Giáo án mới Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022
TOÁN
BÀI: ĐỀ - XI - MÉT
( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết được đơn vị đo độ đài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết; độ lớn.
- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đó vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm).
- So sánh độ dải của gang tay với l dm, 2 dm.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vị 100).
- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ dài đã học.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét (thước dài 15cm)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti – mét (thước dài 15cm)
Ngày soạn : 8/10 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG TRÀI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và mái trường mến yêu” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Em chỉ ra được những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn - Em thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực riêng: - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp - Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TUẨN 4 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và mái trường mến yêu” HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các lớp tham văn nghệ về chủ đề: “Em và mái trường mến yêu”. – GV yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc, tập trung và luôn động viên các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng cách vỗ tay tán thưởng trong giờ chào cờ. - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động văn nghệ về chủ đề “Em và mái trường mến yêu” theo kế hoạch của nhà trường. - GV tổng kết hoạt động. - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - Các lớp chuẩn bị chu đáo tiết mục văn nghệ. - HS nghiêm túc thực hiện - HS tham gia hoạt động văn nghệ TIẾNG VIỆT BÀI 3: NHỮNG CÁI TÊN (TIẾT 11-14) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Nói được với bạn tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên của mình. Viết đúng chữ C hoa và câu ứng dụng. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Nói được với người thân về tên các bạn trong lớp. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên Giáo án. Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 - 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Nói với bạn tên của em theo gợi ý : + GV dẫn dắt vào bài học: Các em đều có mỗi người một cái tên mà cha mẹ đặt cho. Đó là những cái tên thật đặc biệt, thể hiện những mong ước của cha mẹ khi sinh thành ra các em. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những cái tên cha mẹ đặt sẽ theo mỗi chúng ta suốt đời. Chúng ta cùng vào Bài 3: Những cái tên. II. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS đọc bài thơ Những cái tên SHS trang 34 với giọng thong thả, trong sáng, vui tươi. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh có những ai, nhân vật trong tranh đang nói gì. - GV đọc mẫu toàn bài: + Đọc với giọng thong thả, trong sáng, vui tươi. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn thơ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: bao nhiêu, bấy nhiêu, ước. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 4 HS đọc bài thơ: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “tên hay”. + HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “cho em”. + HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “không mất”. + HS4 (Đoạn 4): đoạn còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Vô hình: không có hình thể, không nhìn thấy được. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 35. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Khi đặt tên, cha mẹ ao ước điều gì cho con? + GV hướng dẫn HS đọc khổ thơ thứ 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. + GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Dòng thơ nào trong khổ 3 cho thấy cái tên cha mẹ đặt rất đáng quý. + GV hướng dẫn HS đọc khổ thơ thứ 3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Cái tên nhắc bạn nhỏ điều gì? + GV hướng dẫn HS đọc khổ thơ thứ 4 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Em cần giới thiệu tên mình với ai? Khi nào? + GV hướng dẫn HS tưởng tượng tới các tình huống khi em cần giới thiệu tên mình, giới thiệu tên mình cho ai? + GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ Những cái tên có nội dung gì? Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài thơ. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS nghe GV đọc lại bài thơ; HS luyện đọc, thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. - GV đọc khổ thơ thứ 2 và 3. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc khổ thơ thứ 2 và 3. - GV yêu cầu HS luyện đọc, học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. - GV yêu cầu 1-2HS luyện đọc 2 khổ thơ em thích trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS trả lời được câu hỏi trong phần Tên ai cũng đẹp. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu câu hỏi phần Tên ai cũng đẹp: Viết và trang trí bảng tên của em. + GV hướng dẫn HS: + Viết đúng tên mình, các chữ họ, tên đệm, tên viết hoa. + HS sử dụng màu vẽ để trang trí bảng tên theo sở thích của mình. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết và trang trí bảng tên của em vào vở bài tập. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. - GV khen ngợi HS trang trí bản tên đẹp, sáng tạo. - HS trả lời. - HS trả lời: Trong bức tranh có bố, me và em bé. Bố đang nói và gọi tên em bé: “Chào Hiền Thảo”. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS trả lời: Khi đặt tên, cha mẹ ao ước những điều đẹp đẽ cho con. - HS trả lời: Dòng thơ trong khổ 3 cho thấy cái tên cha mẹ đặt rất đáng quý: Tên cùng em ra đường/Tên theo em đến lớp. - HS trả lời: Cái tên nhắc bạn nhỏ làm người tốt. - HS trả lời: Em cần giới thiệu tên mình khi: + Lần đầu tiên vào lớp mới (giới thiệu với thầy cô, bạn bè). + Lần đầu gặp gỡ với người mới quen,... - HS trả lời: Nội dung của bài thơ là mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em. + Liên hệ bản thân: Chăm chỉ, rèn luyện để xứng đáng với tên mình - với mong ước mà cha mẹ gửi gắm. - HS trả lời: Đọc với giọng thong thả, trong sáng, vui tươi. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS thực hành. - HS trình bày. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC TOÁN BÀI: ĐỀ - XI - MÉT ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nhận biết được đơn vị đo độ đài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết; độ lớn. - Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đó vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm). - So sánh độ dải của gang tay với l dm, 2 dm. - Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vị 100). - Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo. - Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ dài đã học. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). - Tích hợp: Toán học và cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét (thước dài 15cm) 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi, bút viết, bảng con - Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti – mét (thước dài 15cm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: * Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn - GV phát cho các nhóm băng giấy có chiều dài 30cm, yêu cầu HS: nêu cách đo chiều dài băng giấy đã cho. + Dùng gang tay đo khoảng gần 3 gang tay —› sẽ không biết chính xác dài bao nhiên. + Dùng thước đo theo đơn vị xăng-ti-mét. + 15cm + l5 cm —› chưa học cách cộng có nhớ. + l0cm + 10cm + 10 cm = 30 cm —› cộng từng chục. - GV nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo rnới: Để đo được độ dài băng giấy, chúng ta phải thực hiện các phép cộng các số đo theo xăng-ti-mét, có khi gặp phải các phép cộng chưa biết cách thực hiện. Vậy phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét để thuận tiện khi đo. B. KHÁM PHÁ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS nhận biết được đơn vị đo độ dài (dm), dụng cụ đo độ dài và cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài (dm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng của HS có vạch chia thành từng xăng – ti – mét) - GV giới thiệu: + Tên gọi: Đơn vị đo mới chính là đê-xi-mét + Đê-xi-mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng). - GV cho HS đọc lại nhiều lần - GV giới thiệu kí hiệu của đê-xi-mét: viết tắt là dm, đọc là đê-xi-mét. - GV yêu cầu HS thực hành làm bài tập 1: viết và đọc trên bảng có nền kẻ ô: 1 dòng dm, 2dm, 7m, 12dm - GV yêu cầu HS vẽ hai đoạn thẳng 1 cm và 10 cm trên bảng con. + GV giới thiệu độ lớn của đề-xi-mét: 1 dm = 10 cm, 10 cm = l dm. + GV hướng dẫn HS + Dùng đầu bút chì kéo từ vạch 0 cm đến vạch 10 cm hoặc cho tay chạm trên đoạn thẳng 10 em vừa vẽ để cảm nhận độ lớn 1 dm, đọc 1 dm. + Đo độ dài viên phân nguyên đề cảm nhận độ lớn 1 đề-xi-mét gần bằng chiều dài viên phấn. Bước 2: Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia thành từng xăng – ti – mét a) GV Giới thiệu cách đo trên một mẫu vật cụ thể (băng giấy ban đầu) trên bảng lớp. HS quan sát và thực hiện theo. - GV giới thiệu cách đo: + Cầm thước: Các số ở phía trên. Số 0 phía ngoài củng, bên trái. + Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với một đầu của băng giấy. Mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy (luôn kiểm tra xem có đặt đứng thước theo hai yêu cầu trên không). + Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch số 10 trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (1 đề-xi-mét). Làm dấu tại vạch 10, tiếp tục nhắc thước lên và thực hiện tương tự đề có 2 đê-xi-mét. Và cuối cùng lần 3, HS đọc 3 đề-xi-mét. + Viết số đo: 3 dm. b) Thực hành đo * Đo gang tay và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt - GV hướng dẫn HS đặt gang tay lên thước thẳng để xác định “gang tay em dài bao nhiêu cm” - GV yêu cầu HS xác định gang tay của mình so với l dm; 2 dm qua việc sử dụng cụm từ “dài hơn”, “ngắn hơn” hay “dải bằng”. HS nêu được lí do dựa vào mối quan hệ giữa đề-xi-mét và xăng-ti-mét. * Ước lượng - GV cho HS tập ước lượng chiều rộng và chiều dài quyển sách Toán 2 bằng mắt đề có kết luận: + Chiều rộng khoảng 2 dm. + Chiêu dài khoảng 2 dm. - Sau khi ước lượng và ghi lại kết quả, GV yêu cầu HS dùng thước để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt. + Nếu kết quả sai lệch nhiều quá thì cần cảm nhận lại độ lớn 1 dm qua hình ảnh chiều dài viên phấn để hướng dẫn ước lượng lại. - GV lưu ý HS: + Kết quả ước lượng thường dùng từ “khoảng” (vì không biết có chính xác không). + Khi kiểm tra lại cần chú ý cách đặt thước. C. LUYỆN TẬP YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS làm bài tập để VẬN DỤNG lại kiến thức về đơn vị đo đề-xi-mét Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV gợi ý cho HS nhìn hình vẽ thước có vạch chia xăng-ti-mét trong SGK đề xác định kẹp giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét. + Với dụng cụ gọt bút chì gồm 2 kẹp giấy như thế thì dụng cụ độ dài bao nhiêu xăng-ti-mét. + Với cây bút chì có độ dài gồm 3 kẹp giấy như thế thì bút chì dài bao nhiên xăng-ti-mét. - GV gọi 1 số HS đọc số đo của kẹp giấy, dụng cụ gọt bút chì và bút chì và giải thích kết quả - GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho HS thực hiện các phép tính có kèm tên đơn vị đo độ dài đã học. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính. Cả lớp nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương các bạn thực hiện phép tính đúng và nhanh YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS VẬN DỤNG lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động thực tế Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS về nhà tập ước lượng bằng mắt một số đồ dùng gia đình theo đơn vị đề-xi-mét, ghi nhận để tiết học sau trao đổi với các bạn trong tổ - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS đọc: đề-xi-mét (nhiều lần) - HS lắng nghe - HS viết và đọc - HS vẽ trên bảng con theo hướng dẫn của GV - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo giáo viên vào bảng con - HS đo xác định gang tay của mình dài bao nhiêu cm rồi ghi vào bảng con. - HS so gang tay của mình với 1dm; 2dm và giải thích lí do. - HS ước lượng chiều dài và chiều rộng quyển sách Toán 2 bằng mắt. - HS dùng thước đo để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe - HS thực hiện phép cộng với đơn vị đo xăng-ti-mét đề trả lời câu hỏi. - HS làm tương tự như dụng cụ gọt bút chì. - HS trình bày: + Kẹp giấy dài 2cm + Dụng cụ gọt bút chì dài: 2cm + 2cm = 4cm + Bút chì dài 2cm + 2cm + 2cm = 6cm - HS lắng nghe - HS thực hiện phép tính, viết kết quả vào bảng con - HS lên bảng thực hiện: a) 6 cm + 3 cm = 9cm 10 dm – 4 dm = 6 dm b) 3 cm + 7cm – 9cm = 1 cm 8 dm – 6dm + 8 dm = 10 dm - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS tìm hiểu bài và lắng nghe GV giới thiệu - HS về nhà thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC BÀI 2: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi; - Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi; - Đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi; - Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt. 2. Năng lực *Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. * Năng lực riêng: - Nhận ra được một số biêu hiện của biết nhận lỗi, sửa lỗi; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện biết nhận lỗi, sửa lòi. - Đưa ra ý kiến và sắm vai đề giải quyết tình huống thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi. - Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi sau khi mắc lỗi. - Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ, hành động để tỏ thái độ đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi. 3. Phẩm chất: Trung thực. Biết nhận lỗi và sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh, video clip về đức tính trung thực 2. Đối với học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến của em về việc làm của Na YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, yêu cầu 1 - 2 HS mô tả lại tình huống ở tranh 1 và tranh 2 - Gv đặt câu hỏi: + Chuyện gì đã xảy ra? + Na đã xử lí việc đó như thế nào? + Thái độ, lời nói, việc làm của Na cho thấy Na là người thế nào? + Em đồng tình và không đồng tình với việc làm nào của Na? Vì sao? - GV gọi HS trả lời, các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2: Nhận xét về lời nói, việc làm của Tin và Bin. Nếu là Tin và Bin em sẽ làm gì? YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi. Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và yêu cầu 1 - 2 HS mô tả lại tình huống: Tranh 1:Tin bước vội, vô tình làm vỡ chậu cây cảnh; Bin đi sau nhìn thấy rõ việc đó. Tranh 2: Khi cô giáo hỏi, Tin không nhận lỗi, Bin cũng không giúp Tin nhận lỗi. Câu hỏi gợi ý: + Chuyện gi đã xảy ra? + Tin đã mắc lỗi gì? Khi đó Bin có biết lỗi của Tin không? + Tin và Bin đã trà lời cô giáo như thế nào? + Khi trá lời cô giáo như thế, lỗi của Tin lờ gì và lỗi của Bin là gì? + Em có đồng tình với việc làm, lời nói của Tin và Bin không? Vì sao? + Nếu là Tin hoặc Bin, em sẽ làm gì?... - GV gọi HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Sắm vai các bạn trong tranh và xử lí tình huống YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp HS luyện tập cách xử lí tình huống liên quan đến nhận lỗi và sửa lỗi. Cách tiến hành: - GV tổ chức một số nhóm đôi (một nam, một nữ) và hướng dẫn HS sắm vai: Tình huống 1: Bạn nữ đang đi xe đạp; bạn nam đá bóng trúng bạn nữ làm bạn nữ ngã xe, bị đau. - Gv đặt câu hỏi: Trong tình huống này, bạn nam nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? Nếu bạn nam biết/không biết nhận lỗi và sửa lỗi, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? Tình huống 2: Bạn nữ nhận nhầm cây bút của bạn nam là của mình nhưng đến khi về nhà, bạn nữ mới biết điều đó. Câu hỏi: Trong tình huống này, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? Nếu bạn nam biết/không tha thứ, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? - Các nhóm suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, động viên và khuyến khích các nhóm. - GV lưu ý HS: cần đưa ra những lời nói, việc làm cụ thể, sinh động không chì thể hiện việc biết nhận lỗi, xin lỗi với bạn mà còn thể hiện cả việc biết tha lỗi cho bạn; biết giải quyết, xử lí các tình huống, vấn đề cá nhân của mình một cách chủ động. D. VẬN DỤNG Hoạt động 1: Tập nói lời xin lỗi. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS biết cách sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ phù hợp khi xin lỗi người khác. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: + 2 bạn tập nói lời xin lỗi với nhau + 2 bạn quan sát, nhận xét, góp ý + Sau đó, đổi vai và nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau - GV quan sát HS thực hành - GV gọi các nhóm lên bảng xử lí tình huống. Hoạt động 2: Chia sẻ về những việc làm thể hiện em biết nhận lỗi và sửa lỗi YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS biết chia sẻ và rút kinh nghiệm vế việc mình biết hoặc chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: + Một bạn chia sẻ việc làm thể hiện bản thân đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi. + 3 bạn nhận xét, góp ý; sau đó lần lượt các bạn trong nhóm chia sẻ. - GV quan sát các nhóm thực hành. - GV gọi đại diện nhóm trình bày. GV cần có hình thức động viên, khuyến khích kịp thời và gợi ý để các HS trong nhóm phân tích tác hại của việc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi, đồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý, đề xuất phù hợp, mang tính xây dựng. - GV rút ra kết luận. Hoạt động 3: Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi và sửa lỗi. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp HS thực hiện được việc biết nhận lỗi và sửa lỗi Cách tiến hành: - GV nhắc nhở HS, khi làm việc sai cần dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi chân thành và nghiêm túc sửa chữa sai lầm, khuyết điểm của mình. - Động viên, nhắc nhở bạn bè và người thân thực hiện việc làm thể hiện thái độ nhận sai và sửa sai. - Sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về việc biết nhận sai và sửa sai. - GV kết luận, tổng kết bài học. - HS quan sát - HS tiếp nhận câu hỏi - HS suy nghĩ câu trả lời - HS đứng dậy báo cáo kết quả trước lớp - HS nghe GV nhận xét. - HS bắt cặp đôi với bạn bên cạnh, tìm ra lời khuyên. - Đại diện cặp đôi trình bày kết quả. - HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân. - HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử lí tình huống. - Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống. - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV - Các nhóm đưa ra cách xử lí. - Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân. - Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp. - HS nghe và trả lời câu hỏi - HS làm việc theo nhóm. - HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời. - HS nghe GV kết luận. - HS lắng nghe - HS tiếp thu và thực hiện - HS nghe GV tổng kết. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC Ngày soạn : 11/10 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021 TIẾNG VIỆT VIẾT CHỮ HOA C, CÓ CHÍ THÌ NÊN VIẾT HOA TÊN NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Nói được với bạn tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa. Viết đúng chữ C hoa và câu ứng dụng. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực riêng: Viết hoa đúng tên riêng của người. Nói được với người thân về tên các bạn trong lớp. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên Giáo án. Mẫu chữ viết hoa C. Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 3-4 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Những cái tên (tiết 3-4). II. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Luyện viết chữ C hoa a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS biết quy trình viết chữ C hoa theo đúng mẫu; viết chữ C hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu mẫu chữ viết C: Chữ viết hoa C gồm 2 nét: nét cong trái và nét cong phải - GV viết mẫu lên bảng: Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS tập viết chữ C hoa vào bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Có chí thì nên; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Có chí thì nên. - GV giải thích cho HS nghĩa của câu Có chí thì nên: những người có ý chí, lòng kiên trì thì ắt sẽ làm được việc lớn lao và hoàn thành được một việc gì đó. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng? Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa? - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp: + Viết chữ viết hoa C đầu câu. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ 0 tiếp liền với điểm kết thúc nét 2 của chữ viết hoa C. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết . Hoạt động 3: Luyện viết thêm a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS đọc được và hiểu nghĩa của câu thơ Tre già ôm lấy măng non/Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày; viết câu thơ vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải thích cho HS nghĩa của câu thơ: Tình cảm yêu thương mà mẹ dành cho con được ví như hình ảnh tre già ôm lấy măng non. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết thơ Tre già ôm lấy măng non/Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày vào vở Tập viết. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng). b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp. - GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng. - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. Hoạt động 5: Luyện từ a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS quan sát các từ ngữ ở trong thẻ màu xanh và các thẻ màu hồng; nhận xét cách viết từ ngữ thuộc mỗi nhóm có gì khác nhau và giải thích vì sao. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 3: Cách viết các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng có gì khác nhau? Vì sao? - GV hướng dẫn HS: quan sát các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng, em có nhận xét gì cách viết hoa, viết thường, những từ ngữ đó chỉ ai (cụ thể, nói chung) trong 2 nhóm từ. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào vở bài tập. - GV mời đại diện 2-3 HS đứng dậy trả lời câu hỏi. Hoạt động 6: Nhận diện tên riêng của từ a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS quan sát tranh, đọc lại bài thơ Những cái tên và xác định các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4a: Tìm các tên riêng trong bài thơ Những cái tên. - GV hướng dẫn HS: quan sát tranh (trong câu hỏi và bài thơ), đọc lại bài thơ Những cái tên và xác định các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. Hoạt động 7: Viết tên riêng các bạn trong lớp a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS viết tên các bạn HS trong ảnh và chia sẻ cách em viết tên riêng của các bạn trong ảnh; viết vào vở bài tập tên các bạn trong ảnh. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4b: Viết tên 2 bạn trong lớp. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS: + HS mỗi nhóm nhận ảnh 2 bạn trong lớp có tên riêng bắt đâu bằng chữ cái A, Á, Â, B,C. + HS viết tên hai bạn trong ảnh và chia sẻ trong nhóm cách em viết tên riêng của các bạn trong ảnh. - GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập tên các bạn trong ảnh. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : HS thực hiện hoạt động tại nhà, nói với người thân về tên của một vài bạn trong lớp. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Nói với người thân về tên của một vài bạn trong lớp. - GV hướng dẫn HS những nội dung có thể nói với người thân: + Em được nghe những bạn nào trong lớp chia sẻ về tên mình? + Lí do tại sao bố mẹ đặt tên cho bạn như thế? + Em thích tên bạn nào? Vì sao? Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu HS thảo luận theo nhóm trước khi trao đổi với người thân tại nhà. - GV mời đại diện 1-2 HS nói trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá cách nói của HS, khen ngợi những HS nói, giao tiếp tự tin. - HS quan sát, lắng nghe. - HS quan sát trên bảng lớp. - HS viết vảo bảng con, vở Tập viết. - HS đọc câu Có chí thì nên. - HS trả lời: Câu 1: Câu ứng dụng có 4 tiếng. Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ Có phải viết hoa. - HS quan sát trên bảng lớp. - HS viết vào vở Tập viết. - HS lắng nghe. - HS viết vào vở Tập viết. - HS chú ý lắng nghe. - HS tự soát lại bài của mình. - HS trả lời: + Nhóm từ ngữ ở thẻ màu hồng: từ ngữ chỉ người nói chung (bạn, học sinh, lớp trưởng) và không viết hoa đầu câu. + Nhóm từ ngữ ở thẻ màu xanh: từ ngữ chỉ tên riêng của con người, được viết hoa. - HS trả lời: Các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ là Minh Nguyệt, Hiền Thảo, Tuấn Dũng, Phương Mai. - HS viết bài. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS trả lời. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC TOÁN BÀI: ĐỀ - XI - MÉT ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nhận biết được đơn vị đo độ đài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết; độ lớn. - Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đó vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm). - So sánh độ dải của gang tay với l dm, 2 dm. - Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vị 100). - Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo. - Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ dài đã học. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). - Tích hợp: Toán học và cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, S
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_moi_lop_2_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.docx