- Phát huy
- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
+ Các hình cơ bản kết hợp với nhau giúp ta có thể liên tưởng đến rất nhiều vật trong cuộc sống.
+ Sự kết hợp đó có thể là phép cộng giữa các hình hoặc là sự lặp lại tùy vào sự hình thành hoặc tính năng sử dụng của các đồ vật, sự vật.
+ Có thể sử dụng nhiều hình thức, chất liệu để thể hiện sản phẩm.
- HS quen với việc liên tưởng sự kết hợp từ hình cơ bản đến một vật trong cuộc sống.
- HS chơi
- Vỗ tay
- Ghi nhớ, tiếp thu
4. HOẠT ĐỘNG 4: THỂ HIỆN
a. Mục tiêu:
- HS tạo được sản phẩm MT có sự kết hợp của các hình cơ bản .bằng hình thức vẽ, xé dán hoặc nặn.
b. Nội dung:
- HS có thể tham khảo sản phẩm MT có sự kết hợp các hình cơ bản với các hình thức thể hiện khác nhau ở trang 16 SGK MT2.
- HS chọn nội dung và chất liệu phù hợp để thể hiện sản phẩm theo ý thích.
c. Sản phẩm:
- Sản phẩm MT có sự kết hợp của các hình cơ bản bằng hình thức yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện: HS thể hiện một vật có sự kết hợp của hình cơ bản dạng 3D.
- GV hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm vẽ, xé dán có sự kết hợp của các hình cơ bản ở trang 16 SGK MT2 hoặc sản phẩm MT GV chuẩn bị thêm để HS tham khảo và nhận biết nội dung, chất liệu thực hiện.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ, xé dán thể hiện một vật đơn giản có sự kết hợp từ các hình cơ bản và trang trí theo ý thích.
- Tùy vào thực tế lớp học, GV có thể cho HS sử dụng bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán, miết đất nặn trên giấy bìa...để thực hiện sản phẩm.
- Trong quá trình thực hiện, GV có thể gợi ý thêm cho HS cách lựa chọn nội dung, sắp xếp hình ảnh, màu sắc cho cân đối, hài hòa.
*GV cho HS thể hiện một vật có sự kết hợp của hình cơ bản dạng 3D.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 3.
- Tạo được sản phẩm MT có sự kết hợp của các hình cơ bản .bằng hình thức vẽ, xé dán hoặc nặn.
- Tham khảo sản phẩm MT có sự kết hợp các hình cơ bản với các hình thức thể hiện khác nhau ở trang 16 SGK MT2.
- HS thực hiện được sản phẩm đúng theo yêu cầu.
- HS quan sát sản phẩm vẽ, xé dán có sự kết hợp của các hình cơ bản ở trang 16 SGK MT2 hoặc sản phẩm MT GV chuẩn bị thêm để HS tham khảo và nhận biết nội dung, chất liệu thực hiện.
- HS thực hành vẽ, xé dán thể hiện một vật đơn giản có sự kết hợp từ các hình cơ bản và trang trí theo ý thích.
- HS sử dụng bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán, miết đất nặn trên giấy bìa...để thực hiện sản phẩm.
- HS lựa chọn nội dung, sắp xếp hình ảnh, màu sắc cho cân đối, hài hòa.
- Thực hiện yêu cầu bài tập ở dạng 3D
- Hoàn thành sản phẩm 
- Thực hiện
TIẾT 2
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 2.
- Khen ngợi, động viên HS
- GV giới thiệu chủ đề bài học.
- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm 3D của tiết 2
- Phát huy
- Mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- HS thực hành vẽ một bức tranh có sử dụng sự kết hợp các hình cơ bản đã học.
b. Nội dung:
- HS quan sát, tìm hiểu tranh của họa sĩ Pôn Cờ-li (Paul Klee), nhận biết sự kết hợp các hình cơ bản trong hai bức tranh: Lâu đài và mặt trời, Những chiếc thuyền buồm.
- HS thể hiện một bức tranh có sử dụng kết hợp các hình ảnh cơ bản và vẽ màu theo ý thích.
c. Sản phẩm:
- Một bức tranh có sử dụng kết hợp các hình cơ bản theo nội dung tự chọn.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trang 18 SGK MT2, trả lời câu hỏi để nhận biết nội dung và cách thể hiện hình ảnh trong tranh:
+ Trong tác phẩm Lâu đài và mặt trời, em thấy có những hình ảnh nào nổi bật?
+ Hình ảnh lâu đài được kết hợp từ các hình cơ bản nào mà em biết?
+ Họa sĩ Pôn Cờ-li đã thể hiện hình ảnh những chiếc thuyền buồm từ các hình cơ bản nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc ở các hình cơ bản trong từng bức tranh?
+ Hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh mà em yêu thích nhất?
- GV mời nhiều HS tham gia hoạt động này.
- Khen ngợi, động viên HS.
- GV tóm tắt, chốt:
- Sau khi xem các tranh, GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh có sử dụng sự kết hợp của các hình cơ bản đã học và trang trí theo ý thích.
- GV gợi ý thêm về nội dung, cách lựa chọn hình ảnh, màu sắc cho HS thể hiện.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.
TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ý sau:
+ Bạn đã tạo được sản phẩm MT từ những hình cơ bản nào?
+ Màu sắc của các hình ảnh như thế nào?
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá các sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS.
- Hứng thú khi tham gia HĐ
- Phát huy
- Ghi nhớ nội dung GV nêu
+ Họa sĩ Pôn Cờ-li (1879-1940) là họa sĩ quốc tịch Đức, gốc Thụy Sĩ. Ông được đánh giá là một trong những họa sĩ có danh tiếng của thế giới thế kỷ XX. Ông chịu ảnh hưởng của trường phái biểu hiện, trường phái lập thể nhưng sáng tác của ông nổi tiếng nhất về trường phái biểu hiện lập thể siêu thực. Ông đã sang tạo ra khoảng 10.000 bức tranh, bản vẽ...trong suốt cuộc đời.
+ Các tác phẩm của ông hội tụ sự sang tạo, trí tưởng tượng phong phú và những nét vẽ linh hoạt. Ngoài ra những người yêu hội họa còn như thấy nét hài hước trong tác phẩm của Pôn Cờ-li.
. Lâu đài và mặt trời: Là một ví dụ hoàn hảo về cách sắp xếp mô hình hình học và sử dụng màu sắc tươi sáng mà họa sĩ Pôn Cờ-li đã thử nghiệm và phát triển mạnh mẽ. Bằng cách chủ yếu sử dụng hình chữ nhật và hình tam giác ông tạo ra một khung cảnh thành phố ấm áp được chiếu sáng bởi mặt trời treo ở phía trên, bên phải của bức tranh.
. Những chiếc thuyền buồm: Là một trong số những tác phẩm màu nước thể hiện rõ quan điểm sáng tác của họa sĩ khi sử dụng cách kết hợp hình học và màu sắc linh hoạt tạo nên một hiệu ứng hình ảnh chuyển động đa chiều. Bức tranh tạo cho người xem có cảm giác các đường nét tượng hình xuất sắc như mang những nhịp điệu của âm nhạc.
- HS vẽ một bức tranh có sử dụng sự kết hợp 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx