Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Bài: Cây đa quê hương - Nguyễn Thị Hợp

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Bài: Cây đa quê hương - Nguyễn Thị Hợp

I/ MỤC TIÊU

1, Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững,

- Hiểu nội dung bài : Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó thể hiện tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa, với quê hương.

2, Kĩ năng:

- Đọc đúng, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ rõ ý.

- Đọc thầm để trả lời câu hỏi của bài.

- Đọc trong nhóm và phối hợp các bạn trong nhóm.

- Đọc trôi chảy toàn bài, đúng tốc độ.

- Đọc toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

3, Thái độ:

 Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.

II/ CHUẨN BỊ

1, Giáo viên: Bài giảng điện tử

2, Học sinh: Sách Tiếng Việt/ tập 2.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

docx 8 trang haihaq2 22750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Bài: Cây đa quê hương - Nguyễn Thị Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC
 Môn: Tiếng Việt Lớp 2
 Bài: Tập đọc - Cây đa quê hương.
 Người hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Duyên
 Người soạn: Nguyễn Thị Hợp
 Ngày soạn:
I/ MỤC TIÊU
1, Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững, 
- Hiểu nội dung bài : Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó thể hiện tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa, với quê hương. 
2, Kĩ năng:
- Đọc đúng, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ rõ ý.
- Đọc thầm để trả lời câu hỏi của bài.
- Đọc trong nhóm và phối hợp các bạn trong nhóm.
- Đọc trôi chảy toàn bài, đúng tốc độ.
- Đọc toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
3, Thái độ: 
 Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.
II/ CHUẨN BỊ 
1, Giáo viên: Bài giảng điện tử
2, Học sinh: Sách Tiếng Việt/ tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
ĐD
4’
1. Ổn định tổ chức: 
Cho Hs hát 1 bài
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cô thấy lớp mình hát rất hay, cô muốn thưởng cho các con 1 trò chơi, các con có muốn tham gia không ? Trò chơi mang tên: “Bức tranh bí ẩn” . Bức tranh của cô có 2 mảnh ghép, sau mỗi mảnh ghép là 1 yêu cầu, trả lời đúng yêu cầu, mảnh ghép sẽ mở ra điều thú vị, bạn nào muốn khám phá trước tiên nào?
+ Mảnh ghép 1: Con hãy đọc đoạn 1 bài Những quả đào và trả lời câu hỏi: Người ông dành những quả đào cho ai?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Cảm ơn con. Như vậy mảnh ghép thứ nhất đã được mở ra rồi. Ai xung phong mở mảnh ghép tiếp theo
+ Mảnh ghép 2: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
- Nhận xét câu trả lời của Hs
- GV nhận xét: Qua trò chơi cô thấy các con nhớ bài cũ rất tốt, cô khen các con nào.
- HS hát
- HS trả lời: Có ạ
- 1 HS mở mảnh ghép, thực hiện yêu cầu
- HS mở mảnh ghép và làm theo yêu cầu.
SL2
1’
3. Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài:
- Mảnh ghép kì diệu đã mở ra 1 bức tranh, các con hãy quan sát và cho cô biết bức tranh vẽ cây gì?
- Bạn trả lời đúng rồi đấy các con ạ. 
- Cây đa là 1 loại cây rất quen thuộc với người miền Bắc chúng ta. Để tìm hiểu cây đa có vẻ đẹp và gắn bó với người dân làng quê như thế nào thì cô và các con cùng nhau tìm hiểu trong bài TĐ : Cây đa quê hương của tác giả Nguyễn Khắc Viện. 
- Cô mời 1 bạn nhắc lại tên bài tập đọc. GV ghi bảng.
b, Dạy bài mới.
- HS trả lời: Cây đa
- HS ghi tên bài
SL 3
 Hoạt động 1: Luyện đọc câu
1’
* Đọc mẫu toàn bài
- Cả lớp mình mở SGK trang 93 lắng nghe cô đọc mẫu bài tập đọc.
- GV đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HS lắng nghe
5’
12’
* Hướng dẫn luyện đọc từng câu:
- Các con vừa nghe cô đọc mẫu bài tập đọc, bây giờ các con sẽ luyện đọc nối tiếp câu. Mỗi bạn đọc 1 câu cho đến hết bài, bắt đầu từ bạn 
- Qua lượt đọc nối tiếp câu thứ nhất cô khen bạn đọc tốt, bạn . đọc còn nhỏ , bạn phát âm chưa tốt ở những tiếng có phụ âm . đầu l/n. GV ghi bảng những tiếng cần phát âm: 
- Theo dõi sửa phát âm. Cô mời . đọc lại các từ: liền, nổi lên, nặng nề 
- Cả lớp đọc đồng thanh các từ trên.
- Khi đọc các con cần chú ý để không phát âm sai nhé. Cô mong rằng trong lượt đọc thứ 2 này các con sẽ đọc tốt hơn. 
- Cô mời bắt đầu từ bạn 
- Ở lượt đọc thứ 2 này cô thấy các con đã đọc tốt hơn rồi đấy. Chúng mình cùng chuyển sang luyện đọc các đoạn của bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp:
- Cô đố các con bài này được chia làm mấy đoạn?
- HS nối tiếp nhau đọc một câu lần 1
- Phát âm 
- Đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp câu lần 2
- Chia làm 2 đoạn
9’
- Bài tập đọc được chia: 2 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu đến đang cười, đang nói
Đoạn 2: Còn lại 
- Yêu cầu 2 Hs đọc nối tiếp đoạn.
* Chúng ta cùng bước vào luyện đọc từng đoạn nào! 
Đoạn 1:
- Cô mời bạn đọc đoạn 1: 
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của tác giả, con hiểu " thời thơ ấu" là như thế nào? 
- Chỉ tranh và giải nghĩa từ trên: “thời thơ ấu” là lúc còn trẻ con.
- Giải nghĩa từ: “ li kì”, "tưởng chừng" .
- Yêu cầu Hs phát hiện câu dài trong đoạn 1.
- Trong đoạn 1 có câu dài: 
 Trong vòm lá, / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười đang nói. //
Các con nghe cô đọc mẫu nhé
? Bạn nào phát hiện cô ngắt nghỉ hơi sau những tiếng nào? Cô nhấn giọng ở những từ ngữ nào? 
- Bạn phát hiện rất giỏi. Hãy thưởng cho bạn 1 tràng pháo tay nào. 
Chốt: Để thấy rõ vẻ đẹp của cây đa được miêu tả chúng ta chú ý nhấn giọng từ ngữ gợi tả: nghìn năm, cổ kính, lớn hơn cột đình, 
- Ai xung phong đọc lại đoạn 1 cho cả lớp cùng nghe. Bạn đọc tốt rồi đấy các con ạ. Chúng mình luyện đọc tiếp đoạn 2 
 Đoạn 2: 
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
- Trong câu: Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Con hiểu “ lững thững” có nghĩa là gì? Chỉ hình ảnh những con trâu
bước từng bước về làng.
- Cách đọc tương tự như đoạn 1.
+ Bạn nào giỏi nêu được cách đọc đoạn 2? 
Chốt: Để đọc tốt đoạn này nhấn giọng ở các từ ngữ: lúa vàng, gợn sóng, lững thững, nặng nề, lan giữa.
- Bạn . đọc lại đoạn 2 
*Hướng dẫn đọc từng đoạn theo nhóm.
- Vừa rồi các con đã luyện đọc từng đoạn của bài rất tốt rồi. Bây giờ để bạn nào cũng được đọc cô sẽ cho các con luyện đọc theo nhóm bàn trong 2’. Thời gian luyện đọc bắt đầu. 
- Các nhóm đọc.
- Đã hết thời gian, qua quan sát cô thấy các nhóm luyện đọc rất sôi nổi. Cô mời các con báo cáo kết quả luyện đọc của các thành viên trong nhóm mình. Cô muốn kiểm tra nhóm bạn . đọc, cô mời nhóm con.
- Nhận xét phần đọc của nhóm bạn?
- Cô đồng ý với ý kiến của con. Nhóm bạn đọc bài rất tốt rồi đấy. Cả lớp mình cùng khen bạn nào.
- Cho cả lớp mình đọc đồng thanh bài tập đọc.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
* Cô thấy các con đọc bài rất tốt, cô tin chắc rằng các con đọc bài tốt thì sẽ hiểu bài hơn. Để hiểu rõ hơn nội dung bài tập đọc, cô sẽ các con trả lời 1 số câu hỏi ở phần tìm hiểu bài.
* Các con hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết .
Câu 1: Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? 
- Yêu cầu HS trả lời.
- Các con đã trả lời rất đúng.
- Đó chính là câu văn: “Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây” và từ “nghìn năm” ,“cổ kính” đã cho ta thấy cây đa đã sống rất lâu. 
- Để hiểu rõ hơn nghĩa của từ “cổ kính” cô mời một bạn
- HS đánh dấu SGK các đoạn
- 2 Hs đọc
- 1 HS đọc
- HS trả lời.
- Quan sát.
- Phát hiện
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc lại 
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS thảo luận
- 1 HS nêu – Nhận xét.
- 1 HS đọc.
-HS luyện đọc theo nhóm 2
- 1-2 nhóm đọc
- Nhận xét nhóm bạn đọc.
- Cả lớp đọc 
- Lắng nghe.
- Trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
SL 4
SL 5
SL 6
6’
2’
đọc to cho cô phần chú giải nghĩa của từ này.
Chốt: Vậy qua 2 câu ta văn, ta thấy hình ảnh cây đa đã sống được nghìn năm tuổi. Tác giả còn so sánh đây là 1 tòa cổ kính hơn là 1 thân cây nữa đấy. Với 1 cây sống hàng nghìn năm như vậy thì thân cây, cành cây và ngọn cây có đặc điểm gì?
*Các con hãy tiếp tục đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi số 2 nhé!
Câu 2: Các bộ phận của cây đa ( thân, cành, ngọn, rễ ) được tả bằng những hình ảnh nào?
- Yêu cầu HS trả lời.
- Các con đã trả lời rất đúng
- Chiếu đáp án lên cho HS quan sát.
- Giải nghĩa từ: " chót vót ”
Chỉ tranh giảng và chốt: Bằng những từ ngữ gợi tả âm thanh, hình ảnh sát thực kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh tác giả cho chúng ta thấy vẻ đẹp cổ kính của cây đa quê hương đã gắn liền với tuổi thơ của tác giả.
- GV chỉ tranh và chốt: Đây chính là hình ảnh cây đa: rễ ....thân...cành...ngọn
- Dựa vào cách tác giả miêu tả 1 số bộ phận chính của cây đa. Các con hãy suy nghĩ và nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa chỉ bằng 1 từ nhé!
Câu 3: Bây giờ các con hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một câu văn. Trong câu văn của con từ nào miêu tả bộ phận đó?
M: Thân cây rất to
- to chính là từ chỉ đặc điểm của thân cây.
Vậy còn khi nói đặc điểm của các bộ phận khác thì sao? Các con hãy cùng suy nghĩ nhé!
- Yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS nhận xét
- Chiếu đáp án.
Chốt: Cô thấy các bạn lớp mình đã tìm và nói lại đặc điểm các bộ phận của cây đa rất tốt cô khen cả lớp mình. Cô mong rằng các con sẽ vận dụng cách này để nói và viết những đoạn văn tả ngắn về một cây thật tốt nhé.
* Đọc thầm đoạn 2 và cho biết: 
Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
- Yêu cầu HS trả lời
- Yêu cầu HS nhận xét
Chốt: Chỉ tranh chốt nội dung đoạn 2: Đúng như vậy ngồi hóng mát dưới gốc đa tác giả còn thấy cảnh cánh đồng lúa chín và hình ảnh đàn trâu ăn no bước những bước đi lững thững về nhà trong không gian yên lặng, gợi cho ta thấy cảnh của làng quê của tác giả rất đẹp đẽ và thanh bình. Đây là hình ảnh khiến cho người con xa quê hương không thể nào quên.
Câu hỏi ND bài: Qua bài văn con thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào ?
- Bài văn cho chúng ta thấy tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương.
- Cây đa không chỉ có sức sống dẻo dai và kiên cường mà cây đa còn có giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng quê, đem đến bóng mát cho làng quê, tán cây là nơi mà chim muông bay về làm tổ. Gốc đa là nơi mọi người nghỉ ngơi, tránh nắng và trò chuyện. Dưới những gốc cây đa ấy, bao tiếng cườ giòn tay của trẻ thơ vang lên. Cây đa lặng lẽ đi sâu vào tâm hồn của con người, trở thành 1 phần hồi ức không thể nào quên.
- Cô sẽ cho các con xem một số hình ảnh cây đa như sau:
+ Cây đa Bác Hồ: Trên bán đảo dừa ở phía Nam công viên Thống Nhất ở Thủ đô Hà Nội, có 1 cây đa rất đặc bặt được gọi là cây đa Bác Hồ. Đây là cây đa do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng trong năm Canh Tý (1960) nhân dịp phát đông Tết trồng cây đầu tiên. Cây đa là niềm tự hào của Thủ đô nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
+ Cây đa Phú Thọ: Trong ngày Quốc tế Lao động (1/5/1940). Lá cờ Đảng đầu tiên được treo trên cây đa, ghi dấu ấn quan trọng thể hiện sự lãnh đạo của Đảng trong tiếng trình cách mạng của thị xã Phú Thọ.
+ Cây đa đặc biệt: Đây là hình ảnh cây đa 13 gốc, có sức sống mãnh liệt, chưa bao giờ sâu bệnh hoặc bị tàn phá bởi bất cứ nguyên nhân nào. Cây đa đặc biệt này ở Hải Phòng được hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vinh danh, công nhận là di sản của Việt Nam. 
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc lại bài.
- Nêu cách đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng. Ngoài ra các con cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: gắn liền, không xuể, chót vót, nổi lên, quái lạ, gẩy lên, gợn sóng, lững thững,.
- Cho HS luyện đọc lại cả bài – Thi đọc
NX – Bình chọn – Khen.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Trả lời và nhận xét cầu trả lời của bạn.
- Lắng nghe.
- Quan sát – lắng nghe
- Theo dõi.
- 1 HS đọc lại câu hỏi 3 SGK – lớp đọc thầm
- Lắng nghe.
- HS trả lời
- Nhận xét
- Quan sát
- Lắng nghe.
- Đọc –Trả lời câu hỏi. Nhận xét.
- Quan sát – lắng nghe.
- Trả lời. 
- Lắng nghe.
- Quan sát – lắng nghe
- 1 HS đọc lại bài.
- Lắng nghe, lưu ý cách đọc.
- 2- 3 HS thi đọc – Nhận xét – Bình chọn.
- Lắng nghe.
SL 7-12
SL 13
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_2_bai_cay_da_que_huong_nguyen_thi_hop.docx