Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 17: Tìm ngọc

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 17: Tìm ngọc

I/ MỤC TIÊU :

 1) Kiến thức:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

 - Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó và Mèo.

 2) Kĩ năng:

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.

 - Hiểu ý nghĩa của truyện : khen ngợi những vật nuôi ttrong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.

 3) Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thương động vật, các con vật nuôi.

II/ ĐỒ DÙNG :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : (Tiết 1)

 

docx 49 trang haihaq2 4730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 17: Tìm ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
 Tìm ngọc
I/ MỤC TIÊU :
 1) Kiến thức:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
 - Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó và Mèo.
 2) Kĩ năng: 
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
 - Hiểu ý nghĩa của truyện : khen ngợi những vật nuôi ttrong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
 3) Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thương động vật, các con vật nuôi.
II/ ĐỒ DÙNG :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : (Tiết 1)
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1’
34’
A. Bài cũ :
Thời gian biểu 
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Luyện đọc
2. 1. GV đọc mẫu toàn bài
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu 
b. Đọc từng đoạn trước lớp
c, Đọc từng đoạn trong nhóm :
d, Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN) :
- Gọi 2 HS đọc bài, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét.
 Chó và mèo là những con vật rất gần gũi với cuộc sống. Bài đọc Tìm ngọc hôm nay sẽ cho các em thấy chúng thông minh và tình nghĩa như thế nào. Ghi đầu bài.
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm ; khẩn trương, hồi hộp ở các đoạn 4, 5, nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh tình nghĩa của Chó và Mèo với chủ.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS .
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. GV nghe và chỉnh sửa cho HS.
- Giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc, yêu cầu HS tìm cách đọc đúng, sau đó cho lớp luyện đọc các câu này.
- Gọi HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Tổ chức cho các nhóm luyện đọc.
- 2 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra. 
- Nghe + ghi vở.
- Mở sgk tr 138.
- HS cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc các từ khó : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo, ngoạm ngọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau 
 Xưa / có chàng trai thấy bọn trẻ định giết con rắn nước /liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương.//
 Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến.// (giọng nhanh, hồi hộp)
 Nào ngờ,/ vừa đi một quãng thì có con quạ sà xuống / đớp ngọc / rồi bay lên cây cao.// (giọng bất ngờ, ngạc nhiên)
- Đọc chú giải trong sgk.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
VI/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : (Tiết 2)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
20’
15’
5’
3) Tìm hiểu bài : 
 Câu hỏi 1:
 Câu hỏi 2:
 Câu hỏi 3:
Câu hỏi 4:
4) Luyện đọc lại .
5) Củng cố , dặn dò:
- Do đâu chàng trai có viên ngọc quý ? 
- Ai đánh tráo viên ngọc ?
- Ở nhà người thợ kim hoàn, Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại viên ngọc ?
- Khi ngọc bị cá đớp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc?
- Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc ?
- Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó ?
- GV hướng dẫn HS thi đọc toàn truyện. Cả lớp bình chọn người đọc đúng và hay nhất.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Gà “tỉ tê” với gà
- Chàng trai cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương. Long Vương tặng chàng viên ngọc quý.
- Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý.
- Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc, con chuột tìm được.
- Mèo và Chó rình bên sông, thấy có người đánh được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc, Mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
- Mèo nằm phơi bụng vờ chết. Qụa sà xuống toan rỉa thịt, Mèo nhảy xổ lên vồ. Qụa van lạy, trả lại ngọc.
- thông minh, tình nghĩa.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Chó và Mèo là những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh và thực sự là bạn của con người.
 TẬP ĐỌC
Gà “tỉ tê” với gà
I/ MỤC TIÊU :
 1) Kiến thức:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
 - Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình, thay đổi cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
 2)Kĩ năng:
 - Hiểu nghĩa các từ mới : tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
 - Hiểu nội dung bài : loài gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người.
 3) Thái độ:
 -Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : (Tiết 1)
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1’
10’
15’
7’
2’
A. Bài cũ :
Tìm ngọc 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc :
2.1. Đọc mẫu :
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ .
a. Đọc từng câu
b. Đọc từng đoạn trước lớp .
c. Đọc từng đoạn trong nhóm .
d.Thi đọc giữa các nhóm(từng đoạn, cả bài) .
3. Tìm hiểu bài :
Câu hỏi 1:
 Câu hỏi 2:
4. Luyện đọc lại 
5. Củng cố, dặn dò :
- Gọi 3 HS đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn .
- Nhận xét.
 Bài đọc hôm nay các em sẽ đọc một văn bản khoa học có tên Gà “tỉ tê” với gà. Với bài đọc này, các em sẽ thấy loài gà cũng biết nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng của chúng, chúng cũng có tình cảm, biết thể hiện tình cảm với nhau chẳng khác gì con người. Ghi đầu bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể tâm tình, nhịp chậm rãi khi đọc lời gà mẹ đều đều “cúc ... cúc ... cúc” báo tin cho các con không có gì nguy hiểm ; nhịp nhanh hơn khi gà mẹ báo cho các con biết tin có mồi ngon, lại mau ; giọng căng thẳng khi gà mẹ báo tin có tai hoạ. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu cho đến hết
- Cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn 
- Giới thiệu các câu cần luyện cách đọc, cách ngắt giọng yêu cầu HS tìm cách đọc đúng và luyện đọc .
- Gọi HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải sau bài đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
- Khi đó gà mẹ và gà con nói chuyện với nhau bằng cách nào?
- Nói lại cách gà mẹ báo cho gà con biết “không có gì nguy hiểm” ?
- Nói lại cách gà mẹ báo cho gà con biết “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm” ?
- Nói lại cách gà mẹ báo cho gà con biết “Tai hoạ ! Nấp mau !” ?
 - GV hướng dẫn HS thi đọc toàn truyện. Cả lớp bình chọn người đọc đúng và hay nhất.
- Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Ôn tập.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- HS đọc tiếp nối từng câu.
- HS đọc các từ : gấp gáp, roóc roóc, nũng nịu, liên tục, nói chuyện.
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn
- Tìm cách đọc và đọc các câu :
 Từ khi gà con còn nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng / bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng / thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.
 Đàn con đang xôn xao / lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
- HS đọc chú giải.
- Đọc theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi chúng còn nằm trong trứng.
- Gà mẹ gõ mỏ lên vỏ trứng, gà con phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ. 
- Gà mẹ kêu đều đều “cúc, cúc, cúc”.
- Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “cúc, cúc, cúc”.
- Gà mẹ xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc roóc”.
- HS thi đọc.
- Gà cũng biết nói bằng ngôn ngữ của riêng chúng.
TẬP ĐỌC
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
 1) Kiểm tra tập đọc :
 - Chủ yếu là kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong học kì 1 lớp 2 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiếu 45, 50 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu ).
 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS cần trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 2) Ôn tập về các từ chỉ sự vật.
 3) Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( gồm cả văn bản thông thường ).
 - Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT 3. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
33’
2’
A. Bài cũ :
Kiểm tra đọc bài Gà “tỉ tê” với gà
B.Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra Tập đọc (khoảng 7, 8 em)
3) Tìm các từ chỉ sự vật trong câu đã cho:
4) Viết bản tự thuật 
C. Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
 Tiết học hôm nay các em sẽ ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng để chuẩn bị kiểm tra định kì . Ghi đầu bài.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc .
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn đã cho.
- Yêu cầu nhận xét bài làm của bạn.
- Những từ như thế nào được gọi là từ chỉ sự vật?
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập :
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi một số HS đọc bản tự thuật của mình
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn lại các bài tập đọc, các bài học thuộc lòng đã học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm 
-Hs nhận xét.
- Từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối được gọi là từ chỉ sự vật.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Theo dõi và nhận xét.
- Nghe.
TẬP ĐỌC
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
 1) Tiếp tục kiểm tra tập đọc. 
 2) Ôn luyện về cách tự giới thiệu.
Ôn luyện về dấu chấm. 
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Phiếu ghi các bài tập đọc .
 - Tranh minh hoạ bài tập 2.
 - Bảng phụ chép nội dung đoạn văn bài tập 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
15’
12’
10’
2’
1)Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc (khoảng 7, 8 em)
3) Tự giới thiệu
4) Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn
5) Củng cố, dặn dò :
- Giới thiệu và ghi bảng tên bài.
- Gọi HS lên gắp thăm chọn bài tập đọc. 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS khá đọc tình huống 1.
- Yêu cầu 1 HS làm mẫu. Hướng dẫn HS cần nói đủ tên và quan hệ của em với bạn.
- Gọi một số HS nhắc lại câu giới thiệu cho tình huống 1
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách nói lời giới thiệu trong hai tình huống còn lại.
- Gọi HS nối tiếp nhau nói lời giới thiệu. 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm bài sau đó chép lại cho đúng chính tả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Nghe + ghi vở.
- Lần lượt từng HS lên gắp thăm bài , về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 3HS đọc yêu cầu.
- Đọc tình huống 1.
- 1HS khá làm mẫu.
- 2- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS nói lời giới thiệu, nhận xét câu của bạn .
- 1HS đọc đề bài và đoạn văn.
-HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- Nghe.
 CHÍNH TẢ
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 3)
I/ MỤC TIÊU :
 1) Tiếp tục kiểm tra tập đọc. 
 2) Ôn luyện về kĩ năng sử dụng mục lục sách.
Rèn kĩ năng viết chính tả.
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Phiếu ghi các bài tập đọc .
 - Bảng phụ chép sẵn bài chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
15’
2’
1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc (khoảng 7, 8 em)
3) Thi tìm nhanh một số bài tập đọc theo mục lục sách
4) Chính tả (nghe- viết)
6) Củng cố, dặn dò:
 - Giới thiệu và ghi bảng tên bài.
- Gọi HS lên gắp thăm chọn bài tập đọc 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Hướng dẫn HS: Để tìm nhanh tên một bài tập đọc theo mục lục khi có người nêu tên bài tập đọc đó, trước hết em phải nhớ hoặc đoán xem các bài đó thuộc chủ điểm nào, tuần nào. Tiếp đó, em đọc lướt mục lục để dò tìm tên bài, số trang.
- Tổ chức cho HS thi tìm nhanh mục lục sách.
+ Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 lá cờ. Nêu cách chơi : mỗi lần bạn đọc tên 1 bài tập đọc nào đó, các em hãy xem mục lục và tìm số trang của bài này. Đội nào tìm ra trước thì phất cờ xin trả lời, nếu sai các đội khác được trả lời. Kết thúc đội nào tìm được nhiều bài hơn là đội thắng cuộc. 
+ Tổ chức cho HS chơi thử.
+ Cho HS chơi trò chơi.
- GV đọc đoạn viết.
- Gọi 2 HS đọc lại. 
- Đoạn văn có mấy câu ? 
- Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
- Yêu cầu HS viết bảng các từ ngữ : quyết trở thành, nản, đầu năm 
- GV đọc cho HS viết bài
- Đọc soát lỗi.
- Nhận xét. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Nghe + ghi vở.
- Lần lượt từng HS lên gắp thăm bài , về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
 - Đọc yêu cầu .
- Nghe.
- HS thi theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Chữ Bắc phải viết hoa vì đó là tên riêng, các chữ Đầu, Ở, Chỉ phải viết hoa vì là chữ đầu câu.
- Cuối mỗi câu có dấu chấm câu
- HS viết bảng
- HS viết bài.
- Soát lỗi.
- Nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 4)
I/ MỤC TIÊU :
 1) Tiếp tục kiểm tra tập đọc 
 2) Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và các dấu câu.
 3) Ô luyện về cách nói lời an ủi và cách nói lời tự giới thiệu.
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Phiếu ghi các bài tập đọc.
 - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
8’
7’
10’
2’
1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc
3) Tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn
4) Tìm các dấu câu
5) Đóng vai chú công an, hỏi chuyện em bé
7) Củng cố, dặn dò:
- Giới thiệu và ghi bảng tên bài.
- Gọi HS lên gắp thăm chọn bài tập đọc 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và đọc đoạn văn trong bài.
- Yêu cầu HS tìm và gạch chân dưới 8 từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: nằm (lì), lim dim, kêu, chạy, vươn, dang, vỗ, gáy.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn, đọc cả các dấu câu.
- Trong bài có những dấu câu nào ? 
- Dấu phẩy viết ở đâu trong câu ?
- Hỏi tương tự với các dấu câu khác.
- Gọi HS đọc tình huống.
- Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà (em hãy an ủi em bé trước rồi phải hỏi tên, địa chỉ của em bé thì mới có thể đưa được em bé về nhà)
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi.
- Gọi một số cặp lên trình bày.
- Nhận xét. 
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị tiết 5 
- Nghe + ghi vở.
- Lần lượt từng HS lên gắp thăm bài , về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc đề bài.
- 3HS đọc đoạn văn.
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Đọc bài.
- Trong bài có dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm cảm, dấu ba chấm.
- Dấu phẩy viết ở giữa câu văn.
- 2HS đọc thành tiếng.
- 2HS khá làm mẫu trước.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Nghe.
TẬP ĐỌC
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 5)
I/ MỤC TIÊU :
 1) Tiếp tục kiểm tra tập đọc.
 2) Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động.
 3) Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị. 
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Phiếu ghi các bài tập đọc.
 - Tranh minh hoạ bài tập 2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
5’
2’
1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc 
3) Tìm từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu.
4) Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị
5) Đọc thêm
6) Củng cố, dặn dò :
- Giới thiệu và ghi bảng tên bài.
- Gọi HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh. 
- Yêu cầu HS đặt câu với từ tập thể dục. 
 - Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ khác viết vào vở
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét.
- Gọi 3HS đọc 3 tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS nói lời của em trong tình huống 1.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét .
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS tiếp nối từng câu.
- Hỏi từ khó.
- Chia đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối đoạn lần 1, lần 2.
- Hỏi nội dung à chốt nội dung
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu đọc đồng thanh.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài tập đọc học thuộc lòng.
- Nghe + ghi vở.
- Lần lượt từng HS lên bảng gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Nêu : 1- tập thể dục, 2 – vẽ tranh, 3 – học bài, 4 – cho gà ăn, 5 – quét nhà
- Một vài HS đặt câu.
- HS làm bài theo yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc theo yêu cầu.
- Một vài HS phát biểu ý kiến.
- HS làm bài theo yêu cầu.
- HS đọc bài, lớp nhận xét.
- Nghe.
- Đọc tiếp nối
- Phát hiện + đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đánh dấu SGK.
- Thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Nghe.
TẬP ĐỌC
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 6)
I/ MỤC TIÊU :
 1) Kiểm tra học thuộc lòng các bài thơ.
 2) Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm.
 3) Ôn luyện về cách viết bưu thiếp.
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kì I. 
 - Bảng nhóm biết 3 câu văn trong bài tập 2.
 - GV chuẩn bị một bưu thiếp đã viết lời chúc mừng. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
11’
12’
5’
1’
1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra đọc 5 học sinh
3) Ôn từ chỉ đặc điểm
4) Ôn cách viết bưu thiếp 
5) Đọc thêm
6) Củng cố, dặn dò:
- Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập và kiểm tra cuối kì I. + ghi bảng.
- Gọi HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 2.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật, dùng thước kẻ bút chì gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm ấy
- Mời 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng và hỏi lần lượt từng câu.
* Câu a:
- Sự vật được nói đến trong câu Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì ?
- Càng về sáng, tiết trời như thế nào ?
- Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng ? 
- Từ lạnh giá là từ chỉ đặc điểm của thời tiết mùa đông. Để nói về thời tiết mùa hè, các con dùng từ chỉ đặc điểm nào?
à Dùng từ chỉ đặc điểm để nói về thời tiết.
àChốt: Thường dùng từ chỉ đặc điểm để nói về thời tiết, tính tình của một người, màu sắc của một vật, hình dáng của người và vật.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
- Bài yêu cầu viết bưu thiếp gửi cho ai?, gửi để làm gì?
- Cho HS xem bưu thiếp mẫu của cô.
- Gọi 1 HS đọc bưu thiếp mẫu.
- Hỏi cách trình bày bưu thiếp.
- Lưu ý lời xưng hô với người trên
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi một số HS đọc bài làm, nhận xét .
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS tiếp nối từng dòng.
- Hỏi từ khó.
- Chia đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối đoạn lần 1, lần 2.
- Hỏi nội dung à chốt nội dung.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu đọc đồng thanh.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn các bài học thuộc lòng.
- Nghe + ghi vở.
- Lần lượt từng HS lên bảng gắp thăm bài, về chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc yêu cầu BT2.
- HS làm nhóm đôi.
- 3 HS làm bảng phụ, mỗi HS làm 1 câu.
- Nhận xét.
- Là tiết trời.
- Càng lạnh giá hơn.
- Lạnh giá.
- Nghe và trả lời : nóng nực, oi bức, nóng bức, ...
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HSTL.
- Quan sát.
- 1 HS đọc.
- HSTL.
- HS làm bài.
- Đọc bài làm, lớp nhận xét.
- Nghe.
- Đọc tiếp nối
- Phát hiện + đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đánh dấu SGK.
- Thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Nghe.
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 7)
I/ MỤC TIÊU :
 1) Kiểm tra học thuộc lòng các bài thơ.
 2) Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
 3) Ôn luyện về cách tổ chức câu thành bài.
II/ ĐỒ DÙNG :
 - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kì 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
8’
12’
5’
2’
1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra học thuộc lòng (số HS còn lại)
3) Nói lời đồng ý, không đồng ý
4) Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em 
5)Đọc thêm
6) Củng cố, dặn dò:
- Giới thiệu và ghi bảng tên bài.
- Gọi HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 2.
- Yêu cầu HS làm mẫu tình huống 1
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi từng tình huống
- Gọi một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét. 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi một số HS đọc bài làm, nhận xé.
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS tiếp nối từng dòng.
- Hỏi từ khó.
- Chia đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối đoạn lần 1, lần 2.
- Hỏi nội dung và chốt nội dung.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu đọc đồng thanh.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn các bài học thuộc lòng.
- Nghe + ghi vở.
- Lần lượt từng HS lên bảng gắp thăm bài, về chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc yêu cầu BT2.
- 2 HS làm mẫu.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- Một số nhóm HS trình bày, lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Đọc bài làm, lớp nhận xét.
- Nghe.
- Đọc tiếp nối
- Phát hiện + đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đánh dấu SGK.
- Thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Nghe.
TẬP ĐỌC
 Chuyện bốn mùa
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ : đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bàng, tựu trường.
2. Kĩ năng:
- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Hiểu ý nghĩa câu truyện : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên.
- Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : (Tiết 1)
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
35’
A. Bài cũ :
Thêm sừng cho nngựa
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài: 
2) Luyện đọc đoạn1,2 
2.1. GV đọc mẫu 
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a) Đọc từng câu
b) Đọc từng đoạn trước lớp
cc) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
e, Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1,2)
- Đọc bài, trả lời các câu hỏi :
- Bin định vẽ con gì?
- Bin định chữa bức vẽ như thế nào?
- Em hãy nói vài câu với Bin để Bin khỏi buồn. 
- Nhận xét .
- GV treo tranh minh họa bài đọc.
- Kể tên các mùa trong năm, nêu đặc điểm của mỗi mùa đó.
- Trong tuần 19 và 20 các em sẽ được tìm hiểu về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, sẽ được mở rộng vốn hiểu biết của mình về cảnh đẹp thiên nhiên của bốn mùa và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ tiêu biểu của con người trong từng mùa. 
- Bài học mở đầu chủ điểm Bốn mùa là truyện Chuyện bốn mùa. Ghi đầu bài.
- GV đọc mẫu toàn bài : chú ý phát âm rõ, chính xác ; giọng đọc nhẹ nhàng ; đọc phân biệt lời các nhân vật : Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về mình lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà Đất vui vẻ rành rẽ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm : sung sướng nhất, ai cũng yêu, đâm chồi nảy lộc, đưm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu... 
- Yêu cầu HS đọc từng câu .GV nghe và chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt câu dài.
- Khi đọc bài này cần đọc với giọng thế nào? 
- Gọi HS đọc các từ được chú giải trong SGK.
- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm 
- Y/c HS thi đọc giữa các nhóm .
- Y/c HS đọc đồng thanh (1đoạn)
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Quan sát + nghe + ghi vở.
- HS mở SGK tr 4.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- 1HS khá đọc lại cả bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- HS luyện đọc các từ : sung sướng, nảy lộc, trái ngọt, rước, bếp lửa.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
- HS luyện đọc các câu :
 + Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, / có giấc ngủ ấm trong chăn. 
 + Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Giọng đọc nhẹ nhàng ; đọc phân biệt lời các nhân vật : Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về mình lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà Đất vui vẻ rành rẽ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm : sung sướng nhất, ai cũng yêu, đâm chồi nảy lộc, đưm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu... 
- HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
TIẾT 2
Thời gian
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
20'
15’
5’
3) Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 1,2 
 Câu hỏi 1
 Câu hỏi 2
 Câu hỏi 3
 Câu hỏi 4
4) Luyện đọc lại 
5) Củng cố , dặn dò :
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
- Quan sát kĩ bức tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. 
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?
- Em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không?
- Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất?
- Theo em, lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có gì khác nhau không?
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
- Câu chuyện ca ngợi điều gì? (MĐ 4)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
* Chốt : Câu chuyện ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Y/c các nhóm HS tự phân vai 
(người kể chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất) thi đọc lại truyện theo vai.
- GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Thư Trung thu.
- Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa trong năm : xuân, hạ, thu, đông.
- Nàng Xuân cài trên đầu một vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay một chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng một chiếc khăn dài để chống rét.
 - Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Vào xuân, thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc. 
- Xuân làm cho cây lá tốt tươi.
- Không khác nhau, vì cả hai đều nói điều hay của mùa xuân: xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Mỗi HS có thể nêu sở thích khác nhau
- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- HSTL.
- HS thực hiện yêu cầu.
2HS trả lời.
TẬP ĐỌC
Bài: Thư Trung thu
I/ MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Nắm được nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc.
 - Hiểu được nội dung lời thư và lời bài thơ : Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. 
 - Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi : vui đầm ấm, đầy tình thương yêu.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích môn học.
 - 
II/ ĐỒ DÙNG :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
35’
2’
A.Bài cũ: 
Chuyện bốn mùa.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài:
2) Luyện đọc 
2. 1. GV đọc mẫu
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu 
b. Đọc từng nhịp thơ
c, Đọc từng khổ thơ trong nhóm :
d, Thi đọc giữa các nhóm :
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
Câu hỏi 1
 Câu hỏi 2
 Câu hỏi 3
 Câu hỏi 4
4) Học thuộc lòng bài thơ.
5) Củng cố, dặn dò:
- Các mùa đã nói về nhau như thế nào?
- Bà Đất nói về các mùa như thế nào?
- Nhận xét .
Khi Bác Hồ còn sống, Bác luôn quan tâm đến ngày Tết Trung thu của thiếu nhi. Hôm nay các em sẽ đọc Thư Trung thu để hiểu thêm tình cảm của Bác với các em. Đây là thư Bác viết cho thiếu nhi từ năm 1952, trong những ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Ghi đầu bài .
- GV đọc diễn cảm bài văn : giọng vui, đầm ấm. đấy tình thương yêu.
- Yêu cầu HS đọc từng câu thơ.
- Gọi HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng , theo dõi và chỉnh sửa cho HS
- Gọi HS đọc nối tiếp phần lời thư và lời bài thơ 
Hướng dẫn: Khi đọc đoạn lời thư cần chú ý thể hiện sự trìu mến, yêu thương của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và chú ý ngắt hơi sau các dấu câu.
Phần lời bài thơ, chú ý đọc ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ.
- Gọi HS đọc chú giải.
-Y/c HS đọc từng khổ thơ trong nhóm .
- Gọi HS thi đọc cả bài thơ.
- Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai ?
- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
- Câu thơ của Bác là một câu hỏi, câu hỏi đó nói lên điều gì ?
* GV giới thiệu tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi để HS thấy được tình cảm âu yếm, yêu thương, quấn quýt đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ.
- Bác khuyên các em làm những điều gì ?
- Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh)- câu hỏi đó nói lên điều gì?
- Bức thư giúp em cảm nhận được tình cảm của Bác như thế nào? (MĐ 4)
- Kết thúc lá thư Bác viết lời chào ntn?
* Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thếi nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha với con, của ông với cháu. 
- Y/c HS tự đọc nhẩm thuộc lòng bài thơ
- Gọi nhiều HS tiếp nối nhau thi đọc bài thơ trước lớp. 
- GV nhận xét .
- Gọi HS đọc lại cả bài Thư Trung thu
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Ông Mạnh thắng Thần Gió. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra của GV.
- Nghe + ghi vở.
- HS mở SGK tr 9.
- Lắng nghe và đọc thầm theo .
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ cho đến hết bài.
- HS luyện đọc các từ : gìn giữ, kháng chiến, .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ (2, 3 vòng).
- 2 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc từng khổ th

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_2_tuan_17_tim_ngoc.docx