Giáo án mới Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án mới Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia lễ khai giảng

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Chơi trò chơi “Tôi có thể ”

+ Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Em chỉ ra được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân

- Em chỉ ra được những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực riêng:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2

– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm đề xây dựng hình ảnh bản thân, quả bóng nhỏ, phiếu bầu, thùng đựng phiếu bầu, mẫu bảng tự theo dõi việc làm của bản thân, một số món quà/sản phẩm mẫu cho HS quan sát, Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,.

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

 

docx 33 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án mới Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 22/8/2021
Ngày giảng: T2/23/8/2021
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2). 
- Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100. 
- Nhận biết được số chục, số đơn vị của số có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục. 
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
- Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ...Bộ đồ dùng học Toán 2, 2 tranh B2 phục vụ cho trò chơi.
- HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể.
- GV giới thiệu vào bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- GV ghi bài 1, HD HS xác định yêu cầu bài.
- Cho HS quan sát hình bài 1, phân tích và HD mẫu:
+ Hàng thứ nhất có mấy bó 1 chục que tính và có mấy que tính rời?
+ Ghi mấy vào cột chục? Ghi mấy vào cột đơn vị?
+ Số gồm 3 chục và 4 đơn vị là số bao nhiêu?
+ Nêu cách đọc số 34.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 các ý còn lại.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV có thể thêm, bớt số bó chục que tính, số que tính lẻ để HS đọc, viết được các số tương ứng. 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gv chốt: Bài tập 1 giúp chúng mình ôn lại cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích cấu tạo số
Bài 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức:
- GV phổ biến luật chơi
+ Hai đội chơi. Các thành viên còn lại làm trọng tài.
+ Các thành viên trong đội quan sát nhanh và đọc nội dung trên mỗi tấm bảng của các chú thỏ cầm, sau đó nối với các số thích hợp trên củ cà rốt: Bạn đầu tiên lên nối, nhanh chóng chạy về chuyền bút cho bạn thứ hai của đội lên nối.
+ Đội nào nối nhanh, nối chính xác sẽ chiến thắng.
- GV cùng HS nhận xét, phân định thắng thua.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gv chốt: Bài tập 2 cô trò mình đã ôn lại cấu tạo thập phân của các số có hai chữ số
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
- GV trưng bày một số bài làm tốt của HS.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gv chốt: Thông qua bài 3 cô và trò chúng mình đã được ôn lại cách viết cách đọc các số có 2 chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số đó.
- GV có thể thay đổi các số chục, số đơn vị để HS thực hiện viết, đọc số tương tự. 
Bài 4:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2, quan sát các số, so sánh các số, từ đó trả lời được các câu hỏi của bài toán. Chẳng hạn: 
a) Những bông hoa ghi số lớn hơn 60 là các bông hoa ghi số 69 và 89;
 b) Những bông hoa ghi số bé hơn 50 là các bông hoa ghi số 29 và 49; 
c) Những bông hoa ghi số vừa lớn hơn 50 vừa bé hơn 60 là các bông hoa ghi số 51 và 58.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gv chốt ý: Chúng ta đã vừa củng cố cách so sánh các số, qua việc trả lời được các câu hỏi của bài toán.
3. Vận dụng
- GV nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.
- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi:
+ Có 3 bó 1 chục và 4 que tính rời.
+ Ghi 3 vào cột chục, 4 vào cột đơn vị.
+ Số 34.
+ Ba mươi tư.
- 2-3 HS đọc số.
- HS thảo luận nhóm 2, hoàn thành bảng. 
- HS báo cáo miệng trước lớp.
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 2.
- HS chơi theo đội, mỗi đội 3 HS.
- Các bạn còn lại theo dõi, làm trọng tài.
- HS lắng nghe và động viên các bạn.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 3.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành bảng theo mẫu trong VBT.
- HS nối tiếp nêu đáp án.
- Lớp cùng Gv nhận xét, góp ý.
- HS lắng nghe và học tập theo bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 4.
- HS làm việc nhóm 2, quan sát tranh và so sánh các số rồi trả lời câu hỏi. (Một bạn hỏi, một bạn trả lời).
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS cùng GV nhận xét kết quả.
- Tự đánh giá và nêu việc cần khắc phục qua tiết học.
Tiết 3+4: Đọc 
 CHỦ ĐIỂM 1: EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY 
 BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương như: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp. 
- Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2. (Trả lời các câu hỏi trong SHS)
- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách đọc và hiểu nội dung để vận dụng hoàn thành phần luyện tập theo văn bản đọc.
2. Về năng lực: hình thành và phát triển 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): 
- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2. 
3. Về phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái (Yêu quý bạn bè, thầy cô, mái trường); Trách nhiệm. (Có ý thức chào hỏi lịch sự trong mọi tình huống.)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa SGK
III. Hoạt động dạy học :
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
* Hát biểu diễn bài “Đi học”
- Giới thiệu chủ điểm 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ 
- GV hỏi:
+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? 
- GV mời 2 - 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu về bài đọc 
2. Đọc
a. Đọc văn bản
- GV đọc mẫu toàn VB.
- Hướng dẫn cách đọc
b. Đọc đoạn
- HDHS chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- GV HD tìm và đọc một số từ ngữ dễ phát âm nhầm: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. 
- GV chú ý cho HS cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép 
- GV HD HS luyện đọc 1 số những câu dài.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ
c. Đọc theo nhóm 
- Cho HS đọc nhóm 3
 + GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài trong nhóm.
d. Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc nối tiếp đoạn
- GV nhận xét, khen ngợi
- GV gọi HS đọc lại bài
 TIẾT 2
* Khởi động
- GV cho HS hát, chơi trò chơi chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và suy nghĩ làm bài tập 
- Gọi học sinh trình bày kết quả 
- GV nhận xét chốt đáp án đúng (a, b và c).
Câu 2: Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Câu 3: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi ntn khi lên lớp 2?
Câu 4: Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.
- GV đưa tranh ND câu 4 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: Sắp xếp lại tranh theo trình tự xuất hiện trong câu chuyện và nói trong nhóm
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét thống nhất đáp án. (Thứ tự tranh đúng 3- 2- 1)
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại. Y/c HS khác đọc thầm theo
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường? 
a. ngạc nhiên
b. háo hức
c. rụt rè 
- GV và HS thống nhất đáp án đúng 
Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đóng vai tình huống
- GV đánh giá
b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm dưới hình thức đóng vai
- Tổ chức cho HS thi đóng vai tình huống.
- GV khuyến khích HS mở rộng tình huống: chào người lớn tuổi nói chung (ông, bà, chú, bác,...). 
6. Vận dụng
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tích cực vận dụng cách nói trong bài học vào cuộc sống hàng ngày.
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HSTL tự do
- HS nêu
- HS nghe – ghi vở
- HS đọc thầm theo.
- HS theo dõi, dùng bít chì đánh dấu đoạn.
- HS đọc nối tiếp lần 1
- HS tìm và luyện đọc từ khó: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. 
- HS luyện đọc câu dài
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) 
- HS tìm hiểu nghĩa một số từ: loáng, níu, lớn bổng
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to câu hỏi. 
- Các nhóm thi đọc. Nhóm khác nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS hát, chơi trò chơi
- HS thảo luận nhóm đôi và suy nghĩ làm bài tập. 
- 1 - 2 HS trả lời. HS khác góp ý, bổ sung
KQ: a. vùng dậy; b. Muốn đến sớm nhất lớp; c. Chauanr bị rất nhanh
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.
- Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.
- HS làm việc nhóm cùng quan sát tranh và sắp xếp
- Đại diện 2 nhóm HS nêu kết quả. HS khác bày tỏ quan điểm
- HS theo dõi
- 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo. 
- Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình. 
- HS luyện tập theo cặp/ nhóm dưới hình thức đóng vai
- 3,4 cặp HS thi sắm vai 
 - HS luyện tập theo cặp/ nhóm dưới hình thức sắm vai
- 3,4 cặp HS thi đóng vai 
- HS sắm vai xử lí tình huống
- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/8/2021
Ngày giảng: T3/24/8/2021
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị. Viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 và củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.
- Nhận biết được số chục, số đơn vị của số có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ, , HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Thông qua hoạt động ước lượng đồ vật theo nhóm chục, HS bắt đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, .... 
3. Phẩm chất:
- HS tự thực hiện các nhiệm vụ học tập; biết lắng nghe và chia sẻ cùng bạn.
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảng phụ: Kẻ, viết sẵn bảng (như nội dung bài 1SGK).
- HS: Bảng con, Sgk 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV tổ chức cho HS ôn bài bằng trò chơi: Hỏi nhanh, đáp đúng.
- GV đưa cho hai đội chơi hai phiếu ghi số (hoặc cấu tạo số). Nhiệm vụ hai đội oẳn tù tì giành lượt chơi trước. Một đội nêu số hoặc cấu tạo số, đội kia phải nêu nhanh cấu tạo số (hoặc số). Nếu trả lời đúng được quyền đổi lượt. Kết thúc đội nào trả lời đúng nhiều sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, giới thiệu bài, ghi tên bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV HD HS phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị trên cơ sở mô hình, chẳng hạn từ:
Tương tự viết được:
67 = 60 + 7;
59 = 50 + 9; 
55 = 50+ 5. 
? VS em lại điền số 7 vào ô trống trên?
? VS em lại điền số 50 vào ô trống trên?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gv chốt: Qua bài 1 cô và trò chúng mình đã được ôn lại cách phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị trên cơ sở mô hình
Bài 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS QS tranh, so sánh các số và sắp xếp các số theo yêu cầu bài.
- Gv cho hs làm vào vở
- Gv chữa bài
- Nhận xét bài làm của bạn
? Số lớn nhất trong các số này là số nào?
? Số bé nhất trong các số này là số nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gv chốt: Bài tập 3 ôn lại cách so sánh các số có hai chữ số
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV HDHS vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo số để làm bài.
- GV chữa bài
? Dựa vào kiến thức nào em làm được bài này?
? Nêu cách nhận biết số chục, số đơn vị?
- Gv chốt: Bài tập 3 ôn tập lại cách nhận biết số chục, số đơn vị của số có hai chữ số
Bài 4:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS sử dụng thẻ số trong bộ đồ dùng toán để ghép số trong nhóm 2.
- GV dùng sơ đồ để HD HS lập số để tránh nhầm hoặc sót số.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- YC HS TLCH:
? Tìm số lớn nhất trong các số lập được?
? Tìm số bé nhất trong các số lập được?
- Gv chốt: Bài tập 4 củng cố cách lập số có 2 chữ số từ 3 chữ số cho trước.
4. Vận dụng
- GV yêu cầu HS nhắc lại ND bài.
- Nêu cảm nhận của mình sau tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chơi trò chơi.
- HS cùng GV nhận định thắng thua.
- HS nhắc lại tên bài và ghi vào vở. 
- HS đọc thầm và xác định yc bài 1.
- HS lắng nghe GVHD mẫu.
- HS làm việc cá nhân, phân tích cấu tạo số và viết phép tính vào vở ô li.
- HS báo cáo miệng kết quả đã làm được.
- Lớp cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 2.
- HS quan sát tranh làm bài vào vở
- HS thống nhất đáp án và ghi vào vở.
a. Từ bé đến lớn: 14; 15; 19; 22.
b. Từ lớn đến bé: 22; 19; 15; 14
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 3.
- HS làm việc cá nhân, điền số trong VBT.
- HS nêu đáp án và giải thích vì sao mình lại đưa ra đáp án đó. 
- Em dựa vào cách nhận biết số chục, số đơn vị
- Số chục là số viết trước còn số đơn vị là số viết sau
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 4.
- HS làm việc trong nhóm 2, dùng thẻ số để tạo các số có hai chữ số từ ba thẻ số: 3; 7; 5.
- HS nêu được số các số mà nhóm mình đã lập được.
- HS chia sẻ với bạn về các số có 2 chữ số vừa viết được từ 3 thẻ số: 35, 37, 53, 57, 73, 75.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi
- HS nêu ND bài đã học.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe.
Tiết 3: Viết 
 CHỮ HOA A
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường. 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Ôn bảng chữ cái
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù:
- Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ);
- Biết viết câu ứng dụng “Ánh nắng tràn ngập sân trường”.
- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách viết đúng.
3.Về phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ.)
II. Đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ viết hoa A
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
* Hát biểu diễn bài hát “Bảng chữ cái” 
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Khám phá kiến thức
*HĐ1. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa A và hướng dẫn HS quan sát chữ viết hoa A: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ t hoa A.
- GV viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa A trên màn hình, nếu có).
- Y/c HS tập viết chữ viết hoa A trên bảng con 
 - GV hướng dẫn HS góp ý cho nhau về cách viết.
 - Y/C HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.
 - GV quan sát, giúp đỡ 1 số HS gặp khó khăn
3. Thực hành, vận dụng.
*HĐ2. HD viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
- Giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp- * GV hướng dẫn HS: 
+ Viết chữ viết hoa A đầu câu. 
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A. 
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.
- Y/c Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một. 
*HĐ3. Soát lỗi, chữa bài.
- Y/c HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.
 - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. 
4. Vận dụng
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau 
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS theo dõi 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS luyện viết trên bảng con 
- HS góp ý cho nhau về cách viết.
- HS viết vở Tập viết 2 tập một
- 1 HS đọc câu ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS viết vở 
- HS đổi vở soát lỗi
- HS lắng nghe, chữa bài (nếu viết sai)
- HS nêu 
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
 .
 .
 . 
Tiết 4: Nói và nghe
 NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Viết 2 - 3 câu về những ngày hè của em
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù:
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình với các bạn thông qua việc chia sẻ.
- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách đọc và hiểu nội dung tranh minh họa, từ đó biết đặt câu hỏi cho mình, cho bạn.
3. Phẩm chất: Nhân ái (Có tình cảm thân thiết, quý mến đối với bạn bè; thầy cô, mái trường; có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Cho HS hát bài hát về mùa hè
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá kiến thức 
*HĐ1. Kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em.
- GV giới thiệu tranh, YC HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai?
+ Mọi người đang làm gì? 
+ Theo em, các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? 
- GV giao nhiệm vụ: HS kể trong nhóm
- Gọi HS chia sẻ
- GV đánh giá.
*HĐ2. Em cảm thấy thế nào khi trở lại trường sau kì nghỉ hè?
GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước: 
- Bước 1: Làm việc cá nhân. Nhớ lại những ngày sắp kết thúc kì nghỉ hè.
- Bước 2: Làm việc nhóm. Chia sẻ trrong nhóm
+ Kể về điều nhớ nhất trong kì nghỉ hè. 
+ Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc khi tạm biệt kì nghỉ hè để trở lại trường lớp.
- GV gọi 2 - 3 bạn kể trước lớp 
- YCHS viết vào vở
- GV theo dõi giúp HS gặp khó khăn khi viết.
- Gọi vài HS đọc bài viết
- GV thu chấm, đánh giá.
- GV đánh giá, biểu dương. 
3. Vận dụng
- Củng cố Bài 1. Tôi là HS lớp 2
- Gọi HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính
- Gọi HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát
- HS quan sát tranh=> ND tranh
- HS trả lời
- HS làm chia sẻ trong nhóm
- 3 - 4 HS chia sẻ trước lớp. HS khác góp ý.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS chia sẻ trong nhóm 4
- 2 - 3 bạn kể trước lớp. HS khác nghe bày tỏ điểm giống và khác. 
- HS viết vào vở 
- 3, 4 HS đọc bài của mình.
- HS khác góp ý.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại nội dung đã học
- HS lắng nghe
- HS bày tỏ ý kiến
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
 .
 .
 .
 .
Tiết 5: HĐTN
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
TUẦN 1
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia lễ khai giảng
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
+ Chơi trò chơi “Tôi có thể ”
+ Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Em chỉ ra được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân
- Em chỉ ra được những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng: 
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp
- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2
– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm đề xây dựng hình ảnh bản thân, quả bóng nhỏ, phiếu bầu, thùng đựng phiếu bầu, mẫu bảng tự theo dõi việc làm của bản thân, một số món quà/sản phẩm mẫu cho HS quan sát, Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,... 
- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
III. Tiến trình dạy học
TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường.
- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong buổi lễ khai giảng năm học mới, chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.
- GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng các em HS lớp 1 như đã luyện tập trước đó.
- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong
- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.
- HS tham gia lễ khai giảng
- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.
- HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi khai giảng
- Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn
- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.
- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.
TUẨN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
 + Chơi trò chơi “Tôi có thể ”
 + Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Tôi có thể”
Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn, mỗi vòng khoảng 8 – 10 em. Mỗi vòng dùng một quả bóng nhỏ. HS cùng nhau hát các bài hát và chuyền bóng cho bạn, bạn nào nhận được bóng thì sẽ nói: “Tôi có thể đá cầu/vẽ/hát” (gắn với một sở thích hoặc khả năng của em đó). Sau đó, bóng lại được tiếp tục chuyền cho các bạn khác trong vòng tròn và nhóm tiếp tục hát và chơi đến khi kết thúc bài hát.
- Sau khi kết thúc trò chơi, GV cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình chia sẻ với các bạn trong nhóm .
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân
Mục tiêu: 
- Em chỉ ra được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân, biết những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 trong sgk, cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ trong các tranh theo gợi ý: Các bạn nhỏ trong tranh đang nói gì, làm gì?
- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.
Hoạt động 3: luyện tập – vận dụng
Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ với cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ với cả lớp.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: thân thiện, vui vẻ với bạn bè là một điều rất quan trọng và cần thiết. Điều đó mang đến niềm vui, hứng thú để các em cùng nhau học tập tiến bộ.
- HS lắng nghe luật chơi
- HS chơi trò chơi nhiệt tình
- HS chia sẻ khả năng trước lớp
- HS nghe GV nhận xét, tổng kết
- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV
- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ đưa ra câu trả lời:
+ Tranh 1: Bạn nam đang bê sách cho bạn nữ 
+ Tranh 2: Bạn nữ đang múa trước lớp 
+ Tranh 3: Nhóm bạn đang cùng ngồi thảo luận vui vẻ trong lớp học 
+ Tranh 4: Một nhóm bạn đang cười đùa vui vẻ dưới sân trường
- HS báo cáo kết quả trước lớp
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe
- HS xung phong chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe nhận xét.
TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV phổ biến cho cá lớp về quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của lớp trưởng,lớp phó và các tổ trưởng.
- GV tổ chức cho HS tự ứng cử và để cử lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng từ các bạn trong lớp, sau đó tổ chức cho các em giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và công bố kết quá.
- Sau khi công bố kết quả bình chọn, ban cán sự lớp sẽ ra mắt trước cả lớp. GV mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.
- GV tổng kết hoạt động và nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lớp cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- HS lắng nghe GV trình bày
- HS thấy mình xứng đáng tự ứng cử vào vị trí mình muốn.
- Cả lớp biểu quyết, nghe GV công bố kết quả.
- Ban cán sự lớp lần lượt ra mắt, nêu nhiệm vụ của bản thân trong thời gian đảm nhận.
- HS và ban cán sự lớp nghe lời nhắn nhủ của GV.
Ngày soạn: 22/8/2021
Ngày giảng: T4/25/8/2021
 Tiết 1+2: Đọc 
 Bài 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? 
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?, biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. Tự tìm đọc một bài thơ yêu thích | theo chủ đề, chia sẻ với người khác tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích.
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng chữ cái. 
- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù:
- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách đọc và hiểu nội dung để vận dụng hoàn thành phần luyện tập theo văn bản đọc.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ ( yêu lao động, chăm chỉ học hành)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa
III. Hoạt động dạy học :
TIẾT 1
1. Khởi động
* Vận động bài hát Đi học
* Trò chơi Bắn tên: đọc bài Tôi là học sinh lớp 2 và TLCH:
? Nêu những thay đổi khi bạn ấy lên lớp 2?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
- GV khen ngợi, biểu dương
- GV kết nối vào bài mới.
2. Đọc
a. Đọc văn bản
+ GV đọc mẫu bài thơ.
+ GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng khổ thơ; Chú ý ngắt đúng nhịp thơ.
b. Đọc đoạn
- Bài có mấy khổ thơ?
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ lần 1
+ GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn, 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
+ Giải nghĩa từ khó: vở hồng (Vở hồng không phải là vở màu hồng mà là quyển vở ghi nhiều lời nhận xét hay, nhiều thành tích tốt)
c. Đọc trong nhóm
- GV HD HS đọc trong nhóm 
d. Thi đọc
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc toàn bài thơ
 TIẾT 2
* KĐ: Trò chơi Tay đâu tay đâu?
3. Trả lời câu hỏi 
Câu 1. Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì?
- YCHS đọc thầm khổ thơ 1 
- GV gọi 1-2 HS trả lời. 
- GV và HS chốt đáp án đúng 
Câu 2: Theo lời bố, ngày hôm qua như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc to yêu cầu
- GV HD: TL nhóm đôi và đọc nhẩm lại các thơ còn lại để tìm đáp án.
- GV gọi ĐD 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe rồi góp ý.
- GV và HS chốt đáp án đúng. (Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng, trên cành hoa trong vườn, nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày toả hương, trong vở hồng của em)
Câu 3: Trong khổ thơ cuối, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “Ngày qua vẫn còn?”
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và suy nghĩ làm bài tập
- Gọi học sinh trình bày kết quả 
- GV chốt đáp án đúng của BT và đó cũng là câu trả lời cho Câu 3 (Con học hành chăm chỉ)
* Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian?
- Cho HS đọc thuộc lòng trong nhóm (nhóm 2).
- Tổ chức cho HS thi đọc HTL trước lớp cả 2 khổ thơ 
4. Luyện đọc lại
- Gọi 2-3 HS đọc lại cả bài
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc, tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật. 
- YC HS đọc yêu cầu của bài tập
- YC HS làm việc theo nhóm.
 - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
- GV nhận xét, chốt kq đúng
Câu 2. Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1. 
- GV phân tích mẫu để giúp HS biết cách làm. 
- YC HS (cá nhân) làm bài tập. 
- GV đánh giá.
6. Vận dụng
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
- HS vận động theo nhạc
- HS chơi trò chơi
- HS trả lời
- HS thi kể nối tiếp công việc mình đã làm.
- HS ghi vở
- HS đọc thầm
- Bài có 4 khổ thơ
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ 
- HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS hiểu nghĩa từ. (Có thể đặt 1 câu có từ vở hồng)
- HS luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ trong n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_moi_tong_hop_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2021_2022.docx