Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài 1: Tóc xoăn và tóc thẳng (4 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài 1: Tóc xoăn và tóc thẳng (4 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện

- Hiểu các từ ngữ trong bài. .

- Hiểu nội dung bài đọc: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn; biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn qua việc thực hiện vẽ bạn và đặt tên cho bức vẽ.

2. Năng lực:

- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.

- Nói và nghe:. Chia sẻ điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

3. Phẩm chất:

-Yêu quý bạn bè, nhân ái.

- HS nhận thức được xung quanh ta, mỗi người, mỗi vật đều có những đặc điểm riêng, đều có những nét đáng yêu;

II. Đồ dùng dạy học:

- SHS, VTV, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

- Tranh, ảnh bạn của em.

- Bảng phụ ghi đoạn từ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không?

 

doc 7 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài 1: Tóc xoăn và tóc thẳng (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 2 
Chủ điểm: Mỗi người một vẻ
Tuần 3. Bài 1: Tóc xoăn và tóc thẳng (tiết 1,2)
Đọc: Tóc xoăn và tóc thẳng 
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện
- Hiểu các từ ngữ trong bài. .
- Hiểu nội dung bài đọc: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn; biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn qua việc thực hiện vẽ bạn và đặt tên cho bức vẽ. 
2. Năng lực:
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.
- Nói và nghe:. Chia sẻ điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. 
- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
3. Phẩm chất: 
-Yêu quý bạn bè, nhân ái.
- HS nhận thức được xung quanh ta, mỗi người, mỗi vật đều có những đặc điểm riêng, đều có những nét đáng yêu; 
II. Đồ dùng dạy học: 
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Tranh, ảnh bạn của em. 
- Bảng phụ ghi đoạn từ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không?
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS chia sẻ trong nhóm về điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm: tên, mái tóc, đôi mắt,...
-GV giới thiệu tên chủ điểm: Em đã lớn hơn.
-GV giới thiệu tên bài: Tóc xoăn và tóc thẳng 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1. Luyện đọc thành tiếng.
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Phương pháp: Thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
Lắng nghe và đọc thầm theo
GV đọc mẫu toàn bài. Đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của Lam và các bạn; giọng các bạn bông đùa; giọng Lam phụng phịu; giọng mẹ: vỗ về, thể hiện niềm vui, tự hào; giọng thầy hiệu trưởng: thân thiện, gần gũi
Đọc nối tiếp câu -> cá nhân, nhóm, lớp.
Đọc từ: bồng bềnh, phụng phịu, âu yếm,.. -> cá nhân, nhóm, lớp.
Khi trao giải, thầy hiệu trưởng khen: // “Không chỉ Lam biết nhảy / mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy.” //; Sáng nào, Lam cũng dậy sớm / để chải tóc thật đẹp / trước khi đến trường.//; -> cá nhân, nhóm, lớp.
Thi đọc đoạn -> cá nhân, nhóm, lớp.
 Thi đọc bài -> cá nhân, nhóm, lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Nhận xét, tuyên dương
Luyện đọc câu 
Luyện đọc từ khó
- GV kết hợp giải nghĩa từ: nổi bật (nổi lên rất rõ khiến dễ dàng nhận thấy ngay), bồng bềnh (dáng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng như làn sóng, làn gió), phụng phịu (vẻ mặt xị xuống tỏ ý hờn dỗi, không bằng lòng),... 
Luyện đọc câu dài
Luyện đọc đoạn 
Luyện đọc cả bài
Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2. Luyện đọc hiểu.
Mục tiêu: Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài.
Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, quan sát 
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
+ Mái tóc xoăn bồng bềnh. 
+ “ Không chỉ Lam biết nhảy mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy.” 
+ Các bạn không trêu Lam, Lam rất vui. Lam chảy tóc thật đẹp trước khi đến trường. 
+ Nêu ý kiến cá nhân
- Nhận xét, tuyên dương
- ND: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu.
Liên hệ bản thân: tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi và thảo luận trả lời câu hỏi
+ Tìm từ ngữ tả mái tóc của Lam? 
+ Thầy hiệu trưởng khen Lam thế nào? 
+ Sau hội diễn văn nghệ, Lam và các bạn thay đổi ra sao? 
+ Nói với bạn đều em thích ở bản thân. 
- Nhận xét, tuyên dương
– GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1. Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài.
Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
- Xác định giọng đọc của từng nhân vật và một số từ cần nhấn giọng. 
- HS thi đọc theo vai
- Nhận xét, bầu chọn
- Nhận xét, tuyên dương
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai . “ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không?”
- Cho hs thi đọc theo vai của mình.
- Nhận xét 
Hoạt động 2. Luyện tập mở rộng 
Mục tiêu: Nêu được các từ chỉ đồ vật, cây cối, hoạt động
Phương pháp: Thảo luận, trình bày
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
-HS xác định yêu cầu Cùng sáng tạo – Ai cũng đáng yêu. 
- HS nói với một bạn trong lớp về bức ảnh của mình (ảnh chụp cá nhân hoặc chụp cùng bạn bà, người thân) và đặt tên cho bức ảnh đó 
- Nhận xét, tuyên dương
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động .
- GV gợi ý HS có thể nói và đặt tên theo chi tiết mà em cảm thấy đáng yêu. 
- Nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: chuẩn bị bài tiếp theo
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 
Chủ điểm: Mỗi người một vẻ
Tuần 3. Bài 1: Tóc Xoăn Và Tóc Thẳng (Tiết 3, 4)
Viết chữ hoa B, Bạn bè sum họp
Từ chỉ hoạt động . Câu kiểu Ai làm gì? 
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Viết đúng kiểu chữ hoa B và câu ứng dụng. 
- Tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật. 
- Đặt tên cho các kiểu tóc và nói về kiểu tóc em thích
2. Năng lực:Phát triển năng lực tiếng việt, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
3. Phẩm chất: Giúp HS kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Hoa chăm chỉ
II. Chuẩn bị:
- Chữ mẫu: B
- Video luyện viết
- Kẹp tóc, dây thun, hoa, . 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Cả lớp chơi trò chơi Đố bạn chữ gì?
- HS đọc: B -> cá nhân, nhóm , lớp 
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Đố bạn chữ gì?
- Tổng kết trò chơi, giới thiệu chữ in hoa B.
2. Hoạt động Khám phá :
Hoạt động 1. Viết 
Mục tiêu: Viết đúng kiểu chữ hoa B và câu ứng dụng. 
PP: quan sát, hỏi đáp
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
1.1. Luyện viết chữ hoa B
HS đọc: B
HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết chữ B
HS nhắc lại nhiều lần cấu tạo chữ.
Thực hành viết vào bảng con, vở tập viết
- Yêu cầu HS đọc Chữ in hoa B
Hướng dẫn HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết
* Cấu tạo: Gồm nét móc ngược trái và nét cong trái, nét cong phải kết hợp với nét thắt.
 * Cách viết: 
- Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát bên phải ĐK dọc 2, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.
-Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 3, sát bên phải ĐK dọc 2, viết nét cong trái, liền mạch viết nét cong phải nhỏ và nét cong phải to kết hợp với nét thắt (cắt ngang nét móc ngược trái giữa ĐK ngang 2, 3) và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 3 (Lưng của nét cong trái chưa tiếp xúc với ĐK dọc 1; Lưng của nét cong phải nhỏ tiếp xúc với ĐK dọc 3; Lưng của nét cong phải to lấn sang bên phải ĐK dọc 3).
1.2. Luyện viết câu ứng dụng
HS đọc: Bạn bè sum họp
HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết chữ hoa B và cách nối từ chữ hoa B sang chữ a .
Thực hành viết vào tập viết
Yêu cầu HS đọc câu cần viết.
Hướng dẫn HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết. 
GV viết mẫu chữ Bạn
1.3. Luyện viết thêm 
HS đọc: 
Bạn bè ríu rít tìm nhau
Qua con đường đất rực màu rơm phơi. 
HS nêu suy nghĩ của bản thân
Thực hành viết chữ hoa A và câu ca dao vào tập viết
Yêu cầu HS đọc câu ca dao
Yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về câu ca dao. 
1.4. Đánh giá bài viết
HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– GV nhận xét một số bài viết.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật. 
PP: quan sát, hỏi đáp, khăn phủ bàn. 
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
HS xác định yêu cầu: quan sát tranh và tìm từ chỉ hoạt động của người, con vật. 
HS quan sát tranh và tìm từ chỉ hoạt động của người, con vật viết vào khăn phủ bàn. 
Nhó trình bày: Đáp án: mẹ – giặt quần áo, bạn nhỏ – tưới cây, bố – cuốc đất, gà trống – gáy, gà mái và gà con – mổ thóc, chó – sủa, chim – hót
Nhận xét, bầu chọn
HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3 .
Nhận xét
Hoạt động 2. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu với từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật.
PP: quan sát, hỏi đáp, trò chơi
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
HS xác định yêu cầu: Đặt một câu có từ ngữ ở bài tập 3. 
Quan sát mẫu chú ý từ tô đỏ.
HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
HS chơi trò chơi Đôi bạn để đặt và trả lời câu hỏi.
Nhận xét, tuyên dương
 HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT 3.
HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4 .
YC HS quan sát mẫu.
Nhận xét
Hướng dẫn HS nhận xét
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: Đặt tên cho các kiểu tóc và nói về kiểu tóc em thích
PP: thực hành, thảo luận
HT: cá nhân, đôi bạn, lớp.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trò chơi Nhà tạo mẫu nhí. 
- HS nhóm đôi đặt tên cho từng kiểu tóc
- HS nói trước lớp và chia sẻ về kiểu tóc mình thích.
- Nhận xét 
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động.
- Yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
- Nhận xét
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_3_bai.doc