Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC: CUỘC THI KHÔNG THÀNH (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu.

Hiểu các từ ngữ trong bài.

Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

 Nói – nghe về cách chạy của mỗi loài

 Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi loài, mỗi người xung quanh ta đều có đặc điểm, thoái quen riêng. Cần tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người, không nên đòi người khác phải giống như mình.

2. Phát triển các năng lực chung:

 Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

3.phẩm chất Biết yêu thương, tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người.

II. CHUẨN BỊ

Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung bài học, bài Tập đọc.

 VBT Tiếng Việt 1, tập hai.

 Mỗi HS 1 mảnh giấy trắng (cỡ 5 x 10 cm) để tham gia trò chơi khởi động.

Thẻ xanh đỏ cho mỗi HS làm BT 2 (Chọn ý trả lời đúng: a hay b)

 

docx 35 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2021
	GIÁO ÁN
MÔN: TIẾNG VIỆT Hoạt động vận dụng
CHỦ ĐIỂM 6: THIÊN NHIÊN
	TẬP ĐỌC: CUỘC THI KHÔNG THÀNH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 	
Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
 Nói – nghe về cách chạy của mỗi loài
 Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi loài, mỗi người xung quanh ta đều có đặc điểm, thoái quen riêng. Cần tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người, không nên đòi người khác phải giống như mình.
2. Phát triển các năng lực chung:	
 Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
3.phẩm chất Biết yêu thương, tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người.
II. CHUẨN BỊ
Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung bài học, bài Tập đọc.
 VBT Tiếng Việt 1, tập hai. 
 Mỗi HS 1 mảnh giấy trắng (cỡ 5 x 10 cm) để tham gia trò chơi khởi động.
Thẻ xanh đỏ cho mỗi HS làm BT 2 (Chọn ý trả lời đúng: a hay b)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. 
- Gọi 2, 3 HS đọc thuộc lòng 2 khổ cuối của bài thơ Quyển vở của em, trả lời câu hỏi: Ai biết giữ vở sạch, chữ đẹp?
- Nhận xét.
* Trò chơi: Thi viết tên con vật sống dưới nước
- GV phổ biến cách chơi: GV phát cho mỗi HS 1 tờ phiếu , HS tự ghi tên mình trên phiếu.
- GV nêu yêu cầu: Khi có lệnh bắt đầu, mỗi em ghi thật nhanh tên 3 con vật sống dưới nước (trong thời gian 1 phút) vào mặt sau của phiếu.
- Tổ chức cho HS chơi
GV thu phiếu và gọi HS đọc theo nhóm đôi, 1 bạn đọc tên HS, 1 bạn đọc tên con vật).
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Giới thiệu bài
- GV treo tranh minh họa, hỏi:
+ Tranh vẽ những con vật nào?
+ Chúng sống trên cạn hay dưới nước?
+ Chúng “đi lại” có giống nhau không?
- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu vào bài
- GV viết tên bài: Cuộc thi không thành
Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. Hiểu nội dung câu chuyện.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi - đáp, đọc thầm, đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp. 
2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu: giọng rõ ràng, chậm rãi, đọc rõ ngữ điệu từng nhân vật.
b) Luyện đọc từ ngữ
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: không thành, trọng tài, xuất phát, chuyện rắc rối, quay đuôi, ngúng nguẩy, quay đầu, giật lùi, phóng thẳng, khuyên bảo,....
- GV hỏi ngúng nguẩy là như thế nào?
- Giải nghĩa từ: ngúng nguẩy (tỏ thái độ không bằng lòng hay hờn dỗi).
c) Luyện đọc câu
- GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 13 câu.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1
 Hướng dẫn đọc câu dài
+ GV đọc mẫu 1 lần, ngắt câu dài,
Chúng cãi nhau vì / tôm chỉ quen bơi giật lùi, / cá chỉ biết phóng thẳng, / cua chỉ bò ngang
- Cho HS đọc câu trong nhóm đôi
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- 2 HS đọc và 1 HS trả lời câu hỏi
- Chú ý lắng nghe
- Theo dõi
- HS tích cực tham gia trò chơi: các em ghi thật nhanh tên 3 con vật sống dưới nước (trong thời gian 1 phút) vào mặt sau của phiếu.
- HS đọc theo nhóm đôi
HS quan sát
- 2 – 3 HS: Tranh vẽ tôm, cá, cua và rùa.
- 1 – 2 HS: Chúng sống dưới nước
- HS trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Vài HS nhắc lại tên bài
- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS đếm số câu trong bài: Bài có 13 câu
- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).
(Có thể cho HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ð HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại, tương tự với các câu còn lại.)
Chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.
- HS đọc câu trong nhóm đôi
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* GV cho học sinh hát vận động theo nhạc.
d) Thi đọc đoạn, bài
* Tổ chức cho HS đọc đoạn của bài:
- GV chia đoạn và hướng dẫn HS đọc bài theo đoạn, lưu ý ngắt nghỉ ở dấu phẩy, dấu chấm.
- Gồm có 3 đoạn (2 câu/ 7 câu/ 4 câu)
* Tổ chức cho HS đọc cả bài
- Tổ chức cho HS thi đọc mỗi nhóm đồng thanh đọc một đoạn.
- Hỏi: Nhóm nào đọc đúng 
- Thế nào là đọc tốt
- GV nhận xét
- Tổ chức cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- GV gọi 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.
- Tổ chức trao đổi nhóm, làm BT
BT1:
- GV hỏi: Tôm, cá và cua định làm gì?
- Nhận xét
BT2: 
- GV phát thẻ xanh đỏ và hỏi: Vì sao cuộc đua của ba bạn không thành? 
- GV đọc từng ý.
 Mời HS giải thích
- GV nhận xét chốt ý.
BT3:
- GV nêu yêu cầu BT
- Chỉ từng cụm từ, yêu cầu cả lớp đọc.
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
* Lặp lại: Tổ chức cho HS hỏi đáp: 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT vừa làm.
- GV nhận xét, chốt ý
- GV hỏi: Cuộc thi của tôm, cá và cua không thành bởi vì ai cũng đòi chạy theo cách của mình. Cuộc thi muốn thành công thì ba bạn phải làm như thế nào?
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV nêu nội dung bài, giáo dục HS: Mỗi bạnđều có đặc điểm, thoái quen riêng. Cần tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người, không nên đòi người khác phải giống như mình.
2.3. Luyện đọc lại
- GV hỏi trong bài gồm có những nhân vật nào?
- Treo bảng phụ ghi lời đối thoại của 3 nhân vật và hướng dẫn HS đọc:
+ Tôm: Hai cậu phải quay đuôi về đích như mình!
+ Cá: Không, hai cậu phải quay đầu về đích như tớ!
+ Cua: Hai cậu phải quay ngang như tớ!
- Ngoài lời của nhân vật còn cần đọc lời của ai nữa?
- Tổ chức cho HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, tôm, cá, cua.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động vận dụng
- GV mời cả lớp đọc lại bài 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về kể cho người thân nghe điều em đã hiểu được qua câu chuyện, chuẩn bị bài tiết sau: Anh hùng biển cả.
- HS hát vận động theo nhạc.
- Đọc từng đoạn theo hình thức đọc nối tiếp: cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4, đọc to trước lớp.
- HS đọc nhóm 4 theo hình thức đọc nối tiếp, mỗi bạn một đoạn
- Trả lời: 
+ Nhóm đọc đúng không vấp, rõ ràng là .
+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Chú ý lắng nghe
- Đọc đồng thanh
- 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời: Tôm cá và cua định làm thi chạy
- HS đọc từng ý và dùng thẻ để bày tỏ ý kiến
- HS giải thích theo ý của mình.
- Chú ý lắng nghe
 HS đọc theo yêu cầu
- Làm vào VBT: 
a) Tôm – (2) giật lùi
b) Cá – (3) phóng thẳng
c) Cua – (1) bò ngang
- HS hỏi đáp: 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT.
- Lắng nghe và trả lời
- Vài HS trả lời theo suy nghĩ
- Theo dõi và ghi nhớ
- HS: 3 nhân vật đó là Tôm, cá, cua.
- HS đọc theo hướng dẫn
- Lời của người dẫn chuyện
- HS chia vai và luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc, nhóm khác nhận xét.
- Đọc đồng thanh
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2021
	GIÁO ÁN
CHÍNH TẢ
TẬP CHÉP: RÙA CON ĐI CHỢ
I. MỤC TIÊU 
Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc: HS đọc được bài thơ Rùa con đi chợ
- Viết: Tập chép bài thơ Rùa con đi chợ, không mắc quá 1 lỗi, trình bày đúng, chữ viết rõ ràng. Làm đúng BT điền ng/ngh vào chỗ trống, tìm và viết đúng chính tả 1 tiếng có vần uôi, 1 tiếng có vần uây trong bài Cuộc thi không thành.
2. Phát triển các năng lực chung:	
 Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
 3.phẩm chất :Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu thích các loài vật. Giáo dục HS tính cẩn thận chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ
 Bảng phụ viết nội dung bài học thơ Rùa con đi chợ. Nội dung các bài tập chính tả.
 VBT Tiếng Việt 1, tập hai, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. 
- GV mở nhạc cho HS hát múa và vận động theo nhạc.
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ: cái kéo, cặp sách, thước kẻ.
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: HS đọc được bài thơ Rùa con đi chợ
Chép đúng bài thơ Rùa con đi chợ, không mắc quá 1 lỗi. Trình bày đúng, chữ viết rõ ràng.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp; nhìn – chép.
2.1. Hướng dẫn tập chép
- Treo bảng phụ có nội dung bài chính tả.
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng
* Tìm hiểu đoạn chép
- GV hỏi nội dung bài thơ?
* Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy câu? 
- Mỗi câu có mấy chữ?
 Chữ đầu câu, đầu câu viết như thế nào?
- Cuối đoạn thơ có dấu gì?
* Hướng dẫn đọc từ khó
- Chỉ thước cho các em đọc những tiếng các em dễ viết sai: đầu xuân, hoa trái, bộn bề, hạt giống, trồng gieo,..
* Chép bài
-Yêu cầu học sinh chép bài. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa cho học sinh.
 GV cho HS soát lỗi
 Thu và nhận xét 5-7 bài.
- Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của học sinh.
2.1. Làm bài tập chính tả
a) BT 2: Em chọn chữ nào: ng hay ngh
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Mời 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc
+ Khi nào ta viết là ngh?
+ Khi nào ta viết là ng?
- Học sinh tiến hành làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai.
- GV tổ chức cho 2 nhóm thi tiếp sức làm bài.
 Nhận xét
- Cả lớp đọc các câu văn, dòng thơ đã hoàn thành.
b) BT 3: Tìm trong bài đọc và viết lại
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở Luyện viết 1, tập hai.
- Đại diện nhóm trình bày
- Gọi HS đọc 2 câu văn có vần uôi, uây.
- Nhận xét, khen ngợi và động viên HS.
3. Hoạt động vận dụng
- GV mời cả lớp đọc lại bài chính tả
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về chuẩn bị bài tiết sau
- HS hát múa và vận động theo nhạc
- 2 HS viết bảng lớp – cả lớp viết bảng con
- Chú ý lắng nghe
- Theo dõi
- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo
- Cả lớp đọc bài trên bảng
- 2 – 3 HS trả lời: Bài thơ kể chuyện rùa con đi chợ mua hạt giống về gieo trồng. Rùa bò chậm nên đi từ đầu xuân, mùa hè mới đến cổng chợ).
 Đoạn thơ có 4 câu
- Câu đầu tiên 6 chữ, câu thứ hai 8 chữ, câu thứ ba 6 chữ, câu thứ tư 8 chữ.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu.
- Cuối đoạn thơ có dấu chấm (.).
- Đọc theo thước chỉ giáo viên - HS đọc cá nhân, cả lớp.
- Học sinh chép bài vào vở Luyện viết 1, tập hai, chép lại bài; tô các chữ hoa đầu tiên.
- Học sinh đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi lại tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- Chú ý lắng nghe
Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc: 
+ ngh + e, ê, i, iê
+ ng + các chữ khác.
- HS thực hiện
- 2 nhóm thi tiếp sức làm bài: ngang, nghe, ngay ngắn
- Đọc đồng thanh
1 Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm bài Cuộc thi không thành
- HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở Luyện viết 1, tập hai.
- đuôi, nguẩy
- Cá nhân – đồng thanh
- Chú ý lắng nghe 
- Đọc đồng thanh
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2021
	GIÁO ÁN
TẬP ĐỌC: ANH HÙNG BIỂN CẢ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
Hiểu nội dung câu chuyện nói về những đặc điểm của loài cá heo, ca ngợi cá heo thông minh, tài giỏi, là bạn tốt của mọi người.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất	
 Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
3.phẩm chất : Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài vật có ích.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung bài học, bài Tập đọc.
- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau bài Cuộc thi không thành, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
* Nói về cá heo
- GV hỏi: Em đã bao giờ thấy cá heo chưa? Em biết gì về cá heo?
- Nhận xét, chốt ý
* Giới thiệu bài
- GV treo tranh minh họa, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu vào bài
- GV viết tên bài: Anh hùng biển cả
Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút.. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. Hiểu nội dung câu chuyện.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi - đáp, đọc thầm, đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp. 
2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu: giọng ngưỡng mộ, cảm phục.
b) Luyện đọc từ ngữ
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: tay bơi, nhanh vun vút, thông minh, dẫn tàu thuyền, săn lùng, huân chương
- GV hỏi tay bơi là như thế nào?
- Giải nghĩa từ: tay bơi (bơi rất giỏi).
c) Luyện đọc câu
- GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1
Hướng dẫn đọc câu dài
+ GV đọc mẫu 1 lần, ngắt câu dài,
Một chú cá heo ở Biển Đen từng đuọc thưởng huân chương / vì đã cứu sống một phi công. Nó giúp anh thoát khỏi luc cá mập / khi anh nhảy dù xuống biển / vì máy bay bị hỏng.
- Cho HS đọc câu trong nhóm đôi
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- 2 HS đọc và 1 HS trả lời câu hỏi
- HS phát biểu theo suy nghĩ
- Chú ý lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Vài HS nhắc lại tên bài
- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- Trả lời: bơi rất giỏi).
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu
- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).
(Có thể cho HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ð HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại, tương tự với các câu còn lại.)
Chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.
- HS đọc câu trong nhóm đôi
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* GV cho học sinh hát vận động theo nhạc.
d) Thi đọc đoạn, bài
* Tổ chức cho HS đọc đoạn của bài:
- GV chia đoạn và hướng dẫn HS đọc bài theo đoạn, lưu ý ngắt nghỉ ở dấu phẩy, dấu chấm.
- Gồm có 2 đoạn (4câu/ 4 câu)
* Tổ chức cho HS đọc cả bài
- Tổ chức cho HS thi đọc mỗi nhóm đồng thanh đọc một đoạn.
- Hỏi: Nhóm nào đọc đúng 
- Thế nào là đọc tốt
 GV nhận xét
- Tổ chức cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- GV gọi 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.
- Tổ chức trao đổi nhóm đôi, làm BT
- GV hỏi cả lớp từng câu
BT1:
- GV hỏi: Cá heo có đặc điểm gì khác với loài cá khác?
- Nhận xét
BT2: 
- GV hỏi: Vì sao các heo đuọc gọi là anh hùng biển cả? 
- GV nhận xét chốt ý.
BT3:
- GV nêu yêu cầu BT
- Chỉ từng cụm từ, yêu cầu cả lớp đọc.
- Gọi HS trả lời và giải thích
* Lặp lại: Tổ chức cho HS hỏi đáp: 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT vừa làm.
- GV nhận xét, chốt ý
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV nêu nội dung bài, giáo dục HS: Câu chuyện nói về những đặc điểm của loài cá heo, ca ngợi cá heo thông minh, tài giỏi, là bạn tốt của mọi người.
2.3. Luyện đọc lại
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.4 Hoạt động vận dụng
- GV mời cả lớp đọc lại bài 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về kể cho người thân nghe điều em đã hiểu được qua câu chuyện, chuẩn bị bài tiết sau
- HS hát vận động theo nhạc.
- Đọc từng đoạn theo hình thức đọc nối tiếp: cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4, đọc to trước lớp.
- HS đọc nhóm 4 theo hình thức đọc nối tiếp, mỗi bạn một đoạn
- Trả lời: 
+ Nhóm đọc đúng không vấp, rõ ràng là .
+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Chú ý lắng nghe
- Đọc đồng thanh
- 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- HS trong lớp trả lời.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Chú ý lắng nghe
- HS đọc theo yêu cầu
- Đọc đồng thanh
- HS trả lời theo suy nghĩ
- 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT vừa làm.
- Vài HS trả lời theo suy nghĩ
- Theo dõi và ghi nhớ
- HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 2 nhóm thi đọc cả bài (mỗi nhóm 4 bạn), nhóm khác nhận xét. 
- Đọc đồng thanh
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2021
	GIÁO ÁN
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA P, Q
I. MỤC TIÊU 
Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Tô, viết đúng chữ viết hoa P, Q chữ thường cỡ vừa và cỡ nhỏ đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
- Viết đúng từ, câu: cá heo, vun vút. Quê hương tươi đẹp.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất	
- Phát triển ngôn ngữ. Khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
- Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (yêu quê hương) thông qua việc hiểu ý nghĩa câu Quê hương tươi đẹp.
3.phẩm chất : Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
chữ mẫu, ( bảng phụ viết mẫu yêu cầu bài tập viết). 
- Bảng con, phấn.
- Vở Luyện viết 1, tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. 
- GV mở nhạc cho HS hát múa và vận động theo nhạc.
* Giới thiệu bài
- GV đưa mẫu chữ in hoa P, Q
- Nhận xét.
- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: HS - Tô, viết đúng chữ viết hoa P, Q chữ thường cỡ vừa và cỡ nhỏ đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, luyện tập thực hành, cá nhân, nhóm, lớp.
2.1. Tô chữ viết hoa P, Q
- Treo mẫu chữ viết hoa P,Q, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ vào từng nét).
* Tô chữ hoa P.
- Yêu cầu học sinh quan sát.
- Chữ P hoa gồm có những nét cơ bản nào?
Giáo viên viết chữ P hoa lên bảng và nêu quy trình:
 + Nét 1: Nét 1 là nét cong ngược trái. Đặt bút trên đường kẻ 6, tô từ trên xuống dưới, đầu móc vào phía trong.
 + Nét 2: Nét 2 là nét cong kín (giống chữ O), đặt bút từ đường kẻ 5, tô theo đường cong vòng lên, cuối nét lượn vào trong , dừng bút gần đường kẻ 5.
- Giáo viên nhắc lại 1 – 2 lần, kết hợp với tô mẫu để học sinh ghi nhớ.
* Tô chữ hoa Q
- Yêu cầu học sinh quan sát.
- Chữ hoa Q gần giống chữ nào đã học?
- Giáo viên viết chữ Q hoa lên bảng và nêu quy trình:
 + Nét 1: Nét 1 là nét cong kín (giống chữ O). Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái để tô nét cong, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến ĐK 4 thì cong lên một chút rồi dừng bút. 
 + Nét 2: Nét 2 là nét lượn ngang, đặt bút gần ĐK 2 tô nét lượn ngang từ trong lòng chữa ra ngoài, dừng bút trên ĐK 2.
- Giáo viên nhắc lại 1 – 2 lần, kết hợp với tô mẫu để học sinh ghi nhớ.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
2.1. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
- GV chiếu các từ ngữ, câu ứng dụng cần đọc lên màn hình (hoặc bảng phụ đã viết sẵn các từ ngữ, câu ứng dụng cần đọc và viết): cá heo, vun vút; Quê hương em tươi đẹp.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ và khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét từ chữ viết hoa Q sang cữa viết thường, vị trí đặt dấu thanh.
- GV cho HS viết bảng con
- Nhận xét
- Cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập 2.
- GV lệnh cho học sinh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút .
- GV theo dõi, hỗ trợ HS
- Nhận xét bài vài HS
- Chiếu vài bài của hs lên cho hs quan sát, nhận xét bài bạn viết.( có thể cho hs quan sát một số bài )viết đẹp
- Hoạt động vận dụng
 Nhận xét, khen ngợi và động viên HS.
- GV nhận xét tiết học, khen học sinh viết đẹp.Nhắc nhở hs luyện viết thêm ở nhà.
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa” (làm cho sản phẩm đẹp hơn, lời giới thiệu ấn tượng hơn).
- HS hát múa và vận động theo nhạc
- HS quan sát và nhận biết đó là mẫu chữ in hoa P, Q
- Chú ý lắng nghe
- Học sinh quan sát và chỉ tay theo
- Học sinh quan sát
- Chữ P gồm có hai nét : nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có hai đầu uốn vào trong không đều nhau. 
- HS lắng nghe và chỉ tay theo
- Lắng nghe
- HS tô chữ hoa P cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập 2.
- Học sinh quan sát
- Giống chữ O đã học 
- HS lắng nghe và chỉ tay theo
- Lắng nghe
- HS tô chữ hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập 2.
- Quan sát và đọc theo: cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát viết bảng con
- Cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập 2.
- Chuẩn bị tư thế ngồi viết, cầm bút viết bài
- Theo dõi
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2021
	GIÁO ÁN
TẬP ĐỌC: HOA KẾT TRÁI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng, đều kết quả ngọt lành tặng con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý hoa, đừng hái hoa tươi để hoa đơm bông kết trái.
	2. Phát triển các năng lực chung	
	- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
 3.phẩm chất Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài cây thể hiện qua việc không hái hoa tươi để hoa đơm bông kết trái.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung bài học, bài Tập đọc.
- Một số loại hoa
- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. 
- Gọi 2 HS đọc bài Anh hùng biển cả. 
+ HS 1 trả lời câu hỏi: Vì sao cá heo được gọi là anh hùng biển cả? 
+ HS 2 trả lời câu hỏi: Chọn một tên gọi khác mà em thích để tặng cá heo.
- Nhận xét.
* Cả lớp hát bài Quả (Nhạc và lời: Xanh Xanh)
* Giới thiệu bài
- GV treo tranh và hỏi nội dung tranh
- GV nói: Quả cà, quả mướp, quả lựu,... những loài quả mà các em thấy thường ngày đều được làm nên từ những bông hoa. 
- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu vào bài: Mỗi loài hoa đều có những màu sắc, hương vị, vẻ đẹp riêng,... nhưng chúng giống nhau: đều làm nên những trái cây, những thứ quả ngon lành. Bài thơ Hoa kết trái sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của các loài hoa.
- GV viết tên bài: Hoa kết trái
Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút.. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. Hiểu nội dung câu chuyện.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi - đáp, đọc thầm, đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp. 
2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu: giọng vui, sôi nổi, tình cảm. Nhấn giọng (tự nhiên, biểu cảm), các từ ngữ nói về đặc điểm của mỗi loài hoa: tim tím, vàng vàng, chói chang, đỏ, nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh.
b) Luyện đọc từ ngữ
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: kết trái, tim tím, hoa mướp, hoa lựu, chói chang, đốm lửa, hoa vừng, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh, hoa tươi,...
- GV hỏi kết trái là như thế nào?
- Giải nghĩa từ: kết trái (hình thành trái, quả từ hoa). 
- GV giới thiệu một vài bông hoa mang đến lớp (nếu có) - hoa cà, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ.
c) Luyện dọc dòng thơ
- GV cùng HS đếm số dòng trong bài: Bài đọc có 12 dòng thơ.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng dòng lần 1: Đọc tiếp nối hai dòng thơ một (cá nhân, từng cặp). 
- GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp nhanh giữa các từ ngữ trong dòng thơ: 
+ GV đọc mẫu 
Hoa cà / tim tím – Hoa mướp / vàng vàng - Hoa lựu/ chói chang. 
Đọc liền hơi các dòng thơ: 
Đỏ như đốm lửa - Rung rinh trong gió – Này các bạn nhỏ – Đừng hái hoa tươi – Hoa yêu mọi người – Nên hoa kết trái..
- Cho HS đọc tiếp nối hai dòng thơ trong nhóm đôi
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
* GV cho học sinh hát vận động theo nhạc.
d) Thi đọc đoạn, bài
* Tổ chức cho HS đọc đoạn của bài:
- GV chia câu và hướng dẫn HS đọc bài theo 2 đoạn (8 dòng / 4 dòng) 
* Tổ chức cho HS đọc cả bài
- Tổ chức cho HS thi đọc mỗi nhóm đồng thanh đọc một đoạn.
- Hỏi: Nhóm nào đọc đúng 
- Thế nào là đọc tốt
GV nhận xét
- Tổ chức cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- GV gọi 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.
BT 1
- GV chỉ từng vế câu ở mỗi bên cho cả lớp đọc.
- GV gọi 1 HS báo cáo kết quả - Cả lớp đọc lại.
BT 2
- 1 HS đọc mẫu.
- GV chỉ M, giải thích: Mỗi loài hoa trong bài đều cho một thứ quả hoặc hạt. VD: Hoa vừng cho hạt vừng. Từ hạt vừng có thể làm dầu vừng và làm kẹo vừng, mè xửng là những loại kẹo rất thơm ngon. Còn những loài hoa khác thì sao?
- HS trao đổi, nói kết quả. GV nhận xét hoặc bổ sung. VD: 
+ Hoa cà kết thành quả cà. Quả cà dùng để làm món nấu, món xào hoặc đem muối, làm món cà muối.
+ Hoa mướp kết thành quả mướp có thể xào, nấu canh. 
+ Hoa lựu kết thành quả lựu, ăn vừa ngọt vừa rộn rốt chua.
+ Hoa đỗ kết thành quả đỗ. Quả đỗ có thể luộc hoặc xào. Nếu để già, có thể bóc vỏ lấy hạt. Hạt đỗ xanh dùng để nấu chè hoặc làm các loại bánh đậu xanh, bánh chưng / bánh tét, bánh nếp), nấu xôi,...
+ Hoa mận kết thành quả mận, Quả mận tươi ngon có thể ăn ngay hoặc dùng làm mứt mận, ô mai mận,...
d) BT 3
- GV: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ điều gì?
 GV chốt ý: Bài thơ ca ngợi mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng đều kết quả ngọt lành tặng cho con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý, bảo vệ hoa, đừng hái hoa để hoa đơm bông kết trái.
2.3. Hoạt động vận dụng
- Tổ chức cho HS thi đọc bài thơ trước lớp. 
 Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc hay: đọc đúng từ, câu, rõ ràng, biểu cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV mời cả lớp đọc lại bài 
- Nhận xét giờ học
- GV dặn HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe, hỏi người thân những loại hoa nào kết thành quả, quả nào ăn được. 
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa”; chuẩn bị cho tiết kể chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon.
- 2 HS đọc và HS trả lời câu hỏi
- Cả lớp hát
- HS quan sát và trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Vài HS nhắc lại tên bài
- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- Trả lời: hình thành trái, quả từ hoa
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Theo dõi
- HS đếm số dòng trong bài: Bài đọc có 12 dòng thơ.
- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).
- Chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.
- 2 – 3 HS đọc – cả lớp
- HS đọc tiếp nối hai dòng thơ trong nhóm đôi.
- HS hát vận động theo nhạc.
- Đọc từng đoạn theo hình thức đọc nối tiếp: cá nhân, nhóm đôi đọc to trước lớp.
- HS đọc nhóm theo hình thức đọc nối tiếp, mỗi bạn một đoạn
- Trả lời: 
+ Nhóm đọc đúng không vấp, rõ ràng là .
+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Chú ý lắng nghe
- Đọc đồng thanh
- 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.
- HS thực hiện
- 1 HS báo cáo kết quả (đọc từng câu thơ).
- Cả lớp đọc lại: a) Hoa cà - 3) tim tím. b) Hoa mướp - 1) vàng vàng. c) Hoa lựu - 4) đỏ như đốm lửa. d) Hoa mận - 2) trắng tinh.
- HS đọc
- Chú ý lắng nghe
- HS trả lời
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Theo dõi và ghi nhớ
 HS trả lời theo suy nghĩ: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ đừng hái hoa tươi để hoa kết trái. 
- Theo dõi và ghi nhớ
HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 2 nhóm thi đọc cả bài (mỗi nhóm 4 bạn), nhóm khác nhận xét. 
- Đọc đồng thanh
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2021
	GIÁO ÁN
GÓC SÁNG TẠO 
TRƯNG BÀY QUÀ TẶNG Ý NGHĨA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
Biết trưng bày sản phẩm Quà tặng ý nghĩa để các bạn xem và bình chọn.
 2. Phát triển các năng lực chung Biết giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn; biết trao tặng sản phẩm với thái độ trân trọng.
3.phẩm chất Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, có ý thức, trách nhiệm trong việc II. CHUẨN BỊ
- Sản phẩm quà tặng của HS. ĐDHT phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm (viên nam châm, hồ dán, kẹp hoặc ghim, băng dính,...). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.
- Cả lớp hát bài: Bông hồng tặng mẹ và cco 
1. Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài: Trong tiết Góc sáng tạo tuần trước, mỗi em đã hoàn thành sản phẩm Quà tặng ý nghĩa. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày, giới thiệu, bình chọn các quà tặng. Chúng ta sẽ xem quà tặng của ai được đánh giá cao.
- GV viết tên bài
Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: Biết trưng bày sản phẩm Quà tặng ý nghĩa để các bạn xem và bình chọn. Biết giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn; biết trao tặng sản phẩm với thái độ trân trọng.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, luyện tập thực hành, cá nhân, nhóm, lớp.
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của tiết học
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
 HS 1 đọc YC 1.
 HS 2 đọc YC 2. GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm.
- HS 3 đọc YC 3. GV lưu ý: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên bảng lớp để cả lớp bình chọn tiếp.
- HS 4 đọc YC 4
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 7 phút. 
2.2. Trưng bày
- Gv tổ chức cho HS trưng bày
GV tạo điều kiện, giúp đỡ để HS trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo,
- GV cùng cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ.
 2.3. Bình chọn
- GV mời lần lượt từng tổ cùng xem, cùng đọc và bình chọn: 
+ Nhóm nào trưng bày đẹp? 
+ Sản phẩm nào ấn tượng? 
- Một tổ xem trước. Cả tổ trao đổi, bình chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả với GV. Tiếp đến các tổ khác.
- GV kết luận về nhóm trưng bày đẹp (bố trí hợp lí, sáng tạo; có đủ sản phẩm và có nhiều sản phẩm đẹp). 
- GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được chọn dự thi; viết trên bảng lớp tiêu chí về s

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.docx