Giáo án môn Toán Lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15

Giáo án môn Toán Lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ.

 Cảm nhận được khoảng thời gian 1 giờ và 1 ngày.

 Làm quen với khoảng thời gian, bước đầu phân biệt thời điểm và khoảng thời gian.

- Nhận biết một ngày có các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm và hai cách đọc giờ

vào buổi chiều, tối, đêm.

- Biết xem giờ trên đồng hồ điện tử.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

*Năng lực, phẩm chất:

 -Năng lực : tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải

quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm

*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống

pdf 29 trang Đồng Thiên 05/06/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
TUẦN 15 
TOÁN 
Ngày, giờ ( Tiết 1) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ. 
 Cảm nhận được khoảng thời gian 1 giờ và 1 ngày. 
 Làm quen với khoảng thời gian, bước đầu phân biệt thời điểm và khoảng thời gian. 
- Nhận biết một ngày có các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm và hai cách đọc giờ 
vào buổi chiều, tối, đêm. 
- Biết xem giờ trên đồng hồ điện tử. 
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 -Năng lực : tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải 
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 
mô hình đồng hồ 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV;mô hình đồng hồ 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho chơi Trò choi: ĐỐ BẠN 
 +GV đọc giờ - HS quay kim đồng hồ (hoặc ngược 
lại). 
 Nhóm nào đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc. 
-Vào bài mới 
- HS chơi 
 18’ B.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH: 
 Hoạt động . Giới thiệu đơn vị ngày, giờ 
 a/Giới thiệu đơn vị giờ 
-GV đưa ra một tình huống : 
Ví dụ: Bây giờ là 8 giờ, từ lúc 7 giờ đến bây 
giờ chúng ta đã làm những việc gi? 
-HS quan sát , nhận biết 
-HS đọc phép tính 
 2 
-GV giới thiệu: Từ 7 giờ đến 8 giờ là 1giowf, 
giờ là đơn vị đo thời gian 
 1 ngày có 24 giờ. 24 giờ trong 1 ngày 
được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ 
đêm hôm sau 
b/Giới thiệu cách đọc giờ theo buổi: 
-Cho HS sử dụng đồng hồ 2 kim, cho HS quay kim 
theo giờ chỉ định 
-Cho HS mở SGK lần lượt đọc giờ và xoay kim theo 
hình vẽ 
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn: 
-GV tổng kêt, tuyên dương 
-HS thực hiện tính 
-HS nhắc lại 
12’ C.THỰC HÀNH 
 Bài 1: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS . 
 +Một HS xoay kim đồng hồ và nói giờ 
 +Một HS viết giờ buổi chiều (tối, đêm) vào bảng 
con. 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS khác nhận xét 
 Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS . 
 + Đây là bức tranh nói về các hoạt động của bạn 
Minh trong một ngày (24 giờ). 
 +Quan sát từng hoạt động gắn với từng cái đồng hồ 
rồi nói theo mẫu: 
Lúc 6 giờ sáng, Minh thức dậy. 
• Minh đi học lúc mấy giờ?......... 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS nhận xét 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- ? 1 ngày có bao nhiêu giờ? 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS trả lời, ghi nhớ 
-HS lắng nghe, thực hiện 
 3 
TOÁN 
Ngày, giờ ( Tiết 2) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ. 
 Cảm nhận được khoảng thời gian 1 giờ và 1 ngày. 
 Làm quen với khoảng thời gian, bước đầu phân biệt thời điểm và khoảng thời gian. 
- Nhận biết một ngày có các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm và hai cách đọc giờ 
vào buổi chiều, tối, đêm. 
- Biết xem giờ trên đồng hồ điện tử. 
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 -Năng lực : tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải 
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 
mô hình đồng hồ 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV;mô hình đồng hồ 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
7’ A.KHỞI ĐỘNG : 
-HS hát bài hát 
-Vào bài mới 
- HS chơi 
25’ B.LUYỆN TẬP 
 Bài 1: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-GV giới thiệu về đồng hồ điện tử 
-GV:Đây là các hoạt động của bạn Hà trong một ngày 
Chủ nhật, các hoạt động diễn ra theo thứ tự thời gian, 
từ hình a đến hình g 
-HD HS nói theo mẫu 
-Yêu cầu HS nói trước lớp 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS lắng nghe 
-HS làm việc theo nhóm đôi 
-HS nhận xét 
 4 
 Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS xác định khoảng thời gian 1 giờ hay 1 ngày. 
-Giúp HS nhận biêt: Hình vẽ các thành viên trong gia 
đinh với công việc quen thuộc. Xác định khoảng thời 
gian cần để thực hiện công việc đó. 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS nhận xét 
 Bài 3: 
 - HS nêu yêu cầu bài tập 
 -HD HS thực hiện 
 -GV theo dõi 
 -GV nhận xét 
-HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS nhận xét 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
-Em học được gì sau bài học? 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
TOÁN 
Ngày, tháng ( Tiết 1) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận biết được số ngày trong tháng. 
- Biết xem lịch tháng. 
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. 
- Nhận biết được một số ngày lễ quan trọng gần gũi với HS. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 -Năng lực : tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải 
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 
quyển lịch tháng, lịch ngày 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV;quyển lịch tháng, lịch ngày 
III. Các hoạt động dạy học: 
 5 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho chơi Trò choi: ĐỐ BẠN 
 + HD HS đố bạn về ngày tháng trên tờ lịch 
 -Vào bài mới 
- HS chơi 
 18’ B.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH: 
 Hoạt động . Giới thiệu tờ lịch tháng 
 -GV đưa ra một tờ lịch ngày hôm nay, hướng dẫn HS 
xem thứ, ngày, tháng trên tờ lịch. 
-GV: Xem trên tờ lịch này, chúng ta chỉ biết thứ, ngày, 
tháng của hôm nay;còn các ngày khác trong tháng và 
đặc biệt có biết được tháng này có bao nhiêu ngày 
không? 
- GV giới thệu: Tờ lịch tháng. 
 - GV: +Các ngày trong tháng 12 được viết bởi các số 
liên tiếp từ ngày 1 đến ngày 31. 
 +Tháng 12 có 31 ngày. 
-GV hướng đẫn HS cách xem lịch, đọc viết thứ, ngày, 
tháng (hôm qua - hôm nay - ngày mai - tuần 
sau ...). 
Ví dụ: Hôm nay là thứ Ba, ngày 14 tháng 12. 
Ngày mai là thứ ........... 
Tuần sau là .................. 
-GV nhận xét, sửa chữa 
-HS quan sát , nhận biết 
-HS thực hiện 
12’ C.THỰC HÀNH 
 Bài 1: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS làm việc theo nhóm đôi: Thay nhau trả lời 
câu hỏi trong SGK 
a) Tháng 12 có 31 ngày. 
b) Ngày hai mươi lăm tháng Mười hai là thứ Bảy. 
c) Trong tháng 12 có 4 ngày Chủ nhật. Đó là các 
ngày: 5, 12,19, 26. 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS khác nhận xét 
 Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV chỉ vào dòng: thứ, ngày, tháng trên bảng cho HS 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
 6 
đọc rồi GV chỉ vào ngày trên lịch cho HS đọc lại thứ, 
ngày, tháng (của hôm nay). 
- GV chỉ vào ngày 1/12. 
- Một HS đọc và một HS viết trên bảng con: Thứ 
Tư, ngày 1 tháng 12. 
- HS thực hiện : Nhóm hai HS thay nhau (đọc viết 
theo mẫu.
 _ . 
-GV nhận xét. 
-HS đọc 
-HS làm việc theo nhóm đôi 
-HS nhận xét 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Em học được gì qua bài học ngày hôm nay? 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS trả lời, ghi nhớ 
-HS lắng nghe, thực hiện 
TOÁN 
Ngày, tháng ( Tiết 2) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận biết được số ngày trong tháng. 
- Biết xem lịch tháng. 
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. 
- Nhận biết được một số ngày lễ quan trọng gần gũi với HS. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 -Năng lực : tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải 
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu 
có); quyển lịch tháng, lịch ngày 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV;quyển lịch tháng, lịch ngày 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
7’ A.KHỞI ĐỘNG : 
-HS hát bài hát 
- HS chơi 
 7 
-Vào bài mới 
25’ B.LUYỆN TẬP 
 Bài 1: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-GV giới thiệu:Tương tự tháng 12, các ngày trong 
tháng 1 cũng được viết bởi các số liên tiếp từ ngày 1 
đến ngày 31. (GV chỉ vào vị trí số 31 trên tờ lịch và 
nói rõ tại sao số 31 được viết vào ô trên đầu tờ lịch 
thay vì viết tiếp sau số 30: theo quy ước về khung 
lịch). 
-GV Hd: đọc tiếp các ngày còn thiếu, xác định ngày 
Chủ nhật tuần trước và tuần sau ngày Chủ nhật 
16/1. 
-Yêu cầu HS nói trước lớp 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS lắng nghe 
-HS đọc 
-HS nhận xét 
 Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS nêu ( như bài 1) 
-GV nhận xét. 
-GV giới thiệu: Ngày 30/4 và ngày 1/5. 
Ngày 30 tháng 4 là ngày giải phóng miền Nam, 
thống nhất đất nước. 
Ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động, đây là ngày 
hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động 
Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết 
hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động 
toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hoà 
bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS nhận xét 
-HS lắng nghe 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
-Em học được gì sau bài học? 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
TOÁN 
Em làm được những gì? (Tiết 1) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 100. 
 8 
- Ôn tập biểu đồ tranh. 
- Ôn tập về ngày, giờ, xem lịch. 
- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản 
*Năng lực, phẩm chất: 
 -Năng lực : tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; 
giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
 *Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 
bộ xếp hình 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV;bộ xếp hình 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho HS bắt bài hát 
-Vào bài mới 
- HS hát 
-HS lắng nghe 
30’ C.LUYỆN TẬP 
 Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-GV giới thiệu khái quát (các hình ảnh nói về cái gì?). 
-Lưu ý HS khi quan sát hình ảnh: 
 Thứ mấy? _ Ngày bao nhiêu? _ Tháng mấy? 
Mấy giờ? _ Buổi gì? _ Làm gì? 
 -HD HS Xem đồng hồ, xem lịch, tìm khoảng thời 
gian. 
-GV nhận xét 
-GV giáo dục HS phép lịch sự khi đi trên những 
phương tiện công cộng: đến đúng giờ, ngồi đúng số 
ghế, không nói chuyện ồn ào, không xả rác bừa 
bãi,.... 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS lắng nghe 
-HS thực hiện theo nhóm 
-HS chia sẻ trước lớp 
-HS khác nhận xét 
-HS lắng nghe 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
 9 
TOÁN 
Em làm được những gì? (Tiết 2) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 100. 
- Ôn tập biểu đồ tranh. 
- Ôn tập về ngày, giờ, xem lịch. 
- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản 
*Năng lực, phẩm chất: 
 -Năng lực : tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; 
giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
 *Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 
bộ xếp hình 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV;bộ xếp hình 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho HS bắt bài hát 
-Vào bài mới 
- HS hát 
-HS lắng nghe 
30’ C.LUYỆN TẬP 
 Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh 
 *Tìm hiểu về một số con vật ở một vườn thú, người 
ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu 
đồ tranh trong SGK trang 113. 
 +Đọc và mô tả các số liệu: 
 Biểu đồ này gồm mấy cột? (4 cột). 
 Tại sao là 4 cột? (vì các con thú được phân thành 
4 loại) 
 Mỗi cột thể hiện số con thú của một loại thú. 
 Mỗi con thú được thể hiện nliư thế nào? (hình vẽ). 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS thực hiện theo nhóm 
 10 
 +Nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh: 
HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu 
hỏi. 
Trò chơi Bin-gô 
- GV phát cho HS: mỗi em một thẻ BIN-GÔ có kẻ 
sẵn ô số. 
- GV nêu luật chơi rồi lần lượt đọc và viết các phép 
tính lên bảng, g- ị 
(Cộng, trừ trong phạm vi 100).
t
l * 
- Học sinh tính rồi khoanh vào số chỉ kết quả trên 
thẻ. 
- HS nào khoanh đủ ba số theo một hàng (hàng 
dọc, hàng ngang hay hàng chéo) thì thắng cuộc và hô 
lớn “Bin-gô!” 
Giáo viên và các bạn cùng kiểm tra kết quả các 
phép tính của bạn thắng cuộc. 
Đất nước em 
Gv giới thiệu về đất nước Cà Mau có nhiều hải sản 
tươi ngon, nổi tiếng nhất là cua Cà Mau. 
GV giúp HS xác định vị trí tỉnh Cà Mau trên bản 
đồ (SGK trang 130). 
-HS chia sẻ trước lớp 
-HS khác nhận xét 
-HS chơi trò chơi 
-HS lắng nghe 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
 11 
 12 
TOÁN Em làm được những gì? (Tiết 2) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Tính nhẫm: cộng, trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục. 
- Thực hiện các phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100). 
- Tínl toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -). 
- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép 
trừ. 
- Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng 
trà các số đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; xem lịch, xem đồng hồ). 
*Năng lực, phẩm chất: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
 - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có) 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho HS bắt bài hát 
-Vào bài mới 
- HS hát 
-HS lắng nghe 
30’ C.LUYỆN TẬP 
 Bài 4: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS xác định số trên mỗi cái túi (dựa vào tia số), 
mỗi bạn nhỏ cầm một bài toán, kết quả của bài toán 
-HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS làm bài cá nhân 
 13 
chính là số trên túi. 
-GV theo dõi 
-GV nhận xét, củng cố 
-HS khác nhận xét 
 Vui học 
-Yêu cầu HS thảo luận để xác định các yêu cầu: đo, 
tính, so sánh. 
-HS làm bài cá nhân 
-GV nhận xét sửa chữa: 
a) Quãng đường Sên Xanh đi dài 10 cm. 
Sên Đỏ đi được 14 cm (vì Sên Đỏ đi được hai 
quãng đường dài 8 cm và 6 cm, HS có thể đo nối tiếp 
hai đoạn đường, cũng có thể đo từmg đoạn rồi cộng). 
b) Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng 
đường Sên Đỏ đi là: 
14-10 = 4 (cm) 
 Đáp số: 4 cm. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS xác định cái đã cho (bằng 
cách đo rồi tính đoạn đường đi 
của từng bạn sên) và câu hỏi của 
bài toán, xác định việc cần làm: 
giải bài toán. 
 Bài 5: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS xem lịch, xem đồng hồ 
-GV theodõi , hướng dẫn 
-GV nhận xét, củng cố 
-HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện: đọc ngày tháng, đọc 
giờ và nói kết quả cho bạn nghe 
trong nhóm đôi 
-HS khác nhận xét 
 Đất nước em 
GV giúp HS xác định vị trí Thành phố Hồ Chí 
Minh và tỉnh Quảng Ngãi trên bản đồ (SGKtrang 
130) 
-HS lắng nghe 
-HS xác định 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
 14 
 15 
TOÁN 
Em làm được những gì? (Tiết 1) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính. 
• Thứ tự các số; sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. 
• GQVĐ đơn giản liên quan đến quan hệ thứ tự của số. 
• Cấu tạo số troing phạm vi 100 và các phép tính có liên quan. 
• Tính nhẫm, tính viết trong phạm vi 100. 
• Cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20. 
• Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính. 
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường. 
 16 
• Thực hành xếp hình. 
• GQVĐ đơn giản liên quan đến đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc. 
GQVĐ đơn giản liên quan đến độ dài. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
 - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có) 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho HS bắt bài hát 
-Vào bài mới 
- HS hát 
-HS lắng nghe 
30’ C.LUYỆN TẬP 
 Bài 1: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS tìm hiểu từng câu, thực hiện rồi trình bày. 
a) Với mỗi số đều có thể nói theo hai cách: liền 
trước, liền san. 
b) ? có thể là 19 hoặc 20. 
c) - Nhiều hơn 18 nhưng ít hơn 21 cái thì có thể là 
19 hay 20 cái. 
- Số bút chì không là 20 vì 20 là số liền trước của 
21. 
- Vậy số bút chì của mèo con là 19. 
-GV nhận xét 
Thư giãn 
GV đọc bài thơ Mèo con đi học. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện theo nhóm đôi 
-HS khác nhận xét 
-HS nghe bài thơ: Mèo con đi học 
 17 
 Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
--HD HS thực hiện ở bảng con 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS khác nhận xét 
 Bài 3: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS thực hiện ở bảng con 
-GV nhận xét, lưu ý cách đặt tính đúng 
-HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS khác nhận xét 
 Bài 4: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại. 
Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại. 
-GV hỏi kết quả, cách tính 
-GV nhận xét sữa chữa 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS trả lời nhanh 
-HS khác nhận xét 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
TOÁN 
Em làm được những gì? (Tiết 2) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính. 
• Thứ tự các số; sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. 
• GQVĐ đơn giản liên quan đến quan hệ thứ tự của số. 
• Cấu tạo số troing phạm vi 100 và các phép tính có liên quan. 
• Tính nhẫm, tính viết trong phạm vi 100. 
• Cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20. 
• Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính. 
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường. 
• Thực hành xếp hình. 
• GQVĐ đơn giản liên quan đến đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc. 
GQVĐ đơn giản liên quan đến độ dài. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 18 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
 - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có) 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho HS bắt bài hát 
-Vào bài mới 
- HS hát 
-HS lắng nghe 
30’ C.LUYỆN TẬP 
 Bài 5: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS áp đụng cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20 để 
giải quyết 
-GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS khác nhận xét 
 Bài 6: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-GV dùng hình minh họa làm mẫu 
-HD HS vận dụng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm 
-GV nhận xét 
-HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS khác nhận xét 
 Bài 7: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS thực hành xếp hình. 
-GV nhận xét 
-HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện theo nhóm đôi 
-HS khác nhận xét 
 Bài 8: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS nhóm đôi quan sát hình ảnh, nhận biết đườg 
đi của mỗi bạn. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện theo nhóm đôi 
 19 
- Thực hiện từng câu. 
a) Sai (chỉ có hai đường gấp khúc). 
b) Đúng (3 crn + 5 cm + 3 cm = 11 cm).
 ’ 
c) Sai (10 cm + 2 cm = 12 cm). 
d) Đúng (10 cm = 1 dm). 
-GV nhận xétt 
-HS khác nhận xét 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
TOÁN 
Em làm được những gì? (Tiết 3) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính. 
• Thứ tự các số; sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. 
• GQVĐ đơn giản liên quan đến quan hệ thứ tự của số. 
• Cấu tạo số troing phạm vi 100 và các phép tính có liên quan. 
• Tính nhẫm, tính viết trong phạm vi 100. 
• Cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20. 
• Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính. 
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường. 
• Thực hành xếp hình. 
• GQVĐ đơn giản liên quan đến đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc. 
GQVĐ đơn giản liên quan đến độ dài. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
 - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm 
*Tích hợp: TN & XH 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có) 
 20 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
2’ A.KHỞI ĐỘNG : 
- GV cho HS bắt bài hát 
-Vào bài mới 
- HS hát 
-HS lắng nghe 
30’ C.LUYỆN TẬP 
 Bài 9: 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
Tìm hiểu bài, nhóm đôi tập nói tóm tắt ngắn gọn. 
Hôm qua: 9 ngôi sao. 
Hôm nay: 8 ngôi sao. 
Cả hai ngày: ... ngôi sao? 
Trình bày bài giải. 
-GV nhận xét, sửa chữa 
*Vui học: 
-Tìm hiểu bài: 
- Tìm chiều cao mỗi bạn. 
- Trong ba bạn, có ai đã biết chiều cao? (Cà Tím 
15 cm). 
- Tìm chiều cao hai bạn còn lại theo Cà Tím. 
GV hướng dẫn: 
• Cà Tím thấp hơn Ngô (Bắp) 3 cm tức là Ngô cao 
hơn Cà Tím 3 cm. 
• Cà Tím cao hơn Cà Chua 9cm tức là Cà Chua 
thấp hơn Cà Tím 9 cm. 
*Khám phá 
- HD HS tìm hiểu bài, giải thích từng bức tranh. 
Miệng bình nhỏ, đầu quạ không chui vào được để 
uống nước. 
Quạ thả sỏi vào bình. 
Quạ uống nước. 
- Các nhóm giải thích tại sao quạ uống được 
nước. 
- GV có thể liên hệ thực tế: Khi pha nước chanh 
đá, người ta cho vào li: nước lọc, đường, chanh sao 
cho chỉ chiếm khoảng nửa li, tại sao vậy? (Vì khi cho 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
 Bài giải 
Số ngôi sao Mai gấp cả hai ngày: 
 6 + 8 = 17 (ngôi sao) 
 Đáp số: 17 ngôi sao. 
-HS khác nhận xét 
-HS tìm hiểu 
-HS trả lời 
- HS nhóm bốn tim hiểu bài, giải 
thích từng bức tranh. 
-HS trả lời:Thả sỏi vào, nước dâng 
lên (lượng nước vẫn thế, sức chứa 
ít đi). 
-HS nhận biết 
 21 
nước đả vào, nước trong li dâng lên đầy li). 
*Thử thách 
- HD HS nhóm sáu tim hiểu bài, các em có thể 
viết các phép tính minh hoạ. 
- Các nhóm trình bày, có thể có nhiều cách giải 
thích: 
Đếm thêm 3: 2,5,8,11, 14,17. 
Vào thứ Bảy, cây cao 17 dm. 
- Có bạn nào cao 17 dm? 
*Đất nước em 
- Hd HS quan sát ảnh ruộng bậc thang. 
- GV giới thiệu đôi nét về ruộng bậc thang và vẻ 
đẹp của nó. 
- HS nhận biết hình ảnh các đường cong trong 
ảnh. 
- HD HS tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ 
-GV nhận xét. 
- HS nhóm sáu tìm hiểu bài, viết 
các phép tính minh hoạ. 
 2 + 3 = 5 
 5 + 3 = 8 
 .. 
 14 + 3 = 17 
-HS quan sát ảnh ruộng bậc thang. 
-HS chỉ các đường cong trong ảnh 
-HS tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên 
bản đồ 
3’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe, thực hiện 
 22 
TOÁN 
NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU (Tiết 2) 
I.Mục tiêu: 
 23 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn. 
- Vận dụng GQVĐ liên quan: 
- Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai 
số hơn kém bao nhiêu đơn vị. 
*Năng lực, phẩm chất: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
 - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập 
*Tích hợp: TN & XH 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 
20 khối lập phương 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV; 10 khối lập phương 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
3’ A.KHỞI ĐỘNG : 
-GV cho HS bắt bài hát 
-Ổn định , vào bài 
- HS hát 
 20’ B.LUYỆN TẬP : 
 Hoạt động: Luyện tập 
*Bài 1: 
-Nêu yêu cầu bài tập 
- HS nhóm đôi nhận biết đây là bài toán tìm phần 
chênh lệch. 
(GV có thể sử dụng phương pháp mảnh ghép để tổ 
chức cho HS luyện tập câu a và câu b.) 
-GV có thể khuyến khích nhiều nhóm HS nói. 
- Mở rộng: cách nói về tuổi, có thể dùng từ “lớn hơn... 
tuổi” hoặc “nhỏ / bé hơn ... tuổi”. 
- - GV nhận xét, củng cố 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm việc theo nhóm 
-HS trả lời 
 24 
 Bài 2: 
-HS thảo luận, nhận biết các nhiệm vụ cần làm: 
cách phổ biến nhất là đo từng băng giấy rồi làm tính 
trừ (10 cm - 6 cm = 4 cm). 
-Khi các nhóm trình bày, GV giúp đỡ các em giải 
thích từng bước làm. 
-Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu chính là bài toán 
tim phần chênh lệch. 
-GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh hơn”. 
Ví dụ: 
- GV nói: 8 cái bánh, 1 cái kẹo. 
HS nhóm đôi: viết phép tính trừ vào bảng con, 
nhóm nào viết xong trước nhất thì chạy lên trước lớp 
đứng, giơ bảng cho cả lớp xem và nói: 
HS 1. Báiih nhiều hơn kẹo 7 cái. 
HS 2: Kẹo ít hơn bánh 7 cái 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS thực hiện 
-HS khác nhận xét, bổ sung. 
12’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- GV: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu chính là bài toán 
tim phần chêiìh lệch. 
- GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh hơn”. 
Ví dụ: 
GV nói: 8 cái bánh, 1 cái kẹo. 
HS nhóm đôi: viết phép tính trừ vào bảng con, 
nhóm nào viết xong trước nhất thì chạy lên trước lớp 
đứng, giơ bảng cho cả lớp xem và nói: 
HS 1. Bánh nhiều hơn kẹo 7 cái. 
-GV nhận xét, tuyên dương 
-HS chơi trò chơi 
-HS trả lời, thực hiện 
TOÁN 
Em làm được những gì? ( Tiết 1) 
I.Mục tiêu: 
*Kiến thức, kĩ năng: 
- Ôn tập: tên gọi các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ. 
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ: Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống 
dẫn đến phép cộng, phép trừ. 
- Sử dụng sơ đồ tách - gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -). 
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán. 
 25 
*Năng lực, phẩm chất: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
 - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
 - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập 
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống; TN & XH 
III. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có). 
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV. 
III. Các hoạt động dạy học: 
TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 
8’ A.KHỞI ĐỘNG : 
-Trò chơi: ĐỐ BẠN 
 +GV: Tám mươi bảy gồm mấy chục và mấy đơn 
vị? 
 +Cả lớp: 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị hay 80 và 7. 
 +GV: Gộp 80 và 7 được số nào? 
 +Cả lớp: Gộp 80 và 7 được 87. 
-Sau đó HS chơi theo nhóm đôi hoặc chơi theo đội. 
-GV vào bài 
-HS chơi 
 22’ B.LUYỆN TẬP : 
 Hoạt động: Luyện tập 
Bài 1: 
-Nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biêt 
• Yêu cầu của bài: số?. 
• Tìm quy luật dãy số (câu a: thêm 1; câu b: thêm 
2; câu c: thêm 10). 
- Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao 
điền như vậy. 
Ví dụ: 
a) Em đếm thêm 1. 
b) Em đếm thêm 2. 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm ở bảng con 
-HS trả lời 
 26 
c) Em đếm thêm 10. 
- - GV nhận xét, củng cố 
’ Bài 2: 
- HS nhóm đôi tìm hiểu mẫu, nhận biết yêu cầu 
rồi thực hiện. 
• Phân tích cấu tạo số: 73 gồm 70 và 3. 
• Viết bổn pliép tính với ba số: 73; 70 và 3. 
- Sửa bài, khuyến khích HS phân tích cấu tạo số. 
Mở rộng: Với ba số mà ta có thể viết thành 
phép cộng hay phép trừ,

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_mon_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15.pdf